Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trình bày nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỷ XX đến năm 2000. Vì sao cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật đó lại khởi đầu từ nước Mĩ?
a, nguồn gốc
- Do những yêu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong điều kiện bùng nổ dân số thế giới và nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao, mặt khác do những tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống của con người đang vơi cạn dần một cách nghiêm trọng, vì vậy, yêu cầu bức thiết với con người là phải sản xuất ra những công cụ sản xuất mới có kỹ thuật cao, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới thay thế
- Để phục vụ cho việc tiến hành cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đều buộc phải nghĩ tới việc giải quyết tính cơ động của binh sĩ, các phương tiện thông tin, liên lạc, sản xuất những vũ khí hiện đại.... Cũng vì thế cả hai phía tham chiến phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học ,kỹ thuật và cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật này được mở đầu bằng những phát minh ra đa,hoả tiễn, bom nguyên tử... vào nửa đầu những năm 40 nhằm phục vụ cho chiến tranh
- Những thành tựu về khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX đã tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai của nhân loại
b ,cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khởi đầu từ nước Mĩ vì
- Mĩ là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học- kỹ thuật đông nhất trên thế giới. Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về số người được nhận giải Nô- ben
- Các chính sách và biện pháp của các chủ doanh nghiệp Mĩ và nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển khoa học- kỹ thuật
- Mĩ lợi dụng cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận (thu được 114 tỉ USD). Nhờ có nguồn vốn, có đội ngũ chuyên gia giỏi nên Mĩ có điều kiện phát triển khoa học -kỹ thuật sớm
a, nguồn gốc
- Do những yêu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong điều kiện bùng nổ dân số thế giới và nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao, mặt khác do những tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống của con người đang vơi cạn dần một cách nghiêm trọng, vì vậy, yêu cầu bức thiết với con người là phải sản xuất ra những công cụ sản xuất mới có kỹ thuật cao, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới thay thế
- Để phục vụ cho việc tiến hành cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đều buộc phải nghĩ tới việc giải quyết tính cơ động của binh sĩ, các phương tiện thông tin, liên lạc, sản xuất những vũ khí hiện đại.... Cũng vì thế cả hai phía tham chiến phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học ,kỹ thuật và cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật này được mở đầu bằng những phát minh ra đa,hoả tiễn, bom nguyên tử... vào nửa đầu những năm 40 nhằm phục vụ cho chiến tranh
- Những thành tựu về khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX đã tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai của nhân loại
b ,cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khởi đầu từ nước Mĩ vì
- Mĩ là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học- kỹ thuật đông nhất trên thế giới. Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về số người được nhận giải Nô- ben
- Các chính sách và biện pháp của các chủ doanh nghiệp Mĩ và nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển khoa học- kỹ thuật
- Mĩ lợi dụng cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận (thu được 114 tỉ USD). Nhờ có nguồn vốn, có đội ngũ chuyên gia giỏi nên Mĩ có điều kiện phát triển khoa học -kỹ thuật sớm