Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật đối với cuộc sống của con người ? Cuộc cách mạng này đã tạo ra thời cơ và thách thức gì cho các dân tộc?
a, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đối với cuộc sống của con người
+ Cách mạng khoa học- kỹ thuật cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người
+ Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, đang hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
+ Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp
+ Tuy nhiên cuộc cách mạng khoa học -công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực- chủ yếu do con người tạo ra- như tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại tai nạn và dịch bệnh, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên..., nhất là việc chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại có sức hủy diệt khủng khiếp...
b, thời cơ và thách thức
+ Cách mạng khoa học-kỹ thuật mang lại thời cơ cho các dân tộc vươn lên phát triển kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng năng lượng( 1973), hầu hết các nước tư bản Anh ,Pháp, Mỹ ,Nhật Bản... đều áp dụng những tiến bộ của khoa học- kĩ thuật trong sản xuất, nhờ đó đã nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và vươn lên đỉnh cao của nền kinh tế
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Việc khai thác và áp dụng những tiến bộ khoa học -kỹ thuật còn liên quan tới vận mệnh phát triển của đất nước như lịch sử đã từng chứng kiến
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra cơ hội để các dân tộc tham gia hội nhập nhằm phát triển và bảo vệ an ninh đất nước
+ Tuy nhiên, hội nhập sẽ chịu những thách thức mới như: sự cạnh tranh thiếu công bằng, về năng lực sản xuất, năng lực quản lý, về giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc...
+ Vì vậy các dân tộc cần tận dụng thời cơ để nền kinh tế không bị tụt hậu. Việc khai thác và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa là thời cơ vừa là thách thức của tất cả các dân tộc trên thế giới
a, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đối với cuộc sống của con người
+ Cách mạng khoa học- kỹ thuật cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người
+ Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, đang hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
+ Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp
+ Tuy nhiên cuộc cách mạng khoa học -công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực- chủ yếu do con người tạo ra- như tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại tai nạn và dịch bệnh, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên..., nhất là việc chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại có sức hủy diệt khủng khiếp...
b, thời cơ và thách thức
+ Cách mạng khoa học-kỹ thuật mang lại thời cơ cho các dân tộc vươn lên phát triển kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng năng lượng( 1973), hầu hết các nước tư bản Anh ,Pháp, Mỹ ,Nhật Bản... đều áp dụng những tiến bộ của khoa học- kĩ thuật trong sản xuất, nhờ đó đã nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và vươn lên đỉnh cao của nền kinh tế
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Việc khai thác và áp dụng những tiến bộ khoa học -kỹ thuật còn liên quan tới vận mệnh phát triển của đất nước như lịch sử đã từng chứng kiến
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra cơ hội để các dân tộc tham gia hội nhập nhằm phát triển và bảo vệ an ninh đất nước
+ Tuy nhiên, hội nhập sẽ chịu những thách thức mới như: sự cạnh tranh thiếu công bằng, về năng lực sản xuất, năng lực quản lý, về giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc...
+ Vì vậy các dân tộc cần tận dụng thời cơ để nền kinh tế không bị tụt hậu. Việc khai thác và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa là thời cơ vừa là thách thức của tất cả các dân tộc trên thế giới