Vật lí CÔNG BỐ CÂU HỎI VÒNG 1 - EVENT VẬT LÝ THẬT THÚ VỊ

HMF Vật lí

BQT môn Vật lí
2 Tháng năm 2017
290
744
121
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chắc hẳn các bạn đều đã chờ đợi những câu hỏi của Vòng 1 - Event Vật Lý Thật Thú Vị lâu lắm rồi phải không nào!!!
Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng đến với

BỘ CÂU HỎI VÒNG 1 - EVENT VẬT LÝ THẬT THÚ VỊ
Nếu không xem được các bạn có thể xem tại đây
Các bạn có 24 giờ (từ 20h ngày 3/8 đến 20h ngày 4/8) để trả lời cho tất cả câu hỏi
Lưu ý:
  • Các bạn chỉ được đăng một bài giải duy nhất gồm câu trả lời cho tất cả câu hỏi.
  • Khi hết thời gian làm bài, BTC sẽ khóa topic và không chấp nhận bất cứ bài trả lời nào nữa. Những bài làm sau khi hết thời gian sẽ bị ẩn đi.
  • Không được sửa bài làm dù chỉ một lần, nếu bị phát hiện có sửa bài thì sẽ không tính điểm cho Vòng 1 cho nhóm đó.
  • Những bài viết không liên quan sẽ bị xóa và xử lý theo quy định của diễn đàn.
  • Các bạn trả lời bên dưới topic này theo mẫu: [Tên nhóm] + Trả lời + [Gói câu hỏi] + Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị (Ví dụ: Nhóm 5 - Trả lời gói câu hỏi số 5 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị). Những bài viết không đúng mẫu sẽ bị xem là bài viết không liên quan.
  • Câu trả lời chỉ được chấp nhận từ Trưởng nhóm đã được chọn.
Chúc tất cả các bạn làm bài thật thành công!!!
(Và hãy nhớ là 2 nhóm nộp bài sớm nhất sẽ nhận được 2 điểm cộng cho bài làm của mình)
 

Quân (Chắc Chắn Thế)

Trùm vi phạm
Thành viên
18 Tháng chín 2017
1,266
2,329
261
19
Hà Nội
Trường Mần Non
Chắc hẳn các bạn đều đã chờ đợi những câu hỏi của Vòng 1 - Event Vật Lý Thật Thú Vị lâu lắm rồi phải không nào!!!
Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng đến với

BỘ CÂU HỎI VÒNG 1 - EVENT VẬT LÝ THẬT THÚ VỊ
Nếu không xem được các bạn có thể xem tại đây
Các bạn có 24 giờ (từ 20h ngày 3/8 đến 20h ngày 4/8) để trả lời cho tất cả câu hỏi
Lưu ý:
  • Các bạn chỉ được đăng một bài giải duy nhất gồm câu trả lời cho tất cả câu hỏi.
  • Khi hết thời gian làm bài, BTC sẽ khóa topic và không chấp nhận bất cứ bài trả lời nào nữa. Những bài làm sau khi hết thời gian sẽ bị ẩn đi.
  • Không được sửa bài làm dù chỉ một lần, nếu bị phát hiện có sửa bài thì sẽ không tính điểm cho Vòng 1 cho nhóm đó.
  • Những bài viết không liên quan sẽ bị xóa và xử lý theo quy định của diễn đàn.
  • Các bạn trả lời bên dưới topic này theo mẫu: [Tên nhóm] + Trả lời + [Gói câu hỏi] + Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị (Ví dụ: Nhóm 5 - Trả lời gói câu hỏi số 5 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị). Những bài viết không đúng mẫu sẽ bị xem là bài viết không liên quan.
  • Câu trả lời chỉ được chấp nhận từ Trưởng nhóm đã được chọn.
Chúc tất cả các bạn làm bài thật thành công!!!
(Và hãy nhớ là 2 nhóm nộp bài sớm nhất sẽ nhận được 2 điểm cộng cho bài làm của mình)


Nhóm 2 - Trả lời gói câu hỏi số 4 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị

Câu 1:

  • Đây là hiện tượng mây xếp hàng.
  • Không khí nóng ẩm trên mặt đất bốc hơi, gặp lạnh và ngưng tụ thành các đám mây. Khi gặp điều kiện thích hợp, một lớp không khí nóng ở tầng khí quyển thấp hơn sẽ đóng vai trò như một lớp ngăn cách, không cho không khí bốc hơi lên cao.
  • Tại mặt trên những đám mây, không khí lạnh bị đẩy đi theo chiều ngang, khiến chúng bị hạ thấp xuống. Những luồng không khí này lưu thông song song cùng hướng gió, tạo thành những “đường mây” dài xuyên qua bầu trời như chúng ta thấy.
Câu 2:
  • Đây là chuông báo động.
  • Nguyên lí hoạt động: Khi khóa K đóng, chuông không kêu vì mạch điện 2 hở. Khi khóa K mở, chuông kêu vì cửa mở đã làm hở mạch điện 1, dòng điện đi qua cuộn dây. Cuộn dây sẽ khuếch đại từ trường này và làm cho nam châm điện hút được miếng sắt. miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2.
Câu 3:

Dựa trên:
  • Định luật III Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
  1. Để không bị chìm khi lướt trên mặt nước, ta phải tạo ra một phản lực cân bằng với trọng lượng của mình, bằng cách đẩy nước về phía sau và xuống dưới sâu sau mỗi bước chân.Tuy nhiên, khi đẩy nước đi, người di chuyển sẽ chịu phản lực của nước. Do đó, người chạy phải đạt tốc độ nhanh gấp đôi mới tiến lên được.
  2. Ngoài ra, ta phải chạy đủ nhanh, khi đó mỗi lần bàn chân đạp lên mặt nước sẽ cung cấp một lực quán tính. Nếu rút chân đủ nhanh trước khi chìm xuống, người di chuyển mới có thể tiếp tục với chân kia.
Câu 4:
  • Định luật Acsimet: Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
  • Căn cứ theo định luật Acsimet thì trong môi trường có trọng lực, một vật rắn thả vào trong chất lỏng ví dụ như nước sẽ phải chịu các lực từ mọi phía của chất lỏng được gọi là lực nâng. Độ lớn của lực này liên quan đến trọng lực và luôn luôn hướng lên trên. Một vật thể có trọng lượng lớn khi bị trọng lực tác động sẽ bị chìm xuống dưới. Vật thể có trọng lực nhỏ hơn lực đẩy thì vật thể sẽ nổi lên trên. Khi trọng lực cân bằng với lực đẩy thì vật thể có thể nổi trên mặt nước.
  • Mặc dù tàu rất nặng nhưng do các tấm sắt tạo thành thể hơn cục sắt có cùng trọng lực rất nhiều lần. Như vậy, thể tích của tàu ở trong nước tăng lên rất nhiều, lực đẩy nhờ vậy cũng tăng lên đến khi vượt qua trọng lực của tàu thì tàu sẽ nổi trên mặt nước.


 

Đắng!

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
17 Tháng mười một 2018
767
2,258
256
Bà Rịa - Vũng Tàu
Minh Dạm
Nhóm 8 - Trả lời câu hỏi số 15 - Vòng 1 - Event vật lý thứ vị
Câu 1: Sự cần thiết của các viên đá
- Giúp hấp thụ nhiệt tốt hơn, giảm nhiệt cho đường ray.
- Các lớp đá sẽ ngăn chặn các cây dại mọc từ dưới đất lên
- Giúp thoát nước tốt hơn khi đường ray ngập nước, ảnh hưởng đến độ an toàn của đường ray.
- Giúp đường ray được cố định, giảm tải tốt hơn.
- Ngăn cho đường ray biến dạng, sụt lún
- Giúp tăng độ cứng, độ bền và độ linh hoạt cho đường ray khi có tàu đi qua.
- Tăng tính đàn hồi cho đường ray trước tác động nhiệt.
Câu 2: Đó là tụ điện, trong ảnh là 1 loại của tụ điện, là tụ hoá. Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện.
Câu 4: Khi chạm vào thứ gì đó lạnh như viên đá mới lấy ra từ trong tủ lạnh, nó sẽ làm cho độ ẩm của tay bị đóng băng và dính vào. Khi nhiệt bị hút hết thì tay sẽ dính chặt vào như kéo dán. Tương tự với lưỡi của chúng ta.
Câu 3:
Chưa bao giờ nghĩ
Có nhiều cách lý giải về con người có thể phóng điện. Do ma sát .Do tích điện cũng có. Do trong cơ thể mình cũng có những điện tích. Các phân tử trong không khí lúc này đã bị ion hóa, khiến các nguyên tử electron tách ra hoặc gộp lại. Khi đưa ngón tay lên, đầu ngón tay tiếp xúc với không khí và tạo thành một đường dẫn điện giống như cột thu lôi trên các tòa nhà cao tầng. Điện trường xung quanh ngón tay lúc này lại cực kỳ mạnh, do đó dòng điện sẽ phóng ngược lên, khiến đầu ngón tay tóe ra những tia lửa điện.
Cách làm và điều kiện: Tích điện bằng cách tạo ra tĩnh điện: mặc nhiều áo, áo len trong điều kiện khô, rồi cọ xát, di chuyển, cử động sao cho tích đủ điện. Đưa tay gần vật dẫn kim loại (nắm đấm cửa), nếu chạm vào thì sẽ giật bắn người và phát ra từ "Tách" do sự giải phóng điện tích.
Tại sao chúng ta không thể tạo được tia sét lớn như trong phim?
Vì mình không thể tự điều khiển để tập trung tất cả dòng đien trong cơ thể mình. Đôi khi điều đó chỉ xảy ra một cách vô thức thôi. Còn người nào làm đuọc thì họ chính là siêu nhân thực thụ
 

machung25112003

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tư 2017
1,227
1,041
264
Hà Nội
Chắc hẳn các bạn đều đã chờ đợi những câu hỏi của Vòng 1 - Event Vật Lý Thật Thú Vị lâu lắm rồi phải không nào!!!
Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng đến với

BỘ CÂU HỎI VÒNG 1 - EVENT VẬT LÝ THẬT THÚ VỊ
Nếu không xem được các bạn có thể xem tại đây
Các bạn có 24 giờ (từ 20h ngày 3/8 đến 20h ngày 4/8) để trả lời cho tất cả câu hỏi
Lưu ý:
  • Các bạn chỉ được đăng một bài giải duy nhất gồm câu trả lời cho tất cả câu hỏi.
  • Khi hết thời gian làm bài, BTC sẽ khóa topic và không chấp nhận bất cứ bài trả lời nào nữa. Những bài làm sau khi hết thời gian sẽ bị ẩn đi.
  • Không được sửa bài làm dù chỉ một lần, nếu bị phát hiện có sửa bài thì sẽ không tính điểm cho Vòng 1 cho nhóm đó.
  • Những bài viết không liên quan sẽ bị xóa và xử lý theo quy định của diễn đàn.
  • Các bạn trả lời bên dưới topic này theo mẫu: [Tên nhóm] + Trả lời + [Gói câu hỏi] + Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị (Ví dụ: Nhóm 5 - Trả lời gói câu hỏi số 5 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị). Những bài viết không đúng mẫu sẽ bị xem là bài viết không liên quan.
  • Câu trả lời chỉ được chấp nhận từ Trưởng nhóm đã được chọn.
Chúc tất cả các bạn làm bài thật thành công!!!
(Và hãy nhớ là 2 nhóm nộp bài sớm nhất sẽ nhận được 2 điểm cộng cho bài làm của mình)

Nhóm 10 - Trả lời gói câu hỏi số 9 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị

Câu 1:

Những hòn đá xếp chồng lên nhau bằng các cạnh có tiết diện rất nhỏ nhưng lại không đổ ngã là do giá của trọng lực các hòn đá đi qua mặt chân đế nên các hòn đá nằm cân bằng (tức là đường vuông góc hạ từ tổng hợp tâm các hòn đá đi qua mặt hòn đá tiếp xúc với đất).

Câu 2:

Đó là hình ảnh của nam châm điện.
Nguyên lý hoạt động: Khi mắc một dây dẩn điện có nhiều vòng quấn với điện, dòng điện sản sinh một điện trường E trong các vòng quấn . Khi dòng điện đi qua các vòng quấn, biến đổi của điện trường trong các vòng quấn sinh ra một từ trường B vuông góc với điện trường E. Từ trường của cuộn dây dẫn điện có tính chất giống như từ trường của một nam châm cũng hút hay đẩy một từ vật nằm trong từ trường của cuộn dây. Khi tách điện khỏi cuộn dây, từ trường không tồn tại. Cuộn dây không còn hút hay đẩy từ vật, vậy chỉ khi nào cuộn dây dẫn điện, cuộn dây trở thành nam châm điện.
Từ trường của cuộn dây tùy thuộc vào số từ cảm cuộn dây và dòng điện trong cuộn dây.
Từ cảm cuộn dây tỉ lệ thuận với chiều dài, số vòng quấn và tỉ lệ nghịch với diện tích của cuộn dây.

Câu 3:

Chắc có lẽ, đa số chúng ta đều từng nghĩ việc điều khiển đồ vật, phạm vi mà tôi đang nói đến chính là sắt thép. Với vật kim loại như sắt, thép, chúng ta nghĩ ngay tới nam châm hút sắt. Để hút được sắt, chúng ta phải có nam châm và tùy vào sắt mà ta có những nam châm có từ trường mạnh. Nam châm hút được sắt là do có từ tính. Khi gần miếng sắt, từ trường của nam châm sẽ làm cho miếng sắt bị nhiễm từ, giữa nam châm và miếng sắt có cực từ khác nhau nên sẽ tạo ra lực hút, miếng sắt sẽ dính chặt vào miếng nam châm.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học cũng như các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, con người cũng có từ trường và cũng có thể hút được các vật sắt, chẳng hạn như con dao, hay nĩa, hoặc thìa...Nguyên nhân ở đây là họ hút đồ vật dựa trên ba khả năng: dính ướt do mồ hôi; làn da khá xù xì nên tạo các giác hút nhỏ; nghiêng người sang một bên để trọng tâm của vật nằm trong “mặt phẳng ổn định” (thường giữa hai chân khi ta đứng trên mặt đất). Nếu nói con người không thể hút các vật sắt, thép thì sai nhưng nói ai cũng có thể hút các vật sắt, thép thì cũng không đúng! Vì vậy mà rất ít chúng ta có thể điều khiển được đồ vật sắt thép, chỉ những người đã tập luyện trở thành "người nam châm" mới có thể hút được chúng và điều khiển được các vật sắt thép mà thôi!!!

Câu 4:

Họ đốt 1 mẩu giấy nhỏ hoặc quẹt 1 que diêm bỏ vào chai và nhanh chóng đặt quả trứng vào miệng chai (trứng đã bóc vỏ) thì quả trứng sẽ chui lọt qua miệng chai. Nguyên nhân là do khi que diêm, mẩu giấy cháy, lượng không khí trong bình : khí oxi hao hụt đi và khí Nitơ nở ra do lửa, cho nên khí nitơ tăng thể tích và bị đẩy ra ngoài. Khi đặt trứng lên miệng chai, nguồn oxi từ ngoài vào bị chặn, lửa tắt, khí nitơ không nở ra nữa nên không khí thể tích giảm do lượng khí trong chai ít dẫn tới sự chênh lệch áp suất của không khí trong chai và môi trường bên ngoài nên không khí bên ngoài ép đẩy quả trứng vào chai .
Phải là chai nước có miệng ít nhất có đg kính bằng 1/2 đường kính quả trứng và quả trứng đã đc luộc chín và bóc vỏ
 

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Nhóm 6- Trả lời gói câu hỏi số 12 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1:
-Vì diện tích tiếp xúc bề mặt của người nâng ống nằm ngang lớn hơn người nâng ống để dọc và khối lượng các ống bằng nhau=> áp lực mà người nâng ống nằm ngang chịu so với người nâng ống để dọc là nhỏ hơn=> như trong hình
Câu 2:
Hình vẽ trên mô tả hoạt động của động cơ điện môt chiều
Nguyên lý: -Gồm 2 bộ phần Stator và rotor
+Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều, một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.
  • -Nguyên tắc hoạt độngcủa động cơ điện một chiều
  • Electric_motor_cycle_1.png
    Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau tạo ra chuyển động quay của rotor
  • Electric_motor_cycle_2.png
    Pha 2: Rotor tiếp tục quay
  • Electric_motor_cycle_3.png
    Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator và rotor cùng dấu, trở lạ
Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ sẽ hoạt động như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một sức điện động cảm ứng Electromotive force (EMF). Khi vận hành bình thường, rotor khi quay sẽ phát ra một điện áp gọi là sức phản điện động counter-EMF (CEMF) hoặc sức điện độngđối kháng, vì nó đối kháng lại điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động này tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ được sử dụng như một máy phát điện (như lúc ta nối một điện trở tải vào đầu ra của động cơ, và kéo trục động cơ bằng một ngẫu lực bên ngoài). Như vậy điện áp đặt trên động cơ bao gồm 2 thành phần: sức phản điện động, và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây phần ứng. Dòng điện chạy qua động cơ được tính theo biều thức sau:
[tex]I=\frac{(V_{Nguon}-V_{PhanDienDong})}{R_{PhanUng}}[/tex]

Công suất cơ mà động cơ đưa ra được, được tính bằng:
[tex]I=P.V_{PhanDienDong}[/tex]
Câu 3:
-Chúng ta có thể điều khiển thời tiết(nắng mưa) bằng cách điều chỉnh lượng nước bốc hơi để tạo mây
+Nếu nước không thể bốc hơi=>không có mây=>nắng
+Nếu nước bốc hơi đủ lớn=>mây nhiều=>mưa
-Thế nhưng chúng ta không thể điều chỉnh thời tiết bằng cách này vì khoa học- kĩ thuật chưa tác động đủ lớn để tạo ra ảnh hưởng đến sự bay hơi của nước để tạo ra mưa
Câu 4:
-Sau khi đổ nước nóng vào chai thì nhiệt độ trong chai tăng--->không khí bị dãn ra-->áp suất không khí trong chai cũng tăng theo
-Khi úp chai vào chậu nước thì nhiệt độ trong chai giảm-->không khí bị co lại-->áp suất không khí trong chai cũng giảm
---->Nước bị hút vào trong chai để tạo sự cân bằng áp suất.
 

thaohien8c

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
12 Tháng mười hai 2015
1,076
1,093
256
21
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Nhóm 3 - Trả lời gói câu hỏi số 14 - Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1:
Tại sao khi cho 2 quả trứng giống nhau vào 2 cốc nước có mực nước như nhau thì quả trứng ở cốc nước 1 nổi còn quả trứng ở cốc 2 chìm?
67571002_678618745988541_7686805121153368064_n.png


Đó là tại vì trong cốc nước 1 có hòa tan muối vào nước làm tăng độ đậm đặc của nước. Trong khi độ đậm đặc của trứng không thay đổi, độ đậm đặc của nước nặng lên làm trứng nổi lên. Còn cốc nước 2 do là nước thường nên quả trứng chìm.
Câu 2:
upload_2019-8-3_22-3-51-png.124839


-Tên: Máy thủy lực
-Cấu tạo: Máy thủy lực gồm hai xilanh, một nhỏ, một to được nối thông với nhau, Trong 2 xilanh có chứa đầy chất lỏng, thường là dầu. Hai xilanh được đậy kín = 2 pittong. Phần xilanh to là nơi để chúng ta nâng các vật nặng = cách đặt vật nặng lên nó. Phần xi lanh nhỏ là nơi chúng ta tác dụng lên nó một lực.
-Nguyên lí hoạt động: Khi tác dụng một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất p= f/s lên chất lỏng. chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn đến pittong lớn có diện tích S => gây lực nâng F lên pittong này: Ta có : F= p.S= (f.S)/s Do đó F/f= S/s
Câu 3:
Cách thực hiện việc phân thân chính là dùng gương phẳng. Theo đó dựa trên lý thuyết về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Gương phẳng cho ta ảnh ảo cùng chiều với vật và có độ lớn bằng vật.
Vì vậy khi đó ta sẽ thấy thêm 1 ta nữa qua gương. Đứng trức càng nhiều gương thì ta sẽ thấy càng nhiều “ta” hơn nữa.
( Có thể dùng gương cầu lồi hoặc gương cầu lõm nhưng k nên vì ảnh của ta phản chiếu qua gương phẳng có kích thước với ta nhất.)
Từ đó ta có thể “ phân thân” bằng cách:
1/ Đi và mê cung gương
2/ Đứng trước nhiều cái gương

Câu 4:
Mây lơ lửng được là do các dòng khí đối lưu từ mặt đất thổi ngược lên trời. Dòng khí đối lưu này do đâu mà có? Mặt đất chính là nơi hấp thụ ánh nắng mặt trời. Các lớp không khí gần mặt đất nóng hơn, nở ra, trọng lượng riêng thấp sẽ bị lực đẩy acsimet không khí đẩy ngược lên trên, lớp không khí lạnh nặng hơn chìm xuống gây ra đối lưu. Cũng chính vì thế người ta gọi tầng khí quyển gần mặt đất là tầng đối lưu. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp hơn so với cùng thấp. Vào buổi chiều, nhiệt độ tại mặt đất giảm, dòng khí đối lưu bị suy yếu nên không đẩy được mây nữa, các đám mây sẽ sà xuống đỉnh núi. Vào lúc sáng sớm, ánh mặt trời đốt nóng đất đá làm phát sinh dòng đối lưu đẩy mây bay ngược lên trời. Hiện tượng này không xảy ra được ở vùng thấp vì ở vùng thấp không khí đặc, nặng hơn mây, vùng núi cao không khí loãng hơn.
 

Kirigaya Kazuto.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng tư 2017
514
1,192
219
Nghệ An
HM Forum
Nhóm 5 - Trả lời gói câu hỏi số 5 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1: Đây là minh chứng cho Hiện tượng mặt biển chia đôi.
Bức ảnh này được chụp ở eo biển Bab-el-Mandeb,nơi giao giữa 2 vùng biển của Biển Đỏ và Ấn Dương không hòa trộn. Vậy nguyên do là gì? Hiện tượng này xảy ra khi có sự chênh lệch về độ mặn đã khiến mật độ nước 2 bên khác nhau và không thể hoà lẫn. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện tại cửa sông, mà tại cả những khu vực giao nhau của hai đại dương Nếu xét trên hạng mục biển "hở" - tức biển kết nối với đại dương, nước biển có độ mặn cao nhất là biển Đỏ (Hồng Hải) với 3,6% ở vùng biển phía bắc và 4,1% ở vùng biển phía nam, cao hơn so với của Ấn Độ Dương. Dẫn đến hiện tượng mặt nước như bị chia đôi.

Câu 2: Hình ảnh trên đang nói tới nguyên lí hoạt động của động cơ 4 kỳ.
-Vật dụng : Động cơ 4 kì.
-Nguyên lí hoạt động của 1 chu kì:
Kỳ 1 (kì nạp): Piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Đồng thời xupap nạp được mở ra mà hòa khí sẽ đi vào trong buồng đốt, Xupap xả đóng lại và đồng nghĩa với việc trục khuỷu sẽ quay 180 độ.
Kỳ 2 (kì nén): Piston sẽ di chuyển từ điểm chết dưới đến điểm chết trên để nén hòa khí lại đồng thời Xupap nạp đóng lại tất nhiễn Xupap xả cũng đóng. Trục khuỷu quay 180 độ.
Kỳ 3 (kì nổ): Bugi đánh lửa đốt cháy hòa khí cung cấp năng lượng cho Piston. Piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Lúc này cả Xupap xả và Xupap nạp đều đóng lại, trục khuỷu quay một góc 180 độ. Sự chuyển động này được thực hiện nhờ vào chuyển động quay của trục khuỷu và thanh truyền được nối với nhau. Hệ thống tản nhiệt bên ngoài thân cylinder giúp giảm nhiệt độ do lượng nhiệt phát ra trong quá trình đốt cháy, nhờ đó động cơ được làm mát.
Kỳ 4 (kì xả): Piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên đồng thời Xupap xả mở ra để khí thải được thoát ra ngoài động cơ, Xupap nạp vẫn đóng thanh truyền sẽ quay một góc 180 độ.

Câu 3:
Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu kéo chiếc máy bay ra ngoài không gian và đẩy nó đi với vận tốc gần bằng ánh sáng trong 35 năm và trả lại về Trái Đất. Khi vật chất du hành với tốc độ càng cao thì thời gian tác động lên nó càng chậm, nếu nó bay với vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ đứng yên, máy bay không cũ đi, nhiên liệu không cạn, hành khách không già dù có du hành hàng thế kỷ. Nhưng vấn đề là khả năng kỹ thuật chưa cho phép.

Câu 4:
Vào lúc vận động viên trượt tuyết rời khỏi núi lấy đà thì toàn thân có vị trí gần như thẳng đứng. Chính để nhằm mục đích đảm bảo mức độ vững vàng khi vận động viên tiếp xúc với bề mặt sườn núi, nên người trượt tuyết nhất thiết phải khom người xuống sao cho đường trục đi qua trọng tâm của người có vị trí gần vuông góc với núi lúc hạ xuống đất. Khi quay tay - tay trái theo chiều kim đồng hồ, tay phải ngược chiều kim đồng hồ - vận động viên trượt tuyết dựa theo định luật bảo toàn mô-men động lượng, đã quay toàn thân theo hướng ngược lại cho đến khi có vị trí cần thiết để thuận lợi cho việc trượt tuyết diễn ra tốt nhất và hạn chế chấn thương.
 

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Chắc hẳn các bạn đều đã chờ đợi những câu hỏi của Vòng 1 - Event Vật Lý Thật Thú Vị lâu lắm rồi phải không nào!!!
Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng đến với

BỘ CÂU HỎI VÒNG 1 - EVENT VẬT LÝ THẬT THÚ VỊ
Nếu không xem được các bạn có thể xem tại đây
Các bạn có 24 giờ (từ 20h ngày 3/8 đến 20h ngày 4/8) để trả lời cho tất cả câu hỏi
Lưu ý:
  • Các bạn chỉ được đăng một bài giải duy nhất gồm câu trả lời cho tất cả câu hỏi.
  • Khi hết thời gian làm bài, BTC sẽ khóa topic và không chấp nhận bất cứ bài trả lời nào nữa. Những bài làm sau khi hết thời gian sẽ bị ẩn đi.
  • Không được sửa bài làm dù chỉ một lần, nếu bị phát hiện có sửa bài thì sẽ không tính điểm cho Vòng 1 cho nhóm đó.
  • Những bài viết không liên quan sẽ bị xóa và xử lý theo quy định của diễn đàn.
  • Các bạn trả lời bên dưới topic này theo mẫu: [Tên nhóm] + Trả lời + [Gói câu hỏi] + Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị (Ví dụ: Nhóm 5 - Trả lời gói câu hỏi số 5 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị). Những bài viết không đúng mẫu sẽ bị xem là bài viết không liên quan.
  • Câu trả lời chỉ được chấp nhận từ Trưởng nhóm đã được chọn.
Chúc tất cả các bạn làm bài thật thành công!!!
(Và hãy nhớ là 2 nhóm nộp bài sớm nhất sẽ nhận được 2 điểm cộng cho bài làm của mình)
Nhóm 4 - Trả lời gói câu hỏi số 11 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị

Câu 1:
· Hiện tượng: “Mây tích” (Tên khoa học: "Cumulus")
· Giải thích: Mây tích thông thường được hình thành khi không khí nóng bốc lên và đạt tới mức của không khí tương đối lạnh, nơi mà hơi ẩm trong không khí bị ngưng tụ. Điều này thường xảy ra thông qua cơ chế đối lưu, nơi mà khối khí đó là ấm hơn so với không khí bao quanh. Khi nó bốc lên, không khí nguội đi với tỷ lệ giảm nhiệt kiểu đoạn nhiệt khô (khoảng 3 °C trên mỗi 1.000 ft hay 1 °C trên mỗi 100 m), trong khi điểm sương của không khí giảm khoảng 0,5 °C trên mỗi 1.000 ft. Khi nhiệt độ của không khí đạt tới điểm sương, một số hơi nước bị ngưng tụ khỏi không khí và tạo thành mây. Kích thước của đám mây phụ thuộc vào profin nhiệt độ của khí quyển và sự hiện diện của bất kỳ sự nghịch nhiệt nào. Nếu như đỉnh của mây tích là cao hơn mức cao độmà nhiệt độ là bằng hay thấp hơn điểm đóng băng thì giáng thủy từ mây trở thành có thể. Nhiệt độ của không khí tại mặt đất sẽ xác định giáng thủy này ở dạng mưa hay tuyết.
Câu 2:
· Tên vật dụng: Kính tiềm vọng.
· Nguyên lí hoạt động: gương f đặt nghiêng 45 độ so với mặt phẳng, toàn bộ ảnh gương f hứng được sẽ truyền vuông góc xuống dưới, ảnh được truyền qua thấu kính hội tụ a, thấu kính phân kì b, c1, sau đó qua thấu kính hội tụ c2, c3, sau đó toàn bộ ảnh được 1 gương f khác hứng lấy ( gương f này cũng đặt nghiêng 45 độ), ảnh từ gương f thứ 2 truyền vuông góc qua thấu kính phân kì d đến mắt ta. Ảnh qua thủy tinh thể được coi như qua một thấu kính hội tụ nữa và hiện trên màng lưới, do đó ta nhìn được ảnh.
Câu 3:
Trước giờ chúng ta chỉ có thể thấy trên phim ảnh và hiện thực thig con người vẫn chưa "dịch chuyển tức thì" được. Tuy nhiên dựa trên lí thuyết Vật lí, chúng ta vẫn có thể "dịch chuyển tức thì" qua thí nghiệm sau:
Photon A: Photon sẽ được di chuyển.
Photon B: Photon vận chuyển.
Photon C: Photon được "quấn" với photon B theo hiện tượng rối lượng tử.
Bằng cách liên hệ hai photon B và C theo hiện tượng rối lượng tử, thông tin từ photon A được dịch chuyển qua photon B, sau đó tới photon C. Khi đó, họ đã tạo ra một bản sao chính xác của photon A tại photon C. Tuy nghiên, photon A đã không còn tồn tại, sau khi những thông tin này được gửi tới photon C.
Câu 4:
Thông thường khi nước xuống dưới 0 độ C (hay 32 độ F), nước sẽ xảy ra hiện tượng đóng băng. Nhưng nếu bạn sử dụng nước tinh khiết (nước cất) thì nó vẫn sẽ duy trì trạng thái lỏng ngay cả khi xuống dưới điểm đóng băng thông thường một vài độ. Đó là vì các tinh thể đá cần có các Nucleation (mầm nguyên tử) để hình thành trạng thái rắn, thường là các tạp chất trong nước. Ví dụ như bụi, và nước tinh khiết thì không có thứ này.

Tuy nhiên, khi đã có một chai nước cất (trạng thái lỏng) ở nhiệt độ dưới 0 độ C thì khi tác động 1 lực hay rót nước lên vài cục đá khác thì lúc này nước lại đóng băng và gần như đông đá tức thì.

___________________________________________________HẾT______________________________________________
 

Vi Thị Khánh Hà

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
358
446
96
20
xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm
Nhóm 7 - Trả lời gói câu hỏi số 6 Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị.​
Câu 1: - Hiện tượng trong ảnh là mạch nước phun.
- Mạch nước phun là những đặc điểm địa chất tạm thời. Các mạch nước phun thường liên kết với các khu vực núi lửa. Khi các dòng nước nóng lên thì áp suất sẽ đẩy một cột nước và khí có nhiệt độ rất cao lên mặt đất qua hệ thống ống nước bên trong của mạch nước. Đặc biệt, sự hình thành của các mạch nước phun đòi hỏi sự kết hợp của ba điều kiện địa chất thường thấy trong địa hình núi lửa:
+ Sức nóng dữ dội: Nhiệt lượng cần thiết cho sự hình thành mạch nước phun xuất phát từ magma gần bề mặt Trái Đất. Thực tế, các mạch nước phun cần nhiệt nhiều hơn những mạch nước được tìm thấy gần bề mặt Trái Đất chính là lý do chúng liên kết với núi lửa hoặc các khu vực núi lửa. Áp suất gặp phải những nơi có nước nóng làm cho điểm sôi của nước cao hơn nhiều so với áp suất khí quyển bình thường.
+ Nước: Nước chảy ra từ một mạch nước phun dưới lòng đất thông qua các khe nứt sâu trong lớp vỏ Trái Đất.
+ Hệ thống dẫn nước: Để nước nóng hình thành một mạch nước phun, thì một hệ thống dẫn nước bao gồm các vết nứt, vết gãy, khoảng xốp, và đôi khi là các lỗ trống. Điều này còn cần cả một hồ chứa để giữ nước trong khi nước đang được làm nóng. Các mạch nước phun thường được sắp thẳng hàng theo các vết đứt gãy. Sự co thắt trong hệ thống rất cần thiết cho việc hình thành áp suất trước khi phun trào.
- Hoạt động của mạch nước phun, cũng giống như hoạt động của tất cả các mạch nước nóng, là do nước trên bề mặt dần dần thấm xuống mặt đất cho đến khi gặp đá bị nung nóng bởi mangma. Sau đó, nước được nung nóng bởi năng lượng địa nhiệu quay trở lại mặt đất bằng cách đối lưa thông qua các lớp đá xốp và bị nứt. Các mạch nước phun khác so với các mạch nước nóng không phun trào trong cấu trúc ngầm của chúng, bao gồm một lỗ thông hơi nhỏ trên mặt đất được kết nối với một hoặc nhiều ống hẹp dẫn đến hồ chứa nước ngầm và các lớp đá được nén chặt vào nhau bởi áp suất. Khi mạch nước phun đầy, nước ở đầu cột nguội dần, nhưng vì sự chật hẹp của kênh, nên không thể làm lạnh đối lưu của nước trong hồ chứa. Nước ở trên mát hơn và nó ép dòng nước nóng ở bên dưới, không giống như nắp của một nồi áp suất, nó cho phép nước trong hồ chứa trở nên quá nóng, nghĩa là giữ trạng thái lỏng ở nhiệt độ cao hơn áp suất chuẩn của điểm sôi. Sau đó, nhiệt độ của nước ở gần đáy của mạch nước phun tăng đến điểm bắt đầu sôi sau đó đẩy các bọt khí lên đỉnh của cột nước. Khi chúng xuyên qua lỗ thông hơi, một lượng nước tràn ra hoặc văng ra, làm giảm trọng lượng của cột và do đó gây áp lực lên mặt nước. Với sự giải phóng áp suất này, nước sẽ trở nên cực nóng rồi nhanh chóng chuyển thành hơi nước và sôi dữ dội khắp cột nước. Kết quả là bọt nước vỡ ra thành hơi nước và nước nóng và sau đó phun ra khỏi ống thông hơi của mạch nước.
- Điều kiện quan trọng cho phép một mạch nước phun trào là nhờ một chất được gọi là geyserite được tìm thấy trong những tảng đá gần đó. Geyserite - chủ yếu là Silic đioxit (SiO2), được hòa tan từ các tảng đá và lắng đọng trên các bức tường của hệ thống dẫn nước của mạch nước phun và trên bề mặt. Các lắng cặn khiến hệ thống đưa nước đến bề mặt có áp suất lớn. Điều này cho phép áp suất tác dụng lên tất cả các hướng lên tới đỉnh và không bị rò rỉ ra khỏi sỏi hoặc đất xốp thường ở dưới các khu vực mạch nước phun.
- Cuối cùng, nước còn lại trong các mạch nước lạnh dần xuống dưới điểm sôi và vụ phun trào kết thúc; nước nóng dưới mặt đất bắt đầu chảy trở lại vào hồ chứa, và toàn bộ chu trình này bắt đầu lại. Thời gian phun trào và thời gian giữa các vụ phun trào kế tiếp của các mạch nước phun rất khác nhau.
12_mach_nuoc_phun_va_suoi_nuoc_nong_noi_tieng_the_gioi_9-jpg.124864

Câu 2: - Đây là bộ phận chính của xe đạp.
- Tên vật: Hệ thống chuyển động của xe đạp.
- Nguyên lí hoạt động của hệ thống chuyển động:
TinTuc_Cautaoxedap3.JPG

+ Hệ thống truyền lực và chuyển động có tác dụng truyền lực và truyền động. Khi chúng ta đạp bàn đạp (1), lực truyền qua đùi xe (2) làm trục giữa quay, đĩa (3) quay kéo xích (4) chuyển động, xích kéo líp (5) cùng bánh sau quay (bánh chủ động), khi bánh xe quay và lăn trên mặt đường làm cho xe chuyển động về phía trước. Nguyên tắc truyền động như sau: Lực từ chân người đạp -> bàn đạp -> đùi xe -> trục giữa -> đĩa -> xích -> líp -> bánh xe sau -> xe chuyển động.
+ Chuyển động được truyền từ trục tới xích, líp nhờ sự ăn khớp giữa các mắt xích và răng trên đĩa, líp nên được gọi là truyền động xích. Vận tốc của xe đạp ngoài sự phụ thuộc vào tốc độ đạp của người đi xe còn phụ thuộc vào tỉ số truyền của bộ truyền động xích..
TinTuc_Cautaoxedap4.JPG

Tỷ số truyền này được tính theo công thức sau:
image001.png

Trong đó:
D1: đường kính của đĩa (mm)
Z1: số răng của đĩa
n1: tốc độ quay của đĩa (vòng/phút)
D2: đường kính của líp (mm)
Z2: số răng của líp
n2: tốc độ quay của líp (vòng/phút)
+ Tốc độ quay của đĩa n1 phụ thuộc vào tốc độ đạp chân nhanh hay chậm của người đi xe. Tốc độ của xe phụ thuộc vào tốc độ quay của bánh xe sau (tốc độ quay của líp) n2. Như vậy, với một tốc độ quay n1 của đĩa, chúng ta có thể có nhiều tốc độ quay n2 của bánh xe khác nhau nhờ việc thay đổi đường kính D1 (thay đổi số răng Z1) hoặc D2 (thay đổi số răng Z2).
+ Tỉ số truyền i>1 nghĩa là: khi tốc độ quay của đĩa là n1 thì bánh xe quay nhanh hơn i lần (n2=i.n1). Tuy nhiên, nếu thiết kế tỉ số truyền càng lớn thì lực đạp lên bàn đạp càng lớn. Do vậy, tỉ số truyền không được quá lớn. Căn cứ vào tốc độ tối đa có thể đạt được của xe đạp mà người ta thiết kế tỉ số truyền sao cho phù hợp với mục đích sử dụng, ta có thể thấy rất rõ điều này trong các loại xe đạp địa hình.
Câu 3: Nếu muốn tay không chụp được quả bóng ấy thì phải tính mức độ va đập của quả bóng với bàn tay ,tính quãng đường quả bóng bay đến khi đáp xuống. Một người bình thường không thể ném bóng vs vận tốc như vậy vì họ không có nhiều lực tập trung ở cổ tay ,không biết cách dồn lực để tác động đến quả bóng (không có thể lực tốt như các vận động viên).
Câu 4: - Khi đổ 50 ml nước với 50 ml rượu thì hỗn hợp có thể tích nhỏ hơn 100ml vì nước và rượu được cấu tạo bởi các phân tử nước và các phân tử rượu, mà giữa các phân tử nước và các phân tử rượu thì đều có khoảng cách, nên khi ta đổ nước vào rượu thì các phân tử nước sẽ len lỏi vào khoảng cách của các phân tử rượu và ngược lại . Vì vậy, khi đổ 50 ml nước với 50 ml rượu thì hỗn hợp sẽ có thể tích nhỏ hơn 100ml.
 

Bùi Thị Diệu Linh

Cựu Mod Cộng Đồng
Thành viên
5 Tháng chín 2017
2,748
6,415
651
Quảng Ninh
THPT Lê Hồng Phong
Nhóm 12 - Trả lời gói câu hỏi số 1 - Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1:
  • Đây là hiện tượng: Tán sắc ánh sáng
    - Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
    - Được Isaac Newton phát hiện vào năm 1666.
  • Giải thích: Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua lăng kính tăng theo chiết suất, nên các chùm tia sáng có màu khác nhau trong chùm sáng tới bị lăng kính làm lệch những góc khác nhau, thành thử khi ló ra khỏi lăng kính, chúng không còn trùng nhau nữa mà tạo thành một dải màu không có ranh giới rõ rệt (tức là màu nọ chuyển dần sang màu kia một cách liên tục): đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Câu 2:
  • Tên vật dụng: Bộ phận điều chỉnh ga tự động trong lò đốt.
  • Nguyên lý hoạt động: Khi nhiệt độ lò cao, ống đồng thau dày và thanh thép nở dài ra nhưng ống đồng nở nhiều hơn, kéo thanh thép gắn với van xuống khiến van đóng bớt ống ga lại nên lượng ga vào lò sẽ giảm đồng thời nhiệt độ của lò cũng giảm.
Câu 3:
  • Nguyên lý vật lý giúp ta ẩn thân: Kết quả của sự tương tác giữa ánh sáng và vật chất.
  • Giải thích:
    - Ta nhìn thấy mọi vật quanh ta là do sự phản xạ ánh sáng và khi những tia sáng phản xạ đập vào mắt ta, thị giác cho ta sự cảm nhận màu sắc của những gì hiện hữu trong thế giới xung quanh. Nhưng khi không còn ánh sáng thì mọi vật như "tàng hình" vì không còn sự phản xạ của ánh sáng.
    - Các ninja ngày xưa thường ngụy trang bằng sự hòa hợp màu sắc với môi trường xung quanh để tàng hình. Khi đó, ánh sánh của người hóa trang và môi trường xung quanh gần giống như nhau, vì vậy, tia phản xạ đến mắt người cũng như nhau đánh lừa thị giác.
Câu 4:
Nguyên tắc cơ quan của con mèo của tầm nhìn là giống như của mắt người, nhưng có một sự khác biệt đáng kể gây ra ánh sáng vào ban đêm - tapetum.
Bên trong mắt mèo được phủ một lớp tế bào trong suốt, gọi là tapetum. Lớp này có tác dụng tương tự với gương phản chiếu ánh sáng và kết quả là ánh sáng. Ngay cả tia sáng yếu nhất, đi qua giác mạc và thấu kính, chúng khó có thể hấp thu hoàn toàn, nhưng khi đi đến lớp tapetum, ánh sáng đó được phản xạ và quay trở lại bằng một chùm ánh sáng mỏng. Đó là đặc điểm đặc biệt của đôi mắt con mèo hay các loài động vật khác, làm cho mắt chúng phát sáng, nâng cao chất lượng hình ảnh trong bóng tối.
 

Nữ Thần Tự Do

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng chín 2018
417
587
121
20
Quảng Bình
THCS Xuân Ninh
Nhóm 9 - Trả lời gói câu hỏi số 7 - Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1:

Đây là lốc xoáy. Lốc xoáy phát triển từ một cơn giông, thường từ ổ giông dữ dội, có khi sinh ra từ một dải gió giật mạnh hay từ một cơn bão. Nhưng phần lớn, lốc xoáy hình thành từ một dạng mây giông tích điện; một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra lốc xoáy. Sự tương tác giữa cơn giông có chiều lên trên và gió sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung, tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất; vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.
Câu 2:
Đây là cân Rô-béc-van (Robecvan).
Nguyên lý hoạt động : cân bằng trọng lượng vật cần cân với các quả cân.
Câu 3:
- Cách hoạt động:
Quả cầu sắt từ điểm B bị viên nam châm mạnh ở điểm A hút lên,quả cầu sắt đi từ điểm B đến điểm C và bị lực hút của Trái đất hút rơi xuống lỗ nhỏ,quả cầu sắt lại lăn từ điểm N đến điểm B và cứ lặp lại như vậy mãi do đó đạt được “ Sự chuyển động vĩnh cửu”
- Nhưng thực tế thì nó không thể là động cơ vĩnh cửu vì:
+ Lực hút của nam châm mạnh ở điểm A quá mạnh nên quả cầu sắt bị hút vào nam châm mà không rơi vào lỗ nhỏ nữa.
+ Lực hút của nam châm mạnh ở điểm A không đủ mạnh nên quả cầu sắt không bị hút về phía nam châm mạnh (do lực ma sát của mảnh gỗ với quả cầu sắt)
Câu 4:
Cơ thể tiếp xúc với môi trường thông qua lớp không khí xung quanh da, nhiệt từ cơ thể sẽ làm nóng lớp không khí này gần bằng với nhiệt độ cơ thể. Lớp không khí này chứa càng nhiều hơi nước thì càng mất nhiều nhiệt lượng để làm nóng nó, vì nhiệt dung riêng của nước lớn hơn nhiều không khí khô.
Ngoài ra, khi lặng gió, lớp không khí bị thân thể ta làm nóng lên không được thay thế nhanh bởi lớp không khí mới, còn lạnh. Còn khi có gió, gió càng mạnh thì trong 1 phút càng có nhiều không khí lạnh đến tiếp xúc với da ta, do đó thân thể ta càng bị lấy đi nhiều nhiệt. Vì vậy, vào những ngày khô ráo, và lặng gió thì nhiệt độ môi trường xuống 16, 17°C chúng ta chỉ thấy se lạnh. Nhưng những ngày mưa ẩm ướt, nhiệt độ cỡ 19, 20° C chúng ta lại cảm thấy rét buốt.
Mặt khác, cơ thể người liên tục sản sinh ra nhiệt , nhiệt này thoát ra môi trường ngoài để đảm bảo nhiệt độ cơ thể ổn định là 37 độ C. Nếu không khí không lưu thông thì sự sản sinh ra nhiệt tiến hành rất chậm, bởi vì lớp không khí tiếp xúc với da sẽ rất no hơi nước (bão hòa). Nhưng nếu không khí lưu thông và lớp khí tiếp xúc với da luôn luôn đổi mới, thì sự bốc hơi lúc nào cũng tiến hành một cách mạnh mẽ, mà như vậy cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nhiệt.
 

QBZ12

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng bảy 2019
282
494
101
18
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Đại Học Vinh
Nhóm 15 - Trả lời gói câu hỏi số 8 - Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1
:
- Đây là hiện tượng 3 mặt trời mọc cùng một lúc.
- Ở xung quanh mặt trời có lúc đã xuất hiện một vòng, hai vòng, thậm chí có rất nhiều vòng sáng, thông thường là dự báo sắp nổi gió hoặc là thời tiết thay đổi. Loại vòng sáng đó gọi là quầng mặt trời. Quầng mặt trời đơn giản thì dễ thấy, còn quầng mặt trời phức tạp thì hiếm thấy. Khi xuất hiện nhiều quầng mà chúng lại đan xen lẫn nhau, thì ở chỗ đan xen hình thành một điểm vô cùng sáng, nhìn rất giống mặt trời, đó là "mặt trời giả". Vì "mặt trời giả" là điểm đan xen của các quầng nên ta nhìn thấy giống như mặt trời mang theo giá chữ thập. Bất kể là quầng đơn giản hay phức tạp, nguyên lý hình thành của chúng đều giống nhau khi trên cao lạnh hơn mặt đất, hơi nước thường ngưng kết thành nhiều hạt băng nhỏ, chúng trôi nổi và phân tán trên không. Hình dạng mỗi hạt băng rất theo qui tắc, có hạt là miếng mỏng hình 6 cạnh, có hạt là hình trụ thẳng 6 cạnh. Sau khi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mặt trăng chiếu vào các hạt băng nhỏ này, các hạt đóng vai trò như lăng kính và bẻ cong ánh sáng truyền qua chúng khoảng 22 độ, trước khi ánh sáng tiếp cận với mắt người nhìn. Khi trên trời có rất nhiều hạt băng nhỏ và chúng được sắp xếp chỉnh tề, thì lúc các tia sáng màu với góc độ khác nhau đi vào mắt chúng ta, sẽ làm cho chúng ta thấy một vòng màu lớn ngoài tím trong đỏ nó xoay quanh mặt trời ở trung tâm hình thành quầng phổ thông.
Câu 2:
- Tên vật dụng: bếp từ
- Nguyên lí hoạt động: Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ nằm trong phạm vi này được dòng từ trường tác động và tự sinh ra nhiệt. Nhiệt lượng này chỉ có tác dụng với đáy nồi và hoàn toàn không thất thoát ra môi trường.
Không giống như những phương thức nấu nướng khác, chỉ có nồi được làm nóng, còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt. Nhiệt độ của bếp không bao giờ cao hơn nhiệt đột của đáy nồi. Thực tế, đáy nồi được chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt. Chính vì vậy bếp từ chỉ có thể sử dụng được với các loại nồi có đáy bằng kim loại hoặc vật liệu nhiễm từ, và trong hình ảnh là bếp từ đang được sử dụng với chảo làm từ inox thép nhôm.
Câu 3 :
- Nguyên lí vật lí: Dao động
- Chúng ta có thể dựa trên tác dụng của các sóng. Tất cả các tia sóng sau khi được phát ra sẽ có phản hồi từ các vị trí khác nhau của một cơ thể phía bên kia tường. Dù người bên kia có di chuyển hay đứng yên thì ta vẫn có thể nhận được các sóng phản hồi tương ứng.
Câu 4:
- Chiếc đĩa sứ không bị chìm trong nước là nhờ sức căng bề mặt của nước hay lực liên kết phân tử nước. Lớp màng mỏng phủ trên bề mặt nước này có tác dụng nâng đỡ trọng lượng chiếc đĩa, từ từ bỏ chiếc đĩa nhẹ nhàng, song song trên mặt nước đúng cách để không phá vỡ nó.
 

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,609
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
Nhóm 13 - Trả lời gói câu hỏi số 16 - Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1:

upload_2019-8-4_10-55-10-png.124880

(nguồn: Amazon.com)
Nhìn vào hình trên ta cũng phần nào hiểu được tại sao cây mọc thành cụm mặc dù hứng được nhiều gió hơn nhưng lại khó bị quật đổ, bật gốc hơn những cây mọc một mình. Đó là do những cây mọc thành cụm rễ của chúng bám chặt vào đất và xen kẽ chắc chắn nhằm đỡ lấy nhau lấy nhau, đỡ cho nhau chống chọi lại gió bão tốt hơn. Còn cây mọc đơn lẻ một mình do có lực bám víu ít hơn nên dễ bật gốc hơn. Hơn nữa cây mọc cạnh nhau khi bị gió quạt hay lay nghiêng được cây kế bên và những cây khác làm chỗ dựa chắc hơn và lực cản gió sẽ mạnh hơn cây mọc đơn không có cây cạnh bên cùng chống chọi.

Câu 2: Nguyên lí hoạt động của máy sấy tóc:
upload_2019-8-4_17-35-42.png
(Nguồn: Nguyennhobau.blogspot.com)
Phần lớn các máy sấy tóc sử dụng một cuộn dây dẫn có điện trở lớn nhằm tỏa nhiệt nhiều và nhanh khi có dòng điện chạy qua. Từ mặt sau của sản phẩm, do hoạt động của quạt, luồng không khí đi vào, làm nóng đến nhiệt độ tối ưu và sau đó để thiết bị qua vòi phun. Tại vòi phun của máy sấy tóc để sấy tóc có thể đeo vòi phun khác nhau chẳng hạn như lược hoặc bàn chải tròn để điều trị tóc dài, như được thực hiện trên một sản phẩm từ Rowenta. Các vòi phun khác cũng được sử dụng - ở dạng lược nhỏ và lớn có thiết kế khác nhau. Một lưới bảo vệ với một lưới mắt lưới được cài đặt ở phần cuối của thiết bị để các vật nhỏ và tóc dài không rơi vào bên trong. Bộ phận gia nhiệt bằng điện trong phần lớn các máy sấy tóc là một cuộn dây nicrôm trần quấn xung quanh một thanh mica cách điện. Nicrôm được dùng làm bộ phận gia nhiệt vì nó vừa có điện trở suất cao và vừa không bị ôxi hóa khi bị nung nóng.

Câu 3:
Để làm được điều này thì điều đầu tiên chúng ta cần phải chuẩn bị 1 tia laser loại nặng hay mạnh nhất, rồi dùng đế đỡ laser đó lên tầm 30 độ sau đó lấy đá, sắt và thép để trước tia laser, đợi từ 15 - 20 p thì các vật liệu đó sẽ bị phá vỡ ngay
Chứng minh:
Theo thuyết lượng tử thì trong một nguyên tử, các electron tồn tại ở các mức năng lượng riêng biệt và rời rạc. Các mức năng lượng có thể hiểu là tương ứng với các quỹ đạo riêng biệt của electron xung quanhhạt nhân. Electron ở phía ngoài sẽ có mức năng lượng cao hơn những electron ở phía trong. Khi có sự tác động vật lý hay hóa học từ bên ngoài, các electron này cũng có thể nhảy từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao hay ngược lại, gọi là chuyển dời trạng thái. Các chuyển dời có thể sinh ra hay hấp thụ lượng tử ánh sáng hay photontheo thuyết lượng tử của Albert Einstein. Bước sóng (liên quan đếnmàu sắc) của tia sáng phụ thuộc vào sự chênh lệch năng lượng giữa các mức.
Có nhiều loại laser khác nhau, có thể ở dạng hỗn hợp khí, ví dụ He-Ne, hay dạng chất lỏng, song có độ bức xạ lớn nhất vẫn là tia laser tạo bởi các linh kiện bán dẫn như điốt laser.
Laser có trong rất nhiều ứng dụng, như làm mắt đọc đĩa quang CD/DVD, máy in laser, máy quét mã vạch, công cụ trình tự DNA, internet cáp quang, truyền dữ liệu trong không gian vũ trụ, máy cắt, máy hàn, máy phẫu thuật laser, tẩy mụn ruồi, nhắm bằng laser. Trong quân đội laser được dùng để đánh dấu, đo khoảng cách và tốc độ của mục tiêu. Trong giải trí laser được sử dụng trong các sân khấu như hòa âm ánh sáng.


Câu 4:
Câu trả lời là khi treo cục đường giữa cốc nước, cục đường sẽ tan nhanh hơn. Lí do như sau:
Đường hòa tan vào nước tạo thành 1 dung dịch nước đường nặng. Nếu để cục đường dưới đáy, dung dịch này sẽ bao quanh cục đường làm cho nước tự do không tiếp xúc được với cục đường nữa, làm chậm quá trình tan.
Còn khi treo cục đường giữa cốc, lớp nước tiếp xúc với cục đường thành nước đường nặng chìm xuống đáy để các lớp nước khác tiếp tục xâm vào, cục đường bị hòa tan liên tục. Cơ chế của nó giống như đối lưu vậy.
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
NHÓM 14 - TRẢ LỜI GÓI CÂU HỎI SỐ 2 - VÒNG 1 - EVENT VẬT LÝ THẬT THÚ VỊ
Câu 1 :
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Giải thích:
Ta đã biết, mắt thường ta có thể nhìn thấy mọi vật là nhờ có ánh sáng, và ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng. Khi nhìn một vật (không phải nguồn sáng), ánh sáng từ nguồn sáng phát ra chiếu đến vật đó tùy vào góc độ, màu sắc của nguồn sáng mà mắt ta sẽ quan sát được hình dạng của vật cần quan sát.
Trong thí nghiệm vật lý trên, ánh sáng phản xạ từ ống hút đã không còn truyền thẳng được như ban đầu. Ánh sáng truyền từ vị trí chiếc ống hút, qua mặt nước, vào không khí, tới mắt đã đi qua mặt phân cách 2 môi trường trong suốt. Đó là nước và không khí nên bị khúc xạ. nên mắt ta quan sát thấy vật thể bị "gãy" theo.

Câu 2:
- Đồng hồ vạn năng
- Nguyên lý hoạt động :
Trong ba vị trí thấp hơn (hầu hết ngược chiều kim đồng hồ) của công tắc, chuyển động của đồng hồ được kết nối với giắc cắm và V thông qua một trong ba điện trở dãy khác nhau (R1 đến R Ω ), và hoạt động như một vôn kế. Ở vị trí thứ tư, chuyển động của đồng hồ được kết nối song song với điện trở R3, và hoạt động như một ampe kế cho bất kỳ dòng điện nào đi vào giắc cắm thông thường và thoát khỏi giác A.
Ở vị trí cuối cùng (xa nhất theo chiều kim đồng hồ), chuyển động của đồng hồ được ngắt kết nối khỏi một trong hai giắc cắm đỏ, nhưng được đoản mạch qua công tắc. Việc đoản mạch này tạo ra hiệu ứng giảm chấn trên kim, bảo vệ chống lại chấn thương cơ học khi đồng hồ được xử lý và di chuyển.
Câu 3:
Hệ quả của lý thuyết tương đối hẹp của Anh-xtanh chỉ ra rằng, khi vận tốc di chuyển của chúng ta càng tiếp cận gần vận tốc ánh sáng thì bên ngoài kia, khi nhìn vào chúng ta, đồng hồ của chúng ta chạy càng chậm.
Nhưng mà cách giải thích vậy vẫn khoa học quá, vẫn chưa clear được vế đầu tiên. Quay trở lại với ví dụ của Stenphen Hawking.
Các nhà vật lí chỉ ra rằng hiện tại vận tốc nhanh nhất là vận tốc ánh sáng. Giới hạn của vũ trụ không thể bị phá vỡ, do đó, bạn không thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Và nếu bạn cố tình chạy hết tốc lực để nhanh hơn, bạn sẽ bị chiếu chậm, vì bạn không thể phá vỡ quy luật tự nhiên.
Câu 4:
Vì độ ẩm chính là lượng hơi nước trong không khí, do đó vào những ngày trời ẩm, thì chúng ta thấy người dính dấp. Khi trời ẩm, khả năng tự làm mát của cơ thể cũng trở nên kém hơn do đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, oi bức. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi của mồ hôi nên hơi nóng vẫn sẽ ở lại khiến ta càng thấy nóng hơn. ( do độ ẩm càng cao, thì càng có nhiều hơi nước trong không khí, và luồng không khí nóng tích tụ nhiều hơi ẩm hơn không khí mát.)
 

WHO ARE YOU ???

Học sinh
Thành viên
18 Tháng tám 2018
46
39
21
21
TP Hồ Chí Minh
không xác định
Nhóm 11 - Trả lời gói câu hỏi số 3 - Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1:

:+ hiện tượng trong ảnh là ( luôn đặt tấm kính ở trên chống bay hơi)
- ảnh 1 khối nước đá ở dưới nước
- ảnh 2 khối nước đá bị hâm nóng nóng chảy thành nước
- ảnh 3 đông nước lại thành nước đá và cho ánh sáng trắng vào tạo ra các màu sắc như cầu vồng và cho ta thấy những mảng tinh thể gắn liền với nhau rất đẹp
+ giải thích : khi cục nước đá bị nóng chảy và sau đó là bị đông lại thì các nguyên tử và phân tử qua nhiều lần chuyển đổi sẽ bị hỗn loạn tạo thành các mạng tinh thể và khi chiếu ánh sáng trắng qua mảnh tinh thể thì sẽ bị khúc xạ và tán xạ nên sẽ cho ta các màu sách như hình

Câu 2: nguyên lí hoạt động của cân đòn sắt
- Đầu tiên cân treo gồm 1 thanh sắt sắt 1 phần có các vạch số , 1 quả chuông , 1 móc, 2 cái tròn để cầm , 1 cục tạ
-Dùng phương pháp đòn bẩy ( quy tắc mô men lực)
* Kiểm Tra cân ( Chống lừa đảo ): ta sẽ cần 1 cục tạ gắn liền thanh sắt rồi cần vào ô tròn thứ nhất ( điểm tựa) nối liền vs móc ( móc để móc vật ) vì trọng lượng của vật đi qua điển tựa nên sẽ ko gây ra momen lực và quả chuông sẽ di chuyển vào 1 vạch mà người mua đã biết trước để chống lừa đảo nếu ko đúng vạch đó thì cân có vấn đề
* cân vật : lần này sẽ dùng 1 ô tròn khác và lúc đó vật sẽ gây ra mô men lực
khi trạng thái cân bằng thì P cục sắt . L1+ L2. P vật = P chuông. L3+L4 .P thanh
trông đó L1, L2 , L4 , P thanh, P cục sắtlà cố định bt trước => tính đc L3 theo P vật => nên người ta cứ thế mà xem L3 bằng mấy thì tìm đc P vật => tính đc kl vật

Câu 3:
+ Kĩ thuật phim ảnh.nhờ các nguyên lý vật lý thì với những điều kiện:
- điều kiện:*Vật liệu quay trong kỹ thuật điện ảnh là các cuộn phim ảnh (photographic film). Có nhiều cỡ (gauge) phim khác nhau như 8mm (dành cho người quay nghiệp dư),16mm (bán chuyên nghiệp), 35mm (chuyên nghiệp) và 65mm (dành cho các cảnh quay đặc biệt lớn). Bên cạnh cỡ phim, các nhà quay phim còn phải chú ý đến:Độ nhay sáng ISO có từ 50 (cho tốc độ quay chậm, ít nhạy sáng) đến 800 (cho tốc độ quay rất nhanh, cực kì nhạy sáng); Độ bão hòa màu (saturation); Độ tương phản (contrast, biến đổi từ đen mịn - không phơi sáng đến trắng mịn - phơi sáng hoàn toàn).
Ngày nay khi các máy quay kĩ thuật số bắt đầu được ứng dụng cho việc làm phim, rất nhiều loại phim đã được thay thế bằng các máy quay có các bộ cảm biến(sensor) với tính năng tương đương. Một máy quay hiện đại có thể điều chỉnh sắc độ, độ tương phản, độ nhạy sáng tương đương với việc dùng nhiều loại phim khác nhau. Vì sự tiện dụng này mà tuy có nhiều ý kiến cho rằng chất lượng quay kĩ thuật số không bằng chất lượng quay theo kiểu truyền thống nhưng máy quay kĩ thuật số vẫn ngày càng được sử dụng nhiều để giảm bớt sự phức tạp trong lựa chọn vật liệu quay thích hợp
* ÁNH SÁNG.
+ các nguyên lí :*Kỹ thuật in, tráng

Với kiểu quay truyền thống, việc in tráng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các phim âm bản để cho ra các phim dương bản có chất lượng tốt nhất. Kỹ thuật xử lý buồng tối cũng có thể giúp tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt. Tuy vậy nó có nhược điểm là đạo diễn phải chờ phim dương bản (dailies), thường là chỉ có sau 1 ngày, để kiểm tra chất lượng của buổi quay trước đó. Còn với việc sử dụng máy quay kĩ thuật số, đạo diễn có thể xem trực tiếp kết quả của các cảnh quay và việc áp dụng thêm các kỹ xảo cũng dễ dàng hơn nhiều
* Tán xạn , Lọc tán xạ bằng kính lọc : Kính lọc (filter) là thiết bị cho phép tạo ra các hiệu ứng ánh sáng như kính lọc tán xạ (diffusion filter) hoặc kính lọc sắc (color-effect filter). Việc sử dụng bộ lọc tạo ra hiệu quả hình ảnh khác lạ và giúp nhấn mạnh ý đồ của cảnh quay hoặc cả bộ phim.
* Khúc xạ ánh sáng nhờ thấu kính :Việc thay đổi tiêu cự (focal length) giúp các nhà quay phim tạo nên các góc quay rộng, góc quay trung bình, quay cận cảnh và phóng lớn (macro). Các góc quay rộng (wide-angle) có được với các tiêu cự ngắn trong khi các thấu kính tiêu cự dài cho ta những góc quay hẹp hơn nhưng đặc tả được các vật thể ở xa máy quay. Tiêu cự có thể thay đổi với một ống kín room (zoom length) gắn kèm vào máy quay, thiết bị này cho phép thay đổi nhanh chóng tiêu cự, thích hợp với các đại cảnh hoặc các bối cảnh có diện tích lớn. Ngược lại trong các cảnh đặc tả, người ta thường sử dụng loại ống kính một tiêu cự (prime lens) tuy không thay đổi được tiêu cự nhưng lại cho chất lượng hình ảnh tốt hơn so với ống kính zoom và có độ mở (aperture) lớn, cho phép quay trong điều kiện thiếu sáng, đây là loại thấu kính ưa thích nhất của các nhà điện ảnh chuyên nghiệp.
Tiêu cự không chỉ giúp thay đổi độ rộng mà còn giúp thay đổi độ sâu trường ảnh (depth-of-field - DOF) của một cảnh quay, tức là mức độ rõ nét của nền (background) so với các vật thể đặt đúng tiêu điểm (focus) và các vật thể cận cảnh (foreground) của máy. Độ sâu trường ảnh phụ thuộc vào độ mở ống kính (aperture size) và tiêu cự, trường ảnh càng lớn (sâu) khi độ mở hẹp và tiêu cự đặt xa, trong khi trường ảnh hẹp (nông) hơn với độ mở rộng và tiêu cự ngắn. Độ sâu trường ảnh cũng phụ thuộc vào cỡ phim, phim 65 mm có độ sâu ít nhất còn phim 16 mm có độ sâu lớn nhất.


*Tốc độ khung hình hay tốc độ thay đổi khung hình (frame rate) là một trong ng cơ bản thuật điện ảnh, đó là số khung hình xuất hiện trước mắt khán giả trong một đơn vị thời gian với tốc độ quay ổn định. Trong các rạp chiếu phim, tốc độ chuẩn là 24 hình trên giây (24 fps). Với truyền hình hệ NTSC (ở Mỹ) tốc độ này là 30 fps, còn ở châu Âu sử dụng hệ PAL thì tốc độ là 25 fps. Thông thường tốc độ này được giữ chuẩn, tuy vậy khi muốn tạo nên những hiệu ứng hình ảnh do tốc độ quay, người ta thường thay đổi tốc độ quay (tức là thay đổi tốc độ khung hình). Ví dụ với kĩ thuật quay chậm (time-lapse) sử dụng cho các những cảnh ít thay đổi trong thời gian dài như hoa nở, tốc độ quay được giảm xuống 1 hình trên phút (tương đương 1/60 fps) để sau 4 tiếng người ta có 240 hình, tức là tương đương cảnh hoa nở trong vòng 4 tiếng được thu gọn trong 10 giây. Trong các bộ phim hành động, để đặc tả các cảnh chiến đấu người ta thường dùng kĩ thuật quay nhanh, tăng tốc độ khung hình để kéo dài các pha hành động có thời gian rất ngắn
*
Tỉ lệ khuôn hình

TLKH (aspect ratio) của một khung hình là tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của khung hình đó. Từ 1920, các bộ phim điện ảnh thường sử dụng tỉ lệ 4:3 (4 dài 3 rộng) hay 1,33:1, gọi tắt là 1,33. Khi âm thanh được đưa trực tiếp vào phim ảnh, tỉ lệ khuôn hình bị giảm đi trước khi tỉ lệ chuẩn 1,37 được đưa ra năm 1932, tức là tăng độ dày của đoạn tiếp giáp giữa hai khung hình (frame line). Tỉ lệ này được sử dụng rộng rãi cho đến 1950 khi điện ảnh đứng trước yêu cầu phải thay đổi để tạo sự khác biệt với truyền hình (vốn cũng dùng tỉ lệ khuôn hình gần tương tự).

Câu 4 : Hai người bạn ở 1 khoảng cách khá xa nhau khi gọi nhau thì ở vùng khí lạnh nó sẽ rõ hơn vì ở vùng lạnh nhiệt độ sẽ thấp và lúc đó các nguyên tử phân tử trong không khí sẽ co lại và khoảng cách cửa chúng sẽ rộng ra mà âm thanh là một dạng sóng nên khi di chuyển sẽ ít bị cản trở hơn nên lúc đến tai người khác sẽ nghe rõ hơn
Vì âm thanh có tính chất :
Trong môi trường có nhiệt độ không đổi thì nó truyền thẳng, nhưng khi gặp phải không khí có nhiệt độ lúc cao lúc thấp thì nó sẽ chọn nơi có nhiệt độ thấp để đi
Ở vùng nóng, nhiệt độ gần mặt đất cao hơn khi ở trên cao, nên khi tiếng gọi phát ra, nó đã đi vòng lên cao (nơi có nhiệt độ thấp). Vì vậy trên mặt đất, ngoài khoảng cách nhất định sẽ nghe không rõ, còn xa hơn thì sẽ không thể nghe thấy. Còn ở vùng lạnh thì ngược lại, nhiệt độ không khí ở gần mặt đất thấp hơn so với trên cao, khi tiếng goị phát ra, âm thanh sẽ tiến về mặt đất (nơi có nhiệt độ thấp). Chính vì vậy mà khi hai người ở xa nhau thì ở vùng lạnh âm thanh sẽ nghe rõ hơn vùng nóng
 

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
NHÓM 16 - TRẢ LỜI GÓI CÂU HỎI SỐ 10 - VÒNG 1 - EVENT VẬT LÝ THẬT THÚ VỊ
Câu 1:
Dung dịch trong lọ chính là dung dịch xà phòng
Có thể thổi bong bóng xà phòng bởi:
- Thành phần chính của xà phòng là muối rắn và axit béo. Chúng là một loại phân tử hữu cơ, to hơn gấp nhiều lần so với phân tử nước. Khi có thêm xà phòng, lực hấp dẫn giữa các phân tử nước lớn hơn mềm dẻo hơn. Vì thế, lực căng bề mặt của nước xà phòng lớn hơn nhiều so với lực căng bề mặt của nước thông thường. Khi chúng ta thổi không khí vào trong nước xà phòng, không khí tuy chiếm một không gian rất lớn nhưng do các phân tử muối rắn của axit béo vẫn xếp hàng dài bám chặt vào nhau nên đã tạo thành các bong bóng.Các bong bóng xà phòng mà chúng ta vẫn thấy khi rửa tay hay giặt quần áo được hình thành bởi các phân tử này. Các phân tử xà phòng bao vây quanh các phân tử nước với đầu hút nước hướng về phía phân tử nước và đầu kỵ nước hướng về phía ngược lại. Khi đó, một lớp nước mỏng kẹp giữa 2 lớp phân tử xà phòng sẽ hình thành nên bề mặt bong bóng. Khi vừa bắt đầu thổi bóng có dạng dài hướng lên cao do không khí mới thổi vào ấm nên bong bóng bay lên ,rồi bong bóng tự định hình thành hình tròn gọn nhất để chống lại sự xuyên thủng của các phần tử không khí. Về sau nhiệt độ không khí bên trong bong bóng giảm dần và đi xuống rồi vỡ ra.
Câu 2:
-Tên vật dụng: Loa điện động
-Cấu tạo: 1_ màng loa ( màng rung) ; 2_cuộn âm ; 3,6,9_khung, đế; 4_ nam châm vĩnh cửu; 5_mạng nhên ( spider) ; 7( cái xanh xanh)_viền đàn hồi; 8( cái màu cam cong ở trên)_màng chống bụi; 10_amplifier
-Nguyên lý hoạt động: dựa trên nguyên lý lực điện từ dao động tạo ra âm thanh
Nó gồm một cuộn dây đặt trong một từ trường mạnh của nam châm.Dòng điện từ amplifier truyền sang loa ,các thay đổi trong dòng điện làm cuộn dây đồng( cuộn âm) tạo từ trường và hút đẩy với nam châm, vì nam châm đã được cố định nên cuộn đồng sẽ được di chuyển làm rung màng loa và tạo sóng âm. Dòng điện sẽ đổi chiều liên tục với tần số thay đổi sẽ tạo ra âm trầm, âm bổng khác nhau. Dù thuộc thể loại nào thì loa cũng phải có một bộ phận quan trọng gọi là màng rung (hoặc màng loa). Màng rung là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe. Tuỳ từng loại loa khác nhau mà nguyên lý làm rung màng rung là khác nhau.
Âm thanh hình thành dựa trên sự chuyển động nên kích thước của loa cũng bị ảnh hưởng bởi tần số âm thanh . Màng loa lớn làm chuyển động nhiều không khí nhưng không thể chuyển động nhanh được, vì thì dùng để tạo âm trầm. Còn với màng loa nhỏ chuyển ít không khí nhưng làm chuyển động nhanh dùng tạo âm bổng.
Câu 3: Việc có thể trở lại một thời điểm đã từng xảy ra là 1 ước muốn của rất nhiều người.
Và theo thuyết tương đối rộng hay thuyết tương đối tổng quát của nhà bác học Albert Einstein được công bố năm 1916. Nó miêu tả miêu tả lực hấp dẫn (trường hấp dẫn) như là một tính chất hình học của không gian và thời gian, hoặc không thời gian. Đặc biệt độ cong của không gian liên hệ trực tiếp với năng lượng,động lượng của vật chất và bức xạ. Từ việc xây dựng lý thuyết này hình thành 3 khái niệm : Lỗ đen, lỗ trắng, lỗ sâu ( lỗ giun)
- Lỗ đen: dự đoán đầu tiên về lỗ đen ( hay hố đen ) bắt đầu từ rất sớm sau khi thuyết tương đối rộng của Albert Einstein được công bố và do sự đề xuất của Karl Schwarzschild như một tiên đoán giải pháp cho không gian mô tả bởi phương trình trường Einstein.Một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen .Lỗ đen có lực hấp dẫn cực kì lớn có thể hút mọi bức xạ, ánh sáng, vật chất đi qua chân trời sự kiện ( vùng xét từ kích thước ban đầu đến kích thước hố đen hiện tại ) của nó. Hố đen không phải một loại hố hay lỗ mà là vùng không gian không thể có thứ gì thoát ra được.
1280px-Black_hole_-_Messier_87.jpg

Hình ảnh lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm của thiên hà elip khổng lồ Messier 87 trong chòm sao Xử Nữ. Khối lượng của nó ước tính bằng 6.5 ± 0.7 × 109 M☉ vào năm 2019. Đây là hình ảnh đầu tiên về hố đen thu được từ dự án Kính thiên văn của chân trời sự kiện, công bố ngày 10 tháng 4 năm 2019. Nguồn VACA.
- Lỗ trắng: là một thiên thể giả định trái ngược với lỗ đen ( vốn hút mọi vật chất). Lỗ trắng là một dự đoán khác của Karl Schwarzschild để cân bằng nghiệm phương trình của Einstein .Nó có thể được coi là nghịch đảo thời gian của lỗ đen, tức là giống một lỗ đen quan sát với thời gian đi ngược lại quá khứ. Thuyết tương đối rộng là đối xứng theo thời gian. Các phương trình về trạng thái cân bằng trong lý thuyết này đều có hai nghiệm tương ứng với hai chiều thời gian. Nếu áp dụng quy luật này cho phương trình cho ra nghiệm miêu tả lỗ đen với chiều thời gian dương, kết quả thu được khi nghịch đảo thời gian là lỗ trắng.
Bởi vì một lỗ đen là một vùng không gian mà không một vật nào có thể thoát khỏi nó, đối nghịch theo thời gian của một lỗ đen là một vùng không gian mà không một vật nào có thể rơi vào đó. Một lỗ đen chỉ có thể nuốt vật khác vào, một lỗ trắng chỉ có thể phun vật khác ra từ trong lỗ đen. Nhưng cho đến tận ngày nay, "hố trắng" vẫn chỉ tồn tại trong tưởng tượng của các nhà khoa học, con người chưa hề quan sát thấy bất kì một chứng cứ nào chứng minh sự tồn tại của "hố trắng". Thế nhưng, những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng, "hố trắng" cũng có thể là "hố đen"! Cũng tức là "hố đen" là phần không ngừng hấp thụ vật chất, "hố trắng" lại là phần không ngừng phun ra vật chất, hai hố này thực chất là một đường ống liên thông cực lớn. Thực tế có thực sự như vậy không, chúng ta vẫn cần chờ đợi các nhà khoa học nghiên cứu tìm tòi thêm.
- Lỗ sâu: Theo mô hình hình học lỗ đen lỗ trắng tương ứng với phương trình của Einstein phải bao gồm 2 vũ trụ ( 2 hệ thống thời gian khác nhau) môt bên là hố đen một bên là hố trắng gọi là hố sâu. Có nghĩa rằng khi bị hút vào hố sâu thì ta sẽ được đi ra qua hố trắng với khoảng thời gian đối xứng. Nhưng đến hiện tại các nhà khoa học đang tìm hiểu và chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh sự tồn tại của hố sâu cũng như hố trắng.
Câu 4: Nguyên tắc Quang học
Khi một tia sáng đi qua một khối thuỷ tinh có các bề mặt không song song, tia sáng sẽ đổi hướng. Đó là hiện tượng khúc xạ. Ánh sáng đi qua thấu kính lồi còn gọi là thấu kính rìa mỏng hay thấu kính hội tụ sẽ bị gập khúc nhiều nhất ngoài viền mép và ít nhất ở tâm thấu kính. Như vậy, mỗi tia sáng phản chiếu từ vật thể đi qua một thấu kính lồi sẽ quy về điểm hội tụ hay tiêu điểm. Ánh sáng ở vùng cao và thấp hơn vật thể hội tụ bên trên và dưới tiêu điểm. Tất cả các điểm hội tụ ấy cùng nằm trên một mặt phẳng gọi là mặt phẳng hội tụ. Đó chính là hình ảnh lộn ngược đầu sẽ được tạo trên bề mặt phim hoặc cảm biến ảnh.
Thấu kính phân kỳ hay thấu kính lõm thì không hội tụ mà lại phân tán ánh sáng nên không cho ra hình ảnh. Các nhà sản xuất kết hợp thấu kính phân kỳ và hội tụ để phân bố hình ảnh đồng đều tốt nhất, độ nét và chi tiết cao nhất khắp bề mặt hội tụ của phim hoặc cảm biến. Và mục đích kết hợp bao nhiêu thấu kính và kết cấu thế nào để đạt mục đích tối hậu là tạo ra hình ảnh rõ nét, phẳng đều, bằng với kích thước bộ cảm biến ảnh.
Càng nhiều lớp thấu kính thì giảm chất lượng hình ảnh vì mỗi thấu kính hấp thụ một phần lượng sáng, bề mặt mỗi thấu kính xảy ra tán xạ ánh sáng. Vì thế, người ta lại khắc phục bằng cách tráng phủ các lớp thuốc trên bề mặt thấu kính để chống lóa, hạn chế sự tán xạ, hạn chế sự suy giảm chất lượng của ánh sáng khi đi qua hệ thấu kính.
Máy ảnh cơ ngày xưa:
Kính máy ảnh sẽ tiếp nhận hình ảnh khi có ánh sáng chiếu vào và phản xạ vào buồng tối của máy ảnh sau đó được rửa ảnh y nguyên
Máy ảnh hiện nay: Trước tiên sẽ thu sáng vào bộ nhớ mà không dùng phản chiếu ảnh ,sau đó xử lý ảnh.
 

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
Nhóm 1 - Trả lời gói câu hỏi số 13 - Vòng 1 - Event Vật Lý thật thú vị
Câu 1:

Quả bóng không bị nổ vì: Số đinh nhiều hơn dẫn đến diện tích tiếp xúc của đinh với quả bóng bay nhiều hơn, diện tích tiếp xúc tỉ lệ nghịch với áp lực lên quả bóng theo công thức
[tex]P=\frac{F}{s}[/tex]
Trong đó:
P là áp suất lên quả bóng
F là áp lực lên quả bóng
s là diện tích tiếp xúc
Vậy nên số đinh càng lớn thì áp suất lên quả bóng bay càng nhỏ (với áp lực không đổi), dẫn đến quả bóng bay không bị vỡ.
Câu 2:
Hình trên diễn tả nguyên lí hoạt dộng của tên lủa nước.
Nguyên lí hoạt động:
Tên lửa nước hoạt động theo nguyên tắc phản lực: không khí được bơm vào trong thân tên lửa (bằng bơm không khí) làm gia tăng áp suất.Khi tên lửa được phóng,do áp suất trong thân tên lửa cao hơn bên ngoài nên không khí sẽ phun ra ngoài theo lỗ hổng ở đuôi tên lửa . Tên lửa sẽ được đẩy về phía trước theo định luật bảo toàn động lượng:
[tex]MV=mv[/tex]
Trong đó:
M: Là khối lượng của tên lửa.
V: vận tốc của tên lửa.
m: khối lượng của khí và nước phun ra.
v: vận tốc của khí và nước.
Như vậy,nước được cho vào tên lửa nhằm tăng khối lượng và động lượng vật chất phun ra và sẽ làm tăng vận tốc của tên lửa. Nước và khí được nén bên trong quả tên lửa điều này tạo nên một dạng thế năng vì là bị nén và khi lực nén đó được giải phóng ra bên ngoài đẩy nước ra khỏi từ đuôi tên lửa nước tạo thành lực đẩy và đẩy tên lửa lên cao.
Câu 3:
Để nhìn được vật ở phía sau, ta sử dụng đèn tia X. Chiếu tia X qua tấm chắn, hình ảnh sẽ được hứng ở phía sau tấm chắn và cùng hướng nhìn của chúng ta. Khi đó chúng ta có thể đoán được vật ở phía sau tấm chắn.
Nguyên lí hoạt động: Khi chùm tia X tiếp xúc các vật, tia X sẽ va chạm và tương tác với các electron bên trong vật. Khi tương tác, năng lượng của tia X bị phân tán nên tia X tiếp tục truyền đi. Vì vậy tia X có thể đi qua các vật thể. Tùy theo vật liệu tạo nên vật thì mức độ hấp thụ tia X khác nhau. Vậy nên hình ảnh của mỗi vật qua tia X cũng khác biệt.
Câu 4:
Nhờ sự đối lưu mà không khí nóng ẩm từ bề mặt của đại dương không ngừng bay lên trên cao ngưng và tạo thành các đám mây giông và mưa. Hơi ấm khi đông đặc như vậy tỏa nhiệt làm ấm không khí xung quanh khiến chúng nhẹ đi và bốc lên cao. Lớp không khí ấm và ẩm hơn từ sát bề mặt đại dương sẽ tràn tới choán chỗ.Chu trình bốc hơi và ngưng tụ này mỗi lúc một gia tăng khiến không khí ẩm và nóng từ mặt biển bị hút lên mỗi lúc một nhiều và mạnh hơn. và gây ra luồng gió xoáy.

Hình ảnh quá trình hình thành mắt bão​
Nhưng để luồng mây giông và gió xoáy trên biển phát triển thành bão cần kết hợp với một số điều kiện khác. Lốc xoáy sinh ra do các luồng gió hội tụ gặp nhau và đẩy không khí nóng ẩm lên trên cao càng làm gia tăng tốc độ bốc hơi và sinh ra gió càng mạnh. Trong khi đó, nếu có gió thổi qua ở độ cao cao hơn (lên đến 9.000 mét) hơi nóng bốc lên từ trung tâm luồng xoáy sẽ bị thổi đi và vì thế sẽ giúp duy trì sự bốc hơi liên tục của luồng khí ấm và ẩm và bão được hình thành. Thậm chí chênh lệch áp suất của không khí ở độ cao trên 9.000 mét và mặt biển cũng loại bỏ nhiệt từ không khí nóng bốc lên khiến, đẩy không khí và chu kỳ bốc hơi càng mạnh thúc đẩy sức mạnh của cơn bão.
Bão chỉ hình thành ở khu vực biển ấm ở vùng nhiệt đới nơi nhiệt độ nước thấp nhất là 27 độ C. Chúng cần không khí ẩm và gió hội tụ gần xích đạo để hoạt động.
* Xin BTC hiểu cho đội của em, vì đội trưởng không online nên em là nhóm phó thay mặt nhóm trưởng xin trả lời ạ. Xin mọi người chấp nhận câu trả lời này ạ.
 
Top Bottom