P
phamminhkhoi
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Một bộ phận giới trẻ đang say sưa chế biến và sử dụng “ngôn ngữ @” bằng cách lai ghép, thay thế vô lối từ ngữ tiếng Việt, làm giảm đi sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ
Tuần trước, chúng tôi gửi thư điện tử (e-mail) cho một học sinh lớp 9, từng là tài năng tin học ở TPHCM, đề nghị được viết bài về cậu ta. Ít hôm sau, học sinh này trả lời thư, tôi đọc... toét mắt vẫn không hiểu nổi: “><jn lÔo~j méy hem ney 3m b4.n thj wóa, hok kó tjme tr4? loj* em4jl”.
Chúng tôi đành gửi thư lần nữa, nhờ giải thích và được cậu ta cho “đáp án”: “Xin lỗi mấy hôm nay em bận thi quá không có thời gian trả lời email”, kèm theo lời giải thích: “Ngôn ngữ tuổi teen mà anh!”.
Tràn ngập, biến dị
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Hiện nay, kiểu sử dụng ngôn ngữ như trên xuất hiện tràn lan ở hầu hết các diễn đàn (forum), nhật ký trực tuyến (blog), nhất là khi tán gẫu (chat) qua mạng. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, thuộc nhóm tuổi teen, trong đó phần lớn là học sinh phổ thông.
Chúng tôi thử đăng ký làm thành viên để tham gia diễn đàn ABC. Vừa đăng nhập, đập vào mắt tôi là dòng chữ động chạy cắt ngang trang chủ tại mục Thông điệp yêu thương, trong đó có lời của nick pethuong301: “Tui là mem mới đêy. Xynk vừa đủ, sexy đủ xài, làm wen nhoa” (Tôi là thành viên mới đây. Xinh vừa đủ, gợi cảm đủ xài, làm quen nha).
Những đoạn “ngôn ngữ @” được phần mềm V2V dịch lại.Dạo một vòng diễn đàn, mục nào cũng bắt gặp những kiểu nói “hiểu chết liền”, như: “Bữ4 h kó 4 ka’j sjh nhu*.t òi, nhu*n muh dzuj vj đc kon p4.n moj*”; “mu*ng wé hok bj ở l4j lúp”... Tôi phải vừa đọc vừa đoán nghĩa là: “Bữa giờ có 4 cái sinh nhật rồi, nhưng mà vui vì được con bạn mời”, “mừng quá không bị ở lại lớp”. Nếu thành viên nào tham gia diễn đàn mà không hiểu những kiểu nói này sẽ chán và chóng rút lui. Vì thế, ai cũng theo đuôi dùng loại ngôn ngữ này.
Tại các diễn đàn của học sinh Trường THPT M.Đ.C ở TP Hải Phòng, T.N.T ở Hà Nội hay L.Q.Đ ở TPHCM..., ngôn ngữ @ được dùng tá lả. Các chủ đề học sinh bàn luận khá lành mạnh, chủ yếu là học tập hoặc trao đổi về cuộc sống, tuy nhiên ngôn ngữ được dùng thì không thể hiểu nổi. Một đoạn đối thoại trên diễn đàn học sinh Trường THPT L.Q.Đ:
- Oceangirl: “ss đâu ùi,cả thèng red iu wí của em nữa!!!!sao bỏ fam zậy hở???nhớ ss zới red wá àh...
-Pelove: chèo cháu iu
- Bony: chèo nhá
- All: chèo bạn nghen... iu bạn lém!”
Phải dùng phần mềm để dịch
Sau nhiều ngày dạo các trang web học trò và diễn đàn tuổi teen, chúng tôi cũng dần nắm được “quy luật” của ngôn ngữ @, đại loại A = 4, E = 3, i = j, iế = ít, không = hok, q = w, a = oa, ao = eo, c = k, b = p, ăng = eng... Cũng trên cơ sở này mà Dương Đăng Trúc Khuyên, một nữ sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TPHCM) viết thành công phần mềm để... dịch ngôn ngữ @, đặt tên là V2V (Việt sang Việt). Những ai bắt gặp những câu, đoạn hội thoại kiểu teen mà không hiểu thì đưa vào phần mềm này sẽ được... dịch sang tiếng Việt giúp, dù bản dịch còn vài lỗi nhỏ về bỏ dấu, viết hoa... nhưng trực quan, đọc được.
Muốn khác người !
PGS-TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM, cho rằng giới trẻ hiện nay thích sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp và hành văn là do tâm lý muốn mình phải khác người.
Sử dụng ngôn ngữ cũng là một cách thể hiện mình như việc ăn mặc, đi đứng... Tuy nhiên, vì còn trẻ nên họ chưa khẳng định được việc thể hiện mình như vậy là đúng hay sai, các em muốn thay đổi nhưng chưa biết cách thay đổi như thế nào cho phù hợp.
Tuy nhiên, phần mềm V2V vẫn không theo kịp tốc độ biến dạng của ngôn ngữ teen. Càng về sau, có rất nhiều cách dùng quái đản, V2V phiên bản đầu không dịch chính xác được, buộc tác giả phải tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp lên phiên bản 1.3, đến nay là 1.4.
Từ thế giới ảo vào thế giới thực
Kiểu dùng ngôn ngữ như thế được phổ biến bởi sự trợ giúp của bàn phím máy vi tính hoặc phím bấm điện thoại di động. Thế nhưng, đáng lo hơn, loại ngôn ngữ biến thái này còn tiêm nhiễm vào tập vở, bài làm của học sinh.
Trên diễn đàn webtretho dành cho các bà mẹ, một người lo lắng: “Tôi tình cờ xem tập vở môn văn của cháu, thấy rối tinh rối mù, nhiều đoạn không đọc được. Nào ngèy maj (ngày mai), ja trj nh4^n v4(n (giá trị nhân văn), b4?n ~ (bản ngã)..., phải đoán già đoán non mới hiểu được. Thế này thì có viết văn hay đến mấy cũng như không!”.
Một phụ huynh khác chia sẻ: “Con trai tôi học lớp 9, chép bài toàn dùng tiếng lóng, như rùi (rồi), oy (ôi), hẽm bít (không biết), wé đeo khổ (quá đau khổ). Thỉnh thoảng, nó nói chuyện điện thoại với bạn bè cũng phát âm theo cách viết quá dị đó... Chẳng rõ nhà trường có biết để chấn chỉnh không”.
Quả thật, lo lắng của các bậc làm cha làm mẹ là có cơ sở, bởi không chỉ sử dụng để tán gẫu hay trao đổi qua tin nhắn, các trang web hay diễn đàn vốn rất nghiêm túc của các trường vẫn cho phép hiển thị ngôn ngữ @ kiểu này, vô hình trung tiếp tay cho học sinh làm vẩn đục sự trong sáng của tiếng Việt.
Tuần trước, chúng tôi gửi thư điện tử (e-mail) cho một học sinh lớp 9, từng là tài năng tin học ở TPHCM, đề nghị được viết bài về cậu ta. Ít hôm sau, học sinh này trả lời thư, tôi đọc... toét mắt vẫn không hiểu nổi: “><jn lÔo~j méy hem ney 3m b4.n thj wóa, hok kó tjme tr4? loj* em4jl”.
Chúng tôi đành gửi thư lần nữa, nhờ giải thích và được cậu ta cho “đáp án”: “Xin lỗi mấy hôm nay em bận thi quá không có thời gian trả lời email”, kèm theo lời giải thích: “Ngôn ngữ tuổi teen mà anh!”.
Tràn ngập, biến dị
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Hiện nay, kiểu sử dụng ngôn ngữ như trên xuất hiện tràn lan ở hầu hết các diễn đàn (forum), nhật ký trực tuyến (blog), nhất là khi tán gẫu (chat) qua mạng. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, thuộc nhóm tuổi teen, trong đó phần lớn là học sinh phổ thông.
Chúng tôi thử đăng ký làm thành viên để tham gia diễn đàn ABC. Vừa đăng nhập, đập vào mắt tôi là dòng chữ động chạy cắt ngang trang chủ tại mục Thông điệp yêu thương, trong đó có lời của nick pethuong301: “Tui là mem mới đêy. Xynk vừa đủ, sexy đủ xài, làm wen nhoa” (Tôi là thành viên mới đây. Xinh vừa đủ, gợi cảm đủ xài, làm quen nha).
Những đoạn “ngôn ngữ @” được phần mềm V2V dịch lại.
Tại các diễn đàn của học sinh Trường THPT M.Đ.C ở TP Hải Phòng, T.N.T ở Hà Nội hay L.Q.Đ ở TPHCM..., ngôn ngữ @ được dùng tá lả. Các chủ đề học sinh bàn luận khá lành mạnh, chủ yếu là học tập hoặc trao đổi về cuộc sống, tuy nhiên ngôn ngữ được dùng thì không thể hiểu nổi. Một đoạn đối thoại trên diễn đàn học sinh Trường THPT L.Q.Đ:
- Oceangirl: “ss đâu ùi,cả thèng red iu wí của em nữa!!!!sao bỏ fam zậy hở???nhớ ss zới red wá àh...
-Pelove: chèo cháu iu
- Bony: chèo nhá
- All: chèo bạn nghen... iu bạn lém!”
Phải dùng phần mềm để dịch
Sau nhiều ngày dạo các trang web học trò và diễn đàn tuổi teen, chúng tôi cũng dần nắm được “quy luật” của ngôn ngữ @, đại loại A = 4, E = 3, i = j, iế = ít, không = hok, q = w, a = oa, ao = eo, c = k, b = p, ăng = eng... Cũng trên cơ sở này mà Dương Đăng Trúc Khuyên, một nữ sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TPHCM) viết thành công phần mềm để... dịch ngôn ngữ @, đặt tên là V2V (Việt sang Việt). Những ai bắt gặp những câu, đoạn hội thoại kiểu teen mà không hiểu thì đưa vào phần mềm này sẽ được... dịch sang tiếng Việt giúp, dù bản dịch còn vài lỗi nhỏ về bỏ dấu, viết hoa... nhưng trực quan, đọc được.
Muốn khác người !
PGS-TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM, cho rằng giới trẻ hiện nay thích sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp và hành văn là do tâm lý muốn mình phải khác người.
Sử dụng ngôn ngữ cũng là một cách thể hiện mình như việc ăn mặc, đi đứng... Tuy nhiên, vì còn trẻ nên họ chưa khẳng định được việc thể hiện mình như vậy là đúng hay sai, các em muốn thay đổi nhưng chưa biết cách thay đổi như thế nào cho phù hợp.
Tuy nhiên, phần mềm V2V vẫn không theo kịp tốc độ biến dạng của ngôn ngữ teen. Càng về sau, có rất nhiều cách dùng quái đản, V2V phiên bản đầu không dịch chính xác được, buộc tác giả phải tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp lên phiên bản 1.3, đến nay là 1.4.
Từ thế giới ảo vào thế giới thực
Kiểu dùng ngôn ngữ như thế được phổ biến bởi sự trợ giúp của bàn phím máy vi tính hoặc phím bấm điện thoại di động. Thế nhưng, đáng lo hơn, loại ngôn ngữ biến thái này còn tiêm nhiễm vào tập vở, bài làm của học sinh.
Trên diễn đàn webtretho dành cho các bà mẹ, một người lo lắng: “Tôi tình cờ xem tập vở môn văn của cháu, thấy rối tinh rối mù, nhiều đoạn không đọc được. Nào ngèy maj (ngày mai), ja trj nh4^n v4(n (giá trị nhân văn), b4?n ~ (bản ngã)..., phải đoán già đoán non mới hiểu được. Thế này thì có viết văn hay đến mấy cũng như không!”.
Một phụ huynh khác chia sẻ: “Con trai tôi học lớp 9, chép bài toàn dùng tiếng lóng, như rùi (rồi), oy (ôi), hẽm bít (không biết), wé đeo khổ (quá đau khổ). Thỉnh thoảng, nó nói chuyện điện thoại với bạn bè cũng phát âm theo cách viết quá dị đó... Chẳng rõ nhà trường có biết để chấn chỉnh không”.
Quả thật, lo lắng của các bậc làm cha làm mẹ là có cơ sở, bởi không chỉ sử dụng để tán gẫu hay trao đổi qua tin nhắn, các trang web hay diễn đàn vốn rất nghiêm túc của các trường vẫn cho phép hiển thị ngôn ngữ @ kiểu này, vô hình trung tiếp tay cho học sinh làm vẩn đục sự trong sáng của tiếng Việt.