Con lắc lò xo cần giúp gấp

P

pjg_kut3_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một con lắc lò xo có m=200g dao động điều hoà theo phương đứng. Chiều dài tự nhiên của lò xo là lo=30cm. Lấy g=10m/s2. Khi lò xo có chiều dài 28cm thì vận tốc bằng không và lúc đó lực đàn hồi có độ lớn 2N. Năng lượng dao động của vật là
A. 0,1J B. 0,08J C. 0,02J D. 1,5J
Câu 2: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng pha có biên độ lần lượt là 6cm và 8cm, biên độ dao động tổng hợp không thể là:
A. 6cm. B. 8cm. C. 4cm. D. 15cm.
Câu 3:Một dao động điều hòa trên quĩ đạo thẳng dài 10cm. Chon gốc thời gian là lúc vật qua vị trí x = 2, 5cm và đi theo chiều dương thì pha ban đầu của dao động là:
A. 5pi/6 rad B. pi/6 rad C. pi/3 rad D. 2pi/3rad
Câu 4:Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng có năng lượng toàn phần E =2. 10^-2 ( J) lực đàn hồi cực đại của lò xo Fmax = 2N. Lực đàn hồi của lò xo khi ở VTCB là F=2N Biên độ dao động sẽ là
A. 2(cm). B.3(cm). C.4(cm). D.KHông phải kết quả trên
Câu 5:Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Tại thời điểm t1 vật có li độ x1=15cm và vận tốc tương ứng là v1= 80cm/s. Tại thời điểm t1= t1+0.45s vật có tọa độ là:
A. x2 = 16,1cm B.18cm C.20cm D.8,05cm



Tiếp nhá! Đề không sai đâu mấy bạn à,mình kiểm tra tài liệu lại rùi, đây là 1 số bài mình làm hok ra trong chuyên đề 200 BT dao động cơ. À cái dạng nén giãn lò xo đó mình hok hỉu cho lắm, tức là thời gian lò xo nén trong 1 chu kì là từ vị trí nào đến vị trí nào, khi kéo xuống thì tính ra sao! Hjc mình thấy khó hỉu quá, mấy bạn giúp giùm nha!

Câu 6: Con lắc lò xo treo vào giá cố định, khối lượng vật nặng là m = 100g. Con lắc dao động điều hoà theo phương trình: x = cos( 10 t) cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu tác dụng lên giá treo có giá trị là:
A. FMAX = 1,5 N; Fmin = 0,5 N B. FMAX = 1,5 N; Fmin= 0 N
C. FMAX = 2 N; Fmin =0,5 N D. FMAX = 1 N; Fmĩn= 0 N
Câu 7 Con lắc lò xo treo thẳng đứng, gồm lò xo độ cứng k=100(N/m) và vật nặng khối lượng m=100(g). Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới làm lò xo giãn 3(cm), rồi truyền cho nó vận tốc hướng lên. Lấy g= = 10(m/s2). Trong khoảng thời gian 1/4 chu kỳ quãng đường vật đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 4,00(cm) B. 8,00(cm) C. 2,54(cm) D. 5,46(cm)

Câu 8: Một con lắc lò xo thẳng đứng có k = 100N/m, m = 100g, lấy g = pi2 = 10m/s2. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn 1cm rồi truyền cho vật vận tốc đầu hướng thẳng đứng. Tỉ số thời gian lò xo nén và giãn trong một chu kỳ là
A. 5 B. 2 C. 0,5 D. 0,2
Câu 9 :Một con lắc lò xo gồm vật có m = 500 g, lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động thẳng đứng với biên độ 12 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị giãn trong một chu kì là:
A. 0,12s. B. 0,628s. C. 0,508s. D. 0,314s.
Câu 10 Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m=100g, lò xo có độ cứng k=25N/m .Kéo vật rời khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới 1 đoạn bằng 2cm rồi truyền cho vật một vận tốc 10pi cm/s theo phương thẳng đứng, chiều hướng lên. Chọn gốc thời gian lúc truyền vận tốc cho vật, gốc tọa độ là vị trí cân bằng , chiều dương hướng xuống. Cho g=10m/s2. Xác định thời điểm lúc vật đi qua vị trí lò xo bị giãn 2cm lần đầu tiên
A.t=10,3 ms B.t=33,6ms t=66.7ms D.t=76,8ms

Câu 11
Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo giãn 4(cm). Bỏ qua mọi ma sát, lấy g= Kích thích cho con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo bị nén trong một chu kì bằng 0,1(s). Biên độ dao động của vật là:
A. B.4(cm). C.6(cm). D.8(cm).
Câu 12: Một vật khối lượng m=100(g) dao động điều hòa trên trục ox với tần số f=2(Hz), lấy . Tại thời điểm t1 vật có li độ x1=-5(cm), sau đú 1,25(s) thì vật có thế năng:
A. 20(mj). B. 15(mj). C. 12,8(mj). D. 5(mj).
Câu 13: Một con lắc đơn được treo vào trần của một thang máy, khi thang máy có gia tốc không đổi a thì chu kì của con lắc tăng 8,46 0/0 so với chu kì dao động của nó khi thang máy đứng yên, (g=10m/s2).Xác định chiều và độ lớn của gia tốc a?
A. gia tốc hướng lên, a =2(m/s2). B. gia tốc hướng xuống, a =1,5(m/s2).
C. gia tốc hướng lên, a =1,5(m/s2). D. gia tốc hướng xuống, a =2(m/s2).
Câu 14: . Một vật có m=100g dao động điều hoà với chu kì T=1s, vận tốc của vật khi qua VTCB là vo=10 cm/s, lấy 2=10. Hợp lực cực đại tác dụng vào vật là
A. 0,4N B. 2,0N C. 0,2N D. 4,0N

Câu 15: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng m=100g và lò xo khối lượng không đáng kể. Chọn gốc toạ độ ở VTCB, chiều dương hướng lên. Biết con lắc dao động theo phương trình: x=4sin(10t-pi/6)cm. Lấy g=10m/s2. Độ lớn lực đàn hồi tác dụng vào vật tại thời điểm vật đã đi quãng đường s=3cm (kể từ t=0) là
A. 1,6N B. 1,2N C. 0,9N D. 2N
Câu 16 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Khi đó năng lượng dao động là 0,05J, độ lớn lớn nhất và nhỏ nhất của lực đàn hồi của lò xo là 6N và 2N. Tìm chu kì và biên độ dao động. Lấy g = 10m/s2.
A. T ~ 0,63s ; A = 10cm B. T ~ 0,31s ; A = 5cm C. T ~0,63s ; A = 5cm D. T ~ 0,31s ; A = 10cm



Hjc, có mấy bài mình làm chả ra đúng đáp án! Không bít phải bài nì trong tài liệu đề thiếu hay sao nữa, vì cái nì mình down trên mạng về

Câu 7 mình sửa đề lại rùi, hjc sr nhá, coppy sang mà bị mất kí tự
 
Last edited by a moderator:
S

sugiayeuthuong

câu 1
Fdh=k.0,02=2
\Rightarrow k=100
w= \sqrt[2]{500} (rad/s)
vì ở vị trí lò xo 28 cm vật có vận tốc=0 nên đây là vị trí biên\Rightarrow A=4cm
\Rightarrow đáp án B 0,08 J
 
Last edited by a moderator:
N

nhockthongay_girlkute



Câu 3:Một dao động điều hòa trên quĩ đạo thẳng dài 10cm. Chon gốc thời gian là lúc vật qua vị trí x = 2, 5cm và đi theo chiều dương thì pha ban đầu của dao động là:
A. 5pi/6 rad B. pi/6 rad C. pi/3 rad D. 2pi/3rad

[TEX]A=\frac{d}{2}=5(cm)[/TEX]
[TEX]t=0;x=2.5,v>0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \left{5cos\phi=2.5\\{sin\phi<0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \phi=\frac{-pi}{3} [/TEX]
 
G

girlbuon10594


Câu 2: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng pha có biên độ lần lượt là 6cm và 8cm, biên độ dao động tổng hợp không thể là:
A. 6cm. B. 8cm. C. 4cm. D. 15cm.


Không có đáp án đúng:)
[TEX]x_1= A_1.cos(\omega t+\varphi)[/TEX]
[TEX]x_2= A_2.cos(\omega t+\varphi)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]x=x_x+x_2=(A_1+A_2).cos(\omega t+ \varphi)[/TEX]

\Rightarrow Đáp án đúng ở đây là [TEX]14[/TEX]
 
T

thuyan9i

Không có đáp án đúng:)
[TEX]x_1= A_1.cos(\omega t+\varphi)[/TEX]
[TEX]x_2= A_2.cos(\omega t+\varphi)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]x=x_x+x_2=(A_1+A_2).cos(\omega t+ \varphi)[/TEX]

\Rightarrow Đáp án đúng ở đây là [TEX]14[/TEX]

Bạn đọc lại đề bài đi. đáp án là D. Biên độ nào "không thể" xảy ra.
Do |A1-A2|<A<A1+A2

[TEX]A=\frac{d}{2}=5(cm)[/TEX]
[TEX]t=0;x=2.5,v>0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \left{5cos\phi=2.5\\{sin\phi<0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \phi=\frac{-pi}{3} [/TEX]

Hình như ở đây ko có đáp án bạn làm và cũng ko chắc là vận tốc ở đây không âm
 
Last edited by a moderator:
V

vuongmung

Câu 2: D.15 cm
vì /A1-A2/<A<A1+2
câu 4:Fmax=2N=F( VTCB)...dl=A+dl=>A=0.... :(
câu 5: hình như đề thiếu thiếu gì đó bạn ơi....xm lại đề hộ mình cái...hi
 
N

nguyen.94

nếu nó đi chậm dần đều thì v sẽ âm?

Tui nhớ cái này:

a, v cùng dấu ---> v.a>0 ----> chuyển động nhanh dần đều
a, v trái dấu ---> v.a<0 ----> chuyển động chậm dần đều

Chậm dần đều chưa chắc v âm

Giải bài tập, tui thấy v>0 cho nó theo chiều dương tuốt luốt :|
 
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

Câu 4:Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng có năng lượng toàn phần E =2. 10^-2 ( J) lực đàn hồi cực đại của lò xo Fmax = 2N. Lực đàn hồi của lò xo khi ở VTCB là F=2N Biên độ dao động sẽ là
A. 2(cm). B.3(cm). C.4(cm). D.KHông phải kết quả trên

áp dụng công thức theo kinh nghiệm:
[tex] A= \frac{4E}{ Fmax - Fmin}=4:0[/tex]
==> kết quả khác!
 
G

giaosu_fanting_thientai

nếu nó đi chậm dầ n đều thì v sẽ âm?

Làm j mà đều đc hả u, nếu mà chuyển động đều thì gia tốc của nó đã = const, đằng này nó biến thiên ầm ầm :D

DD.jpg


Có 2 vị trí mà vật ở li độ x=2,5 cm khi mô tả dao động = chuyển động tròn là M và M'.
Vật chỉ đi theo 1 chiều là chiều ngược chiều kim đồng hồ như hình:
* Nếu vị trí ban đầu của nó là M' thì vật đi theo chiều âm của trục Ox chứ k phải chiều dương như giả thiết. (quên mất k viết chữ x )
* Nếu vị trí ban đầu là M thì nó đi theo chiều dương Ox ~~> tm giả thiết ~~> nhock đúng rồi :D


ở M sẽ chuyển động chậm theo chiều dương, thì ở M' cũng k đơn giản đâu àh,nó chuyển động nhanh dần theo chiều âm về vtcb |-) ~> chẳng kết luận đc j về cái sự nhanh hay chậm @.@

Mà trong sách cũng nói rồi mà, vật đi theo chiều dương nên[TEX] v=-A.\omega.sin(\omega t+ \varphi) >0 [/TEX], nó là hàm sin nên vị trí M là thoả mãn.
Cái này làm bài tập viết pt dao động có nói nhiều mà. ^^
 
T

tramngan

Tui nhớ cái này:

a, v cùng dấu ---> v.a>0 ----> chuyển động nhanh dần đều
a, v trái dấu ---> v.a<0 ----> chuyển động chậm dần đều

Chậm dần đều chưa chắc v âm

Giải bài tập, tui thấy v>0 cho nó theo chiều dương tuốt luốt :|

Không phải là "đều" mà là "không đều" :)
 
N

nguyen.94

@ tramngan: Tại sao ạ ?

Câu 16 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Khi đó năng lượng dao động là 0,05J, độ lớn lớn nhất và nhỏ nhất của lực đàn hồi của lò xo là 6N và 2N. Tìm chu kì và biên độ dao động. Lấy g = 10m/s2.
C. T ~0,63s ; A = 5cm

[TEX]F_{dh-max}=k(\Delta l_0+A)[/TEX]

[TEX]F_{dh-max}-F_{dh-min}=2kA---> kA=2[/TEX]

Từ W=0,05J ---> [TEX]kA^2=0,1[/TEX]---> A ---> k ---> [TEX]\Delta l_0[/TEX] ---> [TEX]\omega[/TEX] ----> T
 
Last edited by a moderator:
T

thuypro94

@ tramngan: Tại sao ạ ?

@ tramngan nói đúng rồi vì chuyển động của con lắc lò xo đâu có đều !!:)

Vì càng gần về VTCB thì vận tốc của nó càng lớn ,càng xa VTCB vận tốc của nó càng nhỏ

~> Không thể gọi là chuyển động biến đổi đều được !

Lúc đầu bị nhầm :(
 
Last edited by a moderator:
T

thuypro94

Câu 6: Con lắc lò xo treo vào giá cố định, khối lượng vật nặng là m = 100g. Con lắc dao động điều hoà theo phương trình: x = cos( 10 t) cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu tác dụng lên giá treo có giá trị là:
A. FMAX = 1,5 N; Fmin = 0,5 N B. FMAX = 1,5 N; Fmin= 0 N
C. FMAX = 2 N; Fmin =0,5 N D. FMAX = 1 N; Fmĩn= 0 N

Tại vị trí cân bằng lò xo dãn [TEX] \Delta l = \frac{g}{\omega ^2}=0,1 m [/TEX]

\Rightarrowk=10N/m

Do A < [TEX]\Delta l [/TEX]

\Rightarrow[TEX]F_ {max}=k (\Delta l +A ) =10.(0,1 +0,01) =1,1 (N) [/TEX]

:confused: Xem hộ mình sai chỗ nào ?? Sao không có đáp án nhỉ ?
 
Last edited by a moderator:
T

tramngan

@ thuypro94 và vợ yêu:

1.

Xét về lớp 10: Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần hoặc chậm dần đều luôn luôn không đổi (là một hằng số) so với thời gian

Xét về chuyển động con lắc lò xo: Gia tốc chuyển động trong con lắc lò xo luôn luôn biến đổi theo thời gian (theo dạng hàm cosin hoặc sin).

2. Đơn vị không phải là cm, mà là (N)
 
T

thuypro94

Tui đâu có đá động gì đến chuyển động của con lắc lò xo đâu bn :eek:

:) Nói chung cho dao động điều hoà cũng được ,cái này mang tính chất tổng quát !

@ pij_kut3_9x :

- Xem lại hộ tớ cái đáp án bài 6 cái nhé ! 1,1 \Rightarrow Không có đáp án đúng @@!

- Bài 7 xem có phải thiếu dữ kiện không?:( Vì những bài như thế thường cho vận tốc truyền ban đầu là bao nhiêu mới dựa vào hệ thức độc lập \RightarrowA \Rightarrow thời gian đựoc chứ :rolleyes:

 
Top Bottom