cùng góp sức nào

H

hyhoha1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người cùng góp sức nha ,mình sắp thi học kì lớp 10 oy mà lại không may thầy giáo bỗng đi thực tập bọn mình có cô giáo khác thay nhưng chả dạy dỗ gì cả :(:( săp thi oy mà thế đấy mọi người giúp mình đưa ra bài tập ôn tập văn với (kèm theo cả đáp án nha ,không cần chi tiết quá cũng được ,mình sẽ thank ngay):khi (67)::khi (67)::khi (67):
 
N

noinhobinhyen

TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
Tổ Ngưc Văn Lớp 10 - Học kì 2 - Năm học 2011- 2012


I. Phần lý thuyết

1. Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi? (Xem phần nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi)
2. Nêu (không yêu cầu giải thích) các giai đoạn phát triển của tiếng Việt? (xem bài lịch sứ phát triển của TV)
3. Tầm cao tư tưởng Ức Trai được thể hiện qua những cơ sở nào trong việc khẳng định chân lí về sự độc lập khách quan của nước Việt? (Xem phần luận đề chính nghĩa bài Đại cáo bình Ngô).
4. Ý nghĩa của việc khắc bia lưu danh tiến sĩ là gì? (Xem bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.)
5. Qua việc đề xuất kế sách giữ nước với vua Trần Anh Tông và việc xử lí với lời cha dặn, cho ta thấy Trần Quốc Tuấn là con người như thế nào? (chỉ ra kế sách giữ nước và suy nghĩ cũng như hành động của TQT sau khi nghe lời cha dặn => con người hết lòng trung thành với vua, với nước, hiểu dân là gốc nước, đặt chữ trung lên trên chữ hiếu.)
6. Ngụ ý của truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là gì?
(- Vạch trần bản chất xảo quyệt của hồn ma tướng giặc họ Thôi.
- Phơi bày thực trạng thối nát bất công của xã hội đương thời.
- Nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa).
7. Em hãy cho biết ý nghĩa của âm vang hồi trống Cổ Thành? (xem bài Hồi trống Cổ Thành).
8. Hãy cho biết những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du? (Cụ thể 3 yếu tố: thời đại, xã hội và những trải nghiệm của bản thân cuộc đời Nguyễn Du).
9. Tìm những câu thơ trong đoạn trích Trao duyên cho thấy Kiều nhớ về các kỉ vật của tình yêu. Qua các câu thơ nầy hãy nêu nhận xết về tình yêu của Thúy Kiêu?
Gợi ý: Các câu thơ có những cụm từ như: Quạt ước, chén thề, phím đàn, mảnh hương nghuyền, đốt lò hương ấy, so tơ.-> Kiều nâng niu trân trọng các lỉ vật tức là tình yêu rất sâu sắc, mạnh mẽ nhưng Kiều đành phải hy sinh vì chữ hiếu.
10. Tìm những từ ngữ trong đoạn trích Chí khí anh hùng biểu lộ sự trân trọng , kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải?
-Gợi ý: Các từ: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường, chim bằng.
-> người đàn ông tài năng xuất chúng.
11. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng cơ bản nào? (3 đặc trưng)
12. Cấu trúc của một văn bản văn học bao gồm những tầng lớp nào?
13. Khái niệm phép điệp và phép đối?


Phần 2: Bài tập tiếng Việt
Câu 1: Hãy tìm và sửa lại chỗ sai các câu sau:
a. Kì nghỉ hè năm ngoái, cháu về quê lùa gà cùng bà vào chuồng.
b. Có hai người đứng ở cổng trường, một người mặc áo kẻ sọc trắng còn người kia cao gầy.
c. Qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung đã cho ta thấy Trương Phi là một người nóng nảy nhưng dũng cảm, trung thực và trọng nghĩa khí.
Gợi ý:
Câu a: gây hiểu nhầm lùa cả gà và bà vào chuồng.
-> Kì nghỉ hè năm ngoái, cháu về quê cùng bà lùa gà vào chuồng.
Câu b: Có thể người mặc áo kẻ sọc trắng là người cao gầy.
-> - Có hai người đứng ở cổng trường, một người mặc áo kẻ sọc trắng còn người khia mặc áo kẻ sọc xanh.
- Có hai người......, một người thấp béo còn người kia cao gầy.
Câu c: Chưa rõ chủ ngữ.
Tham khảo cách giải bài 3a SGK văn 10 tập 2/66.
Câu 2. Xác định các phép tu từ và hiệu quả nghệ thuật của chúng trong câu sau:
a. Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
b. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
c. Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
d. Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
(Hồ Chí Minh)
Gợi ý:
a. Phép đối: Khi sao - giờ sao
Phong gấm rủ là - tan tác giữa đường
 đối lập giữa quá khứ êm đềm hạnh phúc và hiện thực nghiệt ngã.
b. Phép điệp: từ mình lặp lại 3 lần: Kiều ý thức thân phận cô độc, trơ trọi, đó là sự tự ý thức về nhân cách, phẩm giá và quyền sống của bản thân.
c. Phép đối (Chỉ ra các từ đối).
-> Lòng Thúy Kiều ngổn ngang tâm sự rối bời vừa lo nghĩ về sự lẻ loi của mình, vừa lo nghĩ cho cuộc hành trình dẫn đến sự xa cách của chồng (Thúc Sinh).
d. Phép điệp: Điệp từ ngữ: với, nào, cũng.
Điệp cấu trúc ngữ pháp giữa các vế.
-> Nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ, trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin vào khả năng bách chiến, bách thắng của quân đội ta.

Câu 3. Dựa vào những đặc trưng cơ bản của PCNN nghệ thuật để phân tích ngắn gọn câu thơ sau:
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Gợi ý:
- Tính hình tượng: hình tượng nhân vật Từ Hải thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ chim bằng: tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường có khát khao làm nên sự nghiệp lớn.
- Qua hình ảnh này thể hiện thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với người anh hùng Từ Hải.
- Câu thơ nổi bật nghệ thuật miêu tả người anh hùng của ND
+ Hình ảnh mang tính ước lệ.
+ Suy nghĩ gọn, dứt khoát: quyết lời...dứt áo ra đi
Câu 4: Phân tích đặc trưng của PCNN nghệ thuật thể hiện ở câu ca dao sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Gợi ý:
Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Nó bộc lộ rõ nét những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Qua hình tượng nghệ thuật: cô gái tát nước bên đàng, đặc biệt là hình tượng tát nước mà như múc ánh trăng vàng. Đó là hình tượng độc đáo gây nhiều cảm xúc cho người đọc. Người nghe (người đọc) như say mê với hình ảnh đẹp, cảm mến con người và cảnh vật vì được chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp.
- Cái đẹp trong lao động và thiên nhiên thể hiện qua một hình tượng độc đáo, tác giả dân gian như nắm bắt khoảnh khắc có một không hai của không gian, thời gian, không thể lẫn lộn với bất cứ một vẻ đẹp nào khác. Đó là đặc trưng không lẫn vào đâu được của PCNN nghệ thuật ca dao.

Phần 3. Tập làm văn:
Đề 1. Phân tích đoạn mở đầu của bài Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để thấy được những chân lí của tác giả làm căn cứ cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
Yêu cầu:.
a. Về kĩ năng:
- Nắm vững thao tác lập luận phân tích.
- Lập luận chặt chẽ, trong sáng.
b. Về nội dung
- Chủ yếu phân tích đoạn 1 để làm rõ luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
+ Tư tưởng nhân nghĩa.
+ Tư tưởng bình đẳng dân tộc.
- Từ luận đề chính nghĩa đó, Nguyễn Trãi đã lấy để là chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai ba nội dung tiếp theo của bài cáo.
+ Bản cáo trạng đanh thép tội ác của kẻ thù.
+ Bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Tuyên bố nền hòa bình độc lập.
(Ở phần này hs chỉ cần chỉ ra chứ không cần phân tích).

Đề 2: Hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu Chuyện chức phán sự đèn Tản Viên của Nguyễn Dữ (Trích truyền kì mạn lục).
Yêu cầu:
a. Về kĩ năng:
- Xác định các luận điểm, luận cứ, lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn lưu loát.
b. Về nội dung:
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo được những nội dung cơ bản:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, thể loại, xuất xứ.
- Giá trị nội dung của tác phẩm:
+ Ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn- một trí thức nước Việt yêu nước, dũng cảm, khảng khái, đấu tranh chống lại gian tà bảo vệ công lí cho thổ thần nước việt.
+ Gởi gắm ước mơ công lí, thể hiện niềm tin ở chính nghĩa luôn thắng gian tà.
+ Ngụ ý của tác phẩm.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Kết hợp yếu tố kì ảo và hiện thực.
+ Trưng hòa các phương diện nghệ thuật từ xây dựng cốt truyện giàu kịch tính đến dẫn dắt, miêu tả sinh động, hấp dẫn.

Đề 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) .
Yêu cầu:
a. Về kĩ năng:
- Chú ý kĩ năng phân tích tâm trạng qua các thủ pháp miêu tả tâm lí.
- Diễn đạt cảm xúc, mạch lạc, tạo sự đồng cảm cao.
b. Về nội dung:
- Trong cả đoạn trích là tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nhớ thương, sầu muộn của người chinh phụ. Tuy nhiên tâm trạng đó được thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau:
+ Tâm trạng cô đơn, lẻ bóng: nỗi cô đơn thể hiện qua hành động dạo hiên vắng một mình, qua sự chiếu ứng một mình một bóng với ngọn đèn.
+ Nỗi sầu muộn triền miên thể hiện qua việc cảm nhận thời gian tâm lí và thái độ gượng ép trong việc tìm đến những thú vui giải sầu.
+ Nỗi nhớ thương đau đáu được thể hiện qua khát vọng cháy bỏng gởi lòng mình đến non Yên mong người chồng cảm thông, chia sẻ.
- Ý nghĩa của tác phẩm thông qua việc miêu tả nội tâm nhân vật trữ tình.
- Nghệ thuật:
+ Tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế.
+ Nhiều biện pháp tu từ.
Đề 4: Phân tích đoạn thơ Trao duyên (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) để thấy được tình yêu sâu nặng cùng nỗi đau tột đỉnh của Kiều.
Gợi ý:
a. Về kĩ năng:
- Vận dụng thao tác phân tích để làm sáng tỏ một nội dung
- Cảm nhận được nỗi đau, tâm trạng nhân vật qua lời đối thoại, độc thoại.
- Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc.
b. Về nội dung
Để thấy được tình yêu sâu nặng cùng nổi đau tột đỉnh của Kiều, cần đề cập đến các nội dung:
- Tình cảm cao quý chứ không phải vật chất tầm thường để con người có thể trao đổi, bán mua.
- Kiều yêu Kim Trọng nhưng đành phải đứt gánh giữa đường để làm tròn chữ hiếu. Nên trao duyên trong tâm trạng đau đớn và bất đắc dĩ.
+ Chú ý các từ : Cậy- chịu
Hành động: lạy – thưa
+ Tâm trạng trong việc kể lại mối tình thắm thiết nhưng nhanh tan vỡ.
+ Trao lời tha thiết nhưng trao kỉ vật lại dùng dằng.
-> Tình yêu rất sâu nặng.
- Sau khi trao kỉ vật, dự cảm về cái chết trở đi trở lại nhiều lần trong Kiều.
+ Từ chỗ đối thoại với em, Kiều chuyển sang độc thoại nội tâm.
+ Từ giọng đau đớn-> tiếng khóc.
( Chú ý những từ ngữ, thành ngữ chỉ sự tan vỡ, chia lìa).
+ Tự cho mình là người mệnh bạc -> nhận mình là người phụ bạc.

Đề 5: Phân tích hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Truyện Kiều- Nguyễn Du).
Gợi ý:
a. Về kĩ năng:
- Biết cách cảm nhận hình tượng nhân vật qua hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
- Diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ.
b. Về nội dung:
Bài cần làm nỗi rõ hình tượng Từ Hải - nhân vật có phẩm chất xuất chúng, phi thường. Là kiểu mẫu của người anh hùng xưa để thực hiện ước mơ công lí.
- Khát vọng lên đường.
- Lí tưởng anh hùng
+ Không quyến luyến, bịn rịn,
+ Khuyên Kiều vượt lên tình cảm thường tình.
+ Hứa hẹn tương lai thành công.

==========HẾT=========
 
H

hochoidieuhay

Ủa sao lạ quá bữa nay sắp thi học kì 1 ,sao bạn noinhobinhyen lại gửi đề cương ôn tập học kì 2 !
Trường mình thầy yêu cậu học từ đầu đến giờ nên chú ý một số bài quan trọng ,thầy còn nói nếu nắm vững cái quan trọng thì 7 điểm còn nắm vững tất cả thì điểm 9 ,điểm 10 !
 
H

hyhoha1

Ủa sao lạ quá bữa nay sắp thi học kì 1 ,sao bạn noinhobinhyen lại gửi đề cương ôn tập học kì 2 !
Trường mình thầy yêu cậu học từ đầu đến giờ nên chú ý một số bài quan trọng ,thầy còn nói nếu nắm vững cái quan trọng thì 7 điểm còn nắm vững tất cả thì điểm 9 ,điểm 10 !
mọi ngừi giúp mình với nhanh nhanh ,mai mình thi oy hĩ thank nhiều
@};-@};-@};-
 
D

datini

Học kì 1 lớp 10 thì em cứ đọc thuộc hết thơ là ok. mai kiểm tra mang theo vở ghi mà giở là xong. đề văn chắc cũng chỉ nghị luận về mấy bài thơ nổi bật thôi, nếu phân tích thì cứ làm theo ý của vở ghi là xong ngay í mà :D;)
 
H

hyhoha1

Học kì 1 lớp 10 thì em cứ đọc thuộc hết thơ là ok. mai kiểm tra mang theo vở ghi mà giở là xong. đề văn chắc cũng chỉ nghị luận về mấy bài thơ nổi bật thôi, nếu phân tích thì cứ làm theo ý của vở ghi là xong ngay í mà :D;)
aizz thế thì tính làm gì ai đời làm thế học cấp 3 chỉ để thi đại học thì quay làm gì chỉ có điều em mún học để biết thêm thôi mới cả đang ở lớp chọn nên không mún rớt xuống đâu !!! các anh chi lớp 11 thi oy giúp em với
 
D

datini

Thử đề này xem nhé
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 10– Ban KHTN(Bộ 1)
Năm học: 2007 - 2008

A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn học Việt Nam gồm những bộ phận nào?
A. Văn học dân gian và văn học viết B. Văn học dân gian và văn xuôi
C. Văn học dân gian và thơ D. Văn học dân gian và văn học trung đại
Câu 2: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX được chia làm mấy giai đoạn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?
A. Văn học dân gian là sáng tác tập thể
B. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng
C. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng
D. Khi người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của người trí thức
Câu 4: Thể loại văn học dân gian nào sau đây không học trong chương trình ngữ văn lớp 10
A. Truyện cổ tích B. Thần thoại C. Ca dao D. Truyền thuyết
Câu 5: Sử thi Đam San của dân tộc nào?
A. Êđê B. Hơmong C. Kinh D. Chăm
Câu 6: Dòng nào sau đây không nói đúng về đặc điểm của truyền thuyết?
A. Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì
B. Phản ánh lịch sử
C. Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người
D. Nói lên tâm tình thiết tha của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật
Câu 7: “Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?” thuộc bộ phận ca dao nào?
A. Ca dao than thân B. Ca dao hài hước
C. Ca dao yêu thương tình nghĩa D. Ca dao về tình quê hương, đất nước
* Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 8 đến 12:
“ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trá,i
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.”
(Tỏ lòng)
Câu 8: Ai là tác giả của bài thơ trên?
A. Trần Quang Khải B. Trần Quốc Tuấn
C. Trương Hán Siêu D. Phạm Ngũ Lão
Câu 9: Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ?
A. Tự hào về khí thế và sức mạnh của quân đội thời Trần
B. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh
C. Tình yêu nước
D. Cả 3 ý trên
Câu 10: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt
A. giang sơn B. sơn hà C. sông núi D. quốc gia
Câu 11: Hoành sóc có nghĩa là gì?
A. Cầm ngang ngọn giáo B. Múa giáo
C. Vác giáo D. Vung giáo
Câu 12: Tác giả cảm thấy thẹn khi nghe người đời kể chuyện ai?
A. Lưu Bị B. Tào Tháo
C. Quan Công D. Gia Cát Lượng
B. Tự luận: (7điểm)

Câu 1: (3 điểm)
Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ dựa theo nhân vật An Dương Vương.
Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về một bài thơ (hoặc một bài ca dao) đã học trong chương trình ngữ văn lớp 10.






















Đáp án
A. Trắc nghiệm:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trả lời A C D B A C A D D C A D

B. Tự luận:
Câu 1: (3 điểm)
* Về kĩ năng:
- Nắm vững cách tóm tắt nhân vật chính dựa theo nhân vật chính.
- Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dưong Vương.
* Về nội dung: đảm bào được các nội dung sau:
- Lai lịch của nhân vật.
- Các hành động, lời nói và việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện.
- Quan hệ giữa An Dương Vương với các nhân vật khác trong truyện .
- Viết văn bản bằng lời văn của mình.
Biểu điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng được các nội dung trên, văn viết trôi chảy, có cảm xúc
- Điểm 1, 2: Đáp ứng được cơ bản các nội dung trên, còn vài sai sót về diễn đạt và nội dung.
Câu 2: (4 điểm)
* Về kĩ năng:
Có kĩ năng làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Bài thơ hoặc bài ca dao phải nằm trong chương trình Ngữ văn 10.
* Về nội dung:
HS có thể đưa ra nhiều tác phẩm khác nhau song cần đảm bảo được 2 khia cạnh cơ bản của một tác phẩm văn học: Về nội dung và nghệ thuậtHS cần làm toát lên đựơc vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm.
Biểu điểm:
- Điểm 4,3: Đáp ứng được các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật. Văn viết trôi chảy, có cảm xúc, ít mắc lỗi chính tả.
- Điểm 1, 2: Có kiến thức song còn vài sai sót về diễn đạt và nội dung.
 
S

sofia1997

NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 ( HỌC KÌ I)
A) Cấu trúc đề thi: gồm 2 câu
Câu 1( 3 điểm): Tiếng Việt.
Câu 2( 7 điểm) : Cảm thụ văn học
B) Nội dung cụ thể:
Phần I: Tiếng Việt
Bài 1: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết.
* Lí thuyết:
Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết
- Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Hình thức giao tiếp trực tiếp.
- Đa dạng về ngữ điệu : Cao thấp, nhanh chậm …
- Có sự kết hợp, hỗ trợ của : Cử chỉ, điệu bộ.
- Từ ngữ đa dạng : Khẩu ngữ, từ địa phương, biệt ngữ, trợ từ.
-Câu được sử dụng nhiều là câu tỉnh lược.
-Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
- Diễn đạt bằng văn tự và cách trình bày văn tự.
- Khi viết có thời gian suy nghĩ lựa chọn từ ngữ để diễn đạt.
- Được sự hỗ trợ của dấu câu của ký hiệu và hình ảnh minh họa, biểu đồ…
- Dùng từ phải chính xác đúng phong cách.
- Tránh dùng từ khẩu ngữ, địa phương, tiếng lóng, tiếng tục.
- Câu trong ngôn ngữ viết thường là câu dài nhưng được sắp xếp một cách hợp lý.
- Có khả năng lưu truyền rộng rãi trong không gian và thời gian.
* Bài tập ứng dụng.
Bài 2: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
* Lí thuyết:
-Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm…đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
-Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hằng ngày.
-Các đặc trưng :
+Tính cụ thể :
Cụ thể về hoàn cảnh ,về con người ,cách nói năng ,từ ngữ diễn đạt .
Trong giao tiếp hội thoại ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói và người nghe càng dễ hiểu nhau, ngôn ngữ càng trừu tượng sách vở thì càng gây khó khăn cho giao tiếp.
+Tính cảm súc :
.Cảm súc gắn liền với giọng điệu, lời nói cà cũng thể hiện tâm trạng của, thái độ của người nói.
.Tính cảm súc kèm theo vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ.
.Nhiều từ ngữ thể hiện cảm súc rõ ràng .
.Nhiều kiểu câu giàu cảm súc.
+Tính cá thể :
.Ở giọng điệu riêng của từng người.
.Cách dùng từ và cách nói theo thói quen của từng người .
.Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người.Qua lời nói ta có thể phân biệt người này với người khác.
* Bài tập ứng dụng.
Bài 3: Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
* Lí thuyết:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
-Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
* Bài tập ứng dụng.
Ví dụ: Tìm và phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong các câu sau:
1) Áo chàm đưa bổi phân li.
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. ( Tố Hữu)
2) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. ( Nguyễn Khoa Điềm)
Gợi ý:
1) Biện pháp tu từ hoán dụ: Áo chàm chỉ người Việt Bắc.
Tác dụng: làm nổi bật sự bình dị, chịu thương chịu khó, thủy chung, bền bỉ của người Việt Bắc
2) Biện pháp tu từ ẩn dụ: Mặt trời trong câu thứ 2- chỉ em bé.
Tác dụng: Khẳng định em bé chính là nguồn sống, là hạnh phúc, niềm hi vọng của mẹ.
Phần II
Bài 1: Tỏ lòng( Phạm Ngũ Lão)
-Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc nhưng đã khắc hoạ được vẻ đẹp của một nhân vật lịch sử đặc biệt là để lại dấu ấn về một thời đại vẻ vang, hào hùng của dân tộc- thời Trần.
-Người tráng sỹ thời Trần với tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ, xông pha trận mạc, trấn giữ giang sơn đã bao năm ròng rã mà không mệt mỏi .
-Hình ảnh 3 quân là hình ảnh nói về quân đội nhà Trần nhưng đồng thời tượng trưng cho sức mạnh dân tộc. Thủ pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất của ba quân vừa khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đội quân mang hào khí Đông –A: Tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng quân xâm lược.
-Công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước. Chí làm trai ở đây mang tinh thần, tư tưởng tích cực, lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). Quan niệm lập công danh đã trở thành lý tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến. (Học sinh có thể liên hệ thơ của Nguyễn Công Trứ).
-Cái tâm của người anh hùng Phạm Ngũ Lão thể hiện qua nỗi “thẹn”. Nhà thơ “thẹn” vì chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu để trừ giặc, cứu nước. Đây là cái thẹn cao cả, cái thẹn của một con người khiêm tốn, có vẻ đẹp nhân cách. (Học sinh có thể liên hệ với cái thẹn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu vịnh”).
-Qua bài thơ người đọc có thể học tập được một lối sống cao đẹp: sống có hoài bão, lý tưởng, khát khao được góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
*Nghệ thuật:
-Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
-Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, dồn nèn về cảm xúc.
Bài 2: Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi)
-Qua bài “Cảnh ngày hè” ta có thể thấy ba vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai: yêu thiên nhiên; yêu đời, yêu cuộc sống; hết lòng vì dân vì nước.
+Tình yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế, tác giả đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên bằng nhiều giác quan: Thị giác, thích giác, khứu giác.
Tác giả đã vẽ nên một bức tranh ngày hè sống động đầy tràn nhựa sống , với sự hài hòa giữa giữa đường nét , màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật.
+Tấm lòng thiết tha với dân, với nước. Với Nguyễn Trãi, vui hay buồn, lo âu hay thanh thản tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân.
Nghe âm thanh “lao xao chợ cá” dội lại từ phía làng chài tác giả cảm thấy vui, vì đó là dấu hiệu của cuộc sống bình yên, no đủ.
Nguyễn Trãi ước có cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong .
*Nghệ thuật:
-Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán Việt và điển tích.
-Sử dụng từ láy độc đáo.
Bài 3: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
-Qua cách khẳng định và đề cao lối sống an nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ đã thể hiện rõ vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, nhân cách, trí tuệ của nhà thơ.
*Vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn:
-Yêu thiên nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về giữa tự nhiên, cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao.
-Phong thái ung dung, thảnh thơi, vui với thú điền viên, không suy tính, lo toan về danh lợi.
-Sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thứ có sẵn theo mùa nơi thôn dã mà không cần phải mưu cầu, tranh đoạt.
*Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ :
-Tác giả nhận cái dại về mình, nhường cái khôn cho người. Dại vì “tìm nơi vắng vẻ” – nơi an nhàn, nơi mình thích để tâm hồn được thảnh thơi ,để được giao hòa với thiên nhiên. Khôn vì “đến chốn lao xao”- chỉ chốn quan trường ngựa xe tấp nập, phồn hoa phú quý nhưng đầy thủ đoạn, bon chen.
 Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh táo trong trong sự lựa chọn và trong cách nói đùa ngược nghĩa: “dại” thực chất là “khôn”, cái khôn của một người thanh cao là quay lưng lại với danh vọng, bon chen tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung hòa nhập với thiên nhiên.
-Nhà thơ tìm đến “say” chỉ là để “tỉnh”. “Tỉnh” để nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. Tác giả cảnh tỉnh mình nhưng lại có tác dụng cảnh tỉnh người đời: Đừng làm nô lệ cho phú quý.
*Nghệ thuật:
-Sử dụng phép đối, điển cố.
-Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên má ý vị, giàu triết lí.
Bài 4: Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
-Bài thơ tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
-Hai câu đề: Tiếng thở dài của tác giả trước ‘ lẽ biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: Vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua tập thơ còn xót.
-Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ cuộc đời, số phận bi thương của nàng Tiểu Thanh: Tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết không được buông tha.
-Hai câu luận: Niềm cảm thông đối với với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của nàng tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh” và tự thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ nỗi đồng cảm sâu xa.
-Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri ân. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khát khao tri ân của mọi kiếp người tài hoa mà khải chịu sự đau khổ trong cuộc đời.
* Lưu ý: Ngoài việc đáp ứng về nội dung học sinh cầu chú ý đến kĩ năng làm bài.
Yêu cầu chung : Học sinh biết cách làm bài theo đúng đặc trưng thể loại. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ. Bố cục rõ ràng. Hành văn trong sáng. Chữ viết cẩn thận, dễ đọc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. Dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp. Sử dụng biện pháp tu từ một cách hợp lý để tạo sức gợi cảm cho câu văn.
 
B

be_mum_mim

nói như
datini thì còn một yếu tố quan trọng nữa là vị trí địa lý trong lớp. Theo mình chỉ cần nắm vững kiến thức sgk là ổn còn vận dụng thì tuỳ cơ uéng biến AD công thức cấp 2 thầy cô giảng là đủ
 
Top Bottom