P
Câu1: tại sao bón nhiều phân hoá học liên tục nhiều năm (đặc biệt phân đạm, phân kali) dễ làm cho đất bị chua
Câu2: dựa vào đặc điểm của phân hữu cơ cho biết tại sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính
Câu3: vì sao không nên sử dụng phân hoá học quá nhiều
Câu 1:
Phân Kali có thành phần chủ yếu là KCl và K2SO4. Khi bón vào đất (có nước) sẽ phân ly cho ra ion K+
Cl- và SO4--.
Phân đạm thường có những loại như đạm ure (NH2)2CO, đạm sunphat (NH4)2SO4, đạm nitrat NH4NO3 nên khi bón vào đất thì (có nước) thì sẽ phân li thành các ion NH4+; NO3-; SO4-
Do vậy khi bón phân kali, phân đạm vào trong đất khi cây không hấp thụ hết, trong đất có thể còn tồn dư các gốc axit đó là CL-; SO4--; NO3-; những ion này kết hợp với ion H+ có trong đất (H+ được tạo ra do rễ cây luôn tiết ra CO2 vào đất, CO2 tác dụng với nước để tạo thành H2CO3, H2CO3 phân ly thành ion H+ và CO3--) dẫn đến làm cho đất bị chua
Câu 2:
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác… được làm từ phân chuồng, rác thải (phân rác), một số các loại lá (phân xanh), các vi sinh vật hữu ích (phân vi sinh). Đặc điểm chung của các loại phân hữu cơ là hàm lượng chất dinh dưỡng thấp có tác dụng làm xốp đất, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học, đối với các loại phân vi sinh thì các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây. Do những đặc điển trên mà phân hữu cơ chỉ thích hợp để bón lót. Khi cần bón thúc cho cây ta cần dùng các loại phân hóa học có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn.
#net
Hay nhớ like