cùng nhau xây dựng tài liệu ôn thi vào lớp 10

Y

younglady_9x

Thế em cần tài liệu gì?"Tài liệu" thì mang nhiều nghĩa lắm em ơi!;))
Hì!
 
T

trang14

Đề thi hay là đề cương hả bạn
mà "tài liệu" còn có nghĩ là.... ko hay lắm đâu bạn ợ :D:D:D:D
 
H

hytonlylove

tài liệu là câu hỏi và câu trả lời giống đề cương hay là .. ;))
 
T

toanhoahoc

tài liệu cũng chính là đề cương bởi vì những thứ đó đều cung cấp cho ta những kiếm thức
 
T

toanhoahoc

trời ơi ko ai đóng góp à!~!!
ở đời thật lắm éo le
nhân sâm thì ít rễ tre thì nhiều
 
S

seagirl_41119

Một số đề văn thi mấy năm gần đây đc đc các bn sưu tầm và post lên oy, e nên tìm đọc, chị thấy topic này hơi thừa nếu em hok nói rõ mình cần chính xác những j
 
A

anh_anh_1321

theo mình, tài liệu bạn phải tự kiếm thôi, có rất nhiều bài văn, bài tập hay trên diễn đàn, tìm quanh đâu đó thôi, còn mấy cái chưa có thì mọi người sẽ post sau
 
C

congchualolem_b

ở đây chị có 1 số dàn bài, em hãy ghi lại để làm tài liệu ôn thi, còn văn mẫu thì em đọc nhiều ở box văn 9 rồi, chị k post lại cho em, em tự tìm và đọc, cái đó chỉ bổ trợ cho em 1 vài kĩ năng thôi, quan trọng là các ý cần trình bày có đúng và theo trình tự hợp lí hay k:
Bài thơ “con cò” của CLV:
1. Ý nghĩa biểu tượng hình tượng con cò trong bài thơ:
Là hình tượng được khai thác từ ca dao truyền thống
Phổ biến với nghĩa ẩn dụ: là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng vui sống và giàu đức tính tốt đẹp.
Trong bài thơ, CLV chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong mối quan hệ với tấm lòng của mẹ và lời ru.
a. Đoạn 1 :
Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con”
“con cò bay la”… “con cò Đồng Đăng”
“con cò ăn đêm…cò sợ xáo măng”
Con “còn bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:
“con cò bay lả bay la…lộn cổ xuống ao”.
Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. Không chỉ trong lời ru, mà cả trong “cánh tay nâng” và dòng “sữa mẹ”.
b. Đọan 2:
Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và đi cùng con người đến suốt cuộc đời. Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ đã thổi sức sống vào cánh cò, đã chắp cánh cho con cò bay từ trong ca dao để xuất hiện những khung cảnh mới lạ: cò đến bên nôi, cò ngủ với trẻ, cò đi học với bé, và sau này bay vào câu thơ cho con làm thi sĩ. Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa. Cánh cò đồng hành với con người từ tuổi nằm nôi đến tuổi đi học và cho đến lúc trưởng thành đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
c. Đoạn 3:
Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời:
“ dù ở gần con…cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con”
Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
“con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Câu thơ giàu chất trí tuệ, giàu tính triết lí nhưng không phải là triết lí thuần trí tuệ mà là triết lí của tình yêu từ trái tim.
Thơ CLV thường hấp dẫn người đọc ở chỗ từ xúc cảm mà mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lí.
Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy:
“một con cò thôi…vỗ cánh qua nôi”
2. Đặc sắc nghệ thuật:
a. về thể thơ: sử dụng thể thơ tự do, nhưng nhiều câu mang dáng dấp thể tám chữ, cho phép tác giả thể hiện tình điệu, cảm xúc một cách linh họat. Các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hòan toàn gợi âm điệu của lời ru. Tuy nhiên, đây không phải là lời hát thực sự. Giọng thơ còn mang tính suy ngẫm, có cả triết lí làm cho người đọc không bị cuốn hẳn vào điệu ru êm ái mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy ngẫm, phát hiện.
b. Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: CLV đã vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao vào thơ ca. Đó là nơi xuất phát, điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả để sáng tạo nên những hình ảnh mới mẻ, độc đáo, bất ngờ. Những hình ảnh biểu tượng rất gần gũi, quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới và có giá trị biểu cảm.
 
C

congchualolem_b

Bài thơ “sang thu” của Hữu Thỉnh:
1. Sự biến đổi của trời đất lúc sang thu được HT cảm nhận bắt đầu từ ngọn gió se - ngọn gió heo may riêng biệt của mùa thu - mang theo hương ổi; và sau đó được tiếp tục gợi tả qua hình ảnh sương thu bảng lảng ngoài ngõ, nước sông có vẻ như không buồn chảy, những cánh chim vội vã bay đi, mây trời dường đã nhuốm sắc thu, nắng hạ còn đó nhưng đã bớt dần những cơn giông mùa hạ kèm theo tiếng sấm, hàng cây có vẻ lặng lẽ trầm tư.
2. Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển không gian lúc sang thu rất tinh tế. Nhà thơ nghe được “hương ổi” “phả vào trong gió se”. Từ “phả” thật có hồn, không phải vì nó mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín “phả” hương thơm vào trong gió, làm cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho.
Nhà thơ thấy được “sương chùng chình qua ngõ”. Trong TV, “chùng chình” nghĩa là cố ý chậm chạp để kéo dài thời gian. Với chữ “chùng chình” mùa thu bỗng hiện lên với tư thế như một con người đang bước những bước chân chậm chạp đến giữa đất trời.
Con sông thì “được lúc dềnh dàng”. Chữ “dềnh dàng” gần giống như chữ “chùng chình” chỉ tác phong chậm chạp, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết hoặc những việc phụ. Từ láy có sức gợi tả sắc thái riêng của dòng sông bắt đầu vào thu. Nhà thơ mượn những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự biến chuyển nhẹ nhàng của trời đất phút giao mùa.
3. Hình ảnh “đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu” là một hình ảnh độc đáo mà cái hay của nó khó có thể cắt nghĩa rõ ràng. Có lẽ đó là hình ảnh đẹp nhất, đặc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
Hai dòng cuối bài cũng rất đẹp: “sấm cũng bớt bất ngờ - trên hàng cây đứng tuổi”. Sấm - âm thanh của những cơn giông thường có vào mùa hạ - không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây, nhìn giống như hàng cây đã “đứng tuổi”. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn: con người đã đứng tuổi, đã từng trải thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời.
 
C

congchualolem_b

Bài thơ “nói với con”
1. Cội nguồn sinh dưỡng của con:
a. Tình yêu thương của cha mẹ:
Bốn câu thơ đầu gợi lên không khí gia đình ấm áp, quấn quýt của gia đình với hình ảnh đứa con, cha, mẹ, tiếng nói, tiếng cười: “chân phải bước tới cha…hai bước tới tiếng cười”. Từng bước đi, từng tiếng nói, từng tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận. Và cứ thế, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.
b. Sự đùm bọc của quê hương: Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động và trong thiên nhiên mơ mộng, nghĩa tình.
- Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc: “đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”
- Những từ “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể các động tác lao động vừa nói lên tình gắn bó, quấn quýt.
- Rừng núi quê hương thật thơ mộng, nghĩa tình: “rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”. Địêp từ “cho” mang nặng nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con cả về tâm hồn lẫn lối sống.
2. Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của cha:
Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” - con người của quê hương, nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
- “người đồng mình” sống vất vả và mạnh mẽ. khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo: “sống trên đá…không lo cực nhọc”
- Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không ai “nhỏ bé” về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Những con người ấy bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”. Từ đó, ngừoi cha mong muốn con tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời: “con ơi tuy thô sơ da thịt…nghe con”. Những lời của người cha vừa toát lên tình cảm yêu thương trìu mến và niềm tin tưởng đối với con, vừa truyền cho con niềm tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
 
C

congchualolem_b

Phân tích bài thơ “Viếng Lăng Bác”:
1. Khổ 1: hai câu thơ đầu như một lời tự sự nhưng đã chứa bao nhiêu cảm xúc: con ở miền Nam….bát ngát
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”. Bác đã vĩnnh viễn ra đi khi nước nhà còn chia cắt. Câu thơ của VP đã mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi, thân thương vừa trân trọng, thành kính.
Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về quan cảnh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương việt: “ôi hàng tre…thẳng hàng”. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ đã liên tưởng đến cây tre VN, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ của con người VN.
2. Khổ 2: được bắt đầu bằng hình ảnh Mặt Trời: “ngày ngày…rất đỏ”. Có hai mặt trời: mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực ở câu thứ hai là ẩn dụ. Lấy mặt trời để ví với Bác, thể hiện sự tôn kính của mình cũng như của tòan thể nhân dân với vị lãnh tụ vĩ đại. Còn được biểu hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác: “ngày ngày dòng…chín mùa xuân”. Người vào thăm mang hoa viếng Bác, đó là hình ảnh thực. Nhưng nhà thơ lại muốn nói đến “tràng hoa” khác. Nhìn dòng người nối tiếp nhau nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa dâng Bác. Lại là sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính của nhân dân với Bác Hồ.
3. Khổ 3:diễn tả cảm xúc khi vào trong lăng: “bác nằm trong…ở trong tim!”. Khổ thơ gồm 4 câu 7 chữ cân đối, trang nghiêm, phù hợp với không khí trong lăng. Không gian và thời gian như đang ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận Bác chỉ đang như chìm vào “giấc ngủ bình yên”, đó cũng là ấn tượng thực của mọi người khi vào thăm lăng Bác. Hình ảnh “vầng trăng” là hình ảnh liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ. Có thể liên tưởng ấy bắt đầu từ ánh sáng rất dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Khi đã xuất hiện hình ảnh thơ, “ vầng trăng dịu hiền” gợi lên tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ đầy trăng của người. Từ hình ảnh “vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh “trời xanh”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”, Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”, biểu hiện trực tiếp và cụ thể nỗi đau xót trong hình thức một câu hỏi tu từ không có lời đáp.
4. Khổ cuối: bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải về miền Nam: “Mai về miền Nam…chốn này”. “mai về miền Nam”, nhớ thương Bác đến “trào nước mắt”. Câu thơ có cách diễn đạt mộc mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Ba câu thơ cuối bắt đầu bằng điệp ngữ “muốn làm” bày tỏ niềm mong ước. Tấm lòng lưu luyến của nhà thơ gửi vào trong niềm mong ước thiết tha muốn hóa thân vào những cảnh vật bên Bác. Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
5. Nghệ thuật:
+ Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
+ Thể thơ 8 chữ, xen lẫn 7 chữ và 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với niềm mong ước.
+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt trời trong lăng”, “trăng hoa”, “vầng trăng”, “trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
 
C

congchualolem_b

De bai : Hình Tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe ko kính của Phạm Tiến Duật

+ Trên chiếc xe k kính, ng lái xe hiện lên với tư thế ung dung, hiên ngang: “ung dung…nhìn thẳng”
Xe k kính là sự thiếu thốn phương tiện, nhưng bất ngờ ở chỗ ng lính lại biến nó thành một lợi thế để có thể trực tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Điệp ngữ “nhìn” như một niềm sảng khóai bất tận. Diễn tả cảm giác của ng lái xe: “nhìn thấy gió…vào buồng lái”. Đó là những ấn tượng thực nhưng qua cảm nhận của tác giả đã trở thành hình ảnh lãng mạng.
+ Chính biểu hiện thiếu thốn đã bộc lộ vẻ đẹp tinh thần của người lính, thái độ bất chấp gian khổ hiểm nguy: “k có kính…mau khô thôi”. Câu nói giản dị từ cửa miệng ng lính. Các điệp khúc tạo nên giọng điệu ngang tàng, bất chấp. Đầu tóc mặt mũi bụi bám trắng k cần rửa, k cần thay để “phì phèo châm điếu thuốc” rồi “cười ha ha”. Niềm vui, tiếng cười của ng lính trẻ sôi nổi, tinh nghịch cứ vút lên giữa những gian khổ khắc nghiệt, nguy hiểm chết ng của chiến tranh.
Niềm vui cứ đc nhân lên khi xung quanh có nhiều ng bạn cũng giống như họ: “gặp bè bạn…gia đình đấy”
Cái bắt tay qua ô kính bị vỡ là sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn vật chất. Giữa gian khó, hiểm nguy họ vẫn có niềm vui của những ng đồng đội, của những ng thân trong “gia đình” ấm cúng. Lạc quan băng về phía trước “lại đi…xanh thêm”(hình như là “trời xanh thêm” hay “đời xanh thêm” gì đó, k nhớ rõ, vui lòng đọc lại sách giáo khoa để đưa dẫn chứng chính xác hơn), năm thanh bằng + điệp ngữ “lại đi” tạo âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng, màu xanh như một niềm lạc quan, yêu đời
+ Điều làm nên sức mạnh của ng lính vượt qua khó khăn, gian khổ là tình yêu nc, ý chí chiến đấu giải phóng miền nam, thống nhất đất nc: “k có kính…một trái tim”. Có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần, bên ngoài và bên trong, có và k có. Bom đạn đã tước đi mọi thứ nhưng k thể nào tước đi đc trái tim yêu nc nồng nàn, tấm lòng hướng về miền nam thân yêu và “trái tim” nhiệt huyết cháy bỏng khao khát, sôi trài ý chí chiến đấu
 
C

congchualolem_b

mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên hiện lên trong khổ thơ đầu:
- được miêu tả bằng hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, với vài nét phác họa đã vẽ ra được cả k gian cao rộng với dòng sông và bầu trời bao la, cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc - màu đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời”
- hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bộc lộ cảm xúc tươi vui, hồn nhiên, trong trẻo của tác giả trước mùa xuân: “từng giọt…tôi hứng”. Có thể “từng giọt” mưa long lanh rơi trong ánh sáng của trời xuân, ngoài ra còn có thể hiểu theo cách khác: nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Theo hướng này, câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác rất kì diệu: từ thính giác chuyển sang thị giác và xúc giác. Âm thanh tiếng chim tạo ra hình khối, ánh sáng, màu sắc cụ thể đến mức hứng được. Hình thơ đẹp một cách bất ngờ, diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời.
2. Hai khổ thơ tiếp: mùa xuân của đất nước
- Hình ảnh “mùa xuân…ra đồng” nói về mùa xuân của đất nước với 2 nhiệm vụ chính là chiến đấu và lao động, là ý thơ quen thuộc. Hay ở chỗ gắn hình ảnh ng lính, ng nông dân với màu xanh của lá non. “lộc giắt đầy”, “lộc trải dài”, hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân của đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa xuân theo “người cầm súng” và “người ra đồng” đến với mọi miền đất nước. Hoặc chính họ mang đến mùa xuân. Trong màu xanh non ẩn hịên một sức sống tràn trề, nhà thơ nghe trong màu xanh ấy “tất cả như hối hả - tất cả như xôn xao”.
- Từ đó say sưa ngắm về tổ quốc: “đất nước…phía trước”. Hai câu đầu bình thường, nhưng hai câu cuối là hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa: đất nước đẹp, tỏa sáng như vì sao, đang thẳng tiến bằng sức mạnh “bốn nghìn năm vất vả và gian lao”. Bộc lộ niềm cảm phục, niềm tin vào một dân tộc anh hùng. Nhịp thơ nhanh, phấn chấn
3. Tâm niệm của nhà thơ:
- khổ 5 và 6 mạch thơ chuyển sang bày tỏ suy nghĩ, tâm niệm trước mùa xuân của đất nước: “ta làm…khi tóc bạc”
- Phép trùng điệp “ta làm”, “ta nhập vào” diễn tả tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cho sự nghiệp chung.
- Thể hiện qua những hình ảnh thơ đẹp tự nhiên, giản dị
+ Con chim hót, một cành hoa:khổ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân bắt đầu từ bông hoa tím biếc , âm thanh của tiếng chim chiền chiện vang trời. Còn khổ này, tác giả mượn những hình ảnh ấy để nói lên nguyện vọng của mình, đem cuộc đời hiến dâng cho đất nước.
+ Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả chỉ xin làm một “con chim hót”, “một nhành hoa”. Giữa bản “hòa ca” tươi vui đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ chỉ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ 1 diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé. Những hình ảnh con chim, nhành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một “mùa xuân nho nhỏ - lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả đều mang hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguỵên của TH đã đi vào lòng ng đọc, lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: mỗi ng mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, cống hiến sức mình dù là nhỏ bé cho đất nước, phải k ngừng cống hiến “dù là tuổi hai mươi - dù là khi tóc bạc”, đó mới là ý nghĩa của kiếp làm người.
4. nghệ thuật:
- thể thơ 5 chữ gần với làn điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Âm hưởng ấy xuyên suốt toàn bài, thể hiện rõ ở khổ cuối. Gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch trong cảm xúc. Giọng thơ biến đổi, phù hợp với nội dung cảm xúc từng đoạn
- kết hợp hình ảnh cụ thể, tự nhiên với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
 
C

congchualolem_b

Đọan trích “chị em thúy kiều”:
1. Hai chị em: “đầu lòng…vẹn mười”
Cách giới thiệu thật ngắn gọn, giản dị nhưng đầy đủ. 2 ng con gái đầu lòng của gia đình họ Vương đều đẹp, chị là TK, em là TV. Câu thơ “mai cốt cách, tuyết tinh thần” có 2 hình ảnh ước lệ gợi tả vẻ đẹp của 2 chị em : cốt cách duyên dáng, thanh cao như mai, tinh thần trong trắng như tuyết. Cả 2 đều đẹp “10 phân vẹn 10”, nhưng mỗi ng lại có 1 nét đẹp riêng.
2. TV: “vân xem…màu da”
Câu thơ đầu giới thiệu ấn tượng chung về TV, đó là sự “trang trọng khác vời”, là vẻ đẹp cao sang, quý phái. Những câu thơ tiếp theo lần lượt miêu tả những vẻ đẹp cụ thể, Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, ND chọn những cái đẹp nhất để miêu tả vẻ đẹp của TV:trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết. Từ những hình ảnh miêu tả theo bút pháp ước lệ mà cụ thể đến từng chi tiết, có thể hình dung TV với 1 khuôn mặt đầy đặn, hiền dịu như vầng trăng tròn, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, mái tóc óng ả mượt hơn mây trời, làn da trắng hơn tuyết, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc… vẻ đẹp của TV là 1 nét đẹp cao sang mà phúc hậu. Bức chân dung ấy thầm thông báo về 1 tính cách hiền dịu, 1 số phận bình lặng, êm đềm.
3. TK: “kiều càng…não nhân”
Câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật: “kiều càng sắc sảo mặn mà”, k chỉ đẹp 1 cách “sắc sảo mặn mà” mà còn “Sắc sảo” trong trí tuệ và “mặn mà”trong tình cảm. Câu thơ thứ 2 là 1 phép so sánh về TV và TK: “ so bề tài sắc lại là phần hơn”, dù “mỗi ng 1 vẻ” nhưng TK hơn TV về cả tài lẫn sắc.
Ngòi bút của ND tiếp tục sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ gợi tả sắc đẹp tuyệt trần của TK đến mức “hoa ghen”, “liễu hờn”, “nghiêng nc nghiêng thành”. Tả TK, nhà k thơ k tả nhiều chi tiết như tả TV mà chỉ tập trung vào đôi mắt: đôi mắt đẹp, trong sáng long lanh như làn nc mùa thu, lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. Phải là đôi mắt bởi nó là nơi thể hiện tinh anh trí tuệ và tâm hồn.
Tả TV, nhà thơ chỉ gợi tả nhan sắc. Tả TK, tác giả dành 3 câu thơ để tả sắc đẹp, còn lại dành để nói về tài năng. Quả là “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. TK thông minh và có tài. Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, 1 con ng có tài năng phải giỏi “cầm, kì, thi, họa”( đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh). TK đã đạt đến mức lí tưởng ấy. Đặc biệt, sở trường hơn ng của nàng là đánh đàn : “nghề riêng ăn đứt hồ cầm 1 trương”. Nàng giỏi nhạc tới mức soạn riêng cho mình khúc nhạc “bạc mệnh”. Tài năng âm nhạc bao giờ cũng gắn với tâm hồn. Cung đàn “bạc mệnh” chính là sự thể hiện chân thực của 1 trái tim đa sầu, đa cảm.
Vẻ đẹp của TK là sự kết hợp cả sắc - tài - tình. Từ bức chân dung TK, ng đọc có thể dự cảm về 1 số phận k bình lặng. Nếu sắc đẹp của TV tạo sự hòa hợp, êm đềm với chung quanh thì vẻ đẹp của TK lại khiến cho tạo hóa ghen ghét, “tạo hóa đố hồng nhan”, số phận của TK sẽ gặp nhiều gian khổ.
 
C

congchualolem_b

Tác phẩm “những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: (dàn ý sơ lược)
1. tóm tắt nội dung:
3 nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đg( Thao, Định, Nho). Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đánh dấu và phá bom nổ chậm, ước chừng số lượng đất đá để ném bom. Công việc hết sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, thanh thản và lạc quan, đúng như tuổi trẻ đáng yêu của họ.
2. nhiệm vụ nặng nề:
- 3 cô gái sống và chiến đấu trên 1 cao điểm, giữa vùng trọng điểm tập trung bom đạn của giặc Mỹ bắn phá tuyến đường ra trận.
- Ban ngày, họ phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ngay vào trọng điểm để làm nhiệm vụ.
- Họ phải mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự bình tĩnh, sáng suốt và dũng cảm.
- Với 3 cô gái, công việc nguy hiểm ấy đã trở thành chuyện bình thường hằng ngày.
3. Đời sống tâm hồn phong phú, đáng yêu:
- Cả 3 cô gái đều là ng HN, tính cách mỗi ng mỗi khác nhưng họ có chung những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến: dũng cảm tuyệt vời, k sợ gian khổ, hi sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
- Đòan kết, gắn bó trong tình đồng đội; dễ xúc động; hay mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, dù là giữa bom đạn…
- Nhân vật PĐ là cô gái trẻ, xinh đẹp…tập trung những nét đáng yêu, đáng khâm phục của lực lượng nữ thanh niên xung phong.
 
O

oanh83

có đúng vài bài thế này thì làm ăn gì!! Tớ cứ nghĩ đến văn là bù hết cả đầu~x( !! Anh em đâu giúp tớ với!! :((
 
D

diemhang307

có đúng vài bài thế này thì làm ăn gì!! Tớ cứ nghĩ đến văn là bù hết cả đầu~x( !! Anh em đâu giúp tớ với!! :((

Không phải như em nghĩ đâu - em ah
Em đừng nghĩ là ít hay nhiều
Người viết đã rất hết lòng sẵn sàng giúp đỡ rồi
và lại thi cấp 3 không thi hết cả chương trình đâu mà em lo
Chỉ thi 1 số bài chủ yếu thôi - mà cả mấy bài trên đều ở trong phần ôn tập quan trọng đó.
 
S

seagirl_41119

có đúng vài bài thế này thì làm ăn gì!! Tớ cứ nghĩ đến văn là bù hết cả đầu~x( !! Anh em đâu giúp tớ với!! :((

Bn ơi, thi thì chỉ vào 2,3 tác phẩm thui mà
Bn đâu cần học đến nỗi bù đầu
nếu bù đầu thì văn sẽ loạn đó
bn học kiểu j chứ đừng để các kiến thức loạn vs nhau
 
Q

quinhmei

>>> Trả lời em toanhoahoc

Em cũng có thể thấy là tài liệu tham khảo về Thi vào 10 có rất nhiều trên Mạng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng hữu dụng. Tưởng tượng, một bãi cát dài mênh mông chỉ có một vài hạt vàng nhỏ bé, người thành công sẽ là người biết nhặt hạt vàng giữa đám cát vô giá trị.
Muốn vậy, em cần:
1. Tìm đọc bài phê bình của các tác giả uy tín. Hãy để ý tên của những GS viết sách giáo khoa, hoặc các nhà phê bình nổi tiếng. Hầu hết những bài kiểu này trên mạng rất hiếm, chỉ có mua sách thôi.
2. Vào blog của các nhà giáo dạy văn, VD như thầy Vũ đăng Thanh, sẽ rất hữu ích nếu em có vấn đề cần hỏi và được thầy trả lời.
3. Đọc văn có chọn lọc. Thầy ý nào hay trên mạng phải ghi ngay để làm văn sau này dùng.

Ngoài ra chị và các mem khác đã post khá nhiều bài mẫu chất lượng cũng như các comment hữu ích trên hocmai, em có thể tham khảo.
Chúc em thành cồng
 
Top Bottom