cho mình hỏi khi tính độ nhanh chậm của đồng hồ trong 1 ngày đêm theo công thức dưới đây có đúng không...(x là độ nhanh chậm)...vì mình không biết post ntn mọi người thông cảm...
x = 86400.
T2-T1/T1
T1là chu kì ứng với đồng hồ chạy đúng
nhưng mà có sách lại viết:
t là thời gian 1 ngày
T1 là chu kì đồng hồ chạy đúng
T2 là chu kì đồng hồ chạy sai
độ lệch của đồng hồ trong 1 ngày là
x = (T1-T2)/T2 .t
mọi người giúp mình giải đáp nhazz...
Để kiểm tra tính đúng đắn của hai công thức này, chúng ta xét ví dụ sau: Để cho đơn giản ta chỉ xét trong khoảng thời gian là 6s, với chu kỳ đồng hồ chạy SAI là T2=3s, chu kỳ đồng hồ chạy đúng là T1=2 s.
Theo công thức của thầy bạn thì đồng hồ sẽ chạy chậm một lượng:
x = 6.(T2-T1)/T1=6.(3-2)/2=3 s
Theo công thức của sách mà bạn nói thì đồng hồ sẽ chạy chậm một lượng:
x = 6.(T2-T1)/T2=6.(3-2)/3=2 s
Đến đây các bạn đã biết là
công thức mà thầy các bạn đưa ra là SAI, còn
công thức mà sách đưa ra là ĐÚNG rồi chứ!
Thật vậy, trong khoảng thời gian 6 s đó, đồng hồ chạy SAI chỉ thực hiện được 6/3= 2 chu kỳ dao động, tương ứng với kim giây chỉ 2x2 = 4 s. Như vậy nó sẽ chạy chậm đi một lượng:
6 - 4 = 2 s.
Để biết chi tiết cụ thể cách chứng minh công thức này, cách bạn có thể tìm đọc ở quyển sách Một số PP giải bài tập Vật lí sơ cấp - tập 1 của Tác giả Vũ Thanh Khiết hoặc ở cuốn Hướng dẫn giải nhanh các dạng BTTN Vật lí - tập 1 của Tác giả Hoàng Danh Tài. Hai tác giả chứng minh theo 2 cách khác nhau, và dĩ nhiên là đều đưa ra công thức đúng là
x = 86400.(T2-T1)/T2 như quyển sách mà bạn đã tham khảo.
Hy vọng với những trình bày của tôi trên đây sẽ bổ ích cho một số bạn. Chúc các bạn học tốt!