Con Muốn Làm Vợ Ba

U

uocmovahoaibao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TÊN CHÍNH THỨC: CON MUÔN LÀM VỢ BA
TÁC GIẢ: KONO (konokowu)
THỂ LOẠI: TRUYỆN DÀI, TÌNH CẢM
TÌNH TRẠNG: ĐÃ HOÀN THÀNH




CHƯƠNG 1: CON NHỚ MẸ.



( " Tôi khẽ trở mình thì con bé lại càng ôm chặt hơn, nó rúc cái đầu vào sát người tôi cố ngửi cho được cái mùi ám khói thuốc quen thuộc rồi mới chịu nằm yên.)




Vừa đưa mắt ra khỏi màn hình vi tính, nhâm nhi một ít thuốc lá thì tôi đã phải dập ngay điếu thuốc vào gạt tàn. Nhi- Đứa con gái bé bỏng của tôi mở cửa bước vào, sẽ là điều bình thường nếu như nó không mang theo cái gối nằm và con gấu bông ưa thích của nó theo vào phòng.

- Có việc gì mà tìm ba khuya vậy?

Vừa hỏi tôi vừa dứ dứ điếu thuốc vào gạt tàn trước mặt con bé. Chuyện tôi hút thuốc không phải điều mới mẻ gì, tôi chỉ không muốn cái làn khói độc hại này xâm nhập vào cơ thể thuần khiết của con gái mình, thế nhưng gần đây con bé vẫn cứ hay thỏ thẻ khen cái mùi thuốc lá trên người tôi rất đàn ông khiến tôi cảm thấy sợ hãi. Nó thì biết gì về đàn ông mà lại đưa ra nhận xét đó kia chứ, cái câu hỏi ấy luôn ám ảnh trong đầu khiến tôi dẫn đến quyết tâm phải cai thuốc lá từ từ...

Dạo này Nhi khá lầm lỳ ít nói, ngay cả là với tôi, thật khác với tính cách thường ngày của nó. Con bé đã mười sáu tuổi, đã là học sinh cấp ba rồi mà vẫn cứ như là con nít, vẫn hay đòi quà, hay làm nũng với tôi, và tôi lúc nào cũng sẵn sàng chiều chuộng con bé để cố gắng thay thế người mẹ đã mất của nó.

Con bé quẳng cái gối thẳng lên giường rồi ôm con gấu bông nhảy phốc lên nằm thẳng gọn trên ấy.

Tôi xoay ghế lại nghiêm mặt nhìn nó:

- Có việc gì mà tìm ba khuya vậy?

Con bé bặm môi lại mở tròn đôi mắt nhìn tôi. Chao ôi, cái môi ấy, đôi mắt ấy, sao mà giống mẹ nó như đúc từ một khuôn, mà mái tóc đen óng mượt của con bé cũng dài gần bằng mẹ nó rồi. Nhưng nó vẫn chỉ là một cô nhóc ăn chưa no lo chưa tới, và tôi vẫn là một người cha gà trống nuôi con suốt ngần ấy năm. Giờ tôi mới nhận ra đôi mắt con bé đã đỏ hoe từ lúc nào khiến tôi bối rối.

Tôi bước đến nắm tay sờ trán nó một cách sốt sắng:

- Con thấy không khỏe à, có đau ở đâu không?

Con bé vẫn bặm đôi môi xinh xắn ấy lại. Không biết con bé có đau hay không nhưng tôi cảm thấy đau thay cho nó. Nó lắc đầu. Tôi lại hỏi:

- Hay ở trường có chuyện gì? Tụi bạn ăn hiếp con à?

Con bé lại lắc đầu khiến tôi thêm to tiếng quát:

- Có chuyện gì thì nói cho ba nghe. Con lớn rồi chứ có còn nhỏ nhít gì nữa.

Con bé lí nhí:

- Con không ngủ được.

Tôi đành dịu giọng lại:

- Con nhức đầu à? Hay là có chuyện gì buồn.

Lần này nó quệt nước mắt đi, và gật đầu.

- Chuyện gì nói ba nghe nào.

- Con đọc quyển tiểu thuyết kia thấy buồn quá nên không ngủ được...

Lần này tôi giận thật sự, bản kế hoạch thi công vẫn còn đang dang dở, nghĩa là đêm nay tôi lại phải thức khuya. Thế mà giờ tôi lại bị phân tâm bởi cái chuyện cỏn con này. Tôi đứng thẳng dậy, quát thẳng vào mặt con bé:

- Ba không cấm con đọc những cuốn tạp chí hay tiểu thuyết nào đó nhưng đừng có nhập tâm vào nó quá. Ba còn có công việc của ba, con còn có việc học của con. Chỉ vì một cuốn tiểu thuyết vớ vẩn nào đó mà con lại đến đây khóc lóc với ba hay sao? Đây là một lí do không thể chấp nhận được.

Con bé mở to đôi mắt ra nhìn tôi, đôi đồng tử như căng ra hết cỡ vì ngạc nhiên trước sự tức giận của tôi. Đây là lần thứ hai tôi quát con bé, lần trước là khi nó đi sinh nhật bạn về trễ mà không xin phép hay gọi điện thông báo khiến tôi lo lắng sốt vó đi khắp nơi tìm kiếm. Rồi đôi đồng tử trở lại bình thường, từ trạng thái sững sờ con bé úp mặt xuống khóc mùi mẫn, giọng vỡ òa ra từng mảnh.

- Nhưng cuốn tiểu thuyết ấy làm con nhớ tới mẹ. Con nhớ tới mẹ thì không có quyền đến khóc lóc bên ba hay sao?

Con bé vẫn khóc, nhưng chỉ là thút thít chứ không gào lên như lúc nãy. Tiếng nấc của con bé như những vết dao cứa vào lòng tôi, những vết thương mà tôi tưởng vào ngần ấy năm hẳn đã phải lành đi nhưng giờ lại đau nhói.
 
U

uocmovahoaibao

Tôi ôm con bé vào lòng vỗ về.

- Cho ba xin lỗi. Là ba không tốt.

- Sao mẹ con lại mất? sao con lại không nhớ gì về mẹ? Tại sao con lại không có mẹ?

Từng câu hỏi của con bé càng lúc càng phát ra với âm lượng lớn hơn. Những câu hỏi ấy tôi đã trả lời cả trăm cả nghìn lần rằng mẹ nó đã mất khi sinh nó ra. Nhưng rồi con bé vẫn lặp lại câu hỏi ấy mỗi khi nó nghĩ về người mẹ có gương mặt xinh đẹp phúc hậu trên bàn thờ. Những lúc như thế con bé lại khóc, khóc rất hăng và chỉ muốn tôi ôm lấy vỗ về mới chịu thôi. Tôi lau nước mắt, vỗ về con bé được một lúc rồi nó ngủ lúc nào không biết. Giờ tôi mới vỡ lẽ vì sao con bé lại mang cái gối qua đây, vậy thì không biết nó nhớ mẹ thật hay chỉ muốn qua ngủ với tôi.

Đặt con bé nằm ngay ngắn, đắp chăn lại, tôi khẽ hôn lên má con bé như hồi nhỏ, mỗi khi nó khó ngủ. Lần nào cũng vậy, dù đang ngủ nhưng chỉ cần tôi hôn lên má con bé một cái là y như rằng nó ngủ ngon đến sáng. Công việc vẫn còn đang dang dở nhưng tôi chẳng con tâm trí nào làm việc nữa. Gập chiếc laptop lại, tôi mở tủ lạnh lấy một lon bia bước ra ngoài ban công ngắm thành phố về đêm. Một thành phố mới đèn hoa rực rỡ, nơi đã chứng kiến những kỉ niệm vui tươi rực rỡ, và cả những điều đen tối đã giáng vào cuộc đời tôi, vào trái tim bé nhỏ thời trai trẻ năm ấy. Giờ tôi đã có tiền tài, có địa vị, có tất cả những gì mà ngày ấy mẹ con bé muốn nhưng tất cả đã quá muộn, đã là chuyện của hai mươi năm sau...

Hai mươi năm trước tôi chỉ là một tân sinh viên lên thành phố tìm chỗ trọ. Nhà tôi đông anh em lại khó khăn, 7 người nhưng chỉ mình tôi là học hết lớp 12 và đậu được Đại Học. Với ước mơ được đổi đời tôi nhất quyết vào cho được thành phố tìm kiếm cơ hội. Thế là cậu con trai út năm nào đã khăn gói lên đường với hành lý vỏn vẹn dăm ba bộ quần áo, vài củ khoai, dụng cụ học tập hồi cấp 3, chỉ để lại một tờ giấy lên bàn mà có lẽ cả nhà chụm đầu lại cũng phải mất nữa tiếng đánh vần mới hiểu được nội dung. Là con trai út nên tôi dễ dàng từ bỏ mọi thứ ở quê nhà, ba mẹ, anh chị, bạn bè, ruộng nương, cây me, con suối... lòng tự nhủ khi nào thành đạt có tiền rồi tôi mới quay về nhà, với ba mẹ, với quê hương. Tiền thì tôi đã có, vẫn gửi về nhà đều đặn nhưng ngần ấy năm rồi tôi chẳng đào ra được thời gian để về thăm quê dù chỉ là một ngày. Mẹ tôi thương đứa con trai út nhỏ con nhưng chí lớn, bà biết một ngày nào đó nó cũng sẽ bỏ bà mà đi nên đã lén bỏ một ít tiền và vài dòng thư nhờ người ta viết hộ. Đó là địa chỉ một người họ hàng xa của mẹ ở trên thành phố, thỉnh thoảng mẹ tôi có lên thăm họ, lần nào cũng mang về cho chúng tôi vài hộp bánh, trái cây mà có mơ thì dân nghèo chúng tôi cũng không dám mơ đến. Tôi là con út nên khi ấy luôn được phần nhiều hơn, nhìn anh Hai chị Ba nhìn tôi ăn thèm thuồng mà bây giờ nhớ lại sao lúc ấy mình tham lam thế, sao nhà mình lại nghèo đến thế. Vì vậy tôi quyết định đến địa chỉ này để nhờ họ giúp đỡ, dù sao cũng tại họ mà tôi mới nuôi mộng đổi đời.

Lần đầu ra thành phố, cố gắng đi chui đi nhờ mấy chiếc xe kéo, rồi lại đi bộ, rồi lại đi nhờ, cứ thế tôi cũng đến được địa chỉ ấy. Nó dẫn tôi đến trước một căn nhà to như biệt thự cổ. Căn nhà hơi lọt thõm vào con hẽm cũng đầy những nhà cao to như thế. Nhìn thấy căn nhà tôi đã thấy thích rồi, ngay đến người tiếp chuyện đầu tiên tôi cũng rất thích, thích đến tận bây giờ. Chị Như tiếp đón tôi bằng một thái độ ân cần có chừng mực, cũng không có vẻ gì là khinh rẻ tôi, chỉ là một sự cẩn trọng với người lạ. Sau khi nghe tôi kể hết ngọn ngành, dĩ nhiên là trừ việc tôi lên đây mà không xin phép cả nhà, chị Như gọi điện cho ba chị, cũng là người quen biết với mẹ tôi. Chẳng hiểu sao bác ấy lại dễ dàng chấp nhận cho tôi ở trọ đây mà không lấy tiền như vậy. Sự thật cứ như mơ khi lần đầu tiên ước mơ của tôi lại trở nên dễ dàng đến thế.

Chị Như và cô em gái tên Hân ở phòng trên lầu, tôi được xếp vào một phòng ở gần nhà bếp tầng trệt. Tôi không quen ở trên cao, mà nhà chỉ toàn là con gái nên tôi ở dưới cũng dễ trông chừng nhà giùm. Ba chị Như có công việc làm ăn ở xa nên chỉ có hai chị em ở nhà với một bà giúp việc. Mà bà giúp việc tối lại về nhà bà ở gần đó ngủ nên chỉ hai chị em ở trong căn nhà to mà cổ như căn nhà ma này. Đó chắc cũng là một trong những lý do mà bác trai ( ba chị Như) cho tôi ở đây, dù sao nhà có con trai vẫn hơn. Nhưng điều gì khiến bác tin tưởng tôi đến thế thì lúc ấy có nghĩ đến nát óc tôi cũng không bao giờ biết được.
 
U

uocmovahoaibao

Ngày đầu tiên đi nộp hồ sơ nhập học, đóng học phí, mua sách vở tài liệu, một tay chị Như lo cho tôi hết. Tôi chỉ việc đến trường đặt cây bút xuống kí tên là xong, hằng ngày có thể ung dung bước vào trường Đại Học này. Con bé Hân cũng đi nộp hồ sơ với tôi, cùng trường nhưng khác ngành. Để tiện cho việc đi lại chị Như còn sắm cho tôi một chiếc xe đạp mới cáu. Chị càng đối xử tốt với tôi tôi lại càng ngại, khi ấy chí lớn chưa thành nhưng tôi lại mắc nợ chị và gia đình chị quá nhiều, cái lòng tự trọng của thằng con trai nhà quê ấy buộc tôi phải đi kiếm việc làm thêm từ bưng bàn, phục vụ, phát tờ rơi, gia sư...rồi đến cả khuân vác. Cho đến giờ tôi không còn nhớ được là hồi ấy mình đã làm bao nhiêu việc rồi. Chỉ biết là những tháng sau đó tôi đã có thể góp tiền ăn và dư một ít để mua sách vở cho mình. Chị Như hơn tôi hai tuổi, khi ấy đang là sinh viên năm 3. Lần đầu tiên gặp chị tôi đã biết thế nào là sét đánh ngang tim, giờ biết chị lơn hơn tôi đến hai tuổi, lại có bạn trai, người vẫn hay đến đón đưa chị đi học mỗi ngày thì trái tim lại càng đau hơn. Gặp chị mỗi ngày, được chị ân cần hỏi hang chăm lo từng li từng chút nhưng trong ấy chỉ là tình thương của người chị đối với em trai càng làm tim tôi tan nát. Phải chi chị đừng đối tốt với tôi, phải chi tôi đừng có gặp chị hàng ngày, phải chi gia cảnh của tôi với chị đừng khác nhau đến thế, phải chi... nhiều thứ lắm. Và điều mong mỏi duy nhất của tôi lúc ấy là muốn nhanh chóng có công ăn việc làm mà gia nhập với tầng lớp thượng lưu của chị, như người ta vẫn nói là phải "môn đăng hộ đối".

Hân bằng tuổi tôi, lại học cùng trường nhưng hầu như tôi chẳng nói chuyện được với nó nhiều. Như mọi thành viên trong nhà nó không hề khinh thường tôi, chỉ là cô bé vẫn chưa chấp nhận được sự thật là có con trai xuất hiện trong gia đình. Công bằng mà nói thì Hân đẹp hơn chị Như một bậc, một người con gái mà bất cứ thằng nào mang tiếng là đàn ông cũng phải ngoái nhìn một lần, nhưng cũng chưa một thằng đàn ông nào dám vỗ ngực xưng mình là bạn trai của nó. Con bé xinh đẹp, không ai phủ nhận, nhưng khổ nỗi lại quá lạnh lùng, hờ hững với bọn con trai, hay nói đúng hơn là tình cảm trai gái. Nó vẫn thường hay nói : "Người ta chỉ nên yêu khi người khác thật lòng yêu con người của mình. Vẻ bề ngoài chỉ là giả tạo, sẽ mất đi theo thời gian, chỉ có bản chất bên trong mới là trường tồn mãi mãi." Tôi vẫn hay cười bảo: "Ừ thì cứ cho là vậy. Nhưng muốn được người ta yêu thật lòng thì nên tập nấu vài món ăn đã. Về làm dâu mà không biết nấu nướng thì... có ma nó mới cưới".

Hân không biết nấu ăn, chị Như cũng chẳng khá hơn. Nhiều lúc tôi luôn tự hỏi liệu khi ấy mấy đứa con gái ở thành phố có bao nhiêu đứa là biết nấu nướng, bao nhiêu đứa có thể trở thành vợ hiền, dâu giỏi, bao nhiêu đứa có thể thành con dâu của ba má tôi. Tôi vốn là con út, hay ở nhà nên nhiệm vụ cơm nước cũng dồn vào mình. Tôi rất thích nấu nướng, mà lại nấu rất ngon. Nhà tôi nghèo, nói nấu nướng chứ thật ra chỉ ngoảnh đi ngoảnh lại mớ rau luộc chắm nước mắm, lâu lâu có vài quả trứng, tới mùa nước lên thì có thêm cá, tuyệt nhiên rất hiếm khi có thịt trong bữa cơm gia đình nên tôi chẳng biết chế biến món thịt ra sao cả. Con Hân chỉ chờ cho nhà có món thịt là lại lao vào bếp bày trò trêu tôi không biết nấu nướng mà cũng bày đặt. Mà dạo đó Hân bắt đầu thân với tôi hơn, nó thích cãi nhau bắt bẽ với tôi hơn là trò chuyện như bạn bình thường, mà hễ bọn tôi cãi càng hăng thì nó lại càng thích mới chết. Nhưng được cái nó cũng biết chịu khó học hỏi, thấy tôi với bác giúp việc lui cui trong bếp nó cũng lọ mọ chui vào trong tập tành nấu vài món. Phải đánh bể hoặc bỏ biết nhau cái trứng cuối cùng nó cũng học được cách chiên không bị khét, thế là bữa sáng đầu tiên ấy nó đãi cả nhà món trứng chiên nhạc nhếch với vẻ mặt hí hửng. Chị Như trêu: "Lạ chưa kìa! Coi bộ muốn làm dâu hiền vợ giỏi hơn cả chị mày nữa ha!"
 
U

uocmovahoaibao

Đó là những khoảng thời gian hạnh phúc mà chúng tôi có bên nhau, cứ như một gia đình thứ hai mà tôi hằng mong ước dẫu nỗi nhớ nhà vẫn cứ da diết trong tim suốt một năm học đó. Hè đến tôi vẫn không về nhà mà ở thành phố tiếp tục làm thêm. Để dành được một ít tôi lại gửi về cho gia đình, để họ an tâm là tôi vẫn sống được trên này. Cứ thế cuộc sống của tôi ngày qua ngày chỉ là đi học đi làm, nhìn ngắm chị Như từ phía sau và đi ngủ, chỉ như thế thôi mà sao tôi lại thấy hạnh phúc vô bờ. Cho đến ngày những cơn sóng cứ chập chờn vỗ vào mang lời nói ấm áp của chị Như đến tai tôi, ngày mà bỗng nhiên chị chạy vào phòng tôi ôm chầm lấy tôi mà khóc nức nở, bởi khi ấy tôi là người con trai duy nhất trong nhà, bờ vai tôi cũng đủ rộng lớn đến chị có tựa vào mà khóc như với anh trai mình. Và hai tiếng " Đông ơi" cứ làm tôi thổn thức cho đến giờ...


Con bé xoay người qua ôm choàng lấy tôi khiến tôi tỉnh giấc. Chỉ mới bốn giờ sáng, mai tôi lại có cuộc hội thảo quan trọng ở công ty mà giờ tôi lại tỉnh như sáo, có cố ngủ đi nữa thì tiếng tích tắc đều đặn của chiếc đồng hồ vẫn cứ ám ảnh trong đầu. Tôi khẽ trở mình thì con bé lại càng ôm chặt tôi hơn, nó rúc cái đầu vào sát người tôi cố ngửi cho được cái mùi ám khói thuốc quen thuộc rồi mới chịu nằm yên. Giờ tôi có muốn dậy cũng không được, sợ làm con bé tỉnh giấc. Con bé nói mớ mà như đang tỉnh khiến tôi giật mình:

- Ba ơi! Ba đừng có bỏ con nha ba. Đừng bỏ con nha ba! Con sợ lắm! Ôm con chặt hơn đi!

Có giọt nước vô tình khẽ vương trên mi con bé mà đầu lưỡi tôi lại cảm thấy mằn mặn. Tôi vuốt nhẹ mái tóc con gái rồi khẽ lặng người khi nhận ra con bé quan trọng với mình đến thế nào. Ấy vậy mà có lúc tôi lại xem con bé như cục nợ, muốn vứt bỏ từ lâu. Vứt đi đứa con gái không phải do tôi sinh ra, mẹ của nó cũng không phải vợ của tôi, cũng chưa từng là người yêu của tôi, đơn giản chỉ là người tôi yêu... Mà tôi còn chưa quan hệ với bất kì người phụ nữ nào trong cuộc đời, tôi vẫn còn là "trai tơ" trong ngần ấy năm, ngần ấy năm tôi đã phải trả nợ đời, nợ người, và còn phải trả hết cuộc đời này, ít ra đến khi con bé đi lấy chồng...
 
U

uocmovahoaibao

CHƯƠNG 2: NGƯỜI DÌ.


Một tuần kể từ sau cái đêm vô cớ khóc tức tưởi ấy bé Nhi đã trở lại bình thường, vẫn hồn nhiên vô tư lự, đúng với độ tuổi của nó. Tội nghiệp, khi chỉ mới 8 tuổi con bé phải bay theo tôi sang Canada sinh sống theo sự điều động của công ty, rồi 6 năm sau tôi lại đưa con bé sang Nhật. Dù sống và làm việc với người nước ngoài nhưng khi về nhà hai cha con vẫn thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt như một qui tắc bất di bất dịch. Không phụ lòng tôi con bé thích nghi rất nhanh với cuộc sống mới mà vẫn giữ được ngôn ngữ và phong cách Việt cho riêng mình.

Cách đây một năm khi tôi nhận được tin trở về Việt Nam với tư cách là giám đốc điều hành thì con bé đã khóc rất nhiều. Nó khóc vì hạnh phúc, vì sung sướng, cuối cùng nó cũng có thể trở về quê hương của mình, nó muốn được đến thắp hương cho mẹ nó, muốn đi thăm ông bà ngoại, người dì mà nó chưa hề biết mặt, muốn sống với tôi đúng như một gia đình Việt Nam chính gốc.

Tôi còn nhớ như in cái lần đầu tiên con bé mặc áo dài trắng đi học. Tôi may cho nó đến bốn bộ nhưng con bé chẳng bao giờ chịu thay ra trong một ngày. Sáng sớm tinh mơ nó đã diện bộ áo dài, đến khi đi tắm buổi tối nó mới chịu thay ra đem đi giặt. Đôi lúc tôi tự hỏi làm sao một người ở sạch như con bé lại có thể chịu đựng như thế suốt một ngày.

Con bé nói nó yêu Việt Nam, yêu con người ở đây lắm. Nó mong muốn sau này sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch để có thể đi khắp mọi miền đất nước. Những lúc con bé thổ lộ như thế tôi lại càng thấy đôi cánh của nó lại mọc ra dài hơn. Một ngày nào đó đôi cánh ấy cứng cáp hơn, nó cũng sẽ bay đi bỏ mình tôi ở đây cô quạnh một mình. Nếu ngày ấy sảy ra tôi sẽ không trách con bé, chỉ trách cho số phận của mình...

Tôi thì bận bịu với công việc cả ngày, tối hai cha con mới có dịp gặp mặt nhau. Sợ con bé ở nhà một mình sẽ buồn, mà tôi cũng thấy không yên tâm, nên có thuê một bà giúp việc và một người thợ chăm sóc cây cảnh vườn nhà. Mặc dù Liên- bà giúp việc đảm nhiệm luôn phần cơm nước nhưng con bé vẫn thích tự mình làm cơm cho tôi mỗi đêm. Con bé nấu nướng khá giỏi nhưng vẫn chưa quen lắm với những món ăn Việt, hiển nhiên mùi vị có chút gì đó như fastfoot. Đối với tôi những món con bé nấu vẫn là tuyệt nhất bởi trong đó còn gửi gắm cả những tình cảm nó dành cho ba.

Một buổi chiều thứ bảy như mọi buổi chiều khác, riêng với gia đình nhỏ bé của tôi thì không. Hôm ấy tôi được nghỉ nhiều hơn mọi tuần 6 tiếng. Con bé chộp ngay lấy cơ hội mè nheo với tôi.

- Hôm nay hai bố con mình đi dạo phố đi!

Con bé mở lời khi tôi vừa hớp xong một ngụm vodka. Tôi quay lại nhìn con bé rồi nhún vai:

- Ừ, lâu rồi ba cũng không đi đâu. Bố con mình ra ngoài ăn tối luôn.

Nhi nhảy cẫng lên hệt như đứa con nít. Nó lao ngay lên phòng lựa cho mình một bộ đồ thật bình thường, bình thường như mọi đứa con gái ở đây. Và tôi hiểu, con bé không muốn đi ăn ở một nhà hàng sang trọng nào cả, và bữa tối của chúng tôi có thể diễn ra ở một quán cốc nào đó không biết chừng.
 
U

uocmovahoaibao

Tôi lục vào túi áo, nhìn quanh bàn.

- Con có thấy chìa khóa xe ba đâu không?

- Xe gì ạ?

- Con nhóc này? Bộ ba đi nhiều xe lắm à? Không có thì làm sao mà đi.

Con bé ôm chầm lấy tay tôi lôi ra cổng.

- Con để trên phòng ba rồi. Đi xe của ba thì sao dạo phố được, con thích đi bộ cơ.

Rồi nó vẫy tay quắc một chiếc taxi. Dường như hôm nay con bé đi là có chủ đích từ trước. Nó đưa tôi đến khu phố gần Chợ Lớn. Chiếc taxi thả chúng tôi xuống nhưng con bé không bước vào khu chợ sầm uất mà kéo tôi chạy như bay sang bên kia đường.

Tôi thở hổn hển, giật tay lại hỏi con bé:

- Có ai đi dạo mà chạy như con không hả? Con đưa ba đi đâu đây?

- Đi ăn tối.

Con bé đáp một cách ngắn gọn, vẫn kéo tôi đi nhưng không còn chạy nữa. Khu phố này ngày xưa tôi đã từng làm việc ở đây. Cảnh vật sau ngần ấy năm tuy có thay đổi nhưng tôi vẫn nhận ra được các cửa hàng, tiệm nào bán cái gì. Tôi cười:

- Vậy con gái ba muốn ăn cái gì nào?

- Con không biết!

Tôi ngạc nhiên:

- Vậy sao con lại dẫn ba đến đây?

- Có nhỏ bạn trong lớp nó chỉ con đến đây. Nó khen ở khu này bán đồ ăn rẻ mà ngon nên con...

Tôi dứ ngón tay lên đầu nó:

- Ngốc quá! Muốn gì thì nói với ba trước một tiếng. Khu này thì ba còn lạ gì nữa.

- Ba đến đây rồi ạ?

- Ừ! Hồi ấy ba từng làm tạp vụ ở đây. Con có muốn ăn bánh xèo ở quán ba từng làm không?

Con bé cười tươi gật đầu đồng ý. Cái tiệm nằm sát cùng trong hẻm, nếu không phải là khách quen thì sẽ không biết. Chủ quán là người cùng quê với tôi, dạo còn là sinh viên đêm nào tôi cũng đến đây làm việc trong suốt hai năm. Tôi nhận ra ngay ông chủ quán cũ dù ông có vẻ béo ra và đầu đã hói một ít. Hồi trước ở đây chỉ bán bánh khọt bánh xèo nhưng giờ đã có thêm bánh cuốn nóng, gỏi cuốn và bánh bột lọc. Quán khá đông khách vào giờ cao điểm nhưng hôm nay chúng tôi may mắn khi có ngay bàn trống. Cô bé có lẽ là con chủ quán chạy ra lau dọn lại bàn, giọng hồ hởi mời chúng tôi chọn món.

- Dạ, chú muốn dùng gì thì cứ kêu. Bánh xèo hay bánh khọt gì cũng có hết ạ.

Con gái tôi chun mũi:

- Hay thật! Mi mời bố ta mà không thèm mời ta lấy một câu à con vịt bầu kia.

Tôi khá sốc khi nghe con bé mở giọng đinh đá chua ngoa đó, định rằng sẽ nghiêm giọng nhắc nhở nhưng cô bé kia chẳng tỏ ra bực bội mà còn toét miệng ra cười.

- Mèn ơi, là mày đó hả Nhi. Sao hôm nay rãnh rỗi biết đường đến đây ăn vậy?

- Hôm nay tao được ba dẫn đi chơi. Sẵn ghé vào tiệm nhà mi ăn bỏ mối.

- Xạo đi! Tao chỉ cho mày khu này chứ có cho địa chỉ nhà tao đâu mà biết vào hay vậy?

Nhi cười lém lỉnh nháy mắt như bảo:"bí mật". Cô bé kia trề môi rồi quay sang bắt chuyện với tôi.

- Cháu tên Hạnh, bạn cùng lớp với Nhi. Cháu có tới nhà chú chơi mấy lần mà không có dịp gặp mặt.
 
U

uocmovahoaibao

Tôi cô bé nở nụ cười ma mãnh tuổi trăng tròn ra "khen":

- Mà đúng là nhìn chú trẻ và đẹp trai thiệt đó. Không nói ra thì hổng ai biết chú là ba nhỏ này đâu.

Tôi nở nụ cười gượng gạo. Đây là lần đầu tiên tôi được một đứa nhóc tì khen như thế này. Cô bé chào tôi rồi lo chạy đi phục vụ khách. Chốc sau ông chủ quán bưng ra cho chúng tôi hai khẩu phần bánh xèo loại vừa. Tôi chào ông chủ:

- Bác Thông! Bác còn nhớ cháu không? Cháu là Đông đây!

Ông chủ quán sững sờ, nheo mắt nhìn tôi một hồi rồi cũng nhận ra. Ông vỗ vai tôi cười một tràng sảng khoái.

- Thằng Đông ngày đó đây sao? Cũng gần hai chục năm rồi hả.

- Dạ! Cháu mừng là bác vẫn còn nhớ đến cháu.

- Sao lại không nhớ chứ. Cậu là người cùng quê, cùng là dân nghèo như tôi mà cái chí của cậu lớn lắm. Thế ngần ấy năm rồi cậu đã thực hiện được ước mơ của mình chưa?

- Nhờ ơn bác giúp đỡ ngày ấy mà giờ cháu đã được đổi đời, có cuộc sống đầy đủ hơn rồi ạ. Đây là con gái cháu ạ.

Nhi khẽ cuối đầu chào ông chủ quán. Ông nheo mắt lại nhìn con bé như thể tìm về một kí ức thất lạc nào đó. Rồi ông mở miệng hỏi xa xăm:

- Thế mẹ con bé đâu? Sao cậu không dẫn đến đây luôn.

- Mẹ con bé mất từ lâu rồi ạ.

Ông thở dài một cách sầu não.

- Đời người thật là không ai biết trước được. Con bé lớn lên giống mẹ nó quá nhỉ, mà có lẽ nó giống dì nó hơn.

Như đã kìm nén nãy giờ, Nhi buộc miệng hỏi:

- Ông biết dì cháu ạ?

- Ừ, dì cháu vẫn thường hay đến đây lắm.

Ánh mắt Nhi rộ lên niềm hân hoan:

- Thế ông biết nhà dì cháu ở đâu không ạ?

- Ta không biết. Con bé đó đến đây ăn rồi về chứ thực ra ta chưa hề trò chuyện với con bé bao giờ. Đáng lẽ ba cháu mới là người biết rõ hơn chứ.

Tôi vội lấp liếm:

- Dạ cháu chỉ mới về Việt Nam thôi nên không biết nhà ngoại cháu ở đâu cả.

Có tiếng khách hàng, ông vội bước vào quầy không quên chúc hai bố con ngon miệng. Cả hai bố con có lẽ vì đói quá nên mỗi người lo cuốn lấy cái bánh của mình trước. Con bé chúm cái miệng xinh xắn lại, hít hà cái cuốn bánh xèo bánh nóng hổi nhưng không ngớt lời khen ngon. Tôi cười cái vẻ hồn nhiên của nó và tự cho phép mình cắn một cái thật to.

Đã lâu rồi tôi không được ăn lại cái món mà tôi từng một thời say mê, định rằng sẽ từ từ thưởng thức hương vị của món bánh nhưng tôi lại vội nuốt trọng cho xong. Quán đã hết chỗ nên bé Hạnh xếp khách ngồi vào bàn của chúng tôi, đó là phụ nữ độ khoảng 30 ăn mặc khá sang trọng trọng. Tôi tự hỏi một người sang trọng như cô ta thì việc gì phải vào ăn ở cái quán bình dân này. Nhưng tôi buộc phải nhìn nhận một điều người phụ nữ ấy rất đẹp, nét đẹp mặn mà khiến người khác gặp một lần sẽ nhớ mãi. Mà có thể cái gương mặt xinh đẹp ấy tôi đã gặp ở đâu rồi, cảm giác vừa xa lạ vừa quen thuộc.

Người phụ nữ cũng gọi một đĩa bánh xèo loại vừa. Với đôi bàn tay điêu luyện cô ta dễ dàng cuốn cái bánh lại một cách gọn đẹp và từ từ thưởng thức. Tôi đoán hẳn cô ta là khách quen ở đây, hay chí ít cũng là tay say mê món bánh này.

Như để ý thấy ánh mắt của tôi, người phụ nữ ngước mặt nhìn lên rồi mỉm cười chào tôi một cách lịch sự. Một luồng điện chạy qua cơ thể khiến tôi không thể cử động được, tôi sượng trân nhìn người phụ nữ ấy, từ đôi mắt cặp môi đều giống hệt con gái tôi. Và tôi biết người phụ nữ ấy là ai. Tôi không muốn gặp cô ta, ít ra là chưa phải lúc này. Tôi cố tìm một lý do nào đó gọi con gái ra về sớm. 15 năm là khoảng thời gian đủ để tôi thay đổi hoàn toàn cách ăn mặc, tóc tai, đến độ tôi có thể khẳng định những người quen trước đây sẽ chẳng ai có thể nhận ra được tôi, kể cả cô ta. Thế nhưng sự giống nhau đến kì lạ của hai dì cháu thì tôi không thể nhầm lẫn được, đó là lý do tôi sợ họ sẽ nhận ra nhau.
 
U

uocmovahoaibao

Ông chủ tiệm đang lay hoay làm thức ăn, tôi cũng không thể gọi ông được, sẽ rất lôi thôi bởi ông biết rõ người phụ nữ này là ai.

Tôi gọi nhỏ Hạnh đến. Con nhỏ bước tới đon đả:

- Dạ chú gọi gì ạ?

- Tính tiền đi cháu.

- Ủa, chú chưa ăn xong mà.

Nhi cũng giật mình nhìn tôi với ánh mắt biết nói: "con còn đang ăn mà!". Tôi đành lấp liếm.

- Chú có việc đột xuất. Hôm nào chú lại đến ăn sau.

Tôi bỏ vội tờ bạc năm chục xuống rồi hối thúc bé Nhi đi ngay không cần chờ thối tiền thừa. Không biết con Nhi luýnh quýnh thế nào lại làm đổ chén nước mắm ra bàn, lan đến gần chỗ người phụ nữ ấy. Con bé rối rít xin lỗi, vội lấy khăn giấy lau chỗ nước mắm đổ. Điều gì đến cũng đã đến, ánh mắt hai người chạm nhau, cùng ngạc nhiên tột độ. Người phụ nữ nhạc nhiên nhìn bé Nhi như không tin vào mắt mình, rồi cô ta quay sang nhìn tôi một cách moi móc. Mặc kệ, tôi vẫn khăng khăng kéo Nhi ra ngoài thật nhanh trước ánh mắt hiếu kì của mọi người xung quanh.

Tôi dắt con bé ra ngoài tiệm được một chút thì người phụ nữ đã chạy đến giữ con bé lại.

- Cháu... cháu là Quỳnh Nhi, con của mẹ Quỳnh Như phải không?

Con bé lắp bắp:

- Dạ...

- Trời ơi! Cháu tôi... Dì đây, dì út của cháu đây!

Rồi người phụ nữ ôm chầm lấy Nhi giọng nghẹn ngào. Cô ta chính là Hân, nhân chứng sống biết rõ nhất cuộc đời của tôi, biết cả những bí mật mà tôi đã cố giữ từ lâu. Dù bất cứ lý do gì tôi nhất quyết không để cho hai dì cháu nhận nhau, tôi không muốn con bé biết sự thật, để rồi ngày nó rời xa tôi lại càng gần hơn. Tôi nắm lấy tay con bé kéo đi nhưng nó vùng ra và ôm chầm lấy người dì lần đầu gặp mặt của mình. Giọng con bé nhòa ra theo từng tiếng nấc.

- Dì ơi! Con muốn gặp mẹ, con muốn biết nơi mẹ con sinh ra và lớn lên, con muốn gặp ngoại, gặp dì!

Hân cũng rơi nước mắt, giọt nước mắt lặng lẽ nhưng nặng hạt trên mi. Hân buông con bé ra và bước tới ôm chầm lấy tôi nghẹn ngào:

- Anh Đông! Cuối cùng em cũng tìm được anh. Tại sao anh lại trốn tránh em? Tại sao anh lại tự làm khổ mình như vậy?
 
U

uocmovahoaibao

Sau cái lần lầm lỡ ấy chị Như đã có mang. Khi ấy chỉ mới hai tháng, chị cũng hơi béo ra tí thôi. Chị khóc rất nhiều, ăn cũng rất nhiều, tính tình cũng khá gay gắt hơn. Thời gian đó triệu chứng buồn nôn cứ liên tục hành hạ chị, mọi người lo lắng đưa chị đi khám mới phát hiện ra cái bào thai oan nghiệt ấy.

Trái với chúng tôi, chị Như bình thản đến lạ lùng, chỉ có tôi với Hân là khóc rất nhiều. Tôi khóc trong lòng, cố giấu những giọt nước mắt ấy trước mọi người. Hân thì khóc thật, cô ấy ôm chầm lấy chị Như, khóc thay cho số phận của chị, hay...chính Hân đang oán trách chị Như.

Sống lâu trong nhà chỉ có ba chị em nên tôi quên mất đấng sinh thành của chị em chị Như. Chuyện gì đến cũng đã đến, cái tin con gái mình chửa hoang lọt đến tai ông Thái. Ông ta tức tốc bay về, lần đầu tiên gặp tôi ông tỏ ra vô cùng triều mến qua ánh mắt, nhưng sự nóng giận kia không cho phép ông nấn ná bên tôi lâu. Vừa vào nhà là ông quẳng cái vili lên ghế rồi chạy thẳng lên phòng chị Như. Nhìn sự sợ hãi của Hân khi thấy ông Thái khiến tôi lờ mờ đoán được vị thế của ông trong nhà này.

Mở đầu câu chuyện bằng một cái tát thật mạnh, kết thúc cũng bằng một cái tát không kém. Cả ba lần gặng hỏi cha đứa bé là ai chị Như vẫn cứ lắc đầu, cố chịu đựng không nói, mà chị cũng không thèm nhỏ lấy một giọt nước mắt. Ai cũng hiểu là chị không hề hối hận. Ông Thái cũng không cần gặng hỏi nữa, đúng với phong cách của một nhà kinh doanh lớn, ông chỉ cho chị Như hai lựa chọn, một là tìm cha đứa nhỏ và bắt hắn phải chịu trách nhiệm, hai- bỏ đứa bé. Tôi chẳng biết chị như sẽ lựa chọn cái nào nhưng thật tâm tôi vẫn muốn chọn cái thứ hai hơn.

Đợi ông bỏ đi, tôi bước đến vỗ về an ủi chị. Đưa tay lau những giọt nước mắt rơi muộn màng trên gương mặt chị mà tôi cũng không kìm được, tôi ôm chầm lấy chị và rồi chính tôi lại khóc òa lên. Thế mà trong lúc thổn thức bất cần đời ấy tôi lại nghe được một điều mà tôi không thể tin vào tai mình được.

- Đông! Chúng ta bỏ trốn đi!

Tôi như không tin vào tai mình. Bỏ trốn? Chị nói thật dễ, chẳng một chút ngập ngừng.

- Chị còn mệt phải không? Chị đừng suy nghĩ nông nổi như vậy.

- Không! Chị nói thật lòng. Mình đi đi, rồi chị sẽ làm vợ Đông, chỉ mong Đông chấp nhận đứa bé này.

Chỉ với hai câu nói của chị mà tôi đã sẵn sàng từ bỏ tất cả tương lai, sự nghiệp, chấp nhận cả việc mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu mình. Tối bất chấp tất cả, miễn là có được người con gái tôi yêu. Trong đầu lúc ấy lại suy nghĩ, tôi và chị Như sẽ bỏ đi một thời gian, rồi tôi sẽ quay về nhận trách nhiệm cái bào thai ấy về mình trước mặt ông Thái, với cảm tình ban đầu ông dành cho tôi thì hi vọng ông sẽ chấp nhận. Như vậy thì tôi vừa có được chị mà con đường tương lai phía trước của tôi cũng sẽ sáng lạng, dễ dàng hơn. Tôi chỉ kịp nghĩ đơn giản thế thôi nhưng rồi cũng gật đầu đồng ý.

Tôi dẫn chị Như bỏ đi ngay trong đêm hôm ấy. Cuộc trốn chạy không mục đích khiến cả hai đứa mệt mỏi bước đi vô định, đến giờ tôi mới nhận ra cuộc sống không có gì giống như mình suy nghĩ, hễ muốn là được.

Hết cách tôi đành dẫn chị đến nhà bác Thông. Ban đầu ông hãy còn ngần ngừ nhưng khi nghe tôi kể hết ngọn ngành câu chuyện ông mới kêu vợ dọn cho chị Như một phòng. Riêng tôi thì ông giữ lại.
 
U

uocmovahoaibao

Phì phèo điếu thuốc, bác Thông mở lời.

- Cái chí của cậu thật lớn, nếu cậu sinh ra vào thời khác thì có lẽ cậu đã trở thành anh hùng. Nhưng anh hùng thì cũng khó qua ải mĩ nhân, chỉ vì một người con gái như thế mà cậu sẵn sàng từ bỏ hết tất cả vậy sao?

Tôi kể về những dự tính của mình, về chị Như, về ông Thái. Vẫn mong bác Thông sẽ gật gù đồng lòng, nhưng ông chỉ thở dài.

- Cái con đường cậu chọn cũng khá hay, vừa bảo toàn tương lai vừa có được người con gái mình yêu. Nhưng cậu cũng chỉ nghĩ được đến thế thôi sao? Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ mà cả chính người từng trải như ta cũng không dám chắc là đã hiểu hết. Ta chỉ sợ mọi chuyện không theo như ý cậu...

- Ý của bác là...ông Thái sẽ không chấp nhận cháu?

- Ta không biết! Ta đã nói là ta không dám khẳng định điều gì ở tương lai cả. Ta thương cậu, nhưng ta cũng chỉ giúp đến những gì ta có thể. Mong cậu hiểu cho, ta còn có gia đình của mình.

Ông vỗ vào vai tôi một cái rồi ngước lên trời thở dài. Tôi vẫn cho rằng người lớn có tật hay lo xa, nhưng lúc ấy trong đầu tôi luôn vang lên lời nói của ông. Quả thật cuộc sống không bao giờ đi theo dự tính của chúng ta một cách chính xác, nó quá bí ẩn, bí ẩn như chính nó. Chẳng biết làm gì hơn nên tôi đành ôm lấy câu nói ấy mà gặm nhắm trong mơ màng đêm hôm ấy.



Thời gian đầu chị Như cũng ra bán phụ bác Thông, tôi có chút ít thời gian để vừa có thể đi học vừa làm thêm, phụ vào bác Thông tiền ăn và mua đồ tẩm bổ cho chị. Gia đình bác Thông thật sự quá đối tốt với chúng tôi, họ cũng khó khăn nhưng sẵn sàng giúp đỡ, chăm sóc cho chị khi tôi không ở nhà. Nhất là tháng đầu tiên khi tôi đòi không nhận lương và xin trả tiền ăn thì bác Thông sống chết cũng không chịu nhận của tôi một cắc, đến tháng sau tôi dọa sẽ dọn ra thì bác cũng miễn cưỡng nhận rồi lấy tiền đó mua sữa mua trứng cho chị Như.

Chị Như từ ngày bỏ nhà ra đi bỗng trở nên đầm thấm hơn cả lúc trước, trông chị đã ra dáng một người mẹ, người vợ hiền tần tảo chịu khó như mẹ tôi dưới quê. Và niềm hạnh phúc của tôi là khi chị chấp nhận tình cảm bấy lâu nay tôi dành cho chị. Lâu lâu tôi cũng dành một ít thời gian để đưa chị đi dạo phố đâu đó, để rồi nhìn thấy nụ cười hiếm hoi của chị khi có đứa bé nào vô tình chạy ngang qua...

Thời gian thấm thoát mà chị đã có mang được tám tháng. Tôi lén chị Như, lấy hết can đảm đến gặp ông Thái. Phải hẹn đến những bốn lần ông mới thu xếp để gặp tôi được, dù vậy khi ấy tôi vẫn mừng thầm vì qua điện thoại ông có vẻ vẫn còn quan tâm đến tôi...hơn là chị Như.

Ngày gặp ông cũng là ngày gặp lại Hân, tội nghiệp, khi ấy Hân xanh xao đi hẳn. Lúc lên trường tôi vẫn thấy Hân nhưng đã tránh mặt từ xa, tôi lại chuyển lớp nhiều nên Hân khó có thể tìm được. Hôm ấy Hân ra mở cổng nhìn tôi ngỡ ngàng, đôi môi Hân cứ mấp máy mà chẳng phát lên tiếng nổi. Tôi thấy ngại, dù sống với nhau gần 3 năm nhưng với những điều tôi làm vừa qua tôi vẫn thấy ngại, cảm giác như mình là người có lỗi. May mà ông Thái bước ra đích thân mời tôi vào, nếu không chẳng biết hai đứa tôi đứng trước cổng đến bao giờ nữa. Ngồi trước mặt ông Thái, lần đầu tiên nhìn kĩ lại khuôn mặt ông, cái mái tóc lấm tấm muối tiêu không làm cho ông già thêm trước tuổi, nhưng cái nhìn nghiêm nghị của ông khiến tôi cảm thấy ngột ngạt. Ông mời tôi ngồi, mời nước và hỏi thăm vài câu xã giao. Tuyệt nhiên không hề nhắc đến chị Như một lời.

 
U

uocmovahoaibao

Trước mặt ông tôi nhận hết trách nhiệm về mình. Hơn cả những gì tôi dự tính, khuôn mặt ông tái nhợt đi hẳn. Ông phải uống lấy một ngụm trà mới lấy lại bình tĩnh được. Cuối cùng khi trở về lại là một thương gia thành đạt, một người chủ gia đình, ông từ tốn nói ra những điều tôi không muốn nghe, những điều mà đến chết tôi cũng không tin là sự thật.

- Ta rất quí con, vì biết con cũng có chí tiến thân như ta. Nhưng con ơi, sự thật là các con đã làm một việc quá sức ngu ngốc, trái với luân lý bình thường. Dù sao con cũng đã lớn, đã biết suy nghĩ nên ta nói cho biết sự thật này: CON CHÍNH LÀ CON TRAI CỦA TA!

Từng lời ông Thái nói những chiếc đinh ghim thẳng vào khiến cả người tôi cứng đờ. Ông lại tiếp tục.

- Chắc hẳn con cũng đã nghe ít nhiều tai tiếng về ta. Phải! Ta là một người trăng hoa, nay vui bên người này, mai lại bên người khác. Mẹ của con cũng là một trong số đó. Tính ra thì ta và mẹ con cũng là chỗ quen biết, ngày ấy do người chồng nợ nần thế nào mà bà ta phải chạy đến đây cầu xin ta giúp đỡ. Thật tình là ta sẵn sằng giúp mẹ con nhưng con biết đó, tuy bà ta đã có chồng, lại nhiều con, nhưng nét đẹp kiều diễm vẫn không hề mất, bà ta lại là mối tình đầu của ta. Thế đấy, chỉ vì sự ích kỉ của ta mà mẹ con phải cắn răng chịu đựng để rồi mang giọt máu của ta trong người trở về quê, chính là con đó. Con không tự hỏi là tại sao thỉnh thoảng mẹ con lại lên đây thăm ta rồi trở về với quà bánh và có thêm chút tiền à? Con không thấy tại sao cả nhà chỉ có mình con là ăn học tới nơi tới chốn. Và chắc con cũng phải tự hỏi tại sao ta lại dễ dàng đồng ý cho con ở trong căn nhà này. Vì con là con ta, con trai duy nhất của ta, thế thôi! Và ta chỉ muốn chuộc lại lỗi lầm mà ta đã gây ra cho con và mẹ con.

Mặt tôi đỏ nhừ lên vì giận. Tôi cố phát ra từng lời.

- Vậy tại sao ông không sớm đến nhận tôi.

- Con biết tính bố con rồi đấy. Nếu biết được sự thật mẹ con dan díu với người khác, con là đứa con hoang, rằng ông ta đã bị "cắm sừng" ngần ấy năm thì liệu ông ta không nổi điên lên mà giết cả hai mẹ con hay sao. Nếu là ông ta thì ông ta dám làm thật. Mẹ con không hề yêu ta, ta biết, chủ nghĩa "xuất giá tòng phu" mà, bà ta cũng không hề muốn con nhận ta là cha ruột, nhưng rồi ta biết khi nào con đủ 18 tuổi, với cái chí tiến thân ấy thì thế nào con cũng lên đây tìm ta.

Ông Thái lại hớp một ngụm trà.

- Có thể con sẽ không nhận ta là cha cũng được, nhưng sự thật vẫn là sự thật, Như và Hân là hai chị cùng cha khác mẹ với con. Thế thì con hỏi làm sao ta có thể kết hợp hai đứa con lại với nhau kia chứ? Cái bào thai oan nghiệt tốt nhất là nên phá đi thì con lại dung dưỡng cho nó lớn lên từng ngày. Cả hai đều là con ta, con lại là đứa con trai độc nhất nên ta sẽ không trách gì cả, hãy đưa Như về đây để ta giải quyết mọi chuyện.

-...

- Ta hứa sẽ không trách mắng con bé đó một lời, vì hai đứa đều là con của...

- Ông im đi!

- Con nói sao kia?

Tôi nuốt gọn từng giọt nước mắt chảy ngược vào trong.

- Ông im đi!

- Con hãy nghe ta nói!

Tôi thét lên:

- ÔNG IM ĐI! Đó không thể là sự thật, không bao giờ! Tôi sẽ không bao giờ đưa chị Như về bên kẻ muốn giết chính cháu của mình- là ông đó! VÀ XIN NÓI RÕ: TÔI KHÔNG PHẢI LÀ CON CỦA ÔNG, CŨNG NHƯ ÔNG KHÔNG PHẢI LÀ CHA TÔI.

Tôi bỏ chạy, chạy thật nhanh ra khỏi căn nhà đó. Cứ thế tôi chạy mãi chạy mãi trong vô định, giờ thì chẳng còn điều gì trong đầu tôi nữa cả, thậm chí lúc ấy tôi chẳng còn thiết sống nữa, để rồi lúc nào đó lại nghe hai tiếng "Đông ơi!" vang lên trong đầu. Tại sao thế này, sao tôi lại phải khóc thêm lần nữa...

 
U

uocmovahoaibao

Tôi chạy như bay về bên chị Như vì dẫu chúng tôi không thể cưới nhau nhưng trong tim lúc nào cũng có hình bóng của chị, bởi lẽ chị là nguồn động lực sống duy nhất của mình.

Tôi chạy thật nhanh nhà bác Thông, bị vấp ngã đến tét cả chân nhưng tôi vẫn cố chạy thật nhanh, thật nhanh về gặp chị với đôi mắt đỏ hoe tuyệt vọng. Cứ thế tôi gục đầu lên vai chị khóc òa lên như một đứa trẻ.

Chị Như đưa bàn tay vuốt nhẹ mái tóc của tôi, cất giọng dịu dàng như mẹ.

- Đông đã biết sự thật rồi phải không? Rằng chúng ta là chị em ruột.

Tôi ngước lên nhìn chị.

- Vậy là chị đã biết từ lâu rồi sao? Đó là lý do chị không chấp nhận tình cảm của em ư?

Chị Như khẽ gật đầu.

- Chị đã biết từ trước khi gặp em. Lần đó tình cờ chị nghe được cuộc trò chuyện của ba với mẹ em. Nhưng chỉ có chị biết thôi chứ Hân thì không. Lúc ấy chị nghĩ có thêm một đứa em trai cũng hay, nhất là chị nghe nói em rất giỏi giang. Nhưng chị không ngờ là trái tim mình lại xốn xang lên khi lần đầu gặp em, mà em thì lại rất yêu chị. Làm sao chị có thể đến bên em khi mà chị biết chúng ta cùng huyết thống, làm sao chị có thể nói cho em biết sự thật được chứ? Thế là chị quyết định giả vờ là người yêu của Thuận để em có thể từ bỏ chị.

Rồi chị khóc, vẫn cái giọng nhỏ nhẹ đều đều ấy mà chị than thân trách phận.

- Nhưng em ơi, chị đã sai lầm với trò chơi người tình hờ ấy. Tên đểu cáng đó đã lợi dụng sơ hở chuốc rượu rồi cướp đi thứ quí giá nhất đời chị. Đến khi hắn hất hủi chị thì chị mới biết mình có mang. Chị...chị không hề ghét đứa bé này, nó nào có tội tình gì đâu. Đó là do số chị khổ, chị phải chịu thôi...

Rồi chị gục đầu lên vai tôi khóc như ngày nào...Tôi cứ nghĩ mình khổ, nhưng khi nghe chị thổ lộ tôi mới biết mình chưa là gì cả. Tôi có đến hai người cha và một người mẹ, chị chỉ còn có ba. Mối tình đầu của tôi tan vỡ còn chị thì mất đi cả tình yêu và cả trinh tiết, cả gia đình, tương lai và sắp tới là cả mạng sống của mình...


end chap 3
 
U

uocmovahoaibao

CHƯƠNG 4: NÓ SẼ LÀ CON GÁI CỦA EM!








Chiều thứ bảy tuần kế tiếp Hân đến đưa Nhi về nhà ngoại. Ông Thái vẫn còn sống ở căn nhà cũ ấy, nghe Hân nói ông bị mắc bệnh tim, có thể ra đi bất kì lúc nào. Dù có hiềm khích với ông Thái nhưng thật lòng tôi thấy mừng vì ông còn sống. Hân dọn về ở cùng ông đã được hai tháng. Tôi biết, nếu không có Hân thì ông chẳng còn lấy một người thân nào nữa cả.

Hân mở lời muốn tôi đến thăm ông Thái nhưng tôi từ chối khéo. Nhi cũng biết là tôi sẽ buồn nếu không có nó kề bên nhưng sự háo hức muốn biết về ngoại khiến nó không thể cưỡng lại việc bước lên chiếc taxi ấy. Trước khi để Nhi đi tôi đã yêu cầu Hân không được tiết lộ sự thật cho con bé biết, rằng nó là một đứa không cha, rằng ba của nó hiện giờ có thể là người chú ruột khôn chừng. Tôi sợ con bé sẽ không chịu được cú sốc ấy.

Hân là người biết suy nghĩ, cô ta đồng ý không cần suy nghĩ. Còn về ông Thái thì tôi biết ông ta vì sĩ diện của mình nhất định sẽ không nói cho con bé biết. Mà có thể ông ta cũng không nhận Nhi là cháu gái của mình dù Hân luôn miệng nói ông ta rất nhớ con bé.

Đêm cuối tuần đầu tiên không có Nhi ở nhà. Dự án cũng vừa hoàn thành xong khiến tôi trở nên rãnh rỗi, tôi gọi điện đến những người bạn của mình gầy độ nhậu. Mấy thằng bạn cũ cùng học Đại Học hồi ấy thằng nào cũng quậy hết mình, miệng hét ra lửa, thế mà có vợ rồi thằng nào cũng như thằng nấy khúm núm sợ các bà còn hơn sợ cha mẹ mình. Ngày cuối tuần chẳng thằng nào trốn khỏi vợ được cả. Buồn! Tôi lang thang từ phòng này sang phòng khác, rồi không hiểu sao lại dừng trước phòng Nhi. Con bé chỉ mới đi có vài tiếng mà tôi cảm tưởng như cả thế kỉ vừa trôi qua. Tôi đưa tay gõ lên cửa ba cái, thèm được nghe tiếng con bé mời vào.

Tôi mở cửa bước vào phòng con bé, vẫn màu tím nhạt chủ đạo ấy, cảm giác như con bé chưa bao giờ rời khỏi phòng. Tôi bước đến bàn học, đưa tay sờ nhẹ lên bức ảnh hai bố con ở trên ấy. Nhưng thật ra cuốn nhật kí của con bé đập vào mắt tôi từ khi mới bước vào căn phòng này kia. Tôi biết đọc lén nhật kí của con bé là không đúng, nhưng tôi là ba con bé, tôi có quyền được biết suy nghĩ của con gái mình. Rồi...tôi chạm tay vào cuốn nhật kí...

Từng trang vở là từng dòng chữ nắn nót màu mực tím.

" ...ngày, ...tháng,...năm. Đã vào học được một tháng, quen được với con Hạnh bầu và Hiền ú, hai đứa ấy dễ thương lắm. Chỉ ghét con Khanh lớp phó văn thể mỹ, nó ỷ có ba làm chức lớn trong trường mà ra vẻ quá đi. Ba của mình dù sao cũng là giám đốc điều hành một công ty lớn chứ bộ, nhưng mình sẽ không kể đứa nào biết về ba đâu, trừ hai nhỏ kia ra thôi. Ba là tuyệt nhất, đối với mình ba hơn hẳn những tên con trai khác..."

" ...ngày,...tháng,...năm. Cả lớp xì xào mãi về chuyện Tuyên- một hotboy của khối trên- gửi thư muốn được kết bạn với mình. Mấy đứa con gái lớp mình cứ bu lại phiền chết đi được. Ngay giờ giải lao hôm ấy mình gặp thẳng mặt hắn mà từ chối, với lý do: "bây giờ mình chỉ muốn học, không thích dính vào mấy chuyện vớ vẩn". Nhưng mình không ngờ tên ấy lại xấu tính đến vậy, ngày hôm sau kháo hết toàn trường là hắn đá mình vì mình quá chảnh. Mình không thèm giải thích, ai muốn nghỉ gì kệ họ. Nhưng từ hôm đó mình bắt đầu ghét bọn con trai. Đúng là chỉ có ba mình mới là người tốt thôi..."

"......."
 
U

uocmovahoaibao

" ......., Hôm nay ba về sớm nên đến trường đón mình, mình vui ghế lắm. Thế nhưng tụi bạn lại không tin đó là ba mình, rằng ba quá đẹp trai và trẻ nữa. Mình đùa, đó là bạn trai mình thì mấy nhỏ đó lại tin là thật, tức cười quá đi. Nhưng nếu có một người bạn trai như ba thì hay biết mấy. Thiệt ngốc quá, lại suy nghĩ vẫn vơ rồi, mình chỉ mới mười sáu thôi mà..."

" ......, hôm nay sinh nhật lần thứ mười bảy của mình, chỉ có hai bố con bên nhau. Ba sẵn sàng bỏ công việc lại một bên để đón sinh nhật với mình. Ba còn đích thân vào bếp lo bữa tối, mình thì chỉ được phép ngồi lặt rau mà thôi. Mình cũng không ngờ là ba nấu ăn ngon đến vậy, mình chưa từng thấy ba vào bếp bao giờ mà lại có thể khua chảo cứ như đầu bếp thứ thiệt. Rồi ba thắp nến, còn mình thì ước. Điều đầu tiên mình ước cho ba luôn mạnh khỏe, thành công trong công việc. Điều thứ hai mình ước có thể về thăm nội và cả ngoại nữa, dù mình biết ba sẽ giận nếu biết điều ước này. À, còn điều cuối cùng nữa,... mình ước gì mình sẽ được như mẹ, dù mình không biết mẹ thật sự là người như thế nào, nhưng chắc hẳn mẹ phải rất đẹp và dịu dàng nên ba mới yêu mẹ đến thế. Mình ước gì ba cũng yêu mình nhiều như mẹ..."

"......, Đây là lần đầu tiên sau bốn năm mình lại được ngủ cùng ba. Cái mùi thuốc lá ngấm trên người ba vẫn vậy, bao nhiều năm không hề phai. Không hiểu sao mình lại thích cái mùi ấy đến thế, mà bất cứ thứ gì trên người ba mình cũng đều thích cả. Mình thích nhất được gục đầu lên ngực ba, nó ấm áp quá, lạ lùng quá. Ở bên ba mình không còn cảm giác buồn bã lo lắng, mình có thể yên tâm ngủ ngon khi biết có ba ở bên mình. Mình biết là những lần sau ba sẽ không cho ngủ chung nữa đâu, bùn quá đi..."


Đấy là những dòng mà con bé có nhắc đến tôi kể từ khi trở về Việt Nam. Tôi ghét phải thừa nhận một điều rằng con bé càng lúc càng giống mẹ, nhất là đôi mắt ấy. Có lẽ là do di truyền bởi Hân cũng sở hữu đôi mắt đẹp như vậy. Hân với chị Như thì chắc lại được hưởng từ mẹ. Tôi biết thế, vì tôi đã từng gặp mặt ông Thái...

Chị Như đã đẹp, Hân còn đẹp hơn, bé Nhi lớn lên còn đẹp hơn cả dì của nó ngày xưa nữa. Nhi mới mười bảy tuổi, tôi lại sợ nó ra đường sẽ bị lũ choai choai quấy rối nên tuyệt đối không cho con bé sử dụng son phấn. Nhưng như thế tôi lại vô tình làm tăng thêm nét đẹp bình dị của con bé. Đôi mắt của Nhi không cần vẽ cũng đã đen sẵn rồi, da thì trắng hồng như mấy cô xinh xinh quảng cáo mỹ phẩm trên ti vi dù con bé ra đường không cần che nắng nhiều, chưa kể đôi môi hồng mộng nước của con bé mỗi lần mấp máy là mỗi lần con tim chai sạn của tôi lại nhảy tăng-gô.

Nhưng ...tôi không hề yêu con bé, bởi nó không thể nào là chị Như được. Tôi thương con bé như con ruột vì nó là thứ duy nhất chị trao lại cho tôi, cũng là thứ mà chị quí nhất, phải đánh đổi cả mạng sống của mình mới có được...

Trước cái đêm tuyệt mệnh ấy chị vẫn còn vui vẻ may áo cho bé Nhi. Mặc dù đang có mang, lại được tôi chăm sóc kĩ càng nhưng trông chị vẫn xanh xao, mệt mỏi. Tôi sợ chị yếu trong người nên không cho làm việc gì nặng, nếu ngồi yên được thì càng tốt.

 
U

uocmovahoaibao

Tôi mua cho chị một ít nho vì chị cứ hay than là thèm quá. Nhìn chị lặt từng trái nho ra, tỉ mỉ lột sạch vỏ của chúng trông thật vui mắt. Tôi không ăn, tôi muốn nhường hết cho chị. Chị đưa trái nho đầu tiên lên miệng mình, không quên hỏi tôi.

- Đông không ăn à?

- Em ăn rồi. Chị cứ ăn hết đi.

Chị Như phụng phịu hệt như con nít.

- Đông nói dối phải không? Đông không ăn thì chị cũng không ăn!

Rồi chị đút miếng nho ấy cho tôi. Biết không thể từ chối tôi há miệng nhận lấy miếng nho. Thấy tôi ăn rồi chị mới vui vẻ "mần" hết đám nho còn lại, chị đâu biết là tôi cũng thèm nho lắm chứ, nhưng tôi yêu chị hơn, hơn tất cả mọi thứ trên đời. Hồi đó tôi yêu mẹ nhất, nhưng từ khi biết chuyện tôi bỗng đâm ra ghét cả mẹ lẫn ông Thái, tôi cố gắng đổi đời là vì cái gì, vì không muốn nhìn thấy mẹ cực khổ làm lụng nữa. Nhưng giờ thì hết, giờ thì tôi mới biết chỉ có chị Như thật sự là quan tâm tới tôi thôi.

- Đông đừng khóc. Đông đã hứa là không khóc nếu chị cũng không khóc mà.

Chị Như đưa tay lau nước mắt cho tôi. Tôi cứ như một đứa bé đang được dỗ dành nhưng có lẽ đứa bé trong tôi càng muốn nũng nịu, nó cứ khóc ngon lành để mong được chị Như quan tâm nhiều hơn. Thút thít một hồi chán chê tôi lại nhìn chị như thể đứa con bé nhỏ tò mò quan sát mẹ nó. Tôi hỏi:

- Chị cười cái gì vậy?

- Chị cười Đông giống con nít quá.

Tôi đỏ mặt quay đi.

- Giống chỗ nào chứ?

- Đông dễ buồn dễ giận, dễ khóc,... dễ cười quá.

Tôi cãi lại.

- Em chỉ ngừng khóc thôi chứ có cười cái nào đâu.

- Vậy giờ Đông cười đi. Đông không cười là chị giận đó.

Chị Như bậm đôi môi xinh xắn của mình lại, mặt làm như sắp khóc khiến tôi không còn sự lựa chọn đành nhăn răng ra cười. Chị cười khúc khích.

- Đấy nhé! Đông vừa mới khóc xong đã cười liền là gì?

- Ăn gian! Cái này chị bắt em cười mà.

Đang đùa ngon trớn bỗng nhiên chị Như im lặng nhìn tôi không nói một lời khiến trống ngực tôi cứ đập từng cơn. Chị nắm lấy tay một cách dịu dàng:

- Vậy chị bắt Đông hứa với chị điều này. Sau này Đông sẽ vẫn cười nếu như...nếu như không có chị nhé!

Tôi ngạc nhiên:

- Sao chị nói vậy?

- Không có gì đâu. Chắc tại chị suy nghĩ nhiều quá, Đông đừng để ý. Nhưng... hứa với chị là Đông sau này hãy cười thật nhiều vào nhé.
 
U

uocmovahoaibao

Sợ chị lại lo lắng nên tôi gật đầu. Chị đâu biết rằng trên khắp thế gian này chỉ còn mình chị mới có thể mang lại cho tôi nụ cười thật sự. Làm sao tôi có thể cười được nữa nếu không có chị, với ngần ấy chuyện đã trải quá, với ngần ấy sự thật mà tôi không hề muốn được biết. Tôi uống một ngụm nước để lấy lại bình tĩnh, gắng không quá xúc động trước mặt chị. Nhìn chị đan mấy cái áo cho đứa con, tôi liền kiếm chuyện khác để nói.

- Chị đã đặt tên cho đứa bé chưa?

Chị cười lắc đầu. - Chờ Đông đặt cho đó.

- Nhưng em đâu phải là ba của nó, làm sao có thể...

Tôi sơ ý nhắc đến nỗi buồn của chị. Tôi biết chị Như có thể không quan tâm đến danh dự của mình nhưng chị sẽ rất đau lòng khi đứa con của mình không có cha. Chị yêu đứa bé, yêu hơn cả mạng sống của mình. Chị lên tiếng cắt đi dòng suy nghĩ của tôi:

- Từ nay Đông sẽ là ba của đứa nhỏ...

Và câu nói cuối cùng trong cuộc đời của chị cũng có ý nghĩa như vậy. Ngày hôm sau... ngày chị ra đi mãi mãi. Đó là một ca sinh khó, bác sĩ đã bắt tôi làm một việc khó khăn: "chỉ có thể cứu một trong hai người, mẹ hoặc là đứa bé". Lúc ấy tôi chỉ muốn thét lên với tay bác sĩ ấy, dĩ nhiên là tôi muốn chị Như rồi, đứa bé ấy là cái gì của tôi kia chứ, việc gì tôi phải hi sinh người mà tôi yêu quí nhất.

Chị Như cố gắng tỉnh táo trong cơn đau đớn tột cùng của mình. Chị nắm chặt lấy tay tôi như chừng có thể.

- Hứa với chị, em sẽ coi nó như là con ruột của mình! Nó là...con gái.. của em! Hứa...với chị nhé.

Nhìn chị mỗi lúc một yếu đi mà lòng tôi như thắt lại. Tôi biết lựa chọn sao đây, và tôi biết mình đã không có sự lựa chọn. Trong giấy nhập viện tôi chỉ khai là em trai của chị, nghĩa là tôi không có quyền quyết định sự sống chết của chị lúc này. Và tôi biết: chị sẵn sàng chết để đứa bé được sống.

Sợi chỉ định mệnh thật quá mỏng manh, nó là thứ mà con người dù ở bất cứ thời đại nào cũng muốn nắm giữ. Nhưng càng cố nắm giữ nó lại càng mong manh hơn. Tôi có thể đoán được chuyện đang xảy ra, tôi quá hiểu chị Như.

Tôi như suy sụp hẳn. Lúc ấy tôi cứ gục mặt vào tay mình hồi hộp chờ đợi, tôi từng không tin vào ông trời nhưng tôi đang cầu xin ông ấy, mong cho chị Như qua khỏi. Không biết có phải lo lắng cho chị quá hay không mà lúc ấy tôi có nghe tiếng chị thoảng qua tai.

" Đông hứa với chị là sẽ chăm sóc cho con bé nhé! Con bé sẽ mang tên Linh Nhi-một tinh linh bé bỏng mà chị có được trong cuộc đời này. Hứa với chị nhé! Rồi nó sẽ là con gái của em,... nó là con gái của em!..."

Giọng của chị càng lúc càng xa xôi khiến tôi luôn có cảm giác bất an.

Cửa phòng mở ra, có tiếng bác sĩ gọi tôi vào. Tôi không biết ông bác sĩ kia đang nói gì, lúc đó tôi không còn nghe thấy được điều gì nữa. Chị Như đang nằm đó, như đang chìm vào một giấc ngủ sâu. Và tôi biết chị sẽ không giờ tỉnh dậy...

Tôi bồng bé Nhi trên tay, nước mắt bỗng rơi từ lúc nào không biết. Tôi nhìn đứa bé với ánh mắt căm thù. Lúc ấy tôi đã đổ hết lên đầu nó tội lỗi đã giết chết mẹ mình- chị Như tội nghiệp của tôi. Nhìn con bé ngủ ngon lành trong tay mà tôi chợt nước mắt lưng tròng, trong tai vẫn cứ vang lên tiếng chị Như:

- "...Nó sẽ là con gái của em!..."







Chiều hôm sau bé Nhi trở về. Nhìn vẻ mặt buồn bã của nó mà tôi đoán ông Thái không nhìn mặt con bé. Mặc dù vậy tôi cũng cố hỏi:

- Con có gặp ngoại không?

Nhi khẽ gật đầu.

- Ông không nhận cháu của mình à?

Nhi nhìn tôi ấp úng.

- Không ạ! Ông ôm lấy con rồi khóc nhiều lắm. Ông nói là ông rất nhớ con, mong được gặp con lâu rồi.

Tôi nắm chặt tay nhìn thẳng vào mắt con bé, đâu đó trong thâm tâm tôi nghĩ là Nhi đang giấu mình điều gì đó, nếu không nó đã chẳng buồn bã, ấp úng đến vậy. Tôi hỏi con bé bằng giọng điềm tĩnh, nghiêm nghị như một người cha thực thụ.

- Có chuyện gì ở nhà ngoại!

- Con...

- Có chuyện gì thì cứ nói với ba.

- Con... con gặp Bác Tư ở nhà ngoại!



END CHAP 4

 
U

uocmovahoaibao

CHƯƠNG 5: VỀ QUÊ
Từ lúc trở về Việt Nam đến giờ tôi chưa hề nhắn cho gia đình ở quê biết địa chỉ nhà trên thành phố. Mặc dù tôi luôn gửi tiền chu cấp về cho mẹ mỗi tháng, nhưng tôi không hề muốn gặp mặt bất kì ai cả, tôi chỉ muốn sống hướng về phía trước, cùng với bé Nhi của tôi mà thôi. Để gửi được tiền về quê được mà mẹ không biết là của tôi cũng thật khó khăn, nhưng nhờ Teddy- một nhân viên trong công ty đã giới thiệu một luật sư tên Thành cho tôi. Thành cũng bằng tuổi tôi nhưng trông có vẻ chín chắn hơn tuổi thật, dù chỉ tiếp súc có vài lần nhưng tôi thấy được ở con người có gì đó khiến cho tôi tin tưởng được. Thế là cứ mỗi tháng, Thành đến gặp mẹ tôi để gửi "tiền trợ cấp được hưởng từ một bà con xa của mẹ tôi". Dĩ nhiên cái lí do mập mờ ấy sẽ chẳng ai tin được nhưng do trình độ hiểu biết của bà cũng chỉ ở bậc tiểu học nên bà chỉ còn biết vui mừng nhận lấy số tiền trời ban ấy.

Tôi không giận mẹ, bà đã làm mọi thứ để lo cho tôi ăn học lúc ở dưới quê, chịu những trận đòn dã man của người cha thay cho tôi những lúc ông đi nhậu say về. Tôi chỉ không biết mình sẽ phản ứng ra sao khi gặp lại mẹ, gặp lại mọi người, liệu tôi có nước mắt ngắn dài sà vào lòng mẹ như ngày nào hay trở nên lạnh lùng vô cảm đúng với bản tính tôi đang cố tạo nên. Mà phải rồi, gia đình ở dưới quê, mẹ, các anh các chị, và cả người cha hay đánh tôi khi xưa, đó là một phần kí ức không thể nào quên, dù đẹp hay không đẹp thì nó cũng đã từng là tuổi thơ của tôi- những thứ không hề nắm bắt được trong tay.

Giờ đây mỗi đêm đứng trên sân thượng nhìn thành phố về đêm tôi luôn hướng ánh mắt về phía quê hương. Nơi tôi ở khi xưa từ làng nay đã được thăng cấp lên thành xã An Nhứt, chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 100 cây số, nhưng...gần hai năm ở Việt Nam tôi chưa hề về thăm quê một lần nào. Thế mà giờ đây tôi lại đưa Nhi cùng dạo bước trong mảnh đất Bàu Thành khi xưa, mà nó cũng chẳng còn là mảnh đất hoang nữa mà đã trở thành một trung tâm văn hóa khá nổi tiếng của tỉnh.

Tôi dẫn bé Nhi bước lên bãi đất bồi cao để có thể nhìn bao quát được Bàu Thành, chiêm ngưỡng được vẻ đẹp bình dị của hồ sen bên dưới. Tôi bước xuống ngắt cho con bé một đóa sen, mặc cho đôi giày bị dính chút bùn. Nhi lè lưỡi nhìn vào chân tôi nhưng cũng cười tít mắt khi nhận lấy đóa hoa sen trong tay.

Chạy chầm chậm trên con đường quốc lộ, tôi hạ kính cửa xe xuống, chỉ cho bé Nhi những khung cảnh những địa danh từng gắn liền một thời với mình. Dọc bên bờ cầu Mốc nay đã mở một đường đất khá rộng kề bên, tôi dẫn bé Nhi đến cây táo dại gần cái đập mà tôi vẫn hay đi câu cá cùng đám bạn thuở nhỏ. Cây táo ấy vẫn còn, nhánh có vẻ nhiều hơn nhưng lá đã rụng khá nhiều, dường như nó còn già cỗi hơn cả tôi. Tôi hái cho Nhi vài quả táo vàng xanh vừa chín tới, cười chảy nước mắt khi thấy con bé nhăn mặt vì vị chua của mấy quả táo dại.

Cứ thế mà đến xế trưa bọn tôi mới đến được xã An Nhứt. Đúng như tôi nghĩ, cuộc sống ở đây đã hiện đại hơn khi xưa, những con đường trải nhựa kéo dài hun hút, những căn nhà như biệt thự nhỏ mọc lên san sát nhau. Đi lòng vòng một hồi tôi cũng có thể xác định được căn nhà cũ của mình ở đâu. Con hẻm làm bằng hàng rào dúi gai vẫn xanh tốt như ngày nào, nhưng cái sự sung túc của chúng đã cản trở chiếc Innova của tôi tiến vào trong.

Sau khi giao chìa khóa xe cho Mạnh- một người bạn thưở nhỏ nhưng không nhận ra tôi, giờ nó đang là chủ cơ sở sữa chữa xe ở đây, tôi kéo lấy chiếc vali nặng chịch cố đi thêm vài bước dưới cái nắng gay gắt. Bé Nhi lẽo đẽo theo phía sau, có đôi lúc nó ngẩn ngơ đứng nhìn khung cảnh xung quanh một chút, rồi lại giật mình chạy nhanh theo tôi. Chỗ sữa xe chỉ cách cái hẻm dẫn vào nhà tôi gần 100m nhưng do trời nóng, lại thêm đống hành lý kia nên cả hai bố con mồ hôi túa ra như tắm.
 
U

uocmovahoaibao

Tôi hỏi:

- Con đói bụng chưa?

Con bé lắc đầu. Tôi nghĩ có lẽ do nó quá phấn khích khi lần đầu về quê nội nên quên mất đi cảm giác đói. Mà thật là từ sáng đến giờ cả hai bố con có gì vào bụng đâu chứ. Đúng là tôi cũng không thấy đói, nhưng có gì đó khiến tôi phải chần chừ khi bước vào con hẻm đó, liệu tôi phải ăn nói sao với các anh em, với mẹ của tôi đây. Đối với họ thì có lẽ tôi đã chết ở cái nơi đất lạ quê người từ lâu rồi.

Nhi tò mò khi thấy tôi chần chừ đứng trước con hẻm.

- Sao ba không đi tiếp? Ba quên đường rồi à?

- Ừ, có lẽ. Cũng gần hai mười năm rồi còn gì.

Con bé ôm lấy cánh tay tôi, có thể hiểu như một lời an ủi. Tôi xoa đầu bé Nhi rồi dẫn nó vào một tiệm tạp hóa kế bên con hẻm trước khi con nhỏ kịp than vãn vì phải phơi mình dưới anh nắng ban trưa gay gắt. Cái tiệm tạp hóa này đã có từ trước lúc tôi sinh ra, chủ quán là vợ chồng chú Sáu Nháy ( sở dĩ gọi là Sáu Nháy vì ông có tật hay nháy mắt thường xuyên), 18 năm sống ở đây có hết 15 năm tôi chạy qua đây ăn "ké" nhà thím Sáu. Thím có 4 người con nhưng chỉ có một người con trai duy nhất, và người ấy lại là 1 trong ba người bạn thân nhất của tôi khi ấy. Bởi vậy thím lúc nào cũng xem tôi như con cháu trong nhà, lúc nào cũng cho quà bánh ăn phủ phê.

Thấy tôi bước vào tiệm, thím Sáu liền bước ra hỏi khách cần dùng gì. Tôi hơi bất ngờ vì ngần ấy năm mà thím chẳng hề thay đổi là mấy. Ở cái tuổi lục tuần này có lẽ thím cũng chỉ hơi còm người xuống một tí, tóc cũng đã lấm tấm bạc, nhưng vẫn là người thím hiền hậu khi xưa.

Nhìn thấy thím chào hỏi ân cần, dù chỉ là xã giao với khách, nhưng sao tôi lại không thể kìm được nước mắt của mình. Tôi lắp bắp:

- Thím...thím Sáu! Con đây! Con là Đông đây! Thằng Đông ngày xưa vẫn thường hay sang vòi kẹo dừa của thím đây.

Thím hơi sững người lại một chút, đôi mắt vẫn còn chút trong trẻo khẽ nheo lại, và tôi thở phào khi thấy đôi mắt ấy dãn ra. Thím nắm lấy tay tôi, vẫn cái giọng ân cần khi xưa dù có đôi chỗ hơi lấp lửng.

- Con về rồi đấy à? Cũng đã hai chục năm rồi ấy nhỉ? Thiệt tình, lớn rồi sao mà còn khóc, mày thiệt khác với hồi đó quá. Hồi ấy má đánh quá trời mà mày có thèm nhỏ giọt nào đâu chứ?

Tôi mỉm một nụ cười rạng rỡ.

- Vì con biết nếu con khóc thì thím sẽ không cho kẹo nữa.

- Thế con có ghé qua nhà chưa? Mà hình như tuần trước đám ma ba, thím không thấy mày về.

Tôi ấp úng.

- Con mới về lại Việt Nam đây thôi. Khi nào rãnh... con sẽ kể cho thím nghe sau.

Tôi ngước lên trời khụt khịt vài cái cho ráo đi nước mắt. Bé Nhi ở phía sau cứ tròn xoe mắt, có lẽ nó sẽ nhớ mãi cái hình ảnh ngày hôm nay bởi từ nhỏ đến lớn đây là lần đầu tiên tôi khóc trước mặt con bé. Tôi quay sang hỏi thím.

- Vậy anh Đen giờ khỏe không hả thím? Con muốn gặp ảnh.

Thím chỉ vào một căn nhà lầu mới xây ở bên cạnh.

- Nhà nó ở bên ấy đó. Giờ này con qua là gặp nó thôi.

- Dạ, vậy để con qua thăm ảnh trước.

- Ừ. Con qua đi. Từ lúc con đi nó cứ nhắc con mãi. Thiệt tình, lúc đám cưới nó có viết thiệp ghi tên con nhưng không biết gửi đi đâu, rồi tối đêm tân hôn nó cứ nhìn mãi cái thiệp ấy đến nỗi con vợ nó còn phải ghen đó. Con đi đi, thấy con chắc nó cũng khóc như con thôi.

Tôi cười.

- À, đây là Nhi, con gái của con.

Thím cười thật tươi,

- Ừ, con bé dễ thương lắm. Năm nay con học lớp mấy rồi.

Nhi cúi đầu lễ phép.

- Dạ, con đang học lớp 11.

- Ừ, ngoan. Thôi hai bố con đi sớm rồi còn về thăm nội tụi bây nữa. Thiệt tình.

Có khách bước vào quán, thím Sáu lại tất tả, cố gắng bước thật nhanh vào quầy. Tôi muốn nói thêm với thím nhiều điều nhưng rồi lại thôi. Cái tôi quan tâm bây giờ là sang thăm lại anh Đen-người bạn thân nhất thưở nhỏ của mình. Cái nhà mới cách tiệm tạp hóa chỉ vài chục bước chân mà tôi vác vali bước đi như đang chạy, hối hả không thua gì chuẩn bị gặp mặt người yêu lâu ngày xa cách...Và một trong những "người yêu" đó của tôi thình lình xuất hiện với tư thế quét bụi trước nhà, giữa trời trưa nóng gay gắt. Chỉ nhìn thoáng qua tôi đã nhận ra cô em họ của mình, giờ đã là nàng dâu đảm của thím Sáu. Con bé ấy sau ngần ấy năm vẫn chẳng thay đổi nhiều, vẫn kiểu tóc ấy, điệu bộ ấy, có khác chăng là thêm một thằng cu hai, ba tuổi chạy lon ton phía sau.
 
U

uocmovahoaibao

Thấy tôi đứng ngẩn ngơ trước sân, Ngân- đứa em họ ngày nào mới ngạc nhiên hỏi thăm.

- Anh tìm ai à?

- À...ừ...Cho hỏi đây là nhà anh Tân (tên thật của anh Đen) phải không?

- Dạ phải. Anh tìm chồng em có việc gì không ạ?

Tôi ngoắt Nhi đến cạnh mình.

- Tôi là bạn cũ của anh Tân. Hôm nay tôi dắt con gái về đây chơi sẵn ghé đây thăm anh Tân luôn. Thế Tân có nhà không chị?

- Anh ấy đi làm chắc cũng sắp về. Anh với cháu vào nhà ngồi chơi chờ ảnh một chút ạ.

Tôi cười dẫn Nhi bước vào nhà, không quên "khen" bà chủ một câu.

- Em lớn rồi mà vẫn vậy nhỉ? Ai em cũng tra khảo người ta ngoài nắng một hồi rồi mới chịu cho vào nhà như vậy à?

Ngân mang hai ly nước lạnh lên cho chúng tôi, miệng đon đả.

- Dạ đâu có. Tại em chưa gặp anh bao giờ nên cũng hơi ngờ ngợ. Mà anh có xuống chơi nhà em bao giờ chưa...em thấy anh quen quen.

Tôi trả lời đầy ẩn ý:

- Nhà nào? Nhà chú Bảy Lang hay nhà anh Đậu Đen đây?

- Ủa! Anh cũng biết ba em nữa à?

Tôi thở dài tháo cặp kính cận của mình xuống.

- Buồn em quá Đậu Be! Có được chồng như ý rồi là quên người anh này à? Nhớ hồi đó anh hỏi mày có ưng thằng Đậu Đen hay không, mày lắc đầu lia lịa kia mà. Sao? Nhớ ra anh chưa?

Ngân cố lục lọi lại cái trí nhớ đầy những tính toán chợ búa tiền nong bạn hàng, cuối cùng nó cũng tròn xoe mắt lên, đưa hai tay lên che lại cái miệng cũng đang há hốc kinh ngạc của mình.

- Anh...anh Đông! Là anh Đông thật sao?

Tôi gật đầu, dang rộng hai tay ra như chứng minh thằng tôi là thật trăm phần trăm.

- Ừ, anh đây.

Đúng như tôi, con bé đã ba mươi mấy tuổi đầu rồi mà con như con nít, nó nhảy vào ôm chầm lấy tôi mừng mừng tủi tủi. Không hiểu sao gặp lại cái khung cảnh sướt mướt mùi mẫn như thế này mà tôi lại không hề nhỏ lấy một giọt nước mắt. Lúc này tôi cũng đang vui, vui vì gặp lại được thêm một người thân, vui vì mọi người vẫn còn quan tâm đến mình. Nhất là giờ đây tôi càng "vui" hơn khi anh Đen xuất hiện trước nhà, cũng đỏ mặt tía tai khi thấy vợ mình ôm một thằng đàn ông khác mà khóc mùi mẫn. Có lẽ anh Đen không thể nào tin được khi thấy anh mà cô vợ còn mỉm cười như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Đúng là anh Đen của tôi ngày nào, hiền lành và chất phác.

Ngân chạy ra hâm hở khoe với chồng.

- Anh Tân ơi anh Tân! Anh Tân! Nhìn kìa...nhìn xem ai về kìa.

Sợ anh Đen lại nổi cơn ghen nên tôi nhanh chóng đứng dậy.

- Anh Đen! Lâu quá rồi anh em mình mới gặp lại. À không, giờ chắc phải gọi anh là em rể rồi chứ hả?

Cũng giống như Ngân lúc nãy, giờ chính anh Đen lại sững người ra nhìn tôi, đôi mắt của người bạn nhìn thẳng vào tôi như muốn nói biết bao điều, bao ấm ức, bao nhớ mong mà anh giữ trong lòng không thổ lộ cùng ai hết. Hai anh em tôi nhìn nhau thật lâu rồi lại ôm chầm lấy nhau, cùng cười ha hả một cách sảng khoái...giống như ngày nào...
 
U

uocmovahoaibao

Anh Đen hồ hởi dắt tôi vào nhà. Anh mới đi làm về, mồ hôi túa ra ướt đẫm cả áo nhưng anh vẫn ngồi xuống trò chuyện với tôi, không quên bảo Ngân đi dọn cơm mời hai bố con tôi. Tôi không nỡ từ chối, vả lại giờ cũng đói lắm rồi, toàn người nhà cả mà. Nhi vui vẻ chạy xuống giúp cô nó dọn cơm, chỉ còn tôi với anh Đen ngồi trò chuyện với nhau.

- Anh cứ ở đây ăn cơm với vợ chồng em. Lâu lắm anh em mình mới sum họp như vầy, không say không về hỉ?

- Thôi cho em xin. Chút còn phải về thăm nhà nữa, để chiều tối anh em mình "tâm sự" sau.

- Thế cậu Đông đi đâu mà lâu thế đến bây giờ mới chịu mò về, không thèm liên lạc với ai cả.

- Em đi công tác ở nước ngoài đến tận 6 năm, mới về nước gần đây thôi.

- À. Thế vợ con sao rồi. Được mấy đứa.

Tôi thở dài.

- Em chỉ được đứa con gái đó thôi ạ?

- Con bé bao nhiêu tuổi rồi?

- Mười bảy! Đang học lớp 11.

Anh Đen giật mình đứng dậy.

- Cái gì? Cậu mới đi có khoảng 20 năm thôi mà đã có con lớn chừng đó rồi à?

- Anh bình tĩnh. Chuyện dài lắm từ từ em kể cho anh nghe.

- Ừ ừ, mà kể ra cậu cũng có phước quá nhỉ. Cưới được vợ đẹp, nay lại được con xinh thế này. Mà sao không ráng kiếm thêm một thằng cu nữa.

Câu nói của anh khiến tôi ngạc nhiên.

- Vợ đẹp? Anh biết "mẹ con bé" à?

- Ừ. Hình như cô ấy đang ở nhà cậu đó. Sao hai vợ chồng không về cùng nhau luôn? Tội nghiệp, cô ấy bận thế mà vẫn thường về đây thăm bà cụ lắm.

Ngân bưng mâm cơm từ nhà dưới bước lên, không quên chen vào giữa câu chuyện.

- Con bé giống mẹ thật. Hèn gì em mới nhìn mà đã thấy ngờ ngợ. Mà sao anh không về cùng với chị Hân?

Hết anh Đen rồi tới Ngân cứ đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khiến đầu óc tôi quay cuồng.

- Hân?... là sao?

Ngân trố mắt nhìn tôi cười.

- Anh hỏi gì lạ vậy? Thì chị Hân, vợ anh đó. Hôm qua em gặp chỉ ở nhà anh, thấy đang trò chuyện với bà cụ coi bộ vui lắm. Mà anh sao vậy, hai anh chị đang giận nhau à?

- Tại ba lo công tác hoài nên mẹ giận bỏ về đây trước đó cô.

Nhi đặt tô canh chua nóng hổi xuống mâm, nhìn tôi cười, nụ cười lạ lùng, tôi thấy ẩn hiện trong đó có tí gì "ma quái". Nó tiếp tục, giọng chẳng có vẻ gì là đang đùa.

- Ba lo chuẩn bị đi gặp "mẹ" đi! Mẹ biết hôm nay ba về đây đó.

Con bé như đưa tôi vào một mê lộ không lối thoát, tôi cố bình tĩnh hỏi lại:

- Con đang nói chuyện gì vậy? Con đang đùa phải không?

Nhi im lặng không nói. Có tiếng guốc lách cách sau lưng rồi im bặt. Một giọng nói quen thuộc cất lên mà tôi không thể tin được là người ấy lại xuất hiện ở đây.

- Anh về rồi đấy à?

Tôi giật mình quay lại, miệng lấp bấp:

- Hân...sao Hân lại ở đây?
 
Top Bottom