‘Công thức’ tả mẹ khiến học sinh thiếu sáng tạo

Lê Thanh Quang

Cựu Admin
Thành viên
9 Tháng một 2018
486
412
101
Hải Dương
Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Học sinh chủ động làm bài dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập. Xem thêm tại đây.Nhiều học sinh tả mẹ theo gợi ý từ cô giáo, làm cho phụ huynh không nhận ra mình khi đọc văn của con.

Mai Phương (Thanh Hoá) mới đây chia sẻ bài văn "Hãy tả mẹ các em thật đẹp" của cô em gái học lớp 7. Bài văn được giáo viên chấm 8 điểm và phê "rành mạch, có cảm xúc".
Bài văn cảm xúc, song nhân vật được tả không phải mẹ của hai chị em, mà là người mẹ với công thức chung quen thuộc: nước da mẹ trắng ngần, mái tóc dài đen láy, sống mũi dọc dừa, mẹ đi chợ sớm khi hai bố con còn say giấc…

9-3-201836-779592842-5378-1520824411.png

‘Công thức’ tả mẹ được cô giáo gợi ý cho học sinh lựa chọn. Ảnh: NVCC

Không riêng môn Ngữ văn, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ lo lắng khi thầy cô dạy rập khuôn. Chị Mai Trang (Hà Nội) cho biết: "Bài toán có 3 cách giải, song con trai tôi chỉ biết làm theo phương án của cô. Tôi cũng sợ cảnh gia sư làm hộ bài tập cho con để cải thiện điểm số. Tiến bộ không bền vững sẽ khiến con chủ quan về năng lực bản thân, bị động trong học tập và sau này gặp khó khi lĩnh hội kiến thức cao hơn".
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn gặp khó khi giải bài toán làm thế nào để con thích học, sáng tạo và chủ động hơn. Với đối tượng trẻ tiểu học và THCS, mọi thói quen, nhận thức bây giờ sẽ quyết định tính cách, hành vi của con sau này.

Mai Phương cho rằng trẻ sẽ phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo nếu được gợi mở đúng cách. Đọc xong bài văn của em, Phương hỏi lại: “Tóc mẹ đâu có dài và đen láy, em đang tả mẹ của bạn nào vậy. Chẳng phải em vẫn thường nói mình yêu mái tóc xơ rối mỗi lần ra nắng đều xơ xác đến xấu hổ của mẹ à. Nếu em tả chân thực như vậy thì mẹ sẽ thấy rất vui đấy”.

Sau vài gợi ý như vậy, cô bé lớp 7 đã viết lại một bài văn tả mẹ chân thực và xúc động.


9-3-201855-1205-1520824411.png

Học sinh chủ động làm bài dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập. Xem thêm tại đây.

Học tập chủ động cũng là nguyên tắc quan trọng nhất tại Trung tâm Galileo của hệ thống giáo dục Hocmai. Mô hình này hoạt động theo nguyên tắc "5 không": không giảng bài, không làm bài hộ, không doạ dẫm, không mặc kệ và không dụ dỗ.

Nhà khoa học người Italy Galileo Galilei từng nói: “Chúng ta không dạy bọn trẻ bất cứ điều gì, mà chỉ giúp chúng khám phá bản thân”. Trung tâm Học tập Chủ động Galileo cũng lấy việc rèn luyện thái độ làm nền tảng để nâng cao năng lực cho học sinh.

Điểm khác biệt của mô hình học tập này so với hình thức gia sư là cá nhân hoá lực học, thay đổi thái độ của trẻ, không lấy việc truyền đạt kiến thức làm trọng tâm. Nhờ vậy, trẻ thích học, tích cực trao đổi, chủ động ngồi vào bàn và chủ động lĩnh hội kiến thức, cải thiện kết quả học tập một cách bền vững.

Một ca kéo dài 90 phút, gồm 30 phút tương tác trực tiếp với cố vấn học tập và 60 phút học chủ động. Trẻ có không gian riêng tư và chương trình phù hợp. Cố vấn không đưa ra đáp án hay cách giảng giải, mà sẽ đặt câu hỏi gợi mở tư duy và khuyến khích học sinh phản biện.



 
Top Bottom