Con lắc lò xo

T

ticktock

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 con lắc lò xo nằm ngang.m=100g,k=10N/m,hệ số ma sát giữa con lắc và mặt bàn là 0,1 .Kéo dài con lắc đến vị trí dãn 5cm,rồi thả.Tính thời gian đến khi con lắc không biến dạng đầu tiên.
mình còn 1 câu hỏi nữa,giải thích chi tiết cho mình :vì sao trong máy phát điện 1 chiều người ta thường chế tạo số cuộn dây bằng só cặp cực?
 
R

rocky1208

1 con lắc lò xo nằm ngang.m=100g,k=10N/m,hệ số ma sát giữa con lắc và mặt bàn là 0,1 .Kéo dài con lắc đến vị trí dãn 5cm,rồi thả.Tính thời gian đến khi con lắc không biến dạng đầu tiên.
mình còn 1 câu hỏi nữa,giải thích chi tiết cho mình :vì sao trong máy phát điện 1 chiều người ta thường chế tạo số cuộn dây bằng só cặp cực?

Bài này em moi ở đâu ra vậy? cũng hại não phết, lần đầu tiên mới gặp :|

Trong khi chuyển động vật chịu tác dụng của hai lực
Lực đàn hồi: [TEX]F=-kx[/TEX]
Lực ma sát: [TEX]F=\mu mg[/TEX]

Theo định luật II Newton
[TEX]ma=-kx+\mu mg \Leftrightarrow mx\prime\prime=-\frac{k}{m}x+\mu g \Leftrightarrow x\prime\prime=-\frac{k}{m}(x-\frac{\mu mg}{k})[/TEX]

Đặt [TEX]\sqrt{\frac{k}{m}}[/TEX] và [TEX]y=x-\frac{\mu mg}{k}[/TEX] thì ta được:
[TEX]y\prime\prime+\omega^2 y=0[/TEX] (1)

PT (1) là phương trình động lực học của vật: nó cho thấy vậtdao động điều hoà với phương trình có dạng: [TEX]y=x-\frac{\mu mg}{k}=A\cos(\omega t +\varphi)[/TEX]

Suy ra:

[TEX]x=\frac{\mu mg}{k}+A\cos(\omega t +\varphi)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow x=0,01+A\cos(10t+\varphi) (m)[/TEX]

Chọn chiều dương sao cho ban đầu vật ở biên dương (tức là lúc thả vật sẽ chạy về gố toạ độ để tới biên âm)
Ban đầu kéo ra [TEX]5 (cm)=0,05 (m)[/TEX] [TEX]v_0=x\prime(0)=0[/TEX]

Từ đó có: [TEX]A=0,04 (m)[/TEX] và [TEX]\varphi=0[/TEX]
Vậy có phương trình [TEX]x=0,01+0,04\cos(10t)[/TEX] (2)

Tuy nhiên PT (2) chỉ đúng khi vật đi từ vị trí giãn (biên dương) về tới VTCB (ko nén giãn) qua vị trí này ko còn đúng nữa vì khi đó lực ma sát và lực đàn hồi là cùng chiều, nên hợp lực ko giống như ban đầu. Nhưng bài toán của chúng ta cũng chỉ yêu cầu có thế ;)

Khi tới VTCB thì [TEX]x=0\Rightarrow 0,01+0,04\cos(10t)=0 \Rightarrow \cos (10t)=-\frac{1}{4}\Rightarrow 10t=arccos(-\frac{1}{4}) \Rightarrow t \approx 0,1823 (s)[/TEX]

Vậy là xong #:-S
p/s: thề là dạng này sẽ ko có trong đề thi năm nay :|

ai làm ơn giúp tôi đi,các mod vật lí ơi ,giup tôi đi.

Sao lại kêu các mods vậy. Mods ngoài việc quả lý box ra thì năng lực cũng như các mem thôi, thực tế có nhiều mem có kiến thức rất tốt, mod hoàn toàn ko thấm tháp gì cả :| kêu thế này người ta lại tưởng mod là cái máy vạn năng thì chết :-S


 
J

jumongs

Anh Rocky cho e hỏi xíu bài đó có liên wan j tới bài nì ko nha:
1 con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m, 1 đầu cố định, 1 đầu gắn vật nặng khối lượng m = 0,5kg. Ban đầu kéo vật theo phương thẳng đứng khỏi VTCB 5cm rồi buông nhẹ cho dao động. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn bằng 1/100 trọng lực tác dụng lên vật. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kỳ, g=100m/s^2. Số lần vât qua VTCB kể từ khi thả vật đến khi nó dừng hẳn là:
A. 25
B. 50
C. 75
D. 100
 
R

rocky1208

Anh Rocky cho e hỏi xíu bài đó có liên wan j tới bài nì ko nha:
1 con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m, 1 đầu cố định, 1 đầu gắn vật nặng khối lượng m = 0,5kg. Ban đầu kéo vật theo phương thẳng đứng khỏi VTCB 5cm rồi buông nhẹ cho dao động. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn bằng 1/100 trọng lực tác dụng lên vật. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kỳ, g=10m/s^2. Số lần vât qua VTCB kể từ khi thả vật đến khi nó dừng hẳn là:
A. 25
B. 50
C. 75
D. 100

Vấn đề này không giống bài trên em ạ. Nó liên quan đến giao động tắt dần. Anh sẽ đưa ra công thức cho trường hợp tổng quát:

Giả sử ban đầu vật có biên độ [TEX]A_0[/TEX], sau nửa chu kỳ đầu do tắt dần nên nó dao động với [TEX]A_1<A_0[/TEX]. Phần năng lượng giảm là để thắng công của lực ma sát.
[TEX]\frac{1}{2}kA_0^2-\frac{1}{2}kA_1^2=F.s=F(A_0+A_1)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{2}k(A_0+A_1)(A_0-A_2)=F(A_0+A_1)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \Delta A=A_0-A_1=\frac{2F}{k}[/TEX]

Tương tự, sau khi thực hiện nốt nửa chu kỳ sau thì vật còn lại [TEX]A_2[/TEX] ta cũng có:
[TEX]A_1-A_2=\Delta A=\frac{2F}{k}[/TEX]

........ vân vân và mây mây ......... rút cục

[TEX]A_0-A_{2N}=\frac{4NF}{k}[/TEX]

Sau N chu kỳ vật dừng lại thì [TEX]A_{2N}=0\Rightarrow N=\frac{kA_0}{4.F}=\frac{kA_0}{4\mu mg}[/TEX]

Mỗi chu kỳ vật qua VTCB 2 lần -> Vậy số lần nó qua VTCB là 2N.

Áp dụng vào bài của em có: [TEX]2N=2.25=50[/TEX] (lần)

 
T

ticktock

Hi,em sẽ rút kinh nghjệm .Lần sau kêu luôn anh rocky.EM còn câu 2 đó anh trả lời nốt cho em ví.

cho em hỏi luôn câu này (ai làm dc hộ mình thì làm nhé)
Một mạch điện R,L nối tiếp có L=0.318H ;R=100 W,mắc vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=400(cos(50pit))^2
xác định cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

ÁP DỤNG COS2X = 2COS^2X -1 ĐỂ VIẾT NÓ LẠI RỒI TÍNH I hiệu dụng bình thường thôi, chú ý cuộn cảm đối với dòng 1 chiều
 
T

toi_yeu_viet_nam

cho em hỏi luôn câu này (ai làm dc hộ mình thì làm nhé)
Một mạch điện R,L nối tiếp có L=0.318H ;R=100 W,mắc vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=400(cos(50pit))^2
xác định cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
sao lại R=100W
Cậu xem lại xem đây là R hay P thế
 
H

huubinh17

Sao Roky có thể kết luận dạng này ko thi trong năm nay vậy :))...........hình như là thầy ra đề thì phải =))
 
R

rocky1208

Hi,em sẽ rút kinh nghjệm .Lần sau kêu luôn anh rocky.EM còn câu 2 đó anh trả lời nốt cho em ví.

Ặc, em ko thấy anh là mod sao :-S Ý anh là a và các mod khác thì khi trả lời bài uy tín cũng như các mem thôi, ko phải là mod thì bài luôn đúng hoặc bài nào cũng làm được :) vì thế có bài thì ko nên kêu mỗi mod ra, các bạn khác hoàn toàn có thể làm tốt hơn mod :|

Về câu hỏi của em: Tại sao người ta thường làm số cặp cực bằng số cuộn dây, anh cũng ko biết rõ lắm nhưng cũng đưa ra "ngu ý" thế này :)

[TEX]f=\frac{np}{60}[/TEX]

Áp dụng Cauchy cho hai số dương [TEX]n, p[/TEX] ta được:
[TEX]\frac{n+p}{2}\geq \sqrt{n.p}[/TEX]

Đẳng thức xảy ra khi [TEX]n=p[/TEX]. Nghĩa là với 1 tần số f cố định (tức [TEX]n.p[/TEX] cố định) thì tổng số (cặp cực + cuộn dây) cần dùng là nhỏ nhất. Anh nghĩ vấn đề là tiết kiệm được chi phí :) ko biết có đúng ko :-/

cho em hỏi luôn câu này (ai làm dc hộ mình thì làm nhé)
Một mạch điện R,L nối tiếp có L=0.318H ;R=100 W,mắc vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=400(cos(50pit))^2
xác định cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

:)) Lại gặp bài quen rồi. Dạng này anh mới xây dựng cách giải xong, đã cho vào "bộ sưu tập" của box lý rồi.

Quy trình làm nhé:
1. Viết lại [TEX]u[/TEX] như sau (dùng hạ bậc trong lượng giác): [TEX]u=400\cos^2 (50\pi t)=200+ 200\cos(100\pi t)[/TEX]

2. Tính [TEX]U[/TEX] hiệu dụng theo cộng thức [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1=\frac{200^2}{2}+200^2\Rightarrow U=200\sqrt{\frac{3}{2}}[/TEX]

Xây dựng công thức [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1[/TEX] thế nào thì em xem ở ĐÂY nhé (cái Dạng 1 ấy) :)

3. Tính trở kháng: chú ý [TEX]\omega=100\pi[/TEX]
[TEX]Z_L=R=100 \Rightarrow Z=100\sqrt{2}[/TEX]

4. Tính [TEX]I=\frac{U}{Z}=\sqrt{3} (A)[/TEX]
 
R

rocky1208

sao lại R=100W
Cậu xem lại xem đây là R hay P thế

100 ôm đó bạn.Hữu bình làm ra kq cuối cùng mình cái hen =''=

Anh đã giải ở trên rồi. Các em click vào ĐÂY để hiểu rõ hơn nhé (Dạng 1 đó) :)

ÁP DỤNG COS2X = 2COS^2X -1 ĐỂ VIẾT NÓ LẠI RỒI TÍNH I hiệu dụng bình thường thôi, chú ý cuộn cảm đối với dòng 1 chiều

Lần sau em nên đưa trợ giúp rõ ràng hơn 1 chút, như thế này có thể coi là bài spam đấy :| Mà cái tính [TEX]I[/TEX] hiệu dụng như em nói không "bình thường" đâu :) Em xem bài anh viết để rõ hơn nhé

Sao Roky có thể kết luận dạng này ko thi trong năm nay vậy :))...........hình như là thầy ra đề thì phải =))
Nếu cho tự luận thì bài này có thể, chứ trắc nghiệm thì e là trái với tinh thần "Bám sất chương trình sách giáo khoa của BỘ" :))

Cái này a nói cho vui thôi, ko bàn luận nữa, nếu ko lại spam, loãng pic :|
 
T

ticktock

anh rocky ơi ,cái bài máy phát điện của em là như thế này:
Câu 3:Trong máy phát điện xoay chiều một pha, số cặp cực của phần cảm và số cuộn dây của phần ứng luôn bằng nhau và bố trí đều đặn trên vành tròn của stato và rôto là nhằm tạo ra suất điện động trong các cuộn dây của phần ứng
A. cùng tần số. B. cùng tần số và có độ lệch pha không đổi. C. cùng tần số và cùng pha. D. cùng biên độ.
 
R

rocky1208

anh rocky ơi ,cái bài máy phát điện của em là như thế này:
Câu 3:Trong máy phát điện xoay chiều một pha, số cặp cực của phần cảm và số cuộn dây của phần ứng luôn bằng nhau và bố trí đều đặn trên vành tròn của stato và rôto là nhằm tạo ra suất điện động trong các cuộn dây của phần ứng
A. cùng tần số. B. cùng tần số và có độ lệch pha không đổi. C. cùng tần số và cùng pha. D. cùng biên độ.

phan nay co giao minh da noi roi. La dap an B ban ah

Câu này nói thực anh không biết :| nhưng đã search trên mạng, mấy nguồn đều ghi à đáp án C: cùng tần số cùng pha. Anh nghĩ có thể giải thích như sau: khi số cặp cực = số cuộn dây thì thông thường chúng sẽ được phân bố đối xứng, như vậy khi 1 cuộn dây quay đến 1 cặp cực thì những cuộn dây khác cũng quay đến các cặp cực tương ứng. Nghĩa là tại mỗi thời điểm, các cuộn dây và cặp cực luôn có vị trí tương đối như nhau -> trạng thái của suất điện động cảm ứng sinh ra là giống nhau -> chúng có cùng pha và cùng tần số.
 
L

lovee_11

ÁP DỤNG COS2X = 2COS^2X -1 ĐỂ VIẾT NÓ LẠI RỒI TÍNH I hiệu dụng bình thường thôi, chú ý cuộn cảm đối với dòng 1 chiều
sai nhéeeeeeeeeeeee...........:p ko đơn giản vậy đâu bạn.mình cũng có đưa dạng bài này lên diễn đàn khoá đảm bảo mà chưa được câu trả lời đầy đủ.khi hạ bậc thế ta được một dòng xoay chiều và dòng 1 chiều đặt vào 2 đầu mạch.nhưng nó ko bằng tổng giá trị hữu dụng của dòng xoay chiều cộng cường độ dòng 1 chiều đâu bạn
 
Last edited by a moderator:
L

lamtrang0708

1)1 con lắc dao động tắt dần chậm.cứ sau mỗi chu kì , biên độ giảm 3%.phần năng lượng con lắc bị mất đi trong dao động toàn phần=?
2)1 vật klg 1kg dao động đh theo phương ngang,sau tg pi/30(s) kể từ lúc buông , vật đi đc quãng đường dài 6cm.cơ năng của vật =?
 
I

imath95

Ặc, em ko thấy anh là mod sao :-S Ý anh là a và các mod khác thì khi trả lời bài uy tín cũng như các mem thôi, ko phải là mod thì bài luôn đúng hoặc bài nào cũng làm được :) vì thế có bài thì ko nên kêu mỗi mod ra, các bạn khác hoàn toàn có thể làm tốt hơn mod :|

Về câu hỏi của em: Tại sao người ta thường làm số cặp cực bằng số cuộn dây, anh cũng ko biết rõ lắm nhưng cũng đưa ra "ngu ý" thế này :)

[TEX]f=\frac{np}{60}[/TEX]

Áp dụng Cauchy cho hai số dương [TEX]n, p[/TEX] ta được:
[TEX]\frac{n+p}{2}\geq \sqrt{n.p}[/TEX]

Đẳng thức xảy ra khi [TEX]n=p[/TEX]. Nghĩa là với 1 tần số f cố định (tức [TEX]n.p[/TEX] cố định) thì tổng số (cặp cực + cuộn dây) cần dùng là nhỏ nhất. Anh nghĩ vấn đề là tiết kiệm được chi phí :) ko biết có đúng ko :-/



:)) Lại gặp bài quen rồi. Dạng này anh mới xây dựng cách giải xong, đã cho vào "bộ sưu tập" của box lý rồi.

Quy trình làm nhé:
1. Viết lại [TEX]u[/TEX] như sau (dùng hạ bậc trong lượng giác): [TEX]u=400\cos^2 (50\pi t)=200+ 200\cos(100\pi t)[/TEX]

2. Tính [TEX]U[/TEX] hiệu dụng theo cộng thức [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1=\frac{200^2}{2}+200^2\Rightarrow U=200\sqrt{\frac{3}{2}}[/TEX]

Xây dựng công thức [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1[/TEX] thế nào thì em xem ở ĐÂY nhé (cái Dạng 1 ấy) :)

3. Tính trở kháng: chú ý [TEX]\omega=100\pi[/TEX]
[TEX]Z_L=R=100 \Rightarrow Z=100\sqrt{2}[/TEX]

4. Tính [TEX]I=\frac{U}{Z}=\sqrt{3} (A)[/TEX]

Sai rồi anh ạ, cái này phải dùng bảo toàn nhiệt lượng, trắc nghiệm trong sách ko có đáp án nào là \sqrt{3} cả, đáp án đúng phải là \sqrt{5} :cool:
 
Top Bottom