Gợi ý làm bài:
Đối với các dạng toán kiểu này cách mình thường làm là dựa vào sự tương đương giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều, qua mỗi bài toán cần xem lại để hiểu phương pháp mà còn vận dụng sau này.
Các bài toán về năng lượng rất hay sử dụng định luật bảo toàn cơ năng
Như ta đã biết, khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp thế năng bằng động năng là: [TEX]\Delta t=\frac{\pi }{2.\omega }[/TEX]
nếu em chú ý 1 chút thì [TEX]0,66\approx \frac{2}{3}[/TEX]
. Như vậy từ đây em đã tính được [TEX]\omega [/TEX]
gọi li độ khi vật bắt đầu di chuyển là [TEX]x_{1}[/TEX], theo định luật bảo toàn cơ năng ta sẽ có:
[TEX]W_{d1}+W_{t1}=W[/TEX]
ở thời điểm sau đó động năng và thế năng sẽ thay đổi:
[TEX]W_{d2}+W_{t2}=W[/TEX], nhưng chú ý: [TEX]W_{d2}=3.W_{d1}[/TEX] và [TEX]W_{t2}=\frac{W_{t1}}{3}[/TEX]
giải hệ phương trình đó theo thế năng ở vị trí đầu ta sẽ có. [TEX]W_{t2}=\frac{W_{t1}}{3}[/TEX], => [TEX]x_{1}=\frac{\sqrt{3}}{2}A[/TEX]
như vậy thời điểm sau đó sẽ là: [TEX]x_{2}=\frac{A}{2}[/TEX]
tính thời gian nhỏ nhất để vật đi từ [TEX]x_{1}\rightarrow x_{2}[/TEX] thì ngon rồi^^
em làm tiếp nhé.
Good luck
