Con người đang tự hủy diệt chính mình

S

scientists

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Con người đang tự hủy diệt chính mình

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm, quá trình canh tác trồng trọt, khai thác mỏ, hay chỉ đơn giản như thói quen sinh hoạt hàng ngày… đều đã và đang làm biến dạng bề mặt hành tinh. Chính lòng tham của con người sẽ hủy diệt tất cả.

Mặt trái của những đập thủy điện

anh1.jpg

Các công trình công cộng không phải lúc nào cũng hữu ích đối với công chúng. Điển hình như các dự án đập thủy điện của Trung Quốc. Với mục tiêu sản xuất năng lượng sạch, các con đập đồ sộ lại gây lụt lội ở các vùng xung quanh, hủy hoại môi trường sinh thái…

Năm 2007, Trung Quốc hoàn thành công trình đập thủy điện lớn nhất thế giới – đập Tam Hiệp. Công trình này đã choán nơi sinh sống của 1,2 triệu người, làm ngập lụt 13 thành phố chính, 140 thị trấn và 1.350 ngôi làng. Hàng trăm nhà máy, hầm mỏ, bãi rác và khu công nghiệp bị nhấn chìm trong nước, làm cho nước trong 1 hồ chứa nước dự trữ gần đó bị ô nhiễm nặng nề. Công trình này đã làm biến đổi một con sông hùng vĩ một thời trở thành một cái ao tĩnh lặng và bức tử hàng ngàn loài thủy sinh vật nơi đây.

Các nhà khoa học cũng liên hệ các con đập với những trận động đất. Đập Tam Hiệp được xây dựng phía trên 2 đường đứt gãy chính, và kể từ khi nó được xây dựng đã có có hàng trăm cơn chấn động nhẹ xảy ra. Họ còn cho rằng trận động đất thảm khốc ở Tứ Xuyên hồi năm 2008 làm 80.000 người chết cũng một phần là do lượng nước dồn về đập Zipingpu nằm ở rất gần đường đứt gãy gây ra trận động đất.

Đánh bắt thủy hải sản quá mức

Các món hải sản ngon miệng được nhiều người yêu thích đang ngày một rút ruột các đại dương. Theo Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), nhu cầu về hải sản của con người cao hơn gấp 2,5 lần so với khả năng cung ứng của biển. Các loài hải sản càng được ưa thích thì càng bị đánh bắt cạn kiệt. Các tàu đánh bắt cá hiện đại là thủ phạm chính. Chúng là những nhà máy chế biến hải sản di động, được trang bị các thiết bị dò tìm hiện đại. Khi phát hiện mục tiêu, một tấm lưới khổng lồ có kích thước bằng 3 sân bóng sẽ được thả xuống, tóm gọn cả bầy cá lớn chỉ trong vài phút. Các chuyên gia dự đoán rằng, nếu không có biện pháp can thiệp, nhiều loài hải sản quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của con người sẽ biến mất khỏi đại dương trong 40 năm tới.

Những cuộc di dân và những kẻ xâm chiếm
anh3.jpg

Khi con người di chuyển đến nơi sinh sống mới, họ thường đem theo những con vật hoặc cây cỏ ở quê mình đến trồng ở vùng đất mới. Việc làm này đã vô tình làm xáo trộn quần thể động thực vật bản địa, là một trong những nguyên nhân gây tàn phá môi trường khốc liệt nhất.

Những kẻ xâm chiếm mới này sẽ tranh giành môi trường sống và thức ăn, đẩy “dân địa phương” đến bước đường diệt vong. Một ví dụ điển hình là loài chim cưu (sống ở đảo quốc Mauritius nằm phía Tây Nam Ấn Độ Dương), nay đã bị tuyệt chủng do những sinh vật “ngoại lai” như mèo, chuột … được những thủy thủ Châu Âu mang đến đã phá hoại tổ và ăn trứng của chúng.

Các hoạt động khai thác than và khoáng sản

anh4.jpg

han đá là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, nhưng kèm theo quá trình sản xuất điện từ than đá là lượng khí thải CO2 khổng lồ đang phá hủy bầu khí quyển. Hậu quả của nó là sự biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Thêm một vấn nạn của ngành công nghiệp khai thác than là rác thải như đất đá, cây cối bị đào lên trong quá trình khai thác sẽ bị đổ đống xuống các thung lũng lân cận, bóp nghẹt các dòng suối, phá hủy môi trường sống của các sinh vật, làm kiệt quệ dòng nước chảy ra các con sông; thêm vào đó, chất thải công nghiệp bị rửa trôi vào các dòng sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Tai họa từ sơ suất của con người

anh5.jpg

Đôi khi, chỉ một sơ suất nhỏ của con người cũng gây ra hậu quả thảm khốc khó lường.

Thảm họa tràn dầu từng làm chấn động nước Mỹ của công ty Exxon Valdez năm 1989, ngoài việc cướp đi kế mưu sinh của hàng chục ngàn ngư dân, còn bức tử hàng triệu sinh vật biển khác ở vùng biển Alaska.

Mới đây nhất là vụ tràn dầu của công ty BP xảy ra ở vịnh Mexico hồi tháng 4/2010 thậm chí gây hậu quả còn nghiêm trọng hơn vụ Exxo, được đánh giá là thảm họa tràn dầu kinh hoàng nhất lịch sử. Cho đến hiện tại, vẫn còn quá sớm để ước lượng mức độ ảnh hưởng cũng như thiệt hại do sự cố này gây ra, nhưng chắc chắn người dân và hệ sinh thái trong khu vực này sẽ chịu thiệt hại hết sức nặng nề.

Phương tiện giao thông

anh6.jpg

Mỗi năm 1 chiếc xe hơi hoạt động sẽ thải ra khoảng 5,4 tấn CO2 dưới dạng khí thải. Ngoài tác hại lâu dài đến tầng ozone, gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, các loại khí thải này cũng gây tác hại tức thời đến con người thông qua các bệnh về đường hô hấp ngày càng phổ biến. Hơn nữa, ngành công nghiệp khai thác và cung cấp nhiên liệu (xăng dầu) cho các loại phương tiện giao thông hoạt động cũng để lại nhiều hậu quả xấu cho môi trường.

Các hoạt động nông nghiệp không bền vững

anh7.jpg

Nạn phá rừng

anh8.jpg

Các khu rừng đang bị teo nhỏ hoặc biến mất hàng ngày, đặc biệt là các khu rừng mưa nhiệt đới. Với đà phá rừng như hiện tại, các nhà khoa học ước tính khoảng 100 năm nữa, toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất.

Mất rừng cũng như mất đi lá phổi; không còn đủ cây xanh để chuyển hấp thụ và chuyển hóa các khí nhà kính. Không còn rừng cũng đồng nghĩa với việt mất đi hàng rào che chắn và bảo vệ, dẫn đến các thảm họa xói mòn và lũ lụt ngày một nghiêm trọng.

Bùng nổ dân số

anh9.jpg

Các nhà nghiên cứu dân số nói rằng, nếu chúng ta không tự kiềm chế dân số một cách ôn hòa thông qua các chương trình kế hoạch hóa gia đình, thì thiên nhiên sẽ làm giúp việc này nhưng với các biện pháp hết sức tàn khốc như bệnh dịch và đói kém.

Chỉ trong vòng 40 năm, dân số thế giới đã tăng từ 3 tỷ lên gần 7 tỷ người. Mỗi năm lại có thêm 75 triệu người – tương đương dân số của nước Đức – được sinh ra trên hành tinh. Ước tính đến năm 2050, dân số trái đất sẽ vượt mốc 9 tỷ người.

Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về thực phẩm tăng, lượng rác thải cũng theo đó tăng lên. Các ngành công nghiệp hoạt động hết công suất để phục vụ con người. Tài nguyên bị rút cạn. Trái đất dần kiệt quệ.

Nói một cách ngắn gọn, dân cư càng đông đúc thì càng sinh nhiều vấn đề phức tạp và nan giải.

Công nghệ hủy diệt con người

Vũ khí hạt nhân là một trong những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt đáng sợ nhất do loài người nghiên cứu chế tạo ra. Vụ ném bom nguyên tử tại thành phố Hiroshima, Nagasaki của Nhật Bản và sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine là 2 minh chứng tàn khốc nhất về hậu quả mà chúng để lại cho chính con người.

300px-Atomic_bombing_of_Japan.jpg

Đám mây nấm từ bom nguyên tử trên bầu trời Hiroshima (trái) và Nagasaki (phải)

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng người dân Nhật vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng về ngày định mệnh 6/8/1945. Ước tính có khoảng 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người dân Nagasaki thiệt mạng, chưa kể những nạn nhân tử vong sau này do các bệnh về phóng xạ. Theo thống kê, chỉ riêng con số người chết do phóng xạ tại cả hai thành phố từ năm 1950 đến năm 1990 đã là hàng trăm nghìn người.

Chúng ta không phải từ bỏ công nghệ ủng hộ của thiên nhiên, nhưng việc con người phá hủy thiên nhiên để đạt được một cái gọi là “tiến bộ” là không đúng. Có lẽ công nghệ và thiên nhiên có thể cùng tồn tại và chúng ta nên tìm cách để làm điều đó, nếu không thế giới của chúng ta sẽ sụp đổ

Clip Man (con người) đã khẳng định phần nào : Muốn xem hãy nhấp vào ĐÂY

Sưu tầm nhiều nguồn​

 
T

tuananh1203

con người quả là quá phá hoại họ làm thế chỉ tự diệt mình mà thôi
 
S

scientists

Con người tự rước họa diệt vong​

Để thỏa mãn những nhu cầu ích kỷ, con người sẵn sàng tàn sát lẫn nhau và phá hủy thế giới. Một số nhà khoa học cho rằng, chính loài người đang tự dồn mình dần tới bờ vực đại tuyệt chủng.

Suy cho cùng, những lời tiên đoán trước đây về ngày tận thế trong lịch sử đều không trở thành hiện thực. Con người vẫn tồn tại, Trái đất vẫn hoạt động qua hàng tỷ năm. Điều đó cho thấy, sự “nổi giận” của thiên nhiên không phải là do Thần linh trừng phạt như niềm tin trong các truyền thuyết.

Vậy đâu mới là nguyên nhân thực sự?

Chắc hẳn những ai là “tín đồ” của phim hành động đều đã từng xem bộ phim “Tôi là người máy”, trong đó nhân vật người máy Sony đã nói một câu rất đáng phải suy ngẫm: “Con người sinh ra để tự hủy diệt”.

Cùng quan điểm này, trước những nỗi sợ hãi về ngày tận thế 21/12 tới đây của người dân toàn thế giới, ông Mitzi Adams, một nhà khoa học thuộc NASA khẳng định: “Mối đe dọa lớn nhất đối với Trái đất năm 2012 hay trong tương lai, chỉ có thể là từ chính loài người”.

Nếu nhìn lại những điều đã và đang diễn ra trên Trái đất, sẽ chẳng có gì khó khăn để có thể thấy rằng nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, sức tàn phá của con người khủng khiếp hơn bất kỳ yếu tố nào.

1. Sự khốc hại của vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân là một trong những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt đáng sợ nhất do loài người nghiên cứu chế tạo ra. Vụ nổ bom nguyên tử tại thành phố Hiroshima, Nagasaki của Nhật Bản và sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine là 2 minh chứng tàn khốc nhất về hậu quả mà chúng để lại cho chính con người.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng người dân Nhật vẫn chưa hết nỗi kinh hoàng về ngày định mệnh 6/8/1945. Ước tính có khoảng 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người dân Nagasaki thiệt mạng, chưa kể những nạn nhân tử vong sau này do các bệnh về phóng xạ. Theo thống kê, chỉ riêng con số người chết do phóng xạ tại cả hai thành phố từ năm 1950 đến năm 1990 đã là hàng trăm nghìn người.

41 năm sau, vào ngày 26/4/1986, thế giới lại thêm lần nữa rúng động trước sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine. Đây được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử ngành năng lượng hạt nhân.

Một bản báo cáo năm 2005 cho biết tuy chỉ thống kê được 56 người chết ngay tại thời điểm sự cố xảy ra nhưng hơn 336.000 người đã phải sơ tán do ô nhiễm trầm trọng, ước tính khoảng 9.000 trong số gần 6,6 triệu người sẽ chết vì bệnh ung thư do phóng xạ.

Theo Hội đồng Thông tin An ninh Anh-Mỹ (BASIC), thế giới đang bước vào giai đoạn chạy đua vũ trang hạt nhân quyết liệt. Tuy đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ và mối hiểm họa của vũ khí hạt nhân nhưng hơn nửa thế kỉ qua, nó vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình và an ninh của nhân loại. Cứ đà này, ai mà biết được sẽ có bao nhiêu Hiroshima, Nagasaki hay Chernobyl khác nữa.

2. Rừng - “lá phổi xanh” bị tàn phá

Lâu nay, nạn phá rừng và hậu quả của nó luôn được liệt vào hàng những câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức. Những trận Đại hồng thủy quét sạch địa cầu như niềm tin trong truyền thuyết hoàn toàn có thể trở thành sự thật nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn. Chỉ có điều người tạo ra nó chẳng phải vị thần đầy quyền năng nào mà chính là loài người.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái đất nóng lên.

Với đà phá rừng như hiện tại, các nhà khoa học ước tính tới năm 2050, có tới 2 tỷ người (khoảng 20% dân số thế giới) sẽ bị thiếu nước. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu trở nên khan hiếm. Nguy hiểm hơn, khoảng 100 năm nữa, toàn bộ rừng trên Trái đất sẽ biến mất.

Không còn rừng cũng đồng nghĩa với việc mất đi hàng rào che chắn và bảo vệ, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi sinh, trái đất ấm dần lên, đói kém, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.

Những thảm họa thiên tai xảy ra ngày càng có sự gia tăng cả về tần suất và sự nguy hại như hiện nay là minh chứng rõ ràng nhất.

3. Bùng nổ dân số

Bùng nổ dân số chính là “cội nguồn của mọi vấn đề” và liên quan mật thiết với đói nghèo, hủy hoại môi trường, nhưng lại bị bỏ qua một cách có tính toán, ông Alex Ezeh, phụ trách nghiên cứu dân số châu Phi, cho biết.

Trong một bản tóm tắt về nhân loại, nhà vật lý Stephen Hawking tuyên bố: “Ít nhất trong 200 năm nữa, dân số sẽ tăng theo cấp số mũ… Cứ 40 năm, dân số thế giới lại tăng gấp đôi”. Thật vậy, chỉ trong vòng 40 năm, dân số thế giới đã tăng từ 3 tỷ lên gần 7 tỷ người. Mỗi năm lại có thêm 75 triệu người – tương đương dân số của nước Đức – được sinh ra. Ước tính đến năm 2050, dân số thế giới có thể lên tới hơn 9 tỷ người.

Cung cấp dịch vụ nhà ở, nước, điện, hệ thống nước thải, bệnh viện và giáo dục cho số người tăng thêm này là thách thức vô cùng to lớn. Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về thực phẩm tăng, lượng rác thải cũng theo đó tăng lên, tài nguyên thì dần kiệt quệ…

Đó là chưa kể tới việc chúng ta không thể biết chích xác Trái Đất có thể chịu đựng được sức ép dân số cao nhất là bao nhiêu. Có người cho rằng mức cao nhất là khoảng 20 tỷ đến 30 tỷ. Những cũng có người cho rằng dân số hiện nay đã mấp mé bên bờ quá tải. Dù có thế nào đi chăng nữa thì với tốc độ như vậy, nếu không có sự kìm hãm đà phát triển dân số thì thêm nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa sẽ phát sinh.

4. Tài nguyên bị khai thác quá mức

Mới đây, Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) đã một lần nữa lên tiếng cảnh báo về sự cạn kiệt tài nguyên của Trái Đất do chính con người gây nên. Theo đó, với thực trạng sử dụng nguồn tài nguyên như hiện nay, nhân loại phải cần thêm 1 Trái đất nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Thậm chí, nếu thế giới không nhanh chóng thay đổi cách thức sử dụng tài nguyên thì vào năm 2030, ngay cả 2 Trái Đất như hiện nay cũng không đủ.

Theo WWF, nhân loại hiện đang sử dụng vượt quá 50% nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Trái Đất có thể cung cấp. Chẳng hạn, từ năm 2008, nhân loại đã cần tới 18,2 tỷ héc ta đất nhưng Trái Đất chỉ có 12 tỷ héc ta đất có thể canh tác.

Ngoài ra, chỉ từ năm 1970 đến 2008, đã có 28% đa dạng sinh học của Trái Đất đã biến mất. Số lượng và mật độ của 2.688 loài động vật ở các khu vực khác nhau trên thế giới, đa dạng sinh học ở các khu vực nhiệt đới đã giảm tới 61% và ở các khu vực ôn đới giảm 31%.

Cũng theo WWF, nhu cầu về hải sản của con người đã cao gấp 2,5 lần so với khả năng cung ứng của biển. Các chuyên gia dự đoán rằng, nếu không có biện pháp can thiệp, nhiều loài hải sản quen thuộc sẽ biến mất khỏi đại dương trong 40 năm tới.

Mỗi tác động của con người, dù lớn hay nhỏ đều tạo nên một chuỗi các hiệu ứng không thể đoán trước.

65 triệu năm trước, lịch sử Trái đất ghi nhận vụ tuyệt chủng hàng loạt dẫn đến sự biến mất của một nửa số sinh vật khi một tảng thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái Đất. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nếu cứ theo đà như trên, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang dần bước vào lần đại tuyệt chủng tiếp theo và con người là thủ phạm chính gây nên sự tuyệt chủng lần này.
 
S

scientists

Tại sao chúng ta phải tiết kiệm điện ?​

- Điện năng không phải là vô tận mà nó có hạn, nếu sử dụng quá mức điện năng sẽ làm cho các nhà máy điện không đủ khả năng cung cấp dẫn đến tình trạng mất điện sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống con người. Không chỉ vậy, việc sử dụng quá phung phí điện năng đồng nghĩa với việc tiêu hao tiền của chúng ta.

lang-phi-tien-trong-quang-cap-google-adword-300x199.jpg

- Điện năng mà ta dùng hiện nay phần nhiều được sản xuất bằng việc đốt các nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt... trong các nhà máy điện. Càng sử dụng nhiều điện, càng tăng phát thải Khí nhà kính CO2 vào khí quyển, làm tăng "Dấu vết Carbon", càng thúc đẩy quá trình tăng nhiệt độ Trái đất, gây ra Biến đổi khí hậu. Việc sử dụng lãng phí các nhiên liệu hoá thạch để sản xuất điện cũng sẽ làm nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt nhanh chóng.

1320350123.jpg

- Điện năng nếu được tạo ra bởi một nhà máy thủy điện lớn, việc xây dựng đập chứa nước có thể làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên của các loài động thực vật sống quanh đó.


images

- Nguồn cung cấp điện luôn luôn thiếu và là vấn đề khó khăn đối với bất cứ quốc gia nào.

Sử dụng điện một cách tiết kiệm, hiệu quả sẽ giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, giảm khí thải CO2.

images
 
S

scientists

Thủng tầng OZON - mối lo sợ mang tính toàn cầu

ozzone.jpg

Tầng Ozon giống như một lớp áo bảo vệ cực kì quan trọng của trái đất. Tuy nhiên lớp áo này đang dần bị “rách” bởi tác động của con người gây nên những lỗ thủng Ozon nghiêm trọng.

Ozon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất, ở độ cao 25km trong tầng bình lưu, gồm 3 nguyên tử oxy, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh thường gọi là tầng Ozon.

201207-36.jpg


Lỗ thủng tầng Ozon ngày càng rộng đe dọa sự sống của muôn loài

Tầng ozon giúp ngăn chặn tia cực tím từ Mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất, vốn là tác nhân gây ung thư da và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Tầng ozon là lớp lọc bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái đất nóng lên. Khi mà “lớp áo bảo vệ” tầng Ozon bị rách cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ bị đe dọa. Con người sẽ mắc một số bệnh như làn da cháy nắng, lóa mắt, lão hóa da, đục thủy tinh thể, ung thư mắt… Thực vật không chịu được tác động của nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật phù du bị tổn thương và chết dần. Rồi thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng ngày càng gia tăng, nhiệt độ và mực nước biển tăng nhanh… Cả thế giới đang vô cùng lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon.

201207-37.jpg

Các sinh vật dưới biển sẽ bị tổn thương và chết dần​


Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,

Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.


(Tổng hợp)
 
S

scientists

Top 10 vấn đề môi trường hiện nay​

Môi trường là một nguồn tài nguyên, đang được tiêu thụ theo cấp số nhân. Điều này đã dẫn đến rất nhiều vấn đề môi trường và các vấn đề cần phải được xử lý trên nhiều cơ sở khác nhau .Môi trường toàn cầu hiện nay là đầy những hạn hán, đói kém, lụt, thiên tai. Ở đây chúng ta xem xét các vấn đề môi trường nghiêm trọng thế giới đang phải đối mặt là gì. Hầu hết trong số họ được liên kết với nhau và có thể có cùng một nguyên nhân.

Biến đổi khí hậu

khi_hau.jpg

Đây là một trong hầu hết nói về các vấn đề môi trường trên thế giới. Biến đổi khí hậu trên toàn thế giới vẫn còn là một nguyên nhân gây ra mối quan tâm lớn. Nó đã tàn phá trên một số hệ sinh thái trên toàn thế giới. Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm . Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi sâu rộng trong tự nhiên. Ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh này.

Quản lý chất thải

Quản lý chất thải liên kết chặc chẽ với phát triển dân số nhanh chóng trên toàn thế giới và tỷ lệ tiêu thụ, chất thải, và quản lý của nó đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới. Xử lý chất thải được tạo ra trong nhiều hình thức, mà có thể được phân loại rộng rãi trong hai hình thức. Một số chất thải phân hủy sinh học và một số không như vậy. Vấn đề mất gốc trong lối sống của chúng ta, đó là chuyển động nhanh và nhẫn tâm trong suy nghĩ và hành động. Vấn đề này thể hiện rõ ràng hơn xung quanh các vùng đô thị của thế giới. Các giải pháp sửa chữa nhanh chóng của các bãi chôn lấp và các trung tâm tái chế không được chứng minh. Trong thực tế, tràn đầy các bãi chôn lấp, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đang gây ra sức khỏe nghiêm trọng hơn và các vấn đề môi trường trong khu vực.

Đa dạng sinh học và sử dụng đất

Đa dạng sinh học có nghĩa là sự đa dạng của cuộc sống tồn tại trong bất kỳ khu vực nhất định. Hôm nay với dân số ngày càng tăng và nhu cầu ngày càng tăng cho các nhu cầu cơ bản, đa dạng sinh học đang bị đe dọa ở nhiều khu vực trên thế giới. Nhu cầu cao cho quần áo, thực phẩm và nơi sinh ở đã dẫn đến một mô hình sử dụng đất sai lệch. Nhiều đất canh tác có thể dẫn đến các vấn đề về tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn đất. Điều này cũng dẫn đến các vấn đề khác như khai thác quá nhiều . Họ có thể để trồng thực phẩm hoặc các loại ngũ cốc hoặc thậm chí cả cây, nhưng những ảnh hưởng của sự thay đổi đó có ảnh hưởng lâu dài và gây hại cho môi trường làm cho các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Sự khan hiếm nguồn nước

water2.jpg

Nước như là một loại hàng hóa và một nguồn tài nguyên rất khan hiếm. Chỉ có 2% của nước trên Trái đất là tinh khiết và phù hợp cho tiêu dùng. Để làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn, nó là tài nguyên tiêu thụ nhiều nhất trên hành tinh này. Nhiều khu vực cũng phụ thuộc vào lượng mưa là nguồn nước, với các mô hình lượng mưa thay đổi trên toàn thế giới do biến đổi khí hậu, một số vùng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng với hạn hán và nạn đói. Đồng thời, quá nhiều mưa cũng đã gây ra lũ quét trên một số vùng phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo của khu vực. Quá nhiều nước hay quá ít cũng gây ra một vấn đề. Ngoài ra, một trong những mối quan tâm lớn về y tế liên quan trực tiếp với vấn đề môi trường này là việc tiếp cận với nước sạch. Rất ít người trên toàn thế giới có thể truy cập nguồn nước uống. Điều này gây ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người dân sống ở khu vực đó.

Nạn phá rừng

20613923-images1101437_pharung1.jpg

Nạn phá rừng có thể được xem như là tệ nạn đáng báo động.Tăng tiêu thụ thực phẩm đã dẫn đến rất nhiều diện tích rừng đang được sử dụng cho việc trồng trọt. Nạn phá rừng cũng diễn ra xung quanh khu vực đô thị khi họ mở rộng để phù hợp với dân số nhiều hơn. Sáng tạo của các bãi chôn lấp cũng là một nguyên nhân của nạn phá rừng. Nhu cầu cao đối với khoáng sản, dầu và các tài nguyên khác như vậy có thể được khai thác cũng đã dẫn đến nạn phá rừng ở các khu vực khác nhau của thế giới. Với nạn phá rừng làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Xói lở đất, biến đổi khí hậu đáng kể và trong một số trường hợp thiên tai như sạt lở đất và lũ quét có thể là do, trực tiếp hoặc gián tiếp phá rừng .

Hóa chất, chất thải độc hại và kim loại nặng

o_nhiem_moi_truong.jpg

Nhiều chất thải được tạo ra bởi con người có chứa một lượng cao các hóa chất và các chất độc. Chúng có tác động xấu đến môi trường. Các vấn đề của mưa axít là một ví dụ. Một số hóa chất và kim loại nặng có một hiệu ứng có thể gây tử vong trên con người cũng như đời sống động vật.Cần được chăm sóc thực hiện để ngăn chặn điều này xảy ra. Định mức phát thải nghiêm ngặt kiểm soát và các quy định cần phải được thực hiện để bảo vệ hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người từ vấn đề chết người này. Tái tạo nguồn năng lượng không tái tạo năng lượng, nhu cầu và tiêu thụ của họ là một nguyên nhân của vấn đề môi trường xung quanh hành tinh .

Khoa học Di truyền

Là một vấn đề rất nhạy cảm và rất gây tranh cãi. Khoa học đã giúp con người rất nhiều và đã đạt được nhiều bước đột phá về y học, công nghệ, y tế, thông tin liên lạc, vv Trong thực tế, tất cả các khía cạnh của đời sống con người được cải thiện rất nhiều với sự giúp đỡ của khoa học. Sửa đổi di truyền của thực vật, động vật và có lẽ ngay cả con người trong tương lai gần có thể gây ra thiệt hại nhiều hơn lợi. Chúng ta không thể không đồng ý với việc nghiên cứu về di truyền học đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào.Các thách thức khó khăn nhất được lan truyền nâng cao nhận thức và giáo dục người dân về sự thoái hóa các nguồn lực màu xanh. Nhiều vấn đề được gây ra bởi chúng ta làm theo lối sống, mà không có một ý thức về hậu quả.. Chúng tôi chỉ có một hành tinh, chỉ có một nhà, chúng ta không thể mất nó để thõa mãn sự tham lam của chúng ta!

ST
 
S

scientists

Những bức ảnh biết nói

Cùng 1 phút suy ngẫm về những bức ảnh sau đây nhé !

a1-11.jpg

Hàng trăm người dân Belize (trước đây gọi là Honduras thuộc Anh, là nơi ít người biết đến nhất ở châu Mỹ La Tinh) và người ủng hộ trên thế giới cùng xếp chữ trên một hòn đảo để tạo thành thông điệp hôm 13/11/2010. Thông điệp kêu gọi con người chú ý tới vấn đề suy thoái môi trường và sự cần thiết bảo vệ hành tinh của chúng ta.

a2-26.jpg

Một nhà báo lấy mẫu nước màu đỏ trên một con sông ở Trung Quốc, có khả năng bị ô nhiễm bởi hai nhà máy hóa chất bất hợp pháp gần đó.

a3-1.jpg

Một tòa nhà được xây dựng giữa khu rừng ngập mặn khô cằn ở Cancun. Trong 40 năm kể từ Cancun được thành lập, vô vàn khu rừng ngập mặn nằm dọc bờ biển Caribe của Mexico đã bị phá hủy.

a4-1.jpg

Ảnh chụp từ không trung khu rừng bị khai thác trái phép gần công viên quốc gia Amazon. Kể từ khi Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nhậm chức vào tháng 1/2011, bà đã đảo ngược luật phá rừng, tìm cách mở đường cho các đập thủy điện và các dự án cơ sở hạ tầng khác.

a5.jpg


Một gốc cây bị đốn xén la liệt là lời nhắc nhở về nạn phá rừng trên diện rộng.

a6.jpg

Nhà máy lọc dầu bất hợp pháp bị phát hiện dọc theo một con lạch bên ngoài trung tâm thành phố cảng Harcourt trong khu vực đồng bằng sông Nigeria.

a7.jpg

Nigeria là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất châu Phi. Ngành công nghiệp ngầm được cho là trị giá hàng trăm triệu USD/năm.

a8.jpg

Một người đàn ông thu thập các vật liệu tái chế tại bãi rác lớn nhất Mỹ Latinh. Bãi rác này đã bị đóng cửa hồi tháng 5/2012, trước khi hội nghị thượng đỉnh Rio+20 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững.

a9.jpg

Hàng ngàn con cá chết chồng chất lên nhau ở Rio de Janeiro (Brazil). Cá chết bởi nồng độ oxy giảm do ô nhiễm.

a10.jpg

Con bồ nông nâu với bộ lông vũ ướt sũng bởi dầu tràn trong một hồ bơi sau thảm họa tràn dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico.


ST
 
S

scientists

5 thảm họa chết chóc không thể quên trong lịch sử

"Sương mù chết chóc", "ngày đen tối"... là những thảm họa đáng sợ được ghi nhận trong lịch sử loài người...

Lịch sử đã chứng kiến nhiều thảm họa do tự nhiên và cả lỗi của con người gây nên. Những thảm họa này đã gây ra cho con người biết bao thiệt hại, hàng nghìn, hàng vạn người phải bỏ mạng...

Cùng điểm lại vài thảm họa chết chóc không thể nào quên trong lịch sử loài người qua tổng hợp của trang ATII dưới đây.


1. “Ngày đen tối” ở New England

Ngày 19/5/1780, bầu trời các bang thuộc vùng New England (Mỹ) và nhiều khu vực ở Canada bỗng nhiên đen kịt một cách bất thường. Dân chúng cực kỳ hoảng loạn. Người dân phải đi lại bằng ánh nến vào buổi trưa. Vài ngày trước đó, người dân đã ghi nhận rằng màu sắc của Mặt trời và Mặt trăng trở nên đỏ rực. Giếng và các con sông chứa đầy bồ hóng.

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg

Vào thời kỳ này, khi khoa học chưa phát triển, nhiều người giải thích hiện tượng này theo yếu tố tâm linh. Một số tiểu bang trong khu vực đã giải thích bóng tối như một điềm báo, nhiều nơi khác lại cho rằng, đó là cuộc thử nghiệm của phù thủy Salem.

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg

Tuy nhiên, hơn 200 năm sau, cuối cùng các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được lý do gì khiến "Ngày đen tối" xảy ra. Đó là kết quả của một vụ cháy rừng hết sức dữ dội bùng lên từ Canada. Những cột khói lớn đã cuồn cuộn bốc lên tầng cao khí quyển, kèm với đó là sương mù và mây dày đặc che phủ đã gây nên hiện tượng bầu trời đen kịt tại New England.

2. Siêu thảm họa núi lửa ở Indonesia

Thập kỷ 1810 - 1819 được coi là một trong những khoảng thời gian mà khí hậu trở nên lạnh nhất trong lịch sử Trái đất. Một điều không ngờ tới, chính trong lúc điều kiện như vậy mà ngọn núi lửa Tambora ở Indonesia lại thức giấc và hoạt động mạnh mẽ. Hậu quả của cuộc núi lửa phun trào này khiến cả thế giới nao núng trong gần một năm trời.[/IMG]

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg

Những cột khói, tro bụi của Tambora lọt vào bầu khí quyển, tăng sự phản xạ ánh sáng Mặt trời từ Trái đất, khiến nhiều nơi không nhận đủ nhiệt, càng trở nên lạnh thêm.

Thậm chí, dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè. Vì thế, người ta đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là “năm không có mùa hè”.

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg

3. Động đất Messina ở Ý

Vào sáng sớm ngày 28/12/1908, một trận động đất 7,5 độ Richter đã xảy ra ở dải Messina, ngăn cách Sicily và Calabria nước Ý. Mặt đất rung động khoảng 40 giây trước khi làm sụp đổ hoàn toàn các công trình xây dựng trong vòng bán kính 300km quanh đó.

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, một cơn sóng thần cao 12m với sức tàn phá mạnh mẽ tiếp tục đổ bộ vào các thành phố này chỉ ít phút sau trận động đất. Kết quả là, 91% cấu trúc ở Messina đã bị phá hủy và khoảng 70.000 cư dân đã bị chết.

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg


Xác chết của các nạn nhân của trận động đất ở Messina.

Trận động đất đặc biệt gây ra nhiều thiệt hại nặng nề bởi toàn bộ người dân thành phố không hề có sự chuẩn bị nào để bảo vệ mình trước thảm họa. Những mái nhà nặng nề cùng nền đất yếu đã chôn sống nhiều gia đình dưới đống đổ nát.

Họ nằm kẹt dưới đống đổ nát nhiều ngày liền trước khi chờ được đội cứu nạn đến giải thoát. Những cư dân Messina may mắn sống sót cũng phải chuyển tới định cư ở các thành phố khác.

4. "Sương mù chết" ở Donora

Vào năm 1948, một màn “sương mù chết chóc” đã xuất hiện, bao phủ cả thị trấn nhỏ Donora, Pennsylvania. Theo nghiên cứu, "làn sương mù" này bắt nguồn từ một nhà máy luyện kim và luồng khí thải ô nhiễm thoát ra từ nhà máy cứ thế lan rộng, bao quanh thị trấn.

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg

Cùng với thời tiết lạnh, tình trạng ô nhiễm càng nặng nề bởi không khí ô nhiễm khô đặc lại chứ không thoát đi được. Nhiều cư dân ví von, thị trấn Donora trở thành một phòng tắm hơi với nhiều loại khí ăn da độc hại. Tình trạng này kéo dài 5 ngày cho đến khi một cơn mưa xuất hiện và làm sạch không khí.

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg

Làn sương mù đã khiến 20 người chết vì ngạt thở trong 5 ngày đầu tiên, và 30 người khác chết trong tuần vì mắc biến chứng. Hàng trăm động vật hoang dã thiệt mạng và hơn một nửa dân số 14.000 của Donora được chẩn đoán tổn thương phổi vĩnh viễn.

4-tham-hoa-chet-choc-khong-the-quen-trong-lich-su.jpg
 
S

scientists

Con người đang “giết chết” các đại dương

Tại cuộc hội thảo tổ chức tại trường Đại học Oxford tuần qua, các nhà khoa học khẳng định nguyên nhân của tình trạng xấu đi nhanh chóng các đại dương chính là do các hoạt động của con người.

Сác chuyên gia đã đưa ra cảnh báo: Cuộc sống dưới đáy đại dương đang trên đường bị huỷ diệt. Tình trạng biển và đại dương đang bị xấu đi với tốc độ khủng khiếp.

moitruong.jpg

Theo những nghiên cứu mới nhất, việc đánh bắt cá quá mức và những hoạt động sản xuất của con người ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu và đe doạ sự tồn tại của các loài sinh vật. Việc thải ra những khí nhà kính làm phát triển nhanh chóng các loài rong tảo có hại, gây tuyệt chủng một số loài cá và làm thay đổi cơ bản dây chuyền thực phẩm dưới đại dương. Những tổn thất do con người mang lại cho cuộc sống dưới biển làm các đại dương trên thế giới biến đổi đến mức một thế hệ đủ để nhận ra.

Tiến sĩ Alex Rodger, người đứng đầu Chương trình quốc tế bảo vệ các đại dương (IPSO) nói: “Kết quả nghiên cứu sẽ làm mọi người kinh hoàng. Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng, tác dụng huỷ hoại mà con người mang đến cho các đại dương xấu hơn bất cứ những gì mà chúng ta thường hình dung trước đây”.

Những tác giả của bản báo cáo của Liên Hợp Quốc về hiện trạng của biển và đại dương cho hay: “Tốc độ thay đổi các điều kiện sống của sinh vật trong môi trường nước đang vượt xa những dự báo trước đây, khiến cho các đại dương mất dần khả năng duy trì sự tồn tại của con người. Do vậy các nhà hải dương học cần thiết phải đưa ra những giải pháp khẩn cấp để giảm việc thải khí cacbonic và giảm sự đánh cá quá mức cũng như tạo ra các vùng thủy sinh và giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường biển”.

Theo tiến sĩ Rodger, tình trạng biển hiện nay là cực kỳ nghiêm trọng, đòi hỏi con người phải hành động ngay về nhiều mặt để kịp thời ngăn chặn sự tăng nhiệt độ các đại dương, sự thiếu ôxi và tăng độ axit trong nước biển, kết hợp lại sẽ gây ra sự diệt chủng hàng loạt các sinh vật thuỷ sinh, giống như sự tuyệt diệt loài khủng long từng xảy ra trên mặt đất.

“Chúng ta đã đoán trước được những hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, tồi tệ hơn nữa đến con cái chúng ta và nhiều thế hệ tương lai”, tiến sĩ Rodger nói.

Dan Laffoli, tác giả bản báo cáo, cố vấn hàng đầu của Quỹ quốc tế bảo vệ thiện nhiên (IUCN) phát biểu: “Những mối đe dọa đối với đại dương là rất lớn. Nhưng khác với các thế hệ trước, chúng ta biết những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Cần phải bảo vệ nhịp đập của hành tinh ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay”.

Nếu không, con cháu chúng ta sẽ phải trả món nợ là chúng ta đã thủ tiêu những cánh rừng, đã làm trống rỗng các đại dương và sông ngòi, đã làm những thuỷ sinh vật không kịp tái sinh một cách tự nhiên. Và bao trùm cả hành tinh là hiệu ứng nhà kính đang hoành hành trong khí quyển, Trái đất đang nóng lên từng ngày.

khoahoc.com​
 
S

scientists

Môi trường thế giới đã bị hủy hoại như thế nào?

01-7bb4e.jpg


Công viên quốc gia Rocky trước đây xanh mướt với hàng vạt rừng thông tươi tốt ở phía tây bắc nước Mỹ và phía tây của Canada​

02-7bb4e.jpg


Tuy nhiên, hiện tại có thể thấy hiện tượng ấm nóng toàn cầu đã tác động tới nơi này thế nào. Khí hậu nóng lên đã làm loài bọ cánh cứng sinh sôi và tiêu diệt cả một vùng đồi thông

03-7bb4e.jpg


Rặng san hô Great Barrier của Australia với diện tích gần bằng bang Texas của Mỹ, từng được xem là một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất trên thế giới

04-7bb4e.jpg


Tuy nhiên, hiện tại, nhiệt độ nước nóng lên đã khiến cho một vùng lớn san hô bị tẩy trắng và chết mòn. San hô có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống của đại dương

05-7bb4e.jpg

Sông Danube từng nổi tiếng châu Âu với vẻ đẹp mơ mộng. Đây là con sông dài thứ hai ở châu Âu

06-7bb4e.jpg


Từ năm 2011 đến năm 2012, hiện tượng khô hạn dai dẳng đã khiến mực nước xuống thấp kỷ lục, khiến nhiều tàu thuyền bị mắc cạn

07-7bb4e.jpg


Matterhorn, một trong những đỉnh núi cao nhất ở châu Âu, nằm ở dãy Alps nằm giữa Italy và Thụy Sỹ. Trong bức ảnh chụp vào tháng 8/1960 này, Matterhorn được phủ một "tấm khăn" băng tuyết

08-7bb4e.jpg


Còn trong bức ảnh này, chụp vào tháng 8/2005, dãy Alps đang bị ăn mòn do hiện tượng sông băng tan chảy

09-7bb4e.jpg


Bức ảnh này được chụp vào cuối thế kỷ 19, cho thấy dòng sông băng Muir Glacier ở Alaska có rất nhiều những tảng băng khổng lồ

10-7bb4e.jpg


Còn trong bức hình này, chụp năm 2005, dòng sông băng đã hoàn toàn biến mất

11-7bb4e.jpg


Hồ Chad ở châu Phi trong những năm 1930 từng là một trong 6 chiếc hồ lớn nhất thế giới, cung cấp nước cho ít nhất 20 triệu người ở Nigeria, Chad, Cameroon và Niger

12-7bb4e.jpg


Kể từ những năm 1960 tới nay, hồ đã mất khoảng 80% diện tích bề mặt, do chịu tác động bởi các hiện tượng ấm nóng toàn cầu, xây đập trên sông

13-7bb4e.jpg


Quần đảo San Blas ở Panama là "nhà" của người Guna. Những ngôi nhà mái tranh kiểu truyền thống và kiểu sống cổ xưa của họ đang bị đe dọa bởi sự thay đổi khí hậu

14-7bb4e.jpg


Các cộng đồng ở Caribbean đang phải đối mặt với cảnh ngập lụt trong nhiều ngày mỗi khi mùa mưa tới. Đó là kết quả do mực nước biển tăng lên khi toàn cầu trở nên ấm nóng hơn


ST​
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

Những vụ tràn dầu nghiêm trọng trong lịch sử​

Trong cố gắng dự đoán những ảnh hưởng lâu dài do sự cố nổ giàn khoan Deepwater Horinzon gây ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu rà soát lại những sự cố tràn đầu kinh hoàng khác đã xảy ra trước đó trong lịch sử. Chẳng hạn như ngày 16-3-1978, tàu chở dầu Amoco Cadiz đi từ Vịnh Persia tới La Harve, đã bị tràn hơn 257 triệu lít dầu và gây ô nhiễm cho 200 dặm vùng bờ biển. Hoặc vụ thăm dò dầu khí 600 dặm về phía nam Texas thuộc vùng vịnh Mexico ngày 3-6-1979, giếng dầu Ixtoc I đã làm tràn gần 1,6 triệu lít dầu mỗi ngày cho tới khi sự cố được chặn đứng vào tháng 3 năm sau.

bns-69.jpg


Vụ tràn dầu Santa Barbara năm 1969

bns-79.jpg


Vụ lò phản ứng Three Mile Island bị tan chảy một phần năm 1979

bns-89.jpg


Vụ Exxon Valdez năm 1989

Ngày 24-3-1989, tàu chở dầu Exxon Valdez đã đụng phải dãy đá ngầm Bligh Reef trong lúc rời cảng Valdez, Alaska, làm tràn hơn 41 triệu lít dầu thô ra eo biển Prince William, được xem là vụ tràn dầu trầm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Và gần đây nhất là vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon bị chìm ở Vịnh Mexico ngày 22-4, đúng vào ngày Ngày Trái Đất.

bns-2008.jpg


Vụ tràn dầu Tennessee coal-ash năm 2008

bns-2010.jpg


Vụ Deepwater Horizon năm 2010​

Tuy vậy, ảnh hưởng thật sự kéo dài của những thảm họa này không lộ rõ. Đó không phải là hàng triệu động vật thân mềm như ốc, sò, hến và những con nhím biển bị tàn sát ở Brittany, nơi chứng kiến sự biến mất gần như hoàn toàn của một số loài giáp xác, hàng chục ngàn xác chim chết, cũng như phá hủy nhiều ngư trường và môi trường sống của các con hàu. Các thảm họa tràn dầu đã diễn ra trong lịch sử như những hồi chuông báo động. Bên cạnh đó, những biện pháp nhằm ngăn chặn các sự cố tràn dầu trong tương lai cũng được đặt ra. Trong đó, vấn đề cải thiện lại các kỹ thuật giàn khoan là một trong những giải pháp cần thiết để làm giảm nguy cơ sự cố tràn dầu.

ST​
 
S

scientists

Mẹ thiên nhiên sẽ tiêu diệt con người, trước khi họ phá hoại làm tan nát môi trường

Một số video về sóng thần !
!

[YOUTUBE]EbmTfsWvIcc[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]pyRLIW9GVHY[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]wyOPau0gpFw[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]oq1gNicFkeM[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]KFu0vd3gP8A[/YOUTUBE]

 
Last edited by a moderator:
S

scientists

[YOUTUBE]PUBKSnZvblE[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]5K6evRtpdAw[/YOUTUBE]
(Kinh hoàng nhất là những cảnh gần cuối của video ! Tội nghiệp Nhật Bản quá !)
 
S

scientists

Con người hủy hoại hành tinh​

Nhiệt độ bề mặt Trái đất có khả năng tăng mạnh hơn dự báo khá nhiều vào cuối thế kỷ này và nếu không được ngăn chặn hiệu quả thì điều này sẽ dẫn tới những thảm hoạ cho môi trường sống trên hành tinh của chúng ta.

Đó là cảnh báo trong bản báo cáo dài 127 trang dự kiến được LHQ đưa ra tại Thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển vào ngày 27-9 tới. Dù chưa chính thức được công bố song những nội dung chính của bản dự thảo báo cáo phục vụ cho Hội nghị chống biến đổi khí hậu diễn ra trong tuần này tại Stockholm được tiết lộ trên nhiều tờ báo và hãng thông tấn.

Theo báo cáo do Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, được thành lập năm 1988 bởi 2 cơ quan của LHQ là Tổ chức Khí tượng thế giới - WMO và Chương trình Môi trường LHQ - UNEP), nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tiếp tục tăng trong tương lai dù có tăng chậm hơn so với dự báo trong 15 năm giai đoạn 1998-2012. Trong đó, nhiệt độ bề mặt hành tinh giai đoạn 2016-2035 có thể tăng từ 0,3-0,7 độ C so với giai đoạn 1986-2005.

Nếu nhiệt độ bề mặt Trái đất tiếp tục tăng như dự báo thì khả năng nhiều vùng băng giá quanh năm như Bắc cực hay trên dãy núi Himalaya cao nhất hành tinh cũng có thể xuất hiện hiện tượng tan chảy vào năm 2035. Báo cáo của IPCC cảnh báo nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng tới 4,8 độ C vào năm 2100, thay vì 2 độ C như dự báo trước đó của chính LHQ.

Nhiệt độ bề mặt hành tinh chúng ta nếu tăng như kịch bản xấu nhất - 4,8 độ C sẽ dẫn tới những thảm hoạ môi trường nghiêm trọng. Đó là những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và cực đoan như nắng nóng, khô hạn hay lũ lụt, bão lốc sẽ xuất hiện dày đặc hơn và đặc biệt đáng lo ngại là mực nước biển dâng cao do băng tan chảy.

Báo cáo của IPCC chỉ rõ chính con người chứ không phải ai khác là thủ phạm, đóng góp tới 95%, khiến nhiệt độ bề mặt trái đất gia tăng mạnh trong tương lai. Vì thế, theo tổ chức từng đoạt giải Nobel Hoà bình năm 2007 do có những đóng góp cho việc bảo vệ môi trường Trái đất này, con người phải hành động quyết liệt, tiến hành các biện pháp cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính - tác nhân chủ yếu làm gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đăng tải trên tạp chí Biến đổi Khí hậu Tự nhiên số ra ngày 22-9 cho rằng việc giảm phát thải khí nhà kính từ đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá, xăng dầu và khí đốt xuống mức an toàn hơn có thể cứu sống hàng triệu người mỗi năm vào cuối thế kỷ này.

Theo kịch bản “ôn hoà” nhất mà các nhà khoa học ở Đại học Bắc Carolina nghiên cứu, mà theo đó nhiệt độ bề mặt Trái đất chỉ tăng 2,6 độ C vào năm 2100 so với thời kỳ trước bùng nổ công nghiệp hoá sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 2030, thế giới có thể tránh được khoảng 500.000 ca tử vong mỗi năm, và con số này sẽ tăng lên 1,3 triệu ca vào năm 2050, lên 2,2 triệu vào năm 2100. Hạn chế được tình trạng tử vong sẽ giúp củng cố lực lượng lao động cho các quốc gia, tạo ra các lợi ích kinh tế thiết thực, nhất là ở khu vực Đông Á - nơi chiếm tới 2/3 số ca tử vong có nguyên nhân liên quan đến khí thải nhà kính.

An ninh thủ đô Online
 
S

scientists

10 trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử
10. Trận lũ lụt Thánh Elizabeth

1100.jpg


Dù được đặt theo tên một vị thánh của Hungary, trận lụt lịch sử lại tàn phá Hà Lan nặng nề. Trận lũ lụt xảy ra trong 2 ngày 18/11/1421 và 19/11/1421 với nước ở Biển Bắc làm vỡ đê, biển ăn vào đất liền trong suốt nhiều thập kỷ. Thậm chí, ngày nay, một số đất đai bị biển ăn lấn bởi trận lũ kinh hoàng năm xưa vẫn ngập nước. Trận lũ khiến khoảng 1.000-10.000 người người chết.

9. Trận lũ lụt Thánh Lucia

244.jpg

Xảy ra vào ngày 14/12/1287, trận lũ lụt Thánh Lucia đã tàn phá Hà Lan và miền Bắc nước Đức nặng nề. Khoảng 50.000 đến 80.000 người đã thiệt mạng. Ở Hà Lan, thành phố Griend gần như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại khoảng 10 ngôi nhà điêu đứng trong gió bão.

8. Lũ đồng bằng sông Hồng và trận lụt ở Hà Nội năm 1971

327.jpg


Báo nước ngoài viết, thời điểm diễn ra trận lũ ở đồng bằng sông Hồng là vào năm 1971, khi Việt Nam đang ở trong cuộc chiến tranh chống Mỹ gay go, ác liệt. 100.000 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt lịch sử này.

7. Lũ lụt thánh Felix

427.jpg


Thứ 7, ngày 5/11/1530 còn được biết đến là Ngày Thánh Felix ở Hà Lan. Nhưng cũng đúng vào thời điểm này, một trận lũ lụt kinh hoàng đã xảy ra khiến 100.000 người Hà Lan thiệt mạng. Ngày thánh Felix trở thành “Ngày thứ bảy thảm khốc” khi hơn 100.000 người bị thiệt mạng trong trận lũ lụt lớn lịch sử cuốn trôi Flanders và Zeeland.

6. Trận lũ lụt sông Dương Tử, Trung Quốc năm 1935
526.jpg

Sau những cơn mưa như trút nước tháng 7/1935, sông Dương Tử dài nhất của Trung Quốc vỡ bờ, dẫn đến trận lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc. Hậu quả là 145.000 người thiệt mạng, nạn đói và dịch bệnh lan tràn, hoành hành khắp Trung Quốc..
5. Trận lụt lịch sử năm 1975 ở Trung Quốc

625.jpg

Tháng 8/1975, sức mạnh khủng khiếp của cơn bão Nina đã làm vỡ 62 đập thủy điện ở Trung Quốc dẫn đến trật lũ lụt kinh hoàng nhấn chìm đất đai, nhà cửa và 85.000 người. 145.000 người khác chết vì nạn đói và dịch bệnh sau đó.

4. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1642
723.jpg

Sông Hoàng Hà nổi tiếng thường xuyên vỡ bờ, gây ra các trận lũ lụt lớn. Và một trận lũ lụt bi thảm bậc nhất thế giới đã diễn ở đây năm 1642 sau khi một con đê chắn lũ dọc theo sông Hoàng Hà bị phá vỡ. Khoảng một nửa dân số trong vùng đã thiệt mạng, bao gồm cả số người chết do bệnh dịch và nạn đói sau này.

3. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1938
823.jpg


Chính phủ Quốc dân Đảng ở Trung Quốc từng ngăn chặn quân Đế quốc Nhật trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 bằng cách phá đê dọc sông Hoàng Hà. Hậu quả thảm khốc là khoảng 500.000 – 900.000 người Trung Quốc đã chết vì mất đi sự bảo vệ trước con sông nổi tiếng với những trận lũ lụt kinh hoàng.
2. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1887

922.jpg


Năm 1887, những trận mưa như trút nước đổ xuống miền Bắc Trung Quốc, khiến toàn bộ khu vực bị ngập lụt nặng khi nhiều tuyến đê trên sông Hoàng Hà bị vỡ. Hậu quả là khoảng 1 triệu – 2 triệu người đã chết trong khoảng từ tháng 9/1887 đến tháng 10/1887 vì lũ lụt, nạn đói và dịch bệnh. Hơn 2 triệu người rơi vào tình trạng vô gia cư.
1. Những trận lũ lụt ở Trung Quốc năm 1931

1019.jpg


Từ tháng 7/1931 tới 11/1931, mực nước ở 3 con sông lớn ở Trung Quốc bao gồm: sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và sông Hoài dâng cao đến mức báo động do mưa lớn kéo dài. Nặng nhất là ở sông Hoàng Hà với lũ lụt khiến 1 triệu người thiệt mạng. Những người chết vì nạn đói và dịch bệnh sau lũ nâng con số tử vong lên đến 4 triệu người. Trong khi đó, trận lũ lụt tháng 7/1931 trên sông Dương Tử khiến 145.000 người thiệt mạng. Còn trận lũ lụt tháng 8 năm đó trên sông Hoài khiến 200.000 người thiệt mạng. Ước tính, có 80 triệu người Trung Quốc mất nhà cửa vì lũ lụt.
ST
 
S

scientists

Hình ảnh những trận sóng thần
khủng khiếp trong lịch sử

(VTC News)- Sóng thần là một trong những thảm họa thiên nhiên vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến việc tàn phá hủy diệt cả một thành phố và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. Trong lịch sử người ta đã ghi nhận được rất nhiều trận “đại hồng thủy” kỷ lục vẫn còn ám ảnh trong lòng các nạn nhân bị mất gia đình và người thân một nỗi sợ hãi, kinh hoàng khó phai.


2004IndonesiaTsunamiComplete_2.gif

Hình ảnh trận sóng thần Ấn Độ Dương khi các cơn sóng lan tới Sri Lanka và Ấn Độ năm 2006.


Sóng thần là một loạt các đợt sóng được hình thành khi một thể tích nước, như một đại dương, bị chuyển dịch nhanh chóng trên một quy mô lớn.

Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng này khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm.

Các cơn sóng thần xuất hiện từ những nguyên nhân trên thường để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ.

Sau đây là một số hình ảnh những trận sóng thần lịch sử đã từng được con người ghi nhận:

chile.jpg

Trận động đất lớn ở Chile với cường độ 9.5 độ richter là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại. Tâm chấn nằm ngoài khơi Trung Nam Chile, gây ra một trong những trận sóng thần có sức tàn phá lớn nhất thế kỷ 20.


6a.jpg


Hình ảnh tan hoang sau trận sóng thần ở Chile năm 1960.

1_8.jpg

Sóng thần tràn vào Malé, thủ đô quần đảo Maldives ngày 26 tháng 12 năm 2004.


2_7.jpg

Ảnh chụp từ vệ tinh, mô phỏng lại thảm họa đập Vajont. Hồ chứa nước phía sau đập Vajont phía bắc Ý đã bị một trận lở đất lớn lao xuống. Một cơn sóng thần phát sinh quét qua đỉnh đập (nhưng không làm vỡ nó) lao xuống thung lũng bên dưới. Gần 2.000 người thiệt mạng.


3_6.jpg

Xem video :

[YOUTUBE]EbmTfsWvIcc[/YOUTUBE]

Trận động đất ở Ấn Độ Dương 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8,90-9.30 trên thang độ richter đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26/ 12/ 2004 giết hại khoảng 230.000 người, biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhiều nhất trong lịch sử.



3a.jpg

Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại Indonesia, Thái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn km tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí tới cả Somalia, Kenya và Tanzania ở Đông Phi
.



4_5.jpg

Một trận động đất mạnh 7,7 độ richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17 /7/ 2006 cách 200 km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 m tại Cilacap tới 6 m tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu tới 400 m bên trong bờ biển.


5_5.jpg

Một trận sóng thần có sức tàn phá lớn đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản sau một trận động đất ngày 12/7/ 1993.Trận sóng thần làm 202 người trên hòn đảo nhỏ Okushiri thiệt mạng và hàng trăm người mất tích và bị thương. Thêm nữa, hàng trăm triệu chú chim cảnh, mèo và chó cũng thiệt mạng.

 
S

scientists

English :

The 10 most destructive tsunamis in history
images


Here are the ten biggest tsunamis in recorded history, ranked by the devastation they wrought.

THE EARTHQUAKE AND SUBSEQUENT tsunami that devastated Japan have shown just how vulnerable modern society is to the power of Mother Nature. While tsunamis were largely unknown to the wider public before the hugely destructive 2004 Boxing Day Tsunami, they have occurred many times in the past


Tsunamis can be generated by any significant displacement of water in oceans or lakes, though are most commonly created by the movement of tectonic plates under the ocean floor, during an earthquake. But they can also be caused by volcanic eruptions, glacial carving, meteorite impacts or landslides...

Tsunamis: Larger tsunamis don't alway cause the most destruction


Tsunamis have occurred often throughout history. So frequently in Japan, in fact, that they invented the word specifically for the phenomenon: 'tsu' meaning harbour and 'nami' meaning wave.
[YOUTUBE]5K6evRtpdAw[/YOUTUBE]
Amazing video of the Japan tsunami

"It's actually quite frightening to think that this event is smaller than the 2004 Indian Ocean tsunami, smaller even than the 1960 Chilean tsunami, yet the damage to Japan's people and economy is still profound," says Professor James Goff, co-director of the Australian Tsunami Research Centre and Natural Hazards Research Lab at the University of New South Wales. "It's a horrendous tragedy, caused by a completely unpredictable event."

Because little historical data exist on the size of tsunami waves, how many occur in one event, or how far they advance on shore, scientists rank them according to how much damage they wreak. However, assessing just how much damage a single tsunami event causes may take many months to years; and it may be some time before the Japan earthquake and tsunami can be truly rated on a historical scale.

10 worst tsunamis of all time

1. Sumatra, Indonesia - 26 December 2004
The 9.1 magnitude earthquake off the coast of Sumatra was estimated to occur at a depth of 30 km. The fault zone that caused the tsunami was roughly 1300 km long, vertically displacing the sea floor by several metres along that length. The ensuing tsunami was as tall as 50 m, reaching 5 km inland near Meubolah, Sumatra. This tsunami is also the most widely recorded, with nearly one thousand combined tide gauge and eyewitness measurements from around the world reporting a rise in wave height, including places in the US, the UK and Antarctica. An estimated US$10b of damages is attributed to the disaster, with around 230,000 people reported dead.


2. North Pacific Coast, Japan - 11 March 2011
A powerful tsunami travelling 800km per hour with 10m-high waves swept over the east coast of Japan, killing more than 18,000 people. The tsunami was spawned by an 9.0 magnitude earthquake that reached depths of 24.4km- making it the fourth-largest earthquake ever recorded. Approximately 452,000 people were relocated to shelters, and still remain displaced from their destroyed homes. The violent shaking resulted in a nuclear emergency, in which the Fukushima Daiichi nuclear power plant began leaking radioactive steam. The World Bank estimates that it could take Japan up to five years to financially overcome the $235 billion damages.


3. Lisbon, Portugal - 1 November 1755
A magnitude 8.5 earthquake caused a series of three huge waves to strike various towns along the west coast of Portugal and southern Spain, up to 30 m high, in some places. The tsunami affected waves as far away as Carlisle Bay, Barbados, where waves were said to rise by 1.5 m. The earthquake and ensuing tsunami killed 60,000 in the Portugal, Morocco and Spain.


4. Krakatau, Indonesia - 27 August 1883
This tsunami event is actually linked to the explosion of the Krakatau caldera volcano. Multiple waves as high as 37 m were propagated by the violent eruptions and demolished the towns of Anjer and Merak. The sea was reported to recede from the shore at Bombay, India and is said to have killed one person in Sri Lanka. This event killed around 40,000 people in total; however, as many as 2,000 deaths can be attributed directly to the volcanic eruptions, rather than the ensuing tsunami.


5. Enshunada Sea, Japan - 20 September 1498
An earthquake, estimated to have been at least magnitude 8.3, caused tsunami waves along the coasts of Kii, Mikawa, Surugu, Izu and Sagami. The waves were powerful enough to breach a spit, which had previously separated Lake Hamana from the sea. There were reports of homes flooding and being swept away throughout the region, with a total of at least 31,000 people killed.


6. Nankaido, Japan - 28 October 1707
A magnitude 8.4 earthquake caused sea waves as high as 25 m to hammer into the Pacific coasts of Kyushyu, Shikoku and Honshin. Osaka was also damaged. A total of nearly 30,000 buildings were damaged in the affected regions and about 30,000 people were killed. It was reported that roughly a dozen large waves were counted between 3 pm and 4 pm, some of them extending several kilometres inland at Kochi.


7. Sanriku, Japan - 15 June 1896
This tsunami propagated after an estimated magnitude 7.6 earthquake occurred off the coast of Sanriku, Japan. The tsunami was reported at Shirahama to have reached a height of 38.2 m, causing damage to more than 11,000 homes and killing some 22,000 people. Reports have also been found that chronicle a corresponding tsunami hitting the east coast of China, killing around 4000 people and doing extensive damage to local crops.


8. Northern Chile - 13 August 1868
This tsunami event was caused by a series of two significant earthquakes, estimated at a magnitude of 8.5, off the coast of Arica, Peru (now Chile). The ensuing waves affected the entire Pacific Rim, with waves reported to be up to 21 m high, which lasted between two and three days. The Arica tsunami was registered by six tide gauges, as far off as Sydney, Australia. A total of 25,000 deaths and an estimated US$300 million in damages were caused by the tsunami and earthquakes combined along the Peru-Chile coast.


9. Ryuku Islands, Japan - 24 April 1771
A magnitude 7.4 earthquake is believed to have caused a tsunami that damaged a large number of islands in the region; however, the most serious damage was restricted to Ishigaki and Miyako Islands. It is commonly cited that the waves that struck Ishigaki Island was 85.4 m high, but it appears this is due to a confusion of the original Japanese measurements, and is more accurately estimated to have been around 11 to 15 m high. The tsunami destroyed a total of 3,137 homes, killing nearly 12,000 people in total.


10. Ise Bay, Japan - 18 January 1586
The earthquake that caused the Ise Bay tsunami is best estimated as being of magnitude 8.2. The waves rose to a height of 6 m, causing damage to a number of towns. The town of Nagahama experienced an outbreak of fire as the earthquake first occurred, destroying half the city. It is reported that the nearby Lake Biwa surged over the town, leaving no trace except for the castle. The Ise Bay tsunamis caused more than 8000 deaths and a large amount damage.



(Internet)
 
S

scientists

Năm 2013: Sự hủy diệt tàn khốc của thiên nhiên

Núi lửa phun trào dữ dội ở Nga, bão tuyết và ngập lụt ở Mỹ, sức mạnh hủy diệt của siêu bão Haiyan là những vấn đề môi trường nổi bật trong năm 2013 được ghi lại.


tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%201.jpg


Tảo nhuộm xanh một vùng biển rộng lớn ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đông bắc Trung Quốc. Loại tảo này không gây độc cho người nhưng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%202.jpg


Lũ lụt nghiêm trọng tại bang Colorado, Mỹ, do mưa lớn gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và của cho nhiều hộ dân trong khu vực. Trong ảnh là một bãi đỗ xe ô tô ở gần Greeley, bang Colorado, ngập trong biển nước.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%203.jpg


Siêu bão Haiyan với sức mạnh khủng khiếp đã khiến hàng nghìn người dân Phillipines thiệt mạng, làm phá hủy, ngập lụt nhiều tuyến đường, gây thiệt hại nặng nề về người và của cho quốc gia này. Siêu bão Haiyan đã nâng mức cảnh báo về vấn đề bảo vệ môi trường đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%204.jpg


Núi lửa Etna phun trào và tạo ra một đám khói trắng lớn có hình tròn với chiều rộng 100 m.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%205.jpg


Hình ảnh vệ tinh hiển thị các lớp sương mù bao phủ Trung Quốc. Theo các chuyên gia, tình trạng ô nhiễm không khí ở nước này vượt mức cao hơn 40 lần so với mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%206.jpg


Plosky Tolbachik, một ngọn núi lửa ở miền trung nước Nga, phun trào dữ dội sau 36 năm ngưng hoạt động.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%207.jpg


Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên dựng thành công bản đồ thay đổi diện tích rừng trên Trái Đất với độ phân giải cao, nhằm cung cấp cái nhìn chi tiết về hệ thống rừng tại các khu vực trên thế giới.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%208.jpg


Hơn 10.000 con cá chết hàng loạt ở gần một cống nước thải trong một hồ nước ở Thâm Quyến, Trung Quốc.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%2011.jpg


Công trình tưởng niệm Cloud Gate ở Chicago, bang Illinois, Mỹ, bị bao phủ bởi các lớp băng dày sau khi một trận bão tuyết lớn xuất hiện ở đây hồi tháng 3.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%2010.jpg


Wuhai, thành phố thuộc khu tự trị Nội Mông là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng ô nhiễm và đô thị hóa. Do tình hình ô nhiễm nghiêm trọng, bộ lông của các con gà sống ở khu vực này đã chuyển sang màu đen.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%2013.jpg


Hình ảnh mô phỏng cảng Boston của Mỹ trong tương lai, khi tình trạng ấm lên toàn cầu và nước biển dâng cao vượt ngoài tầm kiểm soát của con người.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%2012.jpg


Hình ảnh sấm chớp và sét được ghi nhận tại khu vực False Kiva, Utah.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%2019.jpg


Nhà thám hiểm Sir Ranulph Fiennes cùng 5 thành viên khác trong đoàn thực hiện chuyến thám hiểm xuyên Nam Cực, khám phá một trong những khu vực bí ẩn nhất thế giới. Trong ảnh là chiếc tàu của đoàn thám hiểm khi chạm những khối băng lớn đầu tiên.

tan%20pha%20moi%20truong%20tan%20khoc%20nam%202013%2014.jpg

Một con chim hóa đá ở hồ nước Natro, Tanzania, do lượng muối trong hồ rất cao

nguoiduatin.vn



 
Last edited by a moderator:
S

scientists

Làm gì để vượt qua sự hủy diệt của thiên nhiên?

Khúc ruột miền Trung nắng gió, luôn phải đối mặt với khó khăn, nghèo đói một lần nữa tang thương trong bão lũ. Gió lốc đập tan những mái nhà, xé nát những vườn cây, nước ào ạt đổ về cuốn phăng tất cả..., nhiều nơi trên đất Hà Tĩnh, Quảng Bình tan hoang trong tiếng kêu xé ruột, trong mất mát, đau thương…


20754203_images1447629_lulut98.jpg


Những ngày qua, dải đất hình chữ S như "lão nông" oằn lưng chống đỡ với thiên tai khắc nghiệt. Sau những nỗi đau tê tái, mất người, mất của là nỗi lo bệnh dịch, là cái đói tràn về và không biết đến bao giờ thiên nhiên mới nguôi cơn thịnh nộ. Đốt lên ngọn lửa nhân ái để trợ giúp đồng bào trong lúc cơ hàn là việc làm cấp thiết, nhưng nếu không có một cách ứng xử khác để có thể tồn tại dài lâu trong sự bao bọc của thiên nhiên thì con người sẽ tiếp tục gánh chịu những thảm họa ngày càng khắc nghiệt. Những vòng trắng khăn tang, những cái đói, cái nghèo lại ập xuống bất cứ lúc nào.

1. Bão đổ về, mưa trút nước, những bãi vàng thổ phỉ khoét sâu vào lòng núi hàng trăm mét như những cái hang chuột trong một địa bàn rộng tới hàng trăm héc ta trên đất Văn Bàn - Lào Cai đã biến thành những túi nước khổng lồ. Và khi những máy nghiền đá làm rung chuyển núi rừng, những kết cấu địa chất vỡ nát cũng là lúc tai họa ập xuống. Đá lở đập vào nhau, nước trong những hầm vàng vỡ bung, kéo hàng trăm tấn đất đá sầm sập lao xuống núi như những dòng thác nuốt chửng những người đang đập vỉa, đãi vàng và vùi chôn những người đào vàng trong lòng núi. Đó chỉ là một trong những câu chuyện thảm thương từ đủ kiểu mỏ vàng thổ phỉ đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Và cũng không dừng lại ở đó bởi người ta không chỉ đào vàng. Núi đang bị "xẻ thịt", rừng đang bị "xẻ thịt". Thiên nhiên đang giận dữ và trực tiếp trút tai họa xuống con người.

Tuần qua là một tuần đau đớn với mảnh đất miền Trung ruột thịt. Quảng Bình đã qua thời mưa bom bão đạn, đã quen với nắng gió đến dữ dằn nhưng không ít người vẫn thảng thốt bởi mới chỉ nghe thấy tiếng rít rú ầm ầm, tất cả đã tan nát. Nhiều nơi lốc cuốn, lũ qua không còn căn nhà nào nguyên vẹn, không món đồ nào lành lặn, không cây nào còn đứng thẳng. Nước rút, phù sa đặc quánh, chôn lấp tất cả từ hạt gạo, gói mỳ đến sách vở, áo quần... Chỉ vài phút thôi nhưng cơn thịnh nộ của thiên nhiên đã kịp để lại hậu quả thảm khốc. Người ta nói những trận bom B-52 của một thời chiến tranh khốc liệt cũng có chỗ, có nơi, còn gió lốc làm tan hoang tất cả. Nhà tốc mái, mưa ào ạt không một chỗ khô, thi thể người chết chưa kịp an táng, nước lũ đã tràn về. Nhiều người kiệt sức vì lo cho người chết, lo cho người bị thương và lo cho ngày mai không biết sống bằng gì? Bão chồng lên bão, lũ chồng lên lũ, trạm xá vỡ nát chưa kịp sửa chữa đã phải đón bệnh nhân, nước mắt lại rơi, đói nghèo lại đến. Thiên tai gieo tang thương và chồng chất những nỗi đau.

Thiên tai ầm ập do đâu? Có phải do sự bất thường của thời tiết hay là sự dội lại của thiên nhiên từ sự tàn phá của con người? Nhiều nhà khoa học giải thích, sự vận động của khí năng trong lòng Trái đất vốn tự nhiên theo quy luật của nó, sự bất thường chỉ xuất hiện khi bị tác động bởi một lực bất thường, phi tự nhiên như lòng đất bị khoét sâu vì khai thác khoáng sản, hút nước ngầm... khiến vỉa tầng bao bọc Trái đất thiếu ổn định, mất cân xứng. Với những hành động thiếu toan tính, con người không chỉ tạo nên sự bất bình thường cho sự vận hành của năng khí trong lòng đất mà còn cả trên bề mặt và bên ngoài Trái đất. Việc tàn phá núi rừng và một thế giới bê tông cốt thép của những công trình xây dựng đã tác động trực tiếp đến lớp vỏ yếu ớt đang bao bọc Trái đất và vận hành khí năng của vũ trụ. Kết quả là khí hậu biến đổi, thiên tai ngày càng khốc liệt và diễn ra nhiều hơn.

Như vậy, thảm họa bắt đầu từ sự hủy diệt thiên nhiên, tốc độ hủy diệt tự nhiên càng nhanh, thảm họa thiên tai càng lớn. Nếu không tìm được những giải pháp để sống chung với thiên nhiên, hài hòa cùng thiên nhiên cũng có nghĩa là con người tự hủy hoại chính mình. Nếu vì những mục đích trước mắt mà tiếp tục tàn phá thiên nhiên, chắc chắn những cơn thịnh nộ sẽ lại đến, thiên tai lại đổ xuống, người nghèo càng nghèo hơn, mất mát sẽ ngày càng lớn hơn.

2. Để vượt qua sự hủy diệt của thiên nhiên, con người Việt Nam hiện đại cần một hệ chuẩn mới về giá trị. Trong đó, sống hài hòa với thiên nhiên cần được coi là một giá trị văn hóa. Đây cũng là sự kế thừa truyền thống của người Việt tự ngàn xưa. Sống tựa vào thiên nhiên, trân trọng và cảm khái trước sức mạnh, sự hào phóng của thiên nhiên: Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm..., ông cha xưa cầu cho "mưa thuận gió hòa", được thiên nhiên ưu đãi để mùa vàng bội thu. Khi xây dựng nền văn hóa của riêng mình, người Việt đã chọn cách thức hòa hợp với thiên nhiên hơn. Tiến trình di cư, định cư, hình thành cộng đồng làng xã của người Việt cũng là một quá trình thích nghi với điều kiện môi trường, đặc biệt là môi trường sông nước. Con người đến với mỗi vùng đất mới, trước hết là nhìn thiên nhiên để hiểu và tìm ra lối sống phù hợp với thiên nhiên. Các loại hình cư trú của người Việt qua nhiều thế hệ là hệ quả của việc thích ứng với điều kiện địa lý và tự thân nó đã góp phần định hình những đặc điểm văn hóa, ứng xử của người dân đối với cộng đồng và thiên nhiên.

Cách nhìn truyền thống gắn với nền văn minh lúa nước và những con sông đã dần trở nên lỗi thời trước sự phát triển của xã hội công nghiệp. Dân số đông đúc tới mức thậm chí không thể kiểm soát, cùng với nhu cầu ngày càng tăng của lối sống hiện đại, đã buộc con người phải lạm dụng sự hào phóng của thiên nhiên. Lòng tham và sự thiếu hiểu biết đã đẩy nhanh tốc độ hủy hoại thiên nhiên. Khi núi rừng bị đẩy lùi không thương tiếc, biển bị khai thác quá mức với những "thủ thuật diệt chủng", khi công nghiệp phát triển xô bồ đến vô tội vạ cũng là lúc nguồn sống từ tự nhiên cạn kiệt, khái niệm rừng vàng biển bạc phải nhường chỗ cho những giá trị khác là sản phẩm của trí tuệ con người. Những "người bạn" thiên nhiên thầm lặng, vĩnh viễn ra đi cùng khát vọng chinh phục, chế ngự thiên nhiên của con người, chỉ có những cơn thịnh nộ của thiên nhiên là quay trở lại. Khi trí tuệ không ngăn nổi những cơn hồng thủy có sức tàn phá khủng khiếp hơn bất cứ sức mạnh nào mà con người có thể tạo ra, lúc đó họ mới nghĩ về bà mẹ thiên nhiên, những người bạn thiên nhiên thì đã quá muộn.

Nhiều dòng suối cạn đến trơ đáy, Tây Nguyên hạn hán khắp nơi, bão lũ bất thường dội xuống miền Trung, lốc xoáy, lũ quét tàn phá nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. TP Hồ Chí Minh, Bình Dương bất ngờ ngập lụt, trong khi người dân vựa lúa, vựa cá Đồng bằng sông Cửu Long khắc khoải chờ lũ như một đặc ân mà tạo hóa nhẫn nhịn ban phát và thậm chí, có lúc Thủ đô Hà Nội "phố cũng như sông"... Thảm họa thiên nhiên không còn là lời cảnh báo, không còn là những cột mốc thập kỷ như người ta hình dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia chống biến đổi khí hậu. Trong khi các cơ quan chức năng mải miết với những kế hoạch, kịch bản ứng phó, thảm họa thiên nhiên đã ầm ầm "gõ cửa" từng nhà với cách thức và mức độ khác nhau. Đau thương đã ập xuống, người dân nhiều vùng đã và đang phải vật lộn từng phút từng giờ để chống chọi với thảm họa bất ngờ trong bàng hoàng và mất mát. Nhưng cơ sự sẽ không dừng lại ở đó, cường độ và tần suất bão lũ mỗi năm một mạnh hơn, mau hơn và mức độ tàn phá ngày càng khủng khiếp hơn. Thiên nhiên sẽ tiếp tục gieo thảm họa cho dải đất hình chữ S.

Người xưa nói "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" nhưng cơn thịnh nộ của thiên nhiên không đợi bất cứ ai. Thảm họa đã trực tiếp giáng xuống những con người đang trực tiếp hủy hoại thiên nhiên và cả cộng đồng với mức độ thiệt hại không thể đo đếm. Không thể mãi đổ lỗi cho đời sống bức xúc, lợi nhuận hấp dẫn hay sự quản lý lỏng lẻo, luật pháp chưa nghiêm, một số cán bộ thoái hóa biến chất tiếp tay cho việc tàn phá thiên nhiên..., đã đến lúc phải biện truy rõ ngọn nguồn những giải pháp quyết liệt và hơn hết là xây dựng một cung cách quản lý, một lối ứng xử có trách nhiệm, có văn hóa trong mỗi con người đối với tự nhiên. Đây chính là điều kiện cần để tránh sự hủy diệt của thiên nhiên.


Hà Nội Mới
 
Top Bottom