Vật lí 12 con lắc đơn

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa trong mặt phẳng thẳng đứng ở trong trường trọng lực thì

A. không tồn tại vị trí để trọng lực tác dụng lên vật nặng và lực căng của dây có độ lớn bằng nhau
B. không tồn tại vị trí để trọng lực tác dụng lên vật nặng và lực căng của dây cân bằng nhau
C. khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây
D. khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, lực căng của dây có độ lớn cực tiểu
đáp án B đúng nhưng mình vẫn còn phân vân tại sao A sai ? ai giải thích giúp mình với
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa trong mặt phẳng thẳng đứng ở trong trường trọng lực thì

A. không tồn tại vị trí để trọng lực tác dụng lên vật nặng và lực căng của dây có độ lớn bằng nhau
B. không tồn tại vị trí để trọng lực tác dụng lên vật nặng và lực căng của dây cân bằng nhau
C. khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây
D. khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, lực căng của dây có độ lớn cực tiểu
đáp án B đúng nhưng mình vẫn còn phân vân tại sao A sai ? ai giải thích giúp mình với
upload_2021-9-30_21-14-52.png
Chiếu lên phương dây thì có $T = P\cos \alpha + F_q = P.(\cos \alpha + F_q/P)$

Mình nghĩ là chỉ cần cái tổng $\cos \alpha + F_q/P = 1$ là được, và điều này khả thi hay không mình không chắc :(
Có thể trong vài trường hợp ta tìm được vài trường hợp thì không. Nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng không tồn tại vị trí $T = P$

Có gì thắc mắc bạn cứ hỏi nhé ^^
Bạn tham khảo thêm tại Thiên đường Vật Lý hoặc cùng team Lý ôn luyện THPTQG tại Ôn thi THPTQG 2022
 
Last edited by a moderator:

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
View attachment 187746
Chiếu lên phương dây thì có $T = P\cos \alpha + F_q = P.(\cos \alpha + F_q/P)$

Mình nghĩ là chỉ cần cái tổng $\cos \alpha + F_q/P = 1$ là được, và điều này khả thi hay không mình không chắc :(
Có thể trong vài trường hợp ta tìm được vài trường hợp thì không. Nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng không tồn tại vị trí $T = P$
trong con lắc đơn ta có: [TEX]T=mg(3cos\alpha-2cos\alpha_0) và T_{min}=mg.cos\alpha_0[/TEX]
em phân tích ra thế này nên nghĩ A và B đều đúng mà cô kêu A không đúng hoàn toàn
 
Last edited:

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
trong con lắc đơn ta có: [TEX]T=mg(3cos\alpha-2cos\alpha_0) và T_{min}=mg.cos\alpha_0[/TEX]
em phân tích ra thế này nên nghĩ A và D đều đúng mà cô kêu A không đúng hoàn toàn
D thì không đúng được rồi nè. Do qua VTCB thì T đạt cực đại chứ.
Dựa theo công thức tính T bạn đưa ở trên thì T = P khi mà $3\cos \alpha - 2\cos \alpha _0 = 1$
Mà ta luôn có $\cos \alpha _0 \leq 3\cos \alpha - 2\cos \alpha _0 \leq 3-\cos \alpha _0$
Mà cái $3-\cos \alpha _0 \geq 1$ thì mình nghĩ câu A nó sai nhỉ :p
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
D thì không đúng được rồi nè. Do qua VTCB thì T đạt cực đại chứ.
Dựa theo công thức tính T bạn đưa ở trên thì T = P khi mà $3\cos \alpha - 2\cos \alpha _0 = 1$
Mà ta luôn có $\cos \alpha _0 \leq 3\cos \alpha - 2\cos \alpha _0 \leq 3-\cos \alpha _0$
Mà cái $3-\cos \alpha _0 \geq 1$ thì mình nghĩ câu A nó sai nhỉ :p
à em lộn A và B là đáp án em phân vân
hmm...đáp án của anh em thấy có vấn đề nè vì [TEX]3-cos\alpha\geq 2[/TEX] nha
không biết em giải thích thế này có ok ko
[TEX]T_{min}=mgcos\alpha_0<mg[/TEX] vì [TEX]\alpha_0[/TEX] khác [TEX]0^o[/TEX] nên A sai
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
à em lộn A và B là đáp án em phân vân
hmm...đáp án của anh em thấy có vấn đề nè vì [TEX]3-cos\alpha\geq 2[/TEX] nha
không biết em giải thích thế này có ok ko
[TEX]T_{min}=mgcos\alpha_0<mg[/TEX] vì [TEX]\alpha_0[/TEX] khác [TEX]0^o[/TEX] nên A sai
Giải thích vậy đúng nhé.
Nhưng lưu ý về việc xét dấu của anh nè. $x \geq 2$ thì $x \geq 1$ nhé.
Và vì giới hạn trên > 1 còn giới hạn dưới < 1 nên sẽ có vị trí thỏa câu A.
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa trong mặt phẳng thẳng đứng ở trong trường trọng lực thì

A. không tồn tại vị trí để trọng lực tác dụng lên vật nặng và lực căng của dây có độ lớn bằng nhau
B. không tồn tại vị trí để trọng lực tác dụng lên vật nặng và lực căng của dây cân bằng nhau
C. khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây
D. khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, lực căng của dây có độ lớn cực tiểu
đáp án B đúng nhưng mình vẫn còn phân vân tại sao A sai ? ai giải thích giúp mình với

Cách giải thích của mình bạn tham khảo:
upload_2021-10-1_23-9-52.png
- Tại B: Chiếu theo trục hướng tâm: [tex]T - mg.cos\alpha =m.\frac{Vb^2}{l}[/tex] (1)
vì [tex]\alpha[/tex] nhỏ nên [tex]cos\alpha \approx 1-\frac{\alpha ^2}{2}[/tex] (2)
- Bảo toàn cơ năng tại B và C (với C là điểm có độ cao lớn nhất so với mốc thế năng tại A)
[tex]\frac{1}{2}m.Vb^2+\frac{1}{2}mgl.\alpha ^2=\frac{1}{2}mgl.\alpha ^2m[/tex] (3)

Từ 3 pt trên suy ra: [tex]T=mg(\alpha ^2m-\frac{3}{2}\alpha +1)[/tex]
A sai vì: khi độ lớn T và mg bằng nhau suy ra:
[tex]\alpha ^2m-\frac{3}{2}\alpha =0[/tex] [tex]=>\alpha ^2m=\frac{3}{2}\alpha <=>\frac{1}{2}mgl.\alpha ^2m=\frac{1}{2}mgl.\frac{3}{2}\alpha ^2=> W = \frac{3}{2}Wt=>Wđ=\frac{1}{2}Wt[/tex]
Vậy vị trí độ lớn P và T bằng nhau là điểm mà tại đó thế năng bằng 2 lần động năng.
 
Top Bottom