Con lắc lò xo

A

ahackkiller

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người cùng giải đáp hộ mình mấy bài này nha.

1, Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với năng lượng dao động 1J và lực đàn hồi cực đại là 10N. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo [TEX]5\sqrt{2}[/TEX] N là 0,1s. Tính quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong 0,4s?

2, Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, khi vật ở VTCB lò xo dãn 6 cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa thì thấy thời gian lò xo dãn trong một chu kì là 2T/3 (T là chu kì dao động của vật). Độ dãn lớn nhất của lò xo trong quá trình vật dao động là bao nhiêu? Giải đáp rõ hộ mình phần gạch chân với nhé.:D

3, Một vật dao động điều hòa xung quanh vị trị cân bằng O. Ban đầu vật đi qua O theo chiều dương. Sau thời gian [TEX]t_1 = 0,3\pi[/TEX] (s) vật đã đi được 12 cm. Vận tốc ban đầu [TEX]v_o[/TEX] của vật là bao nhiêu?

4, Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Độ cứng lò xo k=40N/m vật có khối lượng m=200g, lấy g=10m/s^2=[TEX]{\pi}^2[/TEX], Gốc O trừng VTCB. Tốc độ trung bình của vật trong quá trình lò xo bị nén là bao nhiêu?

5, Một con lắc đơn dao động điều hòa có phương trình li dộ s=5cos10t cm. Trong khoảng thời gian t=T/6 ( T là chu kì dao động), thì tốc độ trung bình cực đại của vật có độ lớn bằng bao nhiêu?

6, Hai con lắc lò xo giống nhau cùng có khối lượng vật nặng m=10g, độ cứng lò xo là k= [TEX]{\pi}^2[/TEX] N/cm, dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng hai vật đều ở cùng gốc tọa độ). Biên độ của con lắc thứ hai lớn gấp 3 lần biên độ của con lắc thứ nhất. Biết rằng lúc hai vật gặp nhau chúng chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian giữa hai lần hai vật nặng gặp nhau liên tiếp là bao nhiêu.

7, Hai chất điểm dao động điều hòa trên cùng một trục Ox theo phương trình: x1= 4cos(4t + pi/3) cm và x2=4(căn 2)cos(4t + pi/12) cm. Coi rằng trong quá trình dao động hai chất điểm không va chạm vào nhau. Hỏi trong quá trình dao động khoảng thời gian lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai chất điểm là bao nhiêu?

8, Cho hai vật dao động điều hòa với phương trình x1=6cos(20t + pi/3) cm, và x2=8cos(20t - pi/6). Tại thời điểm dao động tổng hợp có li độ là 6cm thì dao động thứ 2 có li độ là bao nhiêu?

9, Con lắc lò xo có độ cứng k=100N/m treo vật có khối lượng 250 g dao động điều hòa. Biết rằng trong quá trình dao động thời gian mà lò xo bị dãn trong một chu kì là [TEX]\frac{5\pi}{60}[/TEX] (s). Tìm biên độ A?

Đây là mấy bài mình đi siêu tầm được, nó khó quá mình vẫn chưa giải đáp được hết. Mong mọi người cùng mình giải đáp nha.

Thanks....
 
A

adele

Làm tạm 1 bài thôi

17.

Phần tô vàng ứng với phần thời gian lò xo bị dãn trong 1 chu kì.

picture.php


Nếu góc chắn ở tâm của nó là [TEX]a[/TEX] thì thời gian lò xo dãn là [TEX]t = \frac{a}{360^0}T[/TEX]

Đề đã cho t, ta cần tìm góc để suy ra T.

Muốn tìm [TEX]a[/TEX] ta dựa vào tỉ số [TEX]\frac{\Delta L}{A}[/TEX] để tính ra phần góc màu trắng.
 
H

hoathuytinh16021995

bài 4:
w = 10 căn 2
=> T = pi/ 5 căn 2
A = 10 cm
delta lo = 5 cm
time nén = T/3
=> v = s/t = 5/(T/3) = 30/T = 150 căn 2 / pi
 
H

hoathuytinh16021995

bài 8
Cho hai vật dao động điều hòa với phương trình x1=6cos(20t + pi/3) cm, và x2=8cos(20t - pi/6). Tại thời điểm dao động tổng hợp có li độ là 6cm thì dao động thứ 2 có li độ là bao nhiêu?
cos(20t + pi/3) = sin ( 20t - pi/6)
mà : cos(20t + pi/3) = 1 => sin ( 20t - pi/6) = 0 => cos ( 20t - pi/6) = -+1
=> vật đang tại VT biên
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom