con lắc lò xo

R

rinnegan_97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em mới học lớp 11, nhưng học trước, nên các bác giúp e mấy bài vs:

bài 1: hai lò xo có khối lượng không đáng kể ghép nối tiếp có độ cứng [TEX]k_1=2k_2[/TEX], đầu còn lại của lò xo 2 nối vs vật m và đặt vật trên mặt bàn nằm ngang, bỏ qua mọi lực cản. Kéo vật để hệ lò xo dãn tổng cộng 12cm rồi thả để vật dao động điều hòa. Ngay khi động năng bằng thế năng lần đầu, người ta giữ chặt điểm nối giữa lò xo, biên độ dao động của vật là:

A.[TEX]6 \sqrt{3} cm[/TEX] b.[TEX]4 \sqrt{5}cm[/TEX] C.[TEX] 6\sqrt{2}cm[/TEX] d.[TEX] 8\sqrt{2}cm[/TEX]

bài 2: một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400g và lò xo có độ cứng 40N/m đang dao động điêu hòa trên mặt phẳng nhẵn vs biên độ 5cm. Đúng lúc M đi qua vị trí cân bằng người ta dùng vật m có khối lượng 100g bay vs vận tốc 50cm/s theo phương thẳng đứng xuống dưới vào M và dính vào M . Sau đó M dao động vs biên độ:
A.[TEX] 2,5\sqrt{5}[/TEX] B.[TEX] 1,5\sqrt{5}[/TEX] C.[TEX] 2\sqrt{2} [/TEX] D.[TEX] 2\sqrt{5}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
A

ahcanh95

bài 1:
-- khi kéo dãn 2 lò xo mắc nối tiếp là 0,12m. thì có 2 lực đàn hồi của lx1 và lx2 bằng nhau. \Rightarrow k1*denta l1 = k2*dantal2 kết hợp với k1=2k2 => denta l1= 0.04, denta l2 = 0.08.
-- do giữ lò xo ở vị trí nối nên biên độ mới bằng đenta l2= 8cm. wđ=wt => x= 8*2/ căn 2 = 4 căn 2.
-- k(nt)= k1*k2/ (k1+k2) = 2*k2 / 3 => ômega ban đầu = căn (2/3) * ômega 2 ( ômega 2 là của lò xo 2 ) => V ( tại x= 4 căn 2 ) =48* ômega 2.
=> A^2 = (4căn 2)^2 + V^2 / (ômega 2) ^ 2
rút gọn ômega 2 ta có: A= 4 căn 5 (cm)
 
A

ahcanh95

câu 2: ômega 0 = căn ( 40/0.4) = 10 => v(max) = 50 cm/s.
khi thêm vật nặng 0.1 kg thì ômega1 = căn ( 40/0.5) = 4căn5.
=> A mới = v(max) /ômega mới = 50/ (4căn5) = 2,5căn5. Theo mình thì nó rơi thẳng đứng nên + k ma sát nên ko làm ảnh hưởng tới V(max).
 
Top Bottom