Toán 12 Cực trị và các vấn đề nên nhớ của hàm trùng phương

Sweetdream2202

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,616
1,346
216
24
TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Hàm trùng phương
do-thi-ham-so-bac-4-trung-phuong-1.PNG
do-thi-ham-so-bac-4-trung-phuong-2.PNG


[tex]y=ax^4+bx^2+c[/tex] [tex](a\neq 0)[/tex]

đạo hàm: [tex]y'=4ax^3+2bx[/tex]

- hàm số có 3 điểm cực trị: [tex]a.b< 0[/tex]

- hàm số có 1 điểm cực trị: [tex]a.b\geq 0[/tex]

- hàm số có đúng 1 cực trị và cực trị là cực tiểu: [tex]\left\{\begin{matrix} a>0\\ b\geq 0 \end{matrix}\right.[/tex]

- hàm số có đúng 1 cực trị và cực trị là cực đại: [tex]\left\{\begin{matrix} a< 0\\ b\leq 0 \end{matrix}\right.[/tex]
- hàm số có 1 điểm cực đại và 2 điểm cực tiểu: [tex]\left\{\begin{matrix} a>0\\ b<0 \end{matrix}\right.[/tex]

- hàm số có 1 điểm cực tiểu và 2 điểm cực đại: [tex]\left\{\begin{matrix} a<0\\ b>0 \end{matrix}\right.[/tex]

- Giả sử đồ thị hàm số có 3 điểm cực trị là:

[tex]A(0;c);B(-\sqrt{\frac{-b}{2a}};-\frac{\Delta }{4a});C(\sqrt{\frac{-b}{2a}};-\frac{\Delta }{4a})[/tex]

khi đó A, B, C tạo thành một tam giác cân tại A với độ dài các cạnh lần lượt:

+ [tex]AB=AC=\sqrt{\frac{b^4}{16a^2}-\frac{b}{2a}}[/tex]

+ [tex]BC=2\sqrt{\frac{-b}{2a}}[/tex]

+ [tex]cos\widehat{A}=\frac{b^3+8a}{b^3-8a}[/tex]

II. Một số trường hợp thường gặp

đồ thị hàm số của hàm trùng phương có 3 điểm cực trị là A, B, C thỏa mãn một trong những điều kiện sau:

- [tex]\Delta ABC[/tex] vuông cân: [tex]\frac{b^3}{8a}+1=0[/tex]

- [tex]\Delta ABC[/tex] đều: [tex]\frac{b^3}{8a}+3=0[/tex]

- [tex]\widehat{BAC}=\alpha[/tex]: [tex]8a+b^3.tan^2\frac{\alpha }{2}=0[/tex]

- tạo thành tam giác có diện tích S: [tex]S^2=\frac{-b^5}{32a^3}[/tex]

- Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là R: [tex]R=\frac{b^3-8a}{8|a|b}[/tex]

- tam giác ABC có [tex]BC=m_0[/tex]: [tex]am_0^2+2b=0[/tex]

- tam giác có [tex]AB=AC=n_0[/tex]: [tex]6a^2n_0^2-b^4+8ab=0[/tex]

- tam giác ABC có 2 đỉnh B, C nằm trên trục Ox: [tex]b^2=4ac[/tex]

- tam giác ABC là tam giác nhọn: [tex]b(8a+b^3)>0[/tex]

- tam giác ABC có trọng tâm là O: [tex]b^2=6ac[/tex]

- tam giác ABC có trực tâm là O: [tex]b^3+8a-4abc=0[/tex]

- tứ giác ABOC là hình thoi: [tex]b^2=2ac[/tex]

- tam giác ABC có O là tâm đường tròn ngoại tiếp: [tex]b^3-8a-8abc=0[/tex]

- tam giác ABC có O là tâm đường tròn nội tiếp: [tex]b^3-8a-4abc=0[/tex]

- trục hoành chia tam giác thành 2 phần có diện tích bằng nhau: [tex]b^2=4\sqrt{2}|ac|[/tex]

- đồ thị hàm số (C) cắt trục Ox tại 4 điểm lập thành cấp số cộng: [tex]\left\{\begin{matrix} b^2=\frac{100}{9}ac\\ \Delta >0\\ P> 0\\ S>0 \end{matrix}\right.[/tex]

- phương trình đường tròn ngoại tiếp: [tex]x^2+y^2-(\frac{2}{b}-\frac{\Delta}{4a}+c )y+(\frac{2}{b}-\frac{\Delta}{4a})c=0[/tex]
 
Top Bottom