Sử 8 công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên xô(1925 - 1941)

mikhue

Học sinh tiến bộ
Thành viên
8 Tháng chín 2017
985
607
154
20
Đắk Lắk
SMTOWN
  • Like
Reactions: Kagome811

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
22
Hải Dương
th
* Công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài.
- Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt
- Biện pháp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1928 - 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ hai (1933 - 1937).
- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
* Công nghiệp: ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất lớn và cơ giới hoá
* Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
* Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa.
- Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
Mặc dù còn có những hạn chế song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 - 1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.


Nguồn: Cadasa
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
"công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên xô(1925 - 1941) đẫ đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt", em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây : nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm 1926 -1929, nhân dân Liên Xô tập trung mọi sức lực vào việc thực hiện bước đầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ, ngành công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ), ngành chế tạo máy móc nông nghiệp và ngành công nghiệp quốc phòng.
Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dán Liên Xô tiến hành cải tạo nền nông nghiệp, thu hút đông đảo nông dân tham gia các nông trang tập thể.

2014-08-22%2008_26_12-lich%20su%20lop%208%20(Last%20saved%20by%20user)%20[Compatibility%20Mode]%20-%20Microsoft%20Word.jpg


Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm. Mỗi kế hoạch của năm đều có những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, đánh dấu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và lần thứ hai (1933 - 1937) đều hoàn thành trước thời hạn.

Trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp, Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành. Nhân dân Liên Xô đã xây dựng được một nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa và có quy mô sản xuất lớn.

2014-08-22%2008_28_40-lich%20su%20lop%208%20(Last%20saved%20by%20user)%20[Compatibility%20Mode]%20-%20Microsoft%20Word.jpg


Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,...
Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Tháng 6 - 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.



Nguon:loigiaihay
 
Last edited by a moderator:

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
20
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
"công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên xô(1925 - 1941) đẫ đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt", em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là nước công nghiệp lạc hậu (2/3 là nông nghiệp, máy móc nhập từ nước khác). Từ đó, Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa đất nước:

- Tập trung lực lượng cho bước đầu xây dụng chủ nghĩa xã hội, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, công cụ, công nghiệp năng lượng.

- Cải tạo nông nghiệp, xây dựng những nông trang tập thể.

- Thực hiện kế hoạch 5 năm về kinh tế - xã hội.

Nhờ vậy, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn:

- Năm 1936, công nghiệp ở Liên Xô đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ).

- Xây dựng được tập thế hóa nông nghiệp, cơ giới, công nghiệp, quy mô sản xuất lớn.

- Thoát nạn mù chữ, phát triển về lĩnh vực tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nghệ thuật.

- Không còn giai cấp bóc lột thống trị Liên Xô.
 
Top Bottom