Con lắc lò xo hay mà khó quá !

K

kysybongma

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một lò xo nằm ngang có k=10 N/m. có một đầu được gắn cố định, đầu kia được gắn một vật có khối lượng 100g. Vật chuyển động có ma sát trên mặt bàn nằm ngang dọc theo trục lò xo. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén 6 cm rồi buông nhẹ. Khi đến vị trí lò xo bị nén 4 cm, vật có tốc độ 40 cm/s.Khi qua vị trí lò xo không biến dạng lần thứ nhất, vật có tốc độ bằng
A. 60 / . cm s B. 40 2 / cm s. C. 50 / cm s. D. 20 6 / cm s.

Bài 2:Một lò xo có độ dài tự nhiên là 30cm được treo thẳng đứng và đầu dưới treo vật khối lượng m. Từ vị trí cân bằng kéo lò xo dãn thêm 2,5cm rồi truyền cho nó một vận tốc. Chu kì dao động là 0,1[TEX]\pi[/TEX](s). Sau khoảng thời gian 0,1[TEX]\pi[/TEX]/2 s kể từ lúc bắt đầu dao động, lò xo có độ dài là
A.32,5cm. B.30cm. C.27,5cm. D.25cm
 
D

dhbk2013

Bài 2:Một lò xo có độ dài tự nhiên là 30cm được treo thẳng đứng và đầu dưới treo vật khối lượng m. Từ vị trí cân bằng kéo lò xo dãn thêm 2,5cm rồi truyền cho nó một vận tốc. Chu kì dao động là 0,1(s). Sau khoảng thời gian 0,1/2 s kể từ lúc bắt đầu dao động, lò xo có độ dài là
A.32,5cm. B.30cm. C.27,5cm. D.25cm

Ta có : A = 2,5 (cm) . Tại thời điểm ban đầu lo xo có độ dài cực đại là : 30 + 2,5 = 32,5 (cm)
Nhưng sau đó lò xo chuyển động đi lên được 1 nửa chu kì tức đi được 2A => Độ dài của lò xo lúc này : L = 32,5 - 2.2,5 = 27,5 (cm) => C
 
A

ahcanh95

Bài 1: Một lò xo nằm ngang có k=10 N/m. có một đầu được gắn cố định, đầu kia được gắn một vật có khối lượng 100g. Vật chuyển động có ma sát trên mặt bàn nằm ngang dọc theo trục lò xo. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén 6 cm rồi buông nhẹ. Khi đến vị trí lò xo bị nén 4 cm, vật có tốc độ 40 cm/s.Khi qua vị trí lò xo không biến dạng lần thứ nhất, vật có tốc độ bằng
A. 60 / . cm s B. 40 2 / cm s. C. 50 / cm s. D. 20 6 / cm s.


áp dụng BTNL => 1/2 . K . A^2 = 1/2 . K . x^2 + 1/2 . m . v^2 + F.S

thay hết số vào , đổi đơn vị ra m và m/s . S là quãng đường đi dc = 0,02 m

=> F = 0,1 => muy = 0,1

tại VTCB, vật có li độ = 0, áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tại đây với x = 0, S = 0,06.

=> v = 20căn 6( cm/s )

Bài 2:Một lò xo có độ dài tự nhiên là 30cm được treo thẳng đứng và đầu dưới treo vật khối lượng m. Từ vị trí cân bằng kéo lò xo dãn thêm 2,5cm rồi truyền cho nó một vận tốc. Chu kì dao động là 0,1(s). Sau khoảng thời gian 0,1/2 s kể từ lúc bắt đầu dao động, lò xo có độ dài là
A.32,5cm. B.30cm. C.27,5cm. D.25cm


độ dài tự nhiên là 30 => khi treo thêm 1 vật nặng => độ dài lò xo = 30 + denta l

sau 1/2 chu kỳ, nếu bây giờ đang ở li độ 2,5cm => lúc sau vật sẽ ở li độ: - 2,5cm

=> độ dài lò xo: 30 + denta l - 2,5 > 27,5

=> A hoặc B . chắc là B .


:khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68)::khi (68):
 
N

ngaynanglen1184

Vì có ma sát, khi con lắc chuyển động, vị trí lò xo bị biến dạng không phải là vị trí cân bằng nữa, nếu x là li độ của lò xo, phương trình bảo toàn cơ năng là:
[TEX]kA^{2}=mv^{2}+2.mg\mu .0,02+k(0,04-\frac{mg\mu }{k})^{2}[/TEX]
nhưng mình thấy nếu giải thế này thì giải đc, nhưng dài và nhiều bước quá. đây là ý kiến dựa trên phần trả lời của ahcanh
 
N

nhan_10051994

câu 2

bạn giải sai rồi
đap án câu 2 la C 27.5 cm
tu [TEX]T \Rightarrow \frac{m}{K}[/TEX] = [tex]\sqrt{\frac{\Delta l}{g}} = \frac{1}{20}\Rightarrow \Delta l = 2.5 [/TEX]cm
kéo xuống 2.5 cm nữa [TEX]\Rightarrow A = 5[/TEX] cm sau thời gian t/2 vat nằm ở biên trên nên l la 27.5 cm
 
Last edited by a moderator:
T

takitori_c1

trường hợp này có ms làm sao mà áp dụng bảo toàn cơ năng đc
mình nghĩ là nên áp dụng công thức tính vận tốc của dao động tắt dần

vật đi đc nữa chu kỳ
vẽ vong tròn lượng giác
vật bắt đầu đi từ vị trí lò xo giãn 2.5 .Đi đc nữa chu kì
\Rightarrow vật sẽ ở vị trí trừ 2.5
A = đenta l
lò xo nén 2.5 \Rightarrow L= 27.5
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom