Cùng giải 1 số bt tương đối khó nhằn :D

H

hoangtan2312

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1). Cho từ từ 150 ml dd HCl 1M vào 500 ml dd A gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dd B. Cho dd B tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 g kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dd A lần lượt là:
A). 0,21M và 0,32M B). 0,21M và 0,18M C). 0,2M và 0,4M D). 0,18M và 0,26M
2). Nhúng một thanh Magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2 ,sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam. Khối lượng Magie đã phản ứng là
A). 6,96 gam B). 24 gam C). 20,88 gam D). 25,2 gam
3). Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2 ; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỷ lệ thể tích 1: 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. ( Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước).
A). Ba2+,HCO3-và Na+. B). Na+,HCO3- . C). Na+,HCO3-,SO42-D). Na+ và SO42-
Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng hóa học: aAl + bHNO3  cAl(NO3)3 + dN2O + eNO +fNH4NO3 + gH2O.
Tỉ lệ mol N2O : NO : NH4NO3 là 1:1:1. Sau khi cân bằng , tổng hệ số nguyên nhỏ nhất (e,d,c,d,e,f,g) của phương trình hóa học trên bằng:
A. 131 B. 149 C. 152 D. 154
Câu 5. Sục 2,016 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch A. Rót thêm 200 ml dung dịch gồm BaCl2 0,15M và Ba(OH)2 xM thu được 5,91 gam kết tủa. Tiếp tục nung nóng thì thu tiếp m gam kết tủa nữa. Giá trị của x và m là:
A. 0,1M và 3,94gam B. 0,05M và 1,97 gam C. 0,1M và 1,97 gam. D. 0,05M và 3,94 gam
Câu 6. Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45,0g dung dịch HNO3 63%(có H2SO4 làm xúc tác ). Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng axit picric thu được là:
A. 35g B. 34,55g C. 50g D. 34,35g
Câu 7. Hỗn hợp gồm Na và Ba hòa tan vào V lít H2O được dung dịch A có pH = 12.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và Fe cần vừa đủ 1,2 lít dung dịch B gồm HCl và H2SO4 loãng. Sau phản ứng thấy thoát ra 1344 ml khí H2 (đktc).
Trộn một lượng dung dịch A và 600 ml dung dịch B để tạo được dung dịch C. Biết dung dịch C có khả năng hòa tan được tối đa 0,51 gam Al2O3. Thể tích dung dịch A cần dùng ở trên bằng:
A. 7 lít hoặc 5 lít B. 3 lít hoặc 5 lít C. 7 lít hoặc 3 lít D. 12 lít hoặc 3 lít
 
H

hoangtan2312

hơ, không ai làm hết à :D, làm đi các bạn ơi ^^!.........................
 
H

huyzhuyz

1). Cho từ từ 150 ml dd HCl 1M vào 500 ml dd A gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dd B. Cho dd B tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 g kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dd A lần lượt là:
A). 0,21M và 0,32M B). 0,21M và 0,18M C). 0,2M và 0,4M D). 0,18M và 0,26M

1,008 l khí ở đây là CO2 => [TEX]n_{C}=n_{CO_2}+n_{BaCO_3}=0,195[/TEX]
Suy ra [TEX]n_{Na_2CO_3}+n_{NaHCO_3}=0,195[/TEX]
Suy ra tổng [TEX]C_M=0,39[/TEX] suy ra
chỉ có đáp án B.
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

Câu 7. Hỗn hợp gồm Na và Ba hòa tan vào V lít H2O được dung dịch A có pH = 12.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và Fe cần vừa đủ 1,2 lít dung dịch B gồm HCl và H2SO4 loãng. Sau phản ứng thấy thoát ra 1344 ml khí H2 (đktc).
Trộn một lượng dung dịch A và 600 ml dung dịch B để tạo được dung dịch C. Biết dung dịch C có khả năng hòa tan được tối đa 0,51 gam Al2O3. Thể tích dung dịch A cần dùng ở trên bằng:
A. 7 lít hoặc 5 lít B. 3 lít hoặc 5 lít C. 7 lít hoặc 3 lít D. 12 lít hoặc 3 lít

Giải:
*dung dich A
Gọi x,y là số mol Na, Ba trộn vào V lit H20
ph=12 --> CM= 0.01
--> nOH- = (x+2y).V
*dung dịch B:
1.2 lit axit có nH+ = 1.344 : 22.4 .2=0.12 mol
--> 0.6 lit axit có nH+ = 0.06 mol

--> dung dịch C có
TH1: nOH- = (x+2y).V - 0.06 ............................. nếu nOH- >nH+
Al2O3 + 2 OH- ----> 2AlO2- + H20
0.005 ---0.01
--> (x+2y) . V = 0.06 + 0.01 = 0.07 (I)

TH2:
nH+ = 0.06 - (x+2y).V ......................... nếu nOH-<nH+
Al203 + 6H+ ----> 2Al 3+ +3H20
0.005----0.03

-->0.06-(x+2y).V = 0.03
--> (x+2y).V = 0.03 (II)

Chia I cho II ---> V trường hợp 1 / V trường hợp 2 = 7/3
--> đáp án C
 
Q

quynhdihoc

Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng hóa học: aAl + bHNO3  cAl(NO3)3 + dN2O + eNO +fNH4NO3 + gH2O.
Tỉ lệ mol N2O : NO : NH4NO3 là 1:1:1. Sau khi cân bằng , tổng hệ số nguyên nhỏ nhất (e,d,c,d,e,f,g) của phương trình hóa học trên bằng:
A. 131 B. 149 C. 152 D. 154


Thiết lập các mối qhệ
d=e=f ( đầu bài tỉ lệ mol các khí = 1:1:1)
a=c ( theo nguyên tố Al)
b= 3c+2d+e+2f = 3c+5d ( theo nguyên tố N)
b=4f+2g = 4d+2g ( theo nguyên tố H)
3b=9c+ d+ e+3f+g = 9c + 5d+ g (theo nguyen tố O)


===> a + b+ c+ d + e +f+ g = 149.d/3
--> d =3 và tổng = 149 --------> B
 
H

huyzhuyz

2). Nhúng một thanh Magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2 ,sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam. Khối lượng Magie đã phản ứng là
A). 6,96 gam B). 24 gam C). 20,88 gam D). 25,2 gam

[TEX]Mg + Fe^{3+}[/TEX]\Rightarrow[TEX]Mg^{2+} + Fe^{2+}[/TEX]
Đến đây Mg đã pư 0,4 mol.
Nếu [TEX]Cu^{2+}[/TEX] ko phản ứng hết thì khối lượng KL tăng: 0,05.(64-24)<11,6
Suy ra [TEX]Cu^{2+}[/TEX] hết và tiếp đó là [TEX]Fe^{2+}[/TEX] phản ứng.
[TEX]n_{Fe^{2+}}=\frac{11,6+0,4.24-0,05.(64-24)}{56-24}=0,6[/TEX]
\Rightarrow[TEX]n_{Mg}=0,4+0,6+0,05=1,05[/TEX]
\RightarrowD.25,2g
 
H

huyzhuyz

3). Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2 ; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỷ lệ thể tích 1: 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. ( Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước).
A). Ba2+,HCO3-và Na+. B). Na+,HCO3- . C). Na+,HCO3-,SO42-D). Na+ và SO42-
Coi 2 dung dịch có số mol là 1
[TEX]n_{HCO_3^-}=2[/TEX]
[TEX]n_{Ba^{2+}}=1[/TEX]
[TEX]n_{Na^+}=1[/TEX]
[TEX]n_{HSO_4^-}=1[/TEX]

có các quá trình phân li sau:

[TEX]HSO_4^- \Rightarrow H^+ + SO_4^2-[/TEX]
[TEX]H^+ HCO_3^- \Rightarrow CO_2 + H_2O [/TEX]
Đến đây thì ion [TEX]HCO_3^-[/TEX] còn lại 1. Ion [TEX]Ba^{2+}[/TEX] và [TEX]SO_4^{2-}[/TEX] kết hợp tạo kết tủa vừa đẹp.

Vậy còn 1 [TEX]HCO_3^-[/TEX] và 1 [TEX]Na^+[/TEX] vừa đẹp. Đ/a: B

Chú ý là axit sunfuric
[TEX]H_2SO_4[/TEX] nấc 1 phân li hoàn toàn. Nấc 2 thuận nghịch ([TEX]\alpha = 10^{-2}[/TEX]). Nhưng trong bài này coi như nấc 2 phân li hoàn toàn.
 
H

huyzhuyz

À còn câu 1 các bạn cần chú ý cho từ từ axit vào hỗn hợp 2 muối cacbonat và hidrocacbonat thì [TEX]H^+[/TEX] phản ứng với [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] trước để tạo ion [TEX]HCO_3^-[/TEX] với tỉ lệ mol 1 : 1. Phản ứng hết ion [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] mới đến ion [TEX]HCO_3^{-}[/TEX]. Còn nếu ko có chữ từ từ thì bài toán ko xác định được !. Trong trường hợp ngược lại là đổ hỗn hợp A vào axit thì ko cần chú ý tới rót từ từ hay đổ uỵch vào. TH này cả 2 ion pư đồng thời cho dù có rót từ từ \Rightarrow Lập hệ pt giải toán
 
H

hoangtan2312

hì, cảm ơn các bạn đã giải bt một cách nhiệt tình ^^!. Tất cả làm đều đúng hết trơn :D
 
Q

quynhdihoc

Thôi cố gắng làm cho hết nhé, hi, rùi bạn Tân iu wý post típ nha ;)

Câu 6. Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45,0g dung dịch HNO3 63%(có H2SO4 làm xúc tác ). Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng axit picric thu được là:
A. 35g B. 34,55g C. 50g D. 34,35g

0.2 mol C6H5OH + 0.45 mol HNO3 ----> a mol C6H3N3O7
--> a= 0.15 --> D

Câu 5. Sục 2,016 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch A. Rót thêm 200 ml dung dịch gồm BaCl2 0,15M và Ba(OH)2 xM thu được 5,91 gam kết tủa. Tiếp tục nung nóng thì thu tiếp m gam kết tủa nữa. Giá trị của x và m là:
A. 0,1M và 3,94gam B. 0,05M và 1,97 gam C. 0,1M và 1,97 gam. D. 0,05M và 3,94 gam

Giải:
nC02 = 0.09
nOH- = 0.1
==> nCO3 2- =0.01
nHCO3 - =0.08
nBaCl2 = 0.03 mol
nBaCO3 = 0.03

HCO3 - + OH- ----> CO3 2- + H20
.............0.02 <-- 0.03-0.01
--> nBa(OH)2 = 0.01 --> x= 0.05M
nHCO3- dư = 0.08 -0.02 = 0.06
nBa2+ dư = 0.01
-->Ba(HCO3)2 = 0.01 ---> nhiệt phân --> 0.01 BaCO3 ---> m=1.97
 
Top Bottom