Còn chút gì để nhớ_Nguyễn Nhật Ánh (chương 1 )

T

thangngo113

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dường như khi trở thành một chàng trai mười tám tuổi, không chú bé nào là không phấn khởi. Ðối với tôi cũng vậy, đó là một ngày kỳ diệu vô cùng.
Tôi còn nhớ trước đó hai năm, khi một đứa bạn cùng lớp hí hửng khoe: "Thế là năm nay tao mười tám tuổi", tôi đã ghen tị một cách khổ sở với hạnh phúc của nó. Mặc dù lớn xác như nó, đi học trễ hơn bạn bè hai, ba năm, chẳng được cái vinh dự gì ngoài mỗi "ưu điểm" to con nên được cô chủ nhiệm phân làm lớp trưởng. Tuy nhiên mười tám tuổi vẫn cứ là mười tám tuổi, vẫn cứ là cái tuổi oai vệ, đáng ao ước và đầy bí mật đối với bọn nhóc tì như tôi. Lúc đó, tôi đã cay đắng vô cùng khi nhận ra rằng mình phải phấn đấu đến hai năm đằng đẵng nữa mới được như nó.
Thế rồi mải học hành, mải vui chơi, tôi quên béng mất sự mong ngóng nôn nao của mình. Ðùng một cái, nó tới lúc nào chẳng hay, cái tuổi mười tám ấy. Nó tới và nhe răng cười với tôi, vào một buổi sáng rực rỡ đầy ắp nắng hồng và hương thơm.
Mười tám tuổi, tôi có hai niềm vui rộng lớn, hai bước đi quan trọng trong cuộc đời: một chân bước vào ngưỡng cửa người lớn, và một chân chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.
Cửa người lớn thì rộng, trẻ em tới tuổi cứ xộc vào tự do, chẳng ai cấm cản hay soát vé. Nhưng cửa vào đại học thì không phải dành cho tất cả mọi người. Muốn vào phải thi mà phải thi đậu kia !
Quê tôi không có trường đại học. Hồi nhỏ tôi học cấp một ở trường xã, những ngày lười đi học bị mẹ vác roi rượt chạy tới tận cổng trường. Lên cấp hai, phải ra trường huyện. Lên cấp ba, lại ra tỉnh lỵ. Trường tỉnh chỉ mới mở lớp mười. Tôi tính học xong lớp mười sẽ xin ra thành phố học tiếp. Nhưng tôi vừa học xong lớp mười, trường mở thêm lớp mười một. Tôi học hết lớp mười một, trường lại mở lớp mười hai. Tôi đã học lê lết hết trường này đến trường khác nhưng thật tôi chưa thấy trường nào dễ thương như trường tôi đang học. Làm như ban giám hiệu sợ tôi buồn nên cứ mở hết lớp này đến lớp khác cho tôi học.
Nhưng đến khi học hết lớp mười hai thì tôi đành phải giã từ tỉnh lỵ. Lúc đó, tôi đã thi đỗ tú tài hai với hạng bình thứ, một thứ hạng thường thường bậc trung nhưng cũng đủ cho tôi dọn đường vào đại học.
Những học sinh tỉnh lẻ miền Trung như tôi, muốn vào đại học phải chọn hai nơi: hoặc ra Huế, hoặc vào Sài Gòn. Tôi phân vân hoài không biết nên đi ra ngõ ngoài hay đi vào ngõ trong. Ba tôi lúc này ở xa, không góp ý gì cho tôi được. Là sĩ quan quân đội, ông bị điều động đi hết nơi này đến nơi khác, năm thì mười họa mới tạt về thăm gia đình. — nhà chỉ có mấy mẹ con tôi. Mẹ tôi thì suốt đời lo chuyện nội trợ trong nhà, đâu có rành ba cái chuyện "tiến thân" của tôi.
Tôi hỏi thì mẹ tôi hỏi lại:
- Vậy chớ thằng Hoa đi đâu?
Hoa là thằng bạn thân cùng lớp tôi hay dẫn về nhà chơi.
- Nó đi Huế ! - Tôi đáp.
- Vậy thì mày đi Huế học cho có anh có em!
Cái kiểu mẹ tôi trả lời, muốn nghe cũng được, không nghe cũng không sao. Cái câu đó có nghĩa là: "Tùy mày !".
Tôi bỏ ra đường quốc lộ đứng trông Nam trông Bắc một hồi. Cuối cùng, tôi quyết định xuất hành về hướng Nam. Kệ, đi Sài Gòn cho biết, tôi nhủ bụng, còn Huế thì mình đã đến một lần rồi !
Chuyến đi Huế của tôi xảy ra cách đây năm năm. Lúc đó tôi mới mười ba tuổi. Ðó là một chuyến đi chẳng thú vị gì và bắt đầu bởi một tai họa không đâu. Một bữa trưa, đang ngồi ăn cơm, thấy hai con chó giành nhau khúc xương, cắn lộn ầm ĩ dưới gầm bàn, tôi liền đưa chân... can thiệp. Con Bi lễ phép, thấy chân chủ thò ra, cúi đầu chào một cái rồi cụp đuôi lảng mất. Còn con Mi-nô đang say máu, tưởng chân tôi là cục xương, bèn nhe răng đớp một phát, máu chảy ròng ròng.
Bị chó nhà cắn tưởng chuyện bình thường, không dè hai ngày sau con Mi-nô tự nhiên lăn đùng ra chết, mõm sùi bọt. Mẹ tôi hoảng lên, nghi con Mi-nô bị dại, bắt tôi đi chích thuốc.
Thuốc trị bệnh chó dại của viện Pasteur lúc đó chỉ có ở Qui Nhơn hoặc ở Huế. Nhưng ở Qui Nhơn, tôi không có bà con thân thích. Chú Năm, em ruột ba tôi, là trung sĩ quân y, đang đóng ở Huế. Thế là tôi theo cô tôi lên đường ra đất thần kinh, bụng thon thót cứ sợ chết dọc đường.
Vừa ra đến nơi, tôi chưa kịp thở đã vội vã theo chú Năm đến bệnh viện. Cái bệnh viện đó lớn nhỏ như thế nào, bây giờ tôi không nhớ. Ngược lại, tôi nhớ mãi, nhớ đến già cái mũi kim to sụ lầm mũi chích vào da bụng tôi cái thứ thuốc đùng đục, đau muốn thấu xương. Mỗi khi chích thuốc xong, bụng tôi nổi lên một cục to bằng quả trứng gà, dọc đường từ bệnh viện về nhà tôi phải lấy tay xoa mãi.
Ngày này qua ngày nọ, liên tiếp hơn nửa tháng trời, cứ khoảng chín giờ sáng tôi lại đến bệnh viện chích thuốc, thoạt đầu chú Năm dẫn tôi đi, về sau tôi đi một mình. Những lúc rảnh rỗi trong ngày, tôi cũng theo chú Năm đi đây đi đó nhưng trong trí nhớ của tôi những thắng cảnh của Huế nhạt nhòa hơn mũi kim tiêm kia nhiều. Nhưng dù sao tôi cũng đã đặt chân đến Huế.
Còn Sài Gòn thì trước nay tôi mới chỉ nghe nói đến, mới chỉ đọc trong sách báo, xem trong phim ảnh. Trong trí tưởng tượng của tôi, Sài Gòn như là một nước nào đó, kỳ diệu và lạ lẫm. Hiếm hoi lắm mới có một người ở quê đi Sài Gòn. Khi về, họ kể trăm chuyện lạ lùng, người lớn con nít ngồi bu quanh nghe như nghe chuyện cổ. Có người đi khoảng nửa tháng về, tiếng nói nghe cũng đã khác. Thay vì nói "trời đất ơi", họ lại kêu "chèng đéc ơi", nghe lạ hoắc. Họ không nói "khát nước quá xá" như trước đây mà nói "khát nước quá à ơi". Như thằng Bảo con ông Năm Khang, đi Sài Gòn về ghé nhà tôi chơi, lúc chào về, nó không nói "về" như mọi khi mà lại nói "chào thím Sáu con dìa" khiến mẹ tôi phải ngớ người ra một hồi mới hiểu.
Nhưng thường thường những người này chỉ giả giọng Sài Gòn lấy oai với bà con chòm xóm chừng một tuần, lại trở về với cái giọng quê kiểng thường ngày của xứ tôi như cũ.
Tất nhiên tôi muốn vào học ở Sài Gòn không phải để Tết về thưa mẹ "con mới dìa" như kiểu thằng Bảo. — lứa tuổi mười tám, đôi mươi, con người ta ai cũng muốn đến những thành phố lớn, những chốn văn minh đô hội để mở mang hiểu biết và thử sức với đời. Nhất là một chàng trai tỉnh lẻ như tôi.
Ngày tôi lên đường, ngoài mẹ tôi và mấy đứa em tôi còn có rất nhiều bà con họ hàng tiễn tôi ra tận bến xe. Nếu ba tôi có nhà, có lẽ ông sẽ đi cùng với tôi vào Sài Gòn. Nhưng ba tôi không về được, tôi đành phải đi một mình.
Ngoài va-li đựng quần áo, sách vở, tôi còn mang theo một túi sách to tướng trong đó mẹ tôi nhét đủ thứ đồ ăn, thuốc men và bánh trái. Mấy ngày trước đó, các cô chú cậu mợ dì dượng của tôi đem biếu tôi không thiếu một thứ gì, làm như tôi là Robinson chuẩn bị ra hoang đảo vậy. Bánh trái các loại tôi đã ăn lấy ăn để hai ba ngày nay, vậy mà khi đi tôi chỉ có thể mang theo chừng một phần ba.
Cả tuần lễ nay, mẹ tôi đã dặn dò tôi đủ điều, vậy mà đến bây giờ, khi tôi đã ngồi trên xe rồi, mẹ tôi vẫn cảm thấy còn nhiều điều chưa kịp nói. Bà đứng bên cạnh thùng xe, thò tay qua ô cửa nắm chặt tay tôi, miệng không ngừng nhắc đi nhắc lại những câu tôi đã thuộc lòng.
Không hiểu sao tôi chẳng thấy buồn chút nào. Có lẽ tâm trí tôi mải nghĩ tới cuộc sống mới lạ và hấp dẫn đang chờ đợi tôi phía trước. Chỉ đến khi xe lăn bánh, ngoảnh đầu lại thấy mẹ và các em tôi cùng các cô dì chú bác khuất dần sau lớp bụi mờ, tôi mới hay mình đã khóc
 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ_Nguyễn Nhật Ánh (chương 2 )

Từ quê tôi vô Sài Gòn, xe chạy nhanh hơn hai ngày một đêm. Xe tới bến lúc tôi đang ngủ gà ngủ gật. Ông sồn sồn ngồi bênh cạnh lay vai tôi:
- Dậy đi chú em ! Tới nơi rồi !
Tôi giật mình mở choàng mắt. Ðợi hành khách xuống gần phân nửa, tôi lật đật chui ra .
Bến xe đông nghịt người . Quán xá chen chúc cả dãy dài . Hàng rong khắp nơi, tiếng rao inh ỏi . Trong khi tôi đang ngơ ngác trước cảnh tượng náo nhiệt thì đám xích-lô bu lại . Cả chục giọng chào mời:
- Thầy Hai đi đâu, lên xe tui chở về !
Tự dưng được thiên hạ kêu "thầy", tôi vừa thinh thích vừa thấy ngồ ngộ. Trong khi tôi đang phân vân, chưa biết nên đi xe nào thì một anh thanh niên vẹt đám người bước tới giật chiếc va-li trên tay tôi rồi phăng phăng chạy đi .
Tôi đớ người tính la lên, bỗng anh thanh niên quay cổ lại kêu tôi trong khi chân vẫn tiếp tục rảo bước:
- Thầy Hai lại đây, tui chở về !
Không biết làm sao, tôi đành phải vội vã đuổi theo anh xích-lô quỷ quái nọ, trong bụng đã bắt đầu thấy ớn cái đất Sài Gòn. Ðuổi theo tôi là những tiếng chửi lằm bằm của đám xích-lô bị giựt mối .
Anh xích-lô một tay đẩy xe một tay đưa va-li cho tôi:
- Thầy Hai ngồi ôm va-li còn cái túi trên vai thầy Hai đưa đây, tui để trên càng xe !
Ðỡ lấy cái túi xách trên tay tôi, anh xíxh-lô bỗng la lên:
- Chết mẹ ! Tụi lưu manh nó rạch cái túi của thầy Hai rồi ! Thầy coi lại thử có mất thứ gì không !
Tiếng la của anh xích-lô làm tôi bàng hoàng. Tôi cầm lấy cái túi xách và điếng hồn khi thấy một đường rạch dài chạy suốt bên hông. Tôi lật đật cái túi xách xuống, mở ra xem. Cũng may là quần áo tiền bạc tôi bỏ trong va-li . Túi xách chỉ đựng toàn bánh trái, nên bọn lưu manh chẳng lấy được gì, chỉ tiếc là tiếc cái túi .
Nhét chùm bánh ít bị lòi ruột vào lại trong túi, tôi lặng lẽ leo lên xe, trong lòng vừa hậm hực vừa lo âu .
- Thầy Hai về đâu ?
Bây giờ tôi mới nhớ là mình chưa nói địa chỉ của dì Ba, nơi tôi sẽ ở trong thời gian tới, cho anh xích-lô biết. Dì Ba là chị của mẹ tôi . Dì theo chồng vào Sài Gòn đã gần mười lăm năm nay . Hồi đó tôi còn nhỏ nên hình ảnh dì tôi chỉ nhớ loáng thoáng. Còn dượng Ba thì tôi chưa gặp lần nào, tôi chỉ biết dượng Ba qua thư từ và qua lời mẹ tôi kể.
Tôi nói địa chỉ nhưng dường như anh xích-lô không nghe ra . Anh ta lại hỏi:
- Thầy Hai về đâu ?
Tôi lại trả lời . Anh ta vểnh tai nghe xong lại lắc đầu:
- Thầy nói giọng khó nghe quá ! Thầy nói đường đó là đường gì ?
Cảm thấy lúng túng và mắc cỡ khi phải lập lại lần nữa, tôi liền rút tờ giấy ghi địa chỉ đưa cho anh ta .
Xem xong, anh ta gật gù :
- À, té ra thầy về đường Bà Hạt. Bà Hạt mà khi nãy thầy nói tui nghe không ra !
Xe chạy lòng vòng. Tôi ngồi ôm cứng cái va-li trước ngực như sợ ai giựt mất.
- Hình như thầy mới tới đây lần đầu ?
Anh xích-lô vừa đạp vừa lân la hỏi chuyện.
Tôi gật đầu .
- Phải lần đầu không thầy ?
Anh xích-lô lại hỏi . Tôi sực nhớ ra anh ta không thấy cái gật đầu của tôi, liền đáp:
- Dạ.
- Tôi đoán là thầy vô đây đi học ?
- Dạ.
- Dòm cái tướng thư sinh của thầy là tui biết liền ! - Rồi anh ta khịt mũi, nói tiếp - Sống ở cái đất này thầy phải coi chừng, bọn cướp giựt trộm cắp đầy rẫy, nhất là ở các bến xe, chợ búa . Mà tướng thầy thì khù khờ ...
Lời nhận xét của anh xích-lô khiến tôi đỏ mặt. May mà anh ta không nhìn thấy .
- Tụi nó rạch lúc nào lẹ quá ! - Tôi nói .
- Dễ ợt chớ có khó gì đâu, thầy ! Tại thầy không biết đó thôi ! Ôm trước ngực tụi nó còn rạch được nũa là đeo trên vai . Tụi nó chỉ cần đeo chiếc nhẫn có cạnh nhọn rồi giả bộ chen lấn, áp sát cái mặt nhẫn vô túi xách của thầy . Thầy quay qua quay lại là "rẹt" một cái liền.
Nghe anh ta nói, tôi nghe lạnh sống lưng. Bọn chúng chơi kiểu đó trời chưa chắc đã biết, huống hồ chi một kẻ "khù khờ" như tôi .
Mải nghĩ đến những chuyện u ám đó, tôi chẳng còn đầu óc đâu ngắm cảnh phố phường. Dù vậy, những đường phố thênh thang rộn rịp xe cộ, những toà buynđding cao ngất hai bên đường cũng gây cho tôi một ấn tượng choáng ngợp. Thật khác xa các tỉnh lỵ, các thị trấn khiêm nhường ở quê tôi . Nhất là khi đi ngang Ngã Bảy, tôi cảm thấy hoa cả mắt trước một giao lộ chằng chịt với cơ man người xe qua lại .
Lát sau, xe rẽ vào một con đường nhỏ và dừng lại trước một con hẻm.
- Tới rồi, thầy Hai .
Tôi bước xuống đất, miệng hỏi:
- Anh lấy bao nhiêu tiền ?
Anh xích-lô đỡ cái túi trên càng xe đưa cho tôi:
- Dạ, thầy Hai cho năm trăm.
Tôi chẳng biết mắc rẻ ra sao, cứ móc tiền đưa đại . Ðối với tôi lúc này, về được tới nhà là yên tâm lắm rồi, khỏi phải sợ gặp rắc rối dọc đường.

 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ_Nguyễn Nhật Ánh

Gọi là hẻm nhưng con đường dẫn vô nhà dì BA là một khoảnh sân tráng xi-măng của một căn nhà nằm thụt sâu bên trong. Khoảnh sân chạy dọc theo hông của một dãy nhà bề thế và đủ rộng cho xe ô-tô đi lọt.
Ði hết khoảnh sân dài độ ba chục mét, đụng phải căn nhà phía trong, quẹo phải là tới nhà dì tôị
Khác với những tòa nhà lộng lẫy tôi vừa thấy ngoài phố, căn nhà của dì tôi trông có vẻ đơn sơ, mái tôn, vách gỗ, các phòng trong nhà ngăn bằng ván ép. Sau này tôi mới biết dì không có nhà riêng. Căn nhà hiện ở là căn nhà dì thuê của chủ tòa biệt thự bề thế đằng trước.
Sau khi đã nhìn kỹ biển số nhà gắn trước cửa, biết chắc là mình không lầm, tôi rụt rè bước chân qua ngường cửa .
Ngồi trên đi-văng đằng trước là một người đàn bà đứng tuổi, mặt mày có vẻ phúc hậu . Tôi ngợ không biết đó có phải là dì Ba không.
Thấy điệu bộ lớ ngớ của tôi, người đàn bà hỏi :
- Cháu tìm ai ?
Tôi đặt túi xách và va-li xuống đất, lễ phép thưa :
- Dạ thưa dì Ba ...
Người đàn bà mỉm cười ngắt lời tôi :
- À, tìm dì Ba hả ? Bác không phải là dì Ba ! Bác là bác Tám nhà hàng xóm !
Nói xong, bác Tám quay vô trong, kêu lớn :
- Dì Ba ơi ! Có khách tìm dì nè !
Lát sau, dì Ba đi ra . Mặc dù đã lâu không gặp dì nhưng không hiểu vì sao vừa trông thấy dì tôi nhận ra ngay những nét quen thuộc. Dì có khuôn mặt tròn, đầy đặn, nụ cười cởi mở. So với hình ảnh trước đây của dì trong đầu tôi thì dì mập ra nhiều .
Tôi chưa kịp chào, dì đã lên tiếng :
- Cháu là Chương phải không ?
Tôi trố mắt :
- Dạ ! Ủa sao dì biết ?
Dì cười :
- Ba cháu có đánh điện cho dì, nói là cháu sắp vào .
Rồi dì nắm lấy tay tôi :
- Cháu mau lớn quá. Mới đó mà gần mười lăm năm rồi ! Nếu ba cháu không báo trước, chắc dì không nhận ra cháu đâu !
Bác Tám hỏi xen vào :
- Cháu dì ở ngoài quê mới vào đó hả ?
- Dạ nó vào thi đại học đó, chị Tám ! - Dì tôi đáp với vẻ hãnh diện.
Bác Tám chép miệng :
- Giỏi quá hén ! Nhỏ xíu mà đã học tới đại học rồi !
Tôi chẳng hiểu bác Tám khen thiệt hay khen chơi . Thanh niên cỡ tuổi tôi, đứa nào mà chẳng thi đại học. Hay là tại vì bác Tám thấy tôi nhỏ con, tưởng tôi mới mười lăm tuổi . Sau này tôi mới biết bác có một đứa con gái trạc tuổi tôi nhưng mới học tới lớp mười một.
Sau khi hỏi thăm tin tức bà con ngoài quê, dì Ba giục tôi đi nghỉ :
- Cháu đi đường xa chắc mệt. Ra đằng sau tắm một cái cho mát rồi lên gác nằm nghỉ.
Tôi sực nhớ tới dượng Ba :
- Dượng đâu rồi dì ?
- À, dượng đi làm ở mãi tận Gò Vấp chiều tối mới về.
Phòng tắm chỉ có cái lu sành hứng nước từ đường ống. Sau hai ngày đi đường mệt mỏi, người ngứa ngáy và đầy bụi, tôi múc nước dội ào ào một cách sảng khoái .
Khi tôi tắm xong, dì Ba dẫn tôi lên gác.
Ðó là một căn gác gỗ, rộng chừng sáu, bảy mét vuông, sàn lát ván mỏng, bước mạnh một cái là nó kêu "rắc, rắc," nghe phát ớn. Nằm ngủ, trở mình cũng phải trở mình nhè nhẹ nếu không muốn gây ra tiếng động.
- Nghe tin cháu sắp vào, dì đã dọn sẵn căn gác này cho cháu . Tối cháu ngủ trên này . Buổi trưa hơi nóng, cháu có thể xuống dưới nhà nằm ! - Dì tôi hướng dẫ n cặn kẽ - Học bài cháu ra đằng trước ngồi học. Bữa nay dì hơi nhức đầu nên ở nhà chứ thường ngày dì dượng đều đi làm hết, nhà không có ai, tha hồ mà học. Còn muốn học trên này thì ngồi ở đây ...
Cái bàn học dì tôi vừa chỉ trông thật tức cười . Ðó là một miếng gỗ rộng bản nằm song song và cao hơn mặt sàn chừng bốn tấc, có lẽ trước đây dùng làm chỗ chứa đồ đạc. Trên mặt "bàn", dì tôi đã gắn sẵn một bóng đèn nê-ông ba tấc, ý chừng để tôi học bài ban đêm.
Cũng có đôi điều cần phải nói thêm về cái bàn học này . Nó song song với mặt sàn nhưng không nằm ngay trên mặt sàn mà nằm lệch ra ngoài, phía dưới là lối đi thông nhà trước với nhà sau . Do đó khi ngồi học, nếu xếp chân lại thì không sao, còn như muốn thoải mái, đưa chân ra khỏi mép sàn, thõng xuống dưới nhà, thể nào cũng đạp trúng đầu những người đi qua đi lại . Kẹt một nỗi, tính tôi lại hay quên, lúc học bài, ngồi lâu mỏi cẳng, tôi lại thọt chân xuống dưới . Từ khi vào đại học đến lúc tốt nghiệp ra trường, thú thật là tôi đạp trúng dì dượng tôi không biết mấy trăm lần. Dì tôi la hoài mà tôi không tài nào sửa được.
Lúc dì tôi dặn dò, hướng dẫn đâu đó xong xuôi, tôi bắt đầu lôi đồ đạc ra sắp xếp. Quần áo, sách vở, tôi để một bên. Phần quà cáp ngoài quê gởi vô, tôi trao cho dì.
Thấy tôi lôi bánh trái trong túi xách ra, dì tôi trợn mắt :
- Ủa, cái gì vậy cháu ?
- Dạ, các thứ này là của cậu Năm với dì Bảy ...
- Không phải ! Dì hỏi là hỏi cái túi của cháu kìa ! Sao nó tét một đường vậy ?
Từ khi vào nhà đến giờ, tôi đã cố ý che cái túi rách. Tự nhiên lúc này tôi lại quên khuấy đi mất, chìa cái bề rách về phía dì. Thế là tôi đành phải kể lại chuyện xui xẻo ở bến xe .
Dì tôi không kêu tôi "khù khờ" mà bảo :
- Cháu mới vô đây còn lạ nước lạ cái, lần sau đi đâu phải cẩn thận.
Nói xong, dì tôi cầm cái túi xuống nhà :
- Ðể lát tối dì nhờ dượng Ba may lại cho .
Dượng tôi làm ở trung tâm tiếp huyết bên Gò Vấp. Cơ quan cách nhà khoảng mười lăm cây số, sáng sớm năm giờ dượng đã dậy đạp xe đi làm. Nhà có honđda nhưng dượng không đi, dượng bảo đi xe đạp cho khỏe người, coi như tập thể dục buổi sáng.
Dượng tôi cũng to con như dì tôi, tính tình cũng cởi mở, thậm chí có phần dễ dãi .
Buổi chiều đi làm về, gặp tôi, dượng hỏi liền :
- Mày là thằng Chương đây hả ?
Tôi gật đầu . Dượng vỗ vai tôi, bàn tay dượng nặng chịch :
- Tao nghe dì mày nhắc mày hoài ! Sao, mày vô đây một mình hay đi với ai ?
Khi nghe tôi nói đi một mình, dượng tôi khen :
- Ði Sài Gòn lần đầu mà dám đi một mình là chịu chơi lắm !
Tôi chẳng thấy tôi chịu chơi chút nàọ Nhưng tôi không dám kể chuyện bị rạch túi cho dượng nghẹ
Ăn cơm tối xong, dượng tôi lấy honđda chở tôi đi chơi, đi một vòng cho "biết Sài Gòn", như lời dượng tôi nóị
Sài Gòn ban đêm thật là lộng lẫỵ Xe cộ nườm nượp, đèn điện sáng choang. Y như những thành phố nước ngoài tôi xem trong sách báo, nhất là khu Lê Lợi và chợ Bến Thành lấp lánh muôn màu . Ngồi trên xe, tôi cứ mải mê đọc hàng chữ chạy vùn vụt trên bảng tin điện trên tòa nhà đối diện với công viên Quách Thị Trang. Khi xe qua khỏi, tôi cứ tiếc hùi hụị
Chạy hết phố hết phường, dượng tôi chở tôi về. Trước khi về nhà, hai dượng cháu ghé Ngã Sáu ăn bánh cuốn và ăn kem. Lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là bánh cuốn và kem ly . Kể từ giây phút đó, hai món "độc địa" này được tôi liệt vào danh sách những món ngon nhất thế giớị

 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ_Nguyễn Nhật Ánh

Còn đây la` chương 4
Dì dượng tôi không có con. Sống với dì dượng là bé Lan Anh. Nó là cháu ruột dượng tôi, kêu dượng tôi bằng cậu . Nhưng dì dượng tôi nuôi nó từ nhỏ nên coi nó như con. Nó cũng kêu dượng tôi bằng ba và dì tôi bằng mẹ .
Lan Anh năm nay mười ba tuổi, học lớp bảy . Nó cũng gốc dân quê như tôi nhưng sống ở thành phố từ nhỏ nên rất bạo dạn và lém lỉnh.
Hôm tôi vào, Lan Anh đi chơi mất biệt bên nhà hàng xóm. Gần tối, nó mới ló mặt về nhà. Dì tôi giới thiệu tôi với nó:
- Ðây là anh Chương con dì Sáu ở ngoài mình mới vô . Con lại chào anh đi!
Tôi đã chuẩn bị sẵn một nụ cười thân thiện để đáp lại chào của nó. Ai dè nó hỏi ngược lại dì tôi:
- Con của dì Sáu thì con kêu bằng em chứ sao kêu bằng anh, mẹ?
Nó làm tôi chưng hửng. Dì tôi la nó:
- Con đừng có lộn xộn! Ảnh lớn tuổi hơn, con phải kêu bằng anh!
Nó phụng phịu quay lại gật đầu chào tôi . Nó nói lí nhí gì đó trong miệng, tôi nghe không rõ. Không biết nó đang chào tôi hay đang rủa tôi . Tuy nhiên tôi vẫn mỉm cười với nó, ra vẻ một ông anh rộng lượng.
Buổi tối, sau khi đi chơi với dượng tôi về, tôi đang ngồi trên gác lúi húi xếp lại mấy cuốn sách thì Lan Anh leo lên ngồi cạnh tôi .
Tôi giả bộ không biết, cứ lặng lẽ xếp sách. Nó kêu:
- Anh Chương!
- Gì đó em?
- Anh kêu Lan Anh bằng em hả ?
Thấy nó lại bắt bẻ, tôi mím môi ngồi im.
Nó ngẫm nghĩ một hồi rồi bỗng dưng níu tay tôi:
- Nếu anh vẫn kêu em bằng em thì em ... kêu anh bằng anh hén?
Tự dưng nó đổi giọng ngọt ngào quá xá. Tôi khoái chí, cười khì.
Lan Anh cầm mấy cuốn sách lên:
- Em giúp anh xếp sách nghen! - Ừ, nhưng em nhớ xếp sách học một bên, sách truyện một bên, đừng để lẫn lộn!
Tôi vừa làm vừa trò chuyện với Lan Anh. Nó hỏi tôi những chuyện ngoài quê, còn tôi hỏi nó chuyện học tập. Nói qua nói lại một hồi, bỗng dưng tôi phát hiện ra tôi đang nói chuyện một mình, quay lại thấy Lan Anh ngủ mất. Nó gục đầu lên cánh tay, mặt quay về phía tôi, thở khò khò.
Sáng hôm sau, Lan Anh lại "truy" tôi:
- Anh ở ngoài quê vô, sao không có quà gì cho em hết vậy ?
- Có bao nhiêu bánh trái anh gởi hết cho dì rồi . Hôm qua em cũng có ăn kia mà!
Nó không chịu:
- Bánh trái cho mẹ là khác, cho em là khác!
Tôi ấp úng:
- Nhưng anh đâu có biết em ở đây!
Thấy nó xịu mặt, tôi đâm hoảng, vội hỏi:
- Chứ anh biết làm sao bây giờ?
Nó "giải đáp" ngay:
- Chạy ra đường mua cho em mười cây kẹo dừa!
Tôi liền làm theo lời nó. Nó dặn mười cây, tôi mua tới mười lăm cây . Nó vừa nhai kẹo, vừa khen tôi:
- Anh tốt ghê!
Nói xong, nó thưởng cho tôi một cây kẹo, còn nó ăn hết mười bốn cây .
Lan Anh có cái tật ưa "chất vấn", thấy chuyện gì nó cũng thắc mắc. Tôi sống yên với nó được hai ngày, tới ngày thứ ba nó lại "gây chuyện":
- Tại sao anh giấu em?
Tôi ngơ ngác:
- Anh có giấu cái gì đâu ?
Nó khịt mũi:
- Chuyện cái túi xách đó! Sao bị rạch túi mà anh không kể cho em nghe ?
Hóa ra khi dượng tôi khâu lại cái túi cho tôi, nó nhìn thấy . Tôi gãi đầu:
- Chuyện đó hay ho gì mà kể.
- Hay chứ sao không! Làm sao mà anh bị rạch túi, anh kể nghe đi!
- Anh chẳng làm sao cả. Anh cũng không biết ai rạch và rạch lúc nào . Anh xuống khỏi xe, chưa kịp ngồi lên xích lô là đã thấy cái túi bị rạch rồi!
Lan Anh có vẻ thất vọng trước câu chuyện dở ẹc của tôi . Nó bình luận:
- Thật em chưa thấy ai khù khờ như anh!
Nhận xét của nó làm tôi giật mình. Hôm trước, tay xích-lô cũng bảo tôi khù khờ. Nhưng tay xích-lô thì không đáng để ý, biết đời nào tôi mớ ngồi trên chiếc xe của anh ta lần nữa . Ðằng này, một con nhỏ ở sát nách mình chê mình khù khờ thì quả là đáng tủi . Tôi thở dài:
- Ừ, anh là một thằng khờ.
Thấy tôi rầu rĩ, Lan Anh động lòng thương, nó an ủi:
- Nói vậy chớ anh không khờ đâu! Khờ mà dám đi một mình ngoài quê vô đây!
Tôi chép miệng:
- Cái đó thì nói làm gì! Mẹ anh bỏ anh lên xe, xe chạy tới bến bỏ anh xuống, cũng giống như người ta chở hàng hóa vậy thôi!
- Xì! Nói vậy mà cũng nói! Thôi, tối nay hai anh em mình đi coi hát đi!
Lan Anh rủ, chắc nó muốn giúp tôi khuây khỏa .
- Ai hát mà coi ? - Tôi hỏi .
- Ðâu có ai hát! Ði coi hát tức là đi coi phim đó!
Tôi trề môi:
- Coi phim nói coi phim, bày đặt nói coi hát!
Lan Anh mỉm cười:
- Thì em nói vậy quen rồi! Sao, anh đi không?
Tôi phân vân:
- Dì dượng có cho đi không?
Lan Anh gật đầu:
- Em nói đi với anh là ba cho đi liền.
Tối đó, Lan Anh dẫn tôi đi coi phim ở rạp Long Vân. Rạp gần nhà nên hai anh em đi bộ . Tới nơi, ngó lên bảng quảng cáo mới hay rạp đang chiếu phim "Thằng khờ ra tỉnh"!
Tôi liếc Lan Anh, nghi nó chơi xỏ tôi . Nhưng nó cũng ngơ ngơ ngác ngác, chứng tỏ nó cũng bị bất ngờ.
Lan Anh khều tôi:
- Giờ sao anh ?
- Sao là sao ?
- Thôi, hai anh em mình đi ăn kem đi . Phim này dở ẹc à ...
Tôi nổi máu tự ái:
- Dở cũng coi! Chẳng lẽ mình sợ "nó" ?
Thế là hai anh em bước vào rạp.
Phim chiếu cảnh một anh nhà quê ra tỉnh mua máy cày, có bao nhiêu tiền bị bọn lưu manh cuỗm sạch. Không một đồng bạc lận lưng, anh ta phải đi lang thang nhặt từng mẩu bánh mì ...
Tôi ngồi coi, giật mình thon thót, tưởng người ta nói mình. Phim hài, Lan Anh cố làm mặt tỉnh nhưng không được. Nó cười khúc khích làm tôi muốn điên tiết. Nhưng tôi không trách nó được.
Ra khỏi rạp, tôi nhăn mặt:
- Anh giống hệt cái anh nhà quê kia!
- Không giống đâu! - Lan Anh phản đối .
Tôi nhún vai:
- Em đừng là bộ! Anh thấy giống y chang!
- Em đã bảo không giống mà! Em nói thật đó!
Tôi thấy mừng mừng:
- Em nói thật hả ?
- Ừ.
- Vậy em nói thật nữa đi! Tại sao không giống ?
- Nói thật hả ?
- Ừ, nói thật!
- Tại vì anh khờ hơn anh nhà quê kia nhiều!
Nói xong, Lan Anh cười hích hích. Còn tôi, tôi giận tím người, không phải giận nó mà giận mình. Nó đã nói "không giống" thế là được rồi, còn ép nó "nói thật" nữa chi không biết!

 
T

thangngo113

Chương 5 của câu chuyện
Một buổi trưa, tôi đang nằm ngủ mơ mơ màng màng trên chiếc đi-văng trước nhà bỗng nghe có tiếng nói chuyện thì thầm sau lưng. Chả là tôi nằm quay mặt vào vách nên khi tôi giật mình mở mắt ra cũng chẳng ai hay biết.
Ðó là hai đứa con gái đang "phân tích" tôi .
Một đứa hỏi:
- Ai nằm vậy cà?
Ðứa kia trả lời:
- Anh Chương đó!
- Anh Chương nào ?
- Anh Chương cháu dì Ba!
- Thằng chả ở đâu mọc ra vậy ?
Con nhỏ tự nhiên đổi "tông" khiến tôi suýt chút nữa giật nảy người .
Ðứa kia có vẻ như đã quen với kiểu ăn nói của đứa này nên nó chẳng bắt bẻ gì, chỉ nhẹ nhàng giải thích:
- Ảnh ở ngoài quê vô thi đại học.
- Thi đại học?
- Ừ, ảnh bằng tuổi với chị mà đã thi đại học rồi!
- Sao mày biết thằng chả bằng tuổi tao ?
- Mẹ nói .
Nghe tới đây, tôi đã lờ mờ đoán ra hai nhân vật này là hai chị em, con của bác Tám nhà bên cạnh.
Ðứa chị có vẻ không ưa cái chuyện tôi bằng tuổi nó mà dám thi đại học. Tôi nghe nó "xì" một tiếng:
- Thằng chả thi chắc gì đã đậu!
Tôi nằm nge, giận muốn ứa gan. Mới chân ướt chân ráo vô Sài Gòn, chưa kịp thi cử gì, đã bị con nhỏ "độc miệng" trù ẻo, không nổi điên sao được! Nhưng tôi cố ép mình nằm im để ... nghiên cứu tình hình.
Trước thái độ khiêu khích của bà chị, đứa em vẫn nhỏ nhẹ:
- Em không biết! Nhưng em mong cho ảnh thi đậu! Ðứa chị "đốp" lại ngay:
- Thằng chả dính gì tới mày mà mày mong! Bộ mày "mết" thằng chả rồi hả ?
- Chị đừng có nói bậy! - Ðứa em phản ứng - Ảnh ở ngoài quê lặn lội vô đây, nếu thi rớt khăn gói trở về, thấy tội tội làm sao!
- Học dở thì thi rớt, có gì đâu mà tội! - Ðứa chị vẫn nói giọng ngang phè.
Ðứa em chưa kịp đáp thì có tiếng kêu:
- Trâm ơi Trâm!
Ðứa em nói:
- Mẹ kêu chị kì!
Ðứa chị - bây giờ tức là Trâm - chạy về nhà. Còn đứa em thì đi ra sau nhà chơi với Lan Anh.
Ðợi hai "người đẹp" đi khuất, tôi nhỏm mình ngồi dậy, mồ hôi mồ kê nhễ nhại . Hú vía, may mà bác Tám kêu về kịp thời chứ con nhỏ Trâm kia còn ngồi lại, không biết nó "trù" tôi tới những chuyện gì.
Ngồi nghĩ tới nghĩ lui một hồi, tôi quơ cái gối, leo lên gác. Nán lại ở đây, rủi lát nữa nhỏ Trâm qua cà khịa lôi thôi, tôi nóng tiết "choảng" lại, mất mặt cả đám.
Cầu thang lên gác nằm kế cái cửa thông ra nhà sau . Vừa leo lên bậc thang, tôi vừa liếc qua cánh cửa . Ngồi cạnh Lan Anh là một con nhỏ tóc dài dễ thương hết biết. Hai đứa đang lui cui lặt rau .
Thình ***h con nhỏ quay lại và bắt gặp tôi đang nhìn trộm nó. Trong khi tôi đỏ mặt tía tai, chưa biết trốn đi đâu thì nó gật đầu chào tôi và nhoẻn miệng cười . Chưa bao giờ tôi thấy một nụ cười xinh như vậy . Tim tôi đập thon-thót trong lồng ngực, hai tay bấu chặt cầu thang, bởi trong những trường hợp đột xuất như thế này người ta té gãy cổ như chơi . Khi tôi kịp định thần trở lại, tính cười đáp lễ nó thì nó đã day mặt đi chỗ khác tự đời nà. Chẳng lẽ tụt xuống chạy lại khều nó, tôi đành mím môi leo thẳng lên gác, trong bụng giận cái thói "mềm yếu" của mình kinh khủng.
Tôi giở sách ra tính đọc nhưng không tài nào đọc được. Cái nụ cười xinh xắn, thân thiện và hồn nhiên kia cứa nhảy nhót trong đầu tôi .
Lát sau, đợi con nhỏ dễ thương đó về rồi, tôi lò mò ra nhà sau, "phỏng vấn" Lan Anh:
- Nè em, cô bé khi nãy là em chị Trâm phải không?
Lan Anh thè lưỡi:
- Hay qúa ta! Sao anh biết chị Trâm tài qúa vậỷ
Nghe nó khen "tài", tôi khoái chí phỗng mũi ba hoa:
- Sao không biết! Trâm là con đầu của bác Tám chứ gì?
Lan Anh cười khi dể:
- Biết vậy mà cũng biết! Chị Trâm là thứ bạ Trên chị Trâm còn có chị Kim nữa!
Tôi trợn mắt:
- Nhà gì mà toàn con gái không vậy!
- Còn thằng Tạo nữa chi! Thằng Tạo là em út.
Tôi nuốt nước bọt:
- Thế chị kế thằng Tạo tên gì?
Tôi tính đi đường vòng ai dè Lan Anh còn tinh quái hơn tôị Nó nhăn mũi:
- Anh muốn hỏi tên chị Quỳnh thì hỏi đại cho rồi, còn bày đặt hỏi chị kế thằng Tạo!
Bị Lan Anh nói trúng ngay tim đen, tôi đành cười khì. Té ra con nhỏ đó tên Quỳnh. Người dễ thương mà tên cũng dễ thương ác!
Qua Lan Anh, tôi biết gia đình bác Tám có ba người con gái và một đứa con trai . Quỳnh, mười lăm tuổi, học lớp chín, hết hè này lên lớp mười . Chị Kim lớn hơn tôi ba tuổi, nghỉ học mấy năm any, hiện đang bán ở tiệm thuốc tây, chung chỗ với dì tôi . Thằng Tạo, tám tuổi, học lớp ba . Còn nhỏ Trâm, cùng tuổi tôi, học lớp mười một. Trâm học trễ vì bị nghỉ học mấy năm trong thời gian bác Tám trai đi tù. Sau này, hỏi dượng Ba, tôi mới biết bác Tám trai hoạt động cách mạng bị bắt, ở tù mấy năm rồi được thả ra, bây giờ làm nghề mộc kiếm sống qua ngày .
Nói chung, gia đình bác Tám sống tương đối khó khăn. Bác Tám gái đi buôn hột vịt, mỗi tuần về miền Tây một lần. Hột vịt nửa bỏ sỉ, nửa bán lẻ. Phần bán lẻ do Trâm và Quỳnh phụ trách. Hàng ngày, hai chị em đi học một buổi, một buổi đẩy xe ra chợ ngồi bán hột vịt.
Nhớ lại chuyện khi nãy, tôi hỏi Lan Anh:
- Bộ chị Trâm ghét anh lắm hả ?
- Ai nói anh vậy ?
- Khi nãy anh ngủ anh nghe hai chị em nói chuyện.
- Ngủ mà nghe ?
- Anh ngủ mơ mơ màng màng.
Tôi không dám nói là tôi thức, nằm dỏng tai nghe trộm. Lan Anh hỏi :
- Chị Trâm nói sao ?
Tôi "méc":
- Chỉ tù anh thi rớt đại học.
- Trù saỏ - Nó lại hỏi .
- Chỉ nói chắc gì anh thi đậu!
- Nói vậy mà trù!
Thấy không ăn thu, tôi "méc" thêm:
- Chỉ còn kêu anh là "thằng chả".
Lan Anh cười :
- Tính chỉ vậy đó! — nhà kêu chỉ là con trai! Ngó vậy chứ chỉ tốt lắm!
Tôi hừ mũi ?
- "Thằng chả" mà tốt!
Lan Anh lườm tôi :
- Em méc chị Trâm cho coi!
Tôi nghinh mặt:
- Cho méc!
Tự nhiên nó reo lên:
- A, em biết rồi!
Tôi ngơ ngác:
- Biết cái gì?
- Biết anh chẳng khờ chút nào! Anh chỉ giả bộ khờ thôi!
Tôi cười hì hì. Thật ra tôi đâu có giả bộ khờ. Tôi khờ thật đấy chứ. Nhưng từ khi gặp Quỳnh, hình như đầu óc tôi sáng sủa ra được một chút.

 
T

thangngo113

Chương 6 nee`

Tối hôm sau, tôi định qua nhà bác Tám chơị Tôi vào ở nhà dì Ba đã gần một tuần mà chưa qua thăm hàng xóm, kể cũng tệ. Nhất là quan hệ giữa gia đình bác Tám với dì dượng tôi rất thân thiết. Hai bên chạy qua chạy lại như trong một nhà.
Nhà bác Tám kế vách nhà dì tôị Nhưng cửa nhà thì thụt vào sâu hơn, muốn vào nhà phải qua một khoảnh sân hẹp có cửa lướị Căn gác tôi ở nằm kế ngay trên khoảnh sân đó. Trước khi căn gác thuộc về tôi, tấm vách tiếp giáp với khoảnh sân đã bị thủng một lỗ to tướng, đủ để thò lọt hai đầụ Tôi phải nói rõ điều đó để đừng bạn nào nghĩ rằng tôi cố tình tạo ra lỗ thủng "kỳ diệu" đó. Dì tôi có dùng một tấm vải bạc để che chỗ đó nhưng chẳng ăn thua gì. Mỗi khi trời mưa gió, tấm vải bay phấp phới để lộ cả khoảng trờị Tất nhiên tôi không dại gì mà không khai thác ... tiềm năng của cái lỗ thủng đó. Trong thời gian sau này, thỉnh thoảng tôi vẫn thò đầu (nói chính xác là một phần tư cái đầu) qua cứ điểm chiến lược đó để ...quan sát đối phương.
Thật ra, sỡ dĩ tôi chưa qua thăm gia đình bác Tám một phần cũng vì tôi bận rộn. Hai ngày nay, dượng tôi phải nghỉ làm để chở tôi đến trường đại học xem thông báo tuyển sinh và chuẩn bị hồ sơ. Thời gian còn lại, tôi vùi đầu lo ôn thị Tôi cứ nghĩ, chuyện gì chứ chuyện qua chơi nhà bác Tám để chậm vài ngày cũng chẳng muộn. Nhưng kể từ trưa nay, tôi mới vỡ lẽ ra rằng đến nay mà chưa qua nhà bác Tám thì đã quá muộn rồị
Tôi định tối hôm sau qua chơi thì trưa hôm sau lại xảy ra một biến cố khiến cuộc viếng thăm dự định đó bị dời bến vô thời hạn.
Số là ăn cơm trưa xong, tôi rút lên gác, thay vì nằm ngủ ở đi-văng như thường lệ.
Lan Anh kêu tôi:
-- Sao anh không nằm ngủ dưới này cho mát ?
Tôi ấp úng:
-- À ...anh phải sắp xếp đồ đạc lại một chút.
-- Xì ! Ðồ đạc chẳng có bao nhiêu mà sắp xếp hoài !
May mà Lan Anh chỉ nói vậy thôi chứ không hỏi tiếp. Nó hỏi tới chắc tôi hết đường trả lờị
Thật ra tôi cũng muốn nghỉ trưa dưới nhà để mong gặp Quỳnh. Nhưng rủi Quỳnh không qua mà Trâm qua một mình chắc tôi chết. Tôi làm bộ làm tịch với Lan Anh vậy thôi chứ nói chuyện tay đôi với Trâm, chắc Trâm sẽ ăn thịt tôi mất.
Tôi ngồi trên gác, vừa thủ thế vừa lắng tai nghe động tĩnh. Giờ này nghĩ trưa, biết đâu Quỳnh chẳng qua chơi với Lan Anh. Nếu Quỳnh qua, tôi sẽ nhanh chóng tụt xuống khỏi gác chạy tới gật đầu chào Quỳnh hai cái, bù thêm cái thiếu sót hôm quạ
Nhưng tôi đợi dài cả cổ mà chẳng thấy gì. Hay là Quỳnh giận tôi hôm qua đã không đáp lại nụ cười làm quen của Quỳnh. Nếu quả vậy, thật đáng đời cho tôi, một tên vừa khờ vừa bất lịch sự hết chỗ nóị
Nghĩ ngợi lan man một hồi, tôi buồn tình đem đàn ra gảỵ Cây đàn mới tinh, mới mua mấy ngày, mấy hôm nay bận học tôi đâu có thèm rớ. Bữa nay tôi nhờ nó nói lên tiếng lòng của tôị
Tôi ư ử hát bài "Cô Láng Giềng" của Hoàng Quí. Tôi phục ông Hoàng Quí này quá xá. Làm sao ông ta biết được ngày hôm nay tôi ở kế nhà Quỳnh mà lại viết bản nhạc độc địa vậy không biết.
Ðể ngồi cho thoải mái hầu đem hết năng lực phục vụ nghệ thuật, tôi thõng hai chân xuống gác, đu đưa trong không khí. Giờ này dì dượng tôi đã đi làm, Lan Anh còn nhỏ, chưa đủ chiều cao, tôi khỏi phải sợ đạp trúng đầu aị
Tôi đang lim dim mắt, rống hết cỡ:
-- Cô láng giềng ơi, không biết còn nhớ đến tôi .....
Thì bỗng có ai đánh "bốp" một cái vào chân tôi khiến tôi giật nẩy ngườị
Tôi chưa kịp định thần xem thử có phải Quỳnh hay không thì một tiếng nói dõng dạc đã vang lên:
--Này, anh kia !
Tôi run bắn người, tưởng cảnh sát đi bắt quân dịch. Dòm lại, hóa ra Trâm.
Thấy nó đứng dưới đất chống nạnh dòm lên, tôi ơn ớn:
-- Dạ, có gì không ... chị ?
-- Bộ anh điên hả ?
Nó hỏi xách mé khiến tôi ngớ người ra, không biết đường nào trả lờị
Thấy tôi lúng túng, nó làm tới :
--Tại sao giữa trưa anh hò hét om sòm không cho ai ngủ hết vậy ?
Tôi hát mà nó dám kêu tôi hò hét, đúng là đồ ... con trai ! Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng tôi đành phải buông cây đàn xuống, miệng ấp úng :
-- Tôi ... xin lỗi ...
Thấy tôi có vẻ ... dễ dạy, Trâm cười cười bỏ đị
Ra tới cửa, nó còn đứng lại hỏi:
-- Nhà tôi có tới ba chị em gái, anh hát cô láng giềng là anh hát cho cô nào vậy ?
-- Ðâu có! Tôi hát chơi vậy thôi!
Tôi trả lời mà mặt đỏ rần tới mang taị May mà tôi ngồi trên gác nên Trâm không nhìn thấỵ Thật là xui tận mạng, tôi đã trốn lên gác rồi mà vẫn bị "sao quả tạ" chiếu !
Tôi chưa kịp hoàn hồn đã nghe tiếng Lan Anh cười hí hí dưới nhà. Tôi biết nó cười chọc quê tôi, nhưng đang ở thế hạ phong, tôi không dám gây sự với nó.
Nhưng, đúng như ông bà nói, hết cơn bĩ cực đến hồi thới lai! Tôi đang ngồi ủ rủ, đầu gục trên gối, thì bỗng nghe một tiếng gọi dịu dàng bên tai:
-- Anh Chương !
Vừa quay mặt lại, tim tôi bỗng nhói lên một cái: Quỳnh.
Ðúng là Quỳnh! Cô bé dễ thương đang đứng ở lưng chừng cầu thang, thò đầu lên gác và nhìn tôi bằng đôi mắt sâu thẳm, nửa bối rối nửa ái ngạị
Dường như sự mừng rỡ của tôi toát ra một cách lộ liễu trong ánh mắt nên bất giác Quỳnh cúi mặt xuống.
--Có chuyện gì vậy, Quỳnh ? - Tôi hỏị
-- Khi nãy chị Trâm nói gì anh vậy ? - Giọng Quỳnh buồn buồn.
Tôi chối phắt:
-- Chị Trâm có nói gì đâu !
Nhưng Quỳnh thừa biết tôi nói dốị Cô bé không hỏi nữa mà chỉ nói:
-- Anh đừng giận chị Trâm nghen ! Tính chỉ bộp bộp như vậy nhưng chẳng có ác ý gì đâu !
Tự nhiên tôi thấy thương Quỳnh quá. Tôi quả quyết:
-- Anh không giận chị Trâm đâu, Quỳnh đừng lo ! Trước nay anh chưa biết giận ai bao giờ !
Nói xong, tôi toát mồ hôi hột. Câu đầu thì có thể đúng nhưng câu sau rõ ràng là tôi nói dóc. Trước nay, tôi giận hàng tỉ ngườị
Nhưng Quỳnh không để ý tôi tới điều đó. Cô bé nhìn tôi bằng ánh mắt tin cậy:
-- Anh nói thật chứ ?
Tôi gật đầu đại:
-- Thật mà !
Sau khi được tôi bảo đảm, trước khi tụt xuống gác, Quỳnh còn cười với tôi một cái, dễ thương không thua gì hôm quạ Nhưng lần này rút kinh nghiệm, trước khi Quỳnh kịp cười thì tôi đã cười trước, sợ khi Quỳnh cười xong, tôi chưa kịp cười đáp lễ, Quỳnh đã tụt xuống đất mất tiêụ
Chính vì sự kiện tồi tệ đó mà mặc dù hứa với Quỳnh là không giận Trâm, tối đó tôi buộc phải hoãn lại chuyến viếng thăm gia đình bác Tám cho đến khi có ... quyết định mớị
 
T

thangngo113

Tiếp theo là phần 7

Cái "quyết định mới" đó nó đến một cách rất tình cờ.
Một trong những công việc đầu tiên của tôi ở cái đất Sài Gòn này là mua một chiếc xe đạp.
Có xe đạp, tôi mới có thể đi lòng vòng trong thành phố cho quen đường quen sá, rồi đi thi, thi đỗ lại còn phải đi học. Ðâu có thể bắt dượng tôi nghỉ làm để chở tôi đến trường hằng ngày được.
Tôi tính mua xe mới nhưng dượng tôi can. Dượng tôi bảo mua xe mới đắt tiền có khi lại gặp đồ dỏm, để mua từng bộ phận về ráp cho chắc ăn.
Hôm thì dượng tôi mua về cặp niềng, hôm thì cái pê-đan, hôm thì cái sườn xe, mỗi ngày một thứ.
Cái sườn xe cũ mèm, thoạt trông đã thấy ngứa con mắt, nhưng dượng tôi bảo ngó vậy chứ nó rất tốt, sườn mới ngoài tiệm không sánh được. Rồi dượng dúi vào tay tôi một lon sơn bảo tôi sơn lại sườn xẹ
Tôi ngồi cạo cho hết lớp sơn cũ mất đúng một buổị Xong tôi xoay trần ra, bắc đầu "tân trang" lại cái sườn.
Lần đầu tiên làm "thợ", trông tôi thật hách! Tôi hành nhỏ Lan Anh mệt xỉụ Chốc chốc tôi lại kêu:
-- Lan Anh ơi, châm giùm anh điếu thuốc !
-- Lan Anh ơi, rót cho anh cốc nước !
Nó chạy vô chạy ra, mặt nhăn như khỉ:
-- Bữa nay anh giống như một ông vua !
Tôi cười:
-- Tay anh dính đầy sơn, em không thấy sao ?
Nó vừa kê cốc nước vào miệng tôi vừa nhận xét:
-- Em chưa thấy ai như anh! Làm có chút xíu mà quẹt sơn đầy người!
-- Lát nữa anh lấy xăng chùi !
Cũng may tôi cởi trần chứ không tiêu đời cái áọ
Tôi sơn cái sườn xe cẩn thận như hồi nhỏ tập vẽ bản đồ. Tôi o bế từng nhát cọ, tính sơn thật đẹp, chiều khoe với dượng tôị
Ðâu đó xong xuôi, tôi phơi cái sườn xe trước sân cho mau khô. Chốc chốc tôi lại chạy ra ngắm "công trình" của mình. Dưới ánh nắng mặt trời, màu xanh dương lấp lánh trông thật đẹp. Tôi phục tôi quá xá. Giờ chỉ còn nhờ dượng tôi kẻ thêm vài đường chỉ trắng chạy dọc thân xe nữa thôị Thế là có thể gắn bánh vào, tra dĩa, lắp ghi-đông và yên tâm "phóc" lên yên!
Lần thứ ba ra thăm "công trình", tự nhiên tôi thấy có điều gì là lạ. Cái sườn xe bỗng dưng trông giống như con ngựa vằn!
Tôi bước lại gần và tái mặt khi nhìn thấy trên sườn xe hành chục vết xây xát, vết nào vết nấy to bằng ngón tay cáị Thế là tiêu ma cái "công trình" tim óc của tôi!
Tôi sửng sốt nhình quanh và chợt trông thấy thằng Tạọ Nó đang đi lững thững về nhà, trên tay vung vẩy một ngọn roị
Tôi liền đuổi theo và bắt gặp nó chỗ cửa lướị Thấy tôi, nó giấu biến cây roi ra sau lưng.
Tôi chìa tay ra, giọng hầm hầm:
-- Ðưa cây roi ra!
Nó khăng khăng không chịu đưạ Tôi vòng tay ra sau lưng nó giật lấy cây roị Cái thằng thật lì lợm, nó dùng cả hai tay giữ lấy cây roi, môi mím chặt. Tôi nổi sùng nghiến răng giật mạnh một cáị Thằng Tạo đành phải buông taỵ Nó khóc thét lên.
Mặc cho nó khóc, tôi đưa ngọn roi lên sát mắt và đúng như tôi nghĩ, ngọn roi loang lổ những vệt sơn. Ðích thị là nó đã dùng cây roi khốn kiếp này quệt vào cái sườn xẹ
Tôi ngẩng đầu lên tính hỏi tội nó nhưng tôi chưa kịp mở miệng đã thấy quai hàm cứng đơ. "Bà chằn" không biết xuất hiện từ lúc nào, đang đứng sau tấm cửa lưới lặng lẽ nhìn tôi bằng ánh mắt sắc như đaọ Vẫn dáng đứng hai tay chống nạnh với vẻ du côn muôn thuở.
Có lẽ tiếng khóc của thằng Tạo đã làm kinh động giấc ngủ của "bà chằn" trong hang sâu ! Tôi nghĩ thầm và bất giác lùi một bước theo ... bản năng sinh tồn!
Trâm hất mặt về phía tôi:
-- Anh ỷ lớn ăn hiếp con nít hả !
-- Tôi có làm gì nó đâu !
-- Không làm sao nó khóc ?
-- Tôi mượn cây roi ...
-- Anh mượn roi làm gì ?
Tôi khịt mũi:
-- Ðể coi thử ...
Trâm quắc mắt, hệt hai cái đèn pha:
-- Roi có gì mà coi ?
Tôi chìa cây roi ra:
-- Chị coi đây nè! Tôi sơn cái sườn xe cả buổi, thằng Tạo nó lấy cây roi này nó quệt hư hết trơn!
Trâm lạnh lùng:
-- Hư thì sơn lại!
Cái kiểu ăn nói ngang như cua của nó khiến tôi tức nghẹn họng:
-- Chị ... chị ...
Ðột nhiên Trâm cười toe:
-- Tôi bằng tuổi anh, anh đừng kêu tôi bằng chị!
Lần đầu tiên tôi thấy Trâm cười với tôị Và cũng lần đầu tiên tôi nghe nó nói được một câu đàng hoàng. Cơn giận trong tôi đã giảm được phân nửạ Tôi hỏi lại:
-- Vậy chứ kêu bằng gì ?
-- Kêu bằng tên thôi!
Trong khi tôi đực mặt ra thì Trâm hỏi tiếp:
-- Bộ anh giận tôi lắm hả ?
Tôi ấp úng:
-- Ðâu có.
Trâm lại cười:
-- Tôi hỏi chơi vậy thôi chứ con Quỳnh nó nói là anh không biết giận ai bao giờ.
Tôi giật thót, miệng ậm ừ cho qua:
-- Ừ ... ừ ...
Không để ý đến vẻ mặt sượng sùng của tôi, Trâm nói tiếp:
-- Tại tôi thấy bộ tịch anh khù khờ, tôi chọc chơi cho vuị Bữa nay trở đi tôi không ăn hiếp anh nữa đâu, nếu có cũng in ít thôi!
Nó chọc tôi, tôi rầu thúi ruột, vậy mà nó bảo cho vuị Nhưng nghe nó hứa sẽ bớt ăn hiếp tôi, tôi hơi mừng mừng. Vì vậy khi nghe nó rủ:
-- Tối nay anh qua nhà tôi chơi nghen!
Tôi gật đầu liền. Nếu Trâm không rủ, chẳng biết đến bao giờ tôi mới thực hiện được ý định của mình.
Nó còn "dụ khị" tôi:
-- Tối nay mẹ tôi làm kẹo đậu phộng, ngon lắm!
Tôi sáng mắt lên:
-- Tôi khoái kẹo đậu phộng lắm! Hồi nhỏ tôi ăn cắp, à không, tôi xin tiền mẹ tôi mua kẹo đậu phộng ăn hoài!
May mà tôi nói nhanh, giọng tôi lại hơi khó nghe, nên Trâm không nghe kịp, chứ nếu nó biết tôi hồi nhỏ hay ăn cắp tiền mẹ tôi, tôi chỉ có nước độn thổ. Nó chơi ác nó nói với Quỳnh nữa chắc tôi khăn gói về quê sớm.
Làm như Trâm đọc được ý nghĩ tôi hay sao, tự nhiên nó nhìn lên trời nói bâng quơ:
-- Giờ này con Quỳnh theo mẹ tôi đi giỗ rồi, tối mới về.
Trong khi Trâm còn đang nghiên cứu khí tượng trên trời, chưa kịp nhìn xuống đất, tôi len lén chuồn về nhà. Ðứng lại đó, nó nổi hứng nhắc lại chuyện "Cô láng giềng" bữa trước, chắc tôi xỉu!

 
T

thangngo113

Mọi người đọc chương 8 truyện Còn chút gì để nhớ

Lần đầu tiên qua nhà bác Tám, tôi không dám đi một mình. Dì tôi phải dắt tôi quạ Ði theo hộ tống tôi, còn có nhỏ Lan Anh.
Bác Tám trai lớn tuổi hơn dượng tôị Dượng tôi kêu bác bằng anh. Bác Tám gái lớn tuổi hơn dì tôị Dì tôi kêu bác bằng chị.
Bác trai làm nghề mộc, đi làm thuê cho người ta là chính, nét mặt rắn rỏi, tay chân gân guốc. Bác trai ít gần gủi với con cái bằng gác gáị Bác gái lo bán buôn, chợ búạ Phần bếp núc giao cho Trâm và Quỳnh. Thằng Tạo còn nhỏ, được đi chơi thả dàn. Chị Kim đi làm, được miễn việc nhà, khi rảnh rỗi được quyền nằm đọc tiểu thuyết. Sự phân công trong nhà đại khái như vậỵ
Hôm tôi qua, bác trai và bác gái tiếp đón niềm nở và thân mật. Sau khi hỏi chuyện học tập của tôi, và dặn tôi "thường xuyên qua chơi, muốn qua lúc nào cũng được", hai bác quay qua nói chuyện với dì tôị
Chính thức đón tiếp tôi là những nhân vật bằng vai phải lứạ Ngồi quanh cái bàn bày sẵn kẹo đậu phộng là chị Kim, Trâm, Quỳnh và tôị Lan Anh và thằng Tạo thì chạy tới chạy lui trong nhà, thỉng thoảng xề lại gần bàn nhón một miếng kẹo, miếng nào miếng nấy thật to, trông phát tức.
Dòm ba chị em, tôi âm thầm xếp hạng: Quỳnh số một, chị Kim số hai, Trâm số bạ Ðó là căn cứ theo bề ngoài, còn bề trong thì tôi chưa biết. Nhưng theo nhận định "khách quan" của tôi, có lẽ Quỳnh vẫn chiếm số một. Tôi nhớ lại buổi trưa hôm trước, Trâm trù ẻo tôi thi rớt, còn Quỳnh bênh tôi chằm chặp. Vả lại, người có nụ cười dễ thương như Quỳnh thì xét bề trong bề ngoài, tứ bề tám hướng, bề nào cũng nhất.
Chị Kim hỏi tôi:
-- Chương vô đây, tính thi vào trường nào chưa ?
-- Dạ, em tính thi vào sư phạm.
-- Chà, tính làm ông giáo hén! Chừng nào ra trường em về quê chị dạy đi! Quê chị thiếu thầy giáo dữ lắm!
Cái "quê chị" ở đây tức là Mỹ Tho, nơi bác gái vẫn đi đi về về buôn hột vịt. Gia đình bác Tám trước ở dưới, mới dời lên Sài Gòn được mười mấy năm naỵ Họ hàng của bác ở Mỹ Tho còn khá đông.
Chị Kim kêu tôi về dưới quê chị dạy học, chắc là thuận miệng nói chơi thôi nhưng tôi lại nghĩ khác. Tôi nghĩ "sâu sắc hơn: về Mỹ Tho dạy học, đương nhiên là phải "làm rể" ở đó! Chứ tôi quê ngoài Trung tự nhiên đâm đầu xuống Mỹ Tho làm chi! Sung sướng với viễn cảnh đó, tôi gật đầu liền:
-- Dạ, ra trường xong là em về đó liền!
Trâm ngồi bên cạnh tôi tằng hắng một tiếng làm tôi hết hồn. Tôi tưởng nó định nói "Chắc gì thằng chả thi đậu" như bữa trước. Nhưng không, lần này nó nói nhẹ hơn:
-- Tướng anh làm thầy giáo, học trò sức mấy mà sợ!
Quỳnh từ nãy đến giờ lo ăn kẹo, không nói tiê'ng nào, thỉng thoảng cười với tôi một cái bằng ... mắt, bây giờ thấy tính mạng tôi đang bị đe dọa, liền lên tiếng:
-- Học trò dữ như chị mới không sợ thầy chứ học trò nào lại không sợ!
Trâm cười tỉnh:
-- Mày đừng có nói oan cho tao! Tao mà dữ! Tao hiền thấy mồ!
Rồi Trâm quay qua tôi:
-- Phải không anh Chương ?
Nó hỏi kiểu đó, tôi đành phải gật đầụ
Trâm ngó Quỳnh, cười hích hích:
-- Thấy chưa!
Chị Kim nói:
-- Con Trâm bắt chẹt người ta trắng trợn quá! Em phải cảnh giác với nó nghe Chương!
Tôi ngồi cười cười, không nói gì. Xa nhà, nhớ mẹ, nhớ quê, nhớ bạn bè, bây giờ ngồi giữa một gia đình ấm cúng, nhìn mấy chị em cười đùa vui vẻ, lòng tôi cũng đỡ cô đơn.
Tôi ngồi nói chuyện với ba chị em Quỳnh khá lâụ Ðến khi mấy dĩa bánh trên bàn đã hết sạch, cả bình trà cũng không còn một giọt, tôi đứng dậy cáo từ. Lúc này ba mẹ Quỳnh đã đi ngủ. Dì tôi và Lan Anh cũng đã về tự hồi nàọ
Trâm và Quỳnh tiễn tôi ra tới tận chỗ cửa lướị Khi Trâm vừa quay vào, Quỳnh đột ngột dúi vào tay tôi một gói giấy nhỏ:
-- Cho anh đó !
Tôi sững sờ chưa kịp hỏi thì Quỳnh chạy vụt vào nhà. Có lẽ trong một thoáng, cô bé cảm thấy mắc cỡ về hành động của mình.
Gói giấy nóng hổi trong lòng tay tôi như một con chim non. Tôi đứng lặng trước hiên có đến mười phút để tận hưởng niềm vui bất ngờ đó.
Vào nhà, tôi rón rén tre1o lên gác và hồi hộp mở gói giấy rạ Một chiếc bánh. Một chiếc bánh xinh xắn. Chắc là hồi chiều đi ăn giỗ, Quỳnh đã thó chiếc bánh để dành tặng tôị
Chiếc bánh xanh xanh đỏ đỏ nom thật hấp dẫn, nửa khuya đói bụng, tôi đã tính "giải quyết" gọn cho rồi nhưng cuối cùng tôi dằn lòng được. Ðằng nào đây cũng là tặng vật của Quỳnh, cô bé phải cất công mang từ "phương xa" về cho tôị Tôi phải coi nó như một món ăn ... tình cảm chứ đâu có thể xơi tái nó như chiếc bánh mua ngoài chợ được.
Nghĩ vậy, tôi đành nuốt nược bọt đặt chiếc bánh trên giá sách, chỗ trang trọng nhất. Tôi sẽ không ăn, tôi sẽ bảo quản nó như bảo quản trái tim tôi, để mỗi ngày nhìn thấy nó, tôi sẽ nhớ đến Quỳnh và nhớ rằng Quỳnh luôn nghĩ đến tôi, kể cả lúc ... ăn giỗ. Chiếc bánh sẽ nằm ở đó, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trang trọng và thiêng liêng, bất diệt và gợi nhớ như một biểu tượng đầy ý nghĩạ
Tôi ngồi chiêm ngưỡng "món ăn tình cảm" của mình một cách ngây ngất, đầu óc tưởng tượng lung tung rồi ngủ thiếp đi lúc nào không haỵ
Sáng hôm sau, vừa mở mắt ra tôi đã ngóc đầu dậy dòm lên giá sách. "Kỷ vật" của Quỳnh chuột tha mất tiêụ
Tôi thẫn thờ suốt cả buổi sánh, trong lòng giận mấy con chuột kinh khủng. Nỡ nào thừa lúc tôi ngủ bọn chúng lại xơi mất "món ăn tình cảm" của tôị Phải chi tôi có thể hóa thành mèo, tôi sẽ thộp cổ cái bọn vô giáo dục đó, dạy cho chúng biết rằng bánh không phải lúc nào cũng dùng để ăn mà có khi còn dùng để biểu lộ một tình cảm khó nói nào đó. Có phải vậy không Quỳnh ?

 
H

hello114day

eo ơi sao mà chán dzậy trời nhạt quá :(( đọc buồn ngủ ghê :p tốt cho ban đêm đấy !!!
 
T

thangngo113

Đọc chương 9 thôi

Kể từ bữa đó, tôi qua chơi nhà bác Tám khá thường xuyên. Chẳng bao lâu tôi nghiễm nhiên thành một người thân trong gia đình.
Trâm đã giữ lời hứạ Nó bớt ăn hiếp tôi hơn. Thỉnh thoảng tôi mới bị nó sai vặt.
Nếu khi đang ngồi học bài trên gác, tôi nghe nó kêu om sòm ngoài cửa:
-- Anh Chương ơi anh Chương !
Tôi thò đầu xuống:
-- Gì vậy Trâm ?
-- Anh đang làm gì đó ?
-- Học bàị
Nó ra lệnh:
-- Anh đem sách vở qua nhà tôi ngồi học rồi trông nhà cho tôi đi chợ chút ! Nhà tôi đi hết trọi rồi!
Thế là tôi phải lồm cồm leo xuống khỏi gác, đi trông nhà cho nó.
Có những ngày Lan Anh theo dì tôi ra chơi ngoài tiệm thuốc tây, buổi trưa tôi phải tự mình thổi cơm.
Một hôm, Quỳnh qua chơi, thấy tôi lui cui nhóm bếp, khói bay mù mịt, nước mắt ròng ròng, liền hỏi:
-- Chứ Lan Anh đâu rồi ?
Tôi nhấp nháp cặp mắt cay xè:
-- Nó đi chơi ngoài tiệm thuốc, trưa không về.
Quỳnh níu tay tôi:
-- Vậy anh qua ăn cơm với tụi em đi!
Ðang đói bụng, tôi chịu liền. Lại khỏi đánh vật với mấy thanh củi chết tiệt, lử đâu không thấy, chỉ thấy toàn khói!
Buổi trưa ở nhà bác Tám chỉ có Trâm, Quỳnh và Tạọ Không có người lớn, tôi ăn liền tù tì một hơi bốn bát cơm. Nhưng tôi chưa kịp nuốt xong miếng cuối cùng, Trâm đã "phân công":
-- Lát nữa, anh Chương rửa chén nghen!
Không lẽ từ chối, tôi đành gật đầu, miếng cơm trong miệng đắng nghét.
Quỳnh liếc Trâm:
-- Chị chỉ giỏi tài ăn hiếp anh Chương !
Trâm rụt cổ:
-- Tao đâu có ăn hiếp! Không tin mày hỏi ảnh coi!
Tôi ngó Quỳnh:
-- Ðể lát anh rửa cho! Ba cái chén ăn nhằm gì! Hồi nhỏ anh rửa hoài!
Nói xong, tôi giật thót người vì cái thói ba hoa của mình. Quỳnh cười:
-- Nói vậy chứ anh để em rửa !
Tôi không chịu:
-- Anh rửạ
Quỳnh giảng hòa:
-- Thôi, anh và em rửa!
Tôi chưa kịp nói đồng ý thì cái đầu đã gật rồị Thú thật là tôi chưa ai trên đời thông minh sáng tạo như Quỳnh. Lúc rửa chén, vì cứ ngồi nghĩ mãi đến cái "thông minh sáng tạo" đó, tôi tuột tay đánh rơi cái dĩa xuống sàn nhà kêu "xoảng" một tiếng, nghe bắt lạnh xương sống.
Trong khi Quỳnh cười khúch khích thì tôi điếng hồn ra sau lưng. Từ trên giường, không biết Trâm tót xuống đất hồi nào và đang đứng chống nạnh giữa nhà.
-- Anh có biết cái dĩa đó bao nhiêu tiền không ? - Giọng Trâm lạnh như băng.
Tôi đỏ mặt vì ngượng:
-- Không biết! Chắc khoảng, năm, sáu trăm, để tôi mua đền.
Ðột nhiên Trâm đổi giọng, nó cười hì hì:
-- Cái dĩa có hai chục bạc hà! Anh khỏi đền, mai mốt qua phụ rửa chén cho chị em tôi là được rồị
Tôi thở phàọ Nó nói nó bớt ăn hiếp tôi nhưng nó hù kiểu đó chắc có ngày tôi đứng tim tôi chết.
Tối đó, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng gõ cộp cộp vào vách phía nhà bác Tám. Lúc này khoảng mười giờ, dì dượng tôi và Lan Anh đã ngủ, nhà dưới tắt đèn tối om, cửa khóa chặt.
Thoạt đầu, không để ý, tôi cứ ngồi tĩnh. Lát sau, lại nghe tiếng gõ vang lên. Tôi thận trọng bò lại sát vách. Phát hiện Quỳnh đang đứng dưới khoảnh sân, trái tim tôi như muốn rớt ra khỏi lồng ngực.
Cô bé vẫn chưa thấy tôi, lại tiếp tục gõ vào vách.
Tôi kêu khẽ:
-- Quỳnh !
Quỳnh giật mình ngó lên. Thấy tôi, Quỳnh nở một nụ cười thật tươị
-- Em kêu anh hả ? - Tôi hỏi, giọng hồi hộp.
Quỳnh giơ cao hai cục gì đó trăng trắng:
-- Cho anh cái này nè !
-- Gì vậy ?
-- Yaourt.
-- — đâu vậy ?
-- Mua chứ đâu ! Em với chị Trâm đi chơi về, mua cho anh đó !
Tôi cười:
-- Thưởng công anh rửa chén hồi trưa hả ?
Quỳnh chun mủi:
-- Anh làm bể dĩa, không phạt anh là may chứ ở đó mà thưởng !
Tôi thò tay qua lỗ hổng nhưng làm sao với tới hũ yaourt.
-- Anh không lấy tới đâu! - Quỳnh nói - Phải kiếm sợi dây !
Tôi nhìn quanh căn gác, không thấy một sợi dây nào có thể giúp tôi được. Chợt tôi nghĩ ra một cách. Tôi tháo nguyên cái mùng, thòng một đầu dây xuống.
Sợi dây ngắn, đầu dây vẫn còn cách tầm tay Quỳnh khoảng bốn tấc. Tôi đành phải tuồn thêm một phần cái mùng qua lỗ hổng cho sợi dây dài thêm rạ
Quỳnh ngạc nhiên:
-- Cái gì trên kia vậy ?
-- Cái mùng.
Quỳnh vừa cột hai hũ yaourt vừa cười khúch khích.
Lát sau, Quỳnh giật sợi dây:
-- Xong rồi, anh kéo lên đi ! Em vô nhà đây !
-- Cám ơn Quỳnh nghen !
Vừa nói tôi vừa thận trọng kéo hai hũ yaourt lên.
Tôi cầm hai hũ yaourt trong tay, quay lại bàn học, tính mở sợi dây rạ Bỗng tôi sững người khi thấy một cặp mắt đang nhìn tôi một cách kỳ dị. Không biết tự hồi nào, Lan Anh đứng thò đầu lên gác lặng lẽ quan sát những hành động quái gở của tôị
Nó ngơ ngác hỏi:
-- Anh thò cái mùng ra ngoài chi vậy ?
Tôi trả lời bằng cách một tay cầm sợi dây mùng, còn tay kia buông rạ Hai hũ yaourt treo toòng teng trong khoảng không.
Lan Anh reo khẽ:
-- Hay quá hén ! Anh "câu" nó ở đâu vậy ?
Tôi ưỡn ngực:
-- Chị Quỳnh mua cho anh !
Lan Anh chớp mắt:
-- Chỉ đứng ở dưới sân phải không ?
-- Ừ.
Lan Anh có vẻ khoái trò "câu cá" này lắm. Nó gạ tôi:
-- Hôm nào chỉ kêu anh, anh để em "câu" giùm cho nghen !
-- Ừ.
Nói xong, tôi bỗng giật mình;
-- Sao em biết chị Quỳnh kêu anh ?
Nó rùn cổ:
-- Sao không biết ! Em nằm chưa kịp ngủ bỗng nghe tiếng gõ cộp cộp, lát sau có tiếng nói chuyện đâu trên nàỵ Thế là em leo lên coi thử chuyện gì.
Hóa ra là vậỵ Tôi tháo sợi dây, đưa cho nó một hũ yaourt:
-- Em ăn đi ! Em hũ, anh hũ !
Lan Anh tụt xuống đất đi lấy muỗng rồi leo lên ngồi cạnh tôị Hai anh em vừa ăn vừa rù rì nói chuyện.
Xưa nay tôi không ăn được các món có mùi sữạ Yaourt tôi lại ghét nhất hạng. Vậy mà lúc này tôi ăn từng muỗng một cách ngon lành. Bởi đó là tặng vật của Quỳnh. Ðáng lẽ tôi phải xếp hai hũ yaourt này vào loại ... món ăn tình cảm, chỉ để trưng bày chứ không được ăn. Nhưng khổ một nỗi, tôi tình cảm chứ mấy con chuột ******** kia đâu có tình cảm. Tôi trưng ra một cái, mấy hũ yaourt lập tức chạy theo cái bánh bữa nọ liền !

 
T

thangngo113

Chương 10 ...

Hôm đi thi đại học, đề bài hỏi năm câu, tôi trả lời được bốn câu rưỡị Trên đường về, bụng tôi cứ thấp tha thấp thỏm. Dự thi tới một ngàn hai trăm thí sinh, nhà trường chỉ tuyển có năm mươi mống, tôi không lo sao được!
Dì tôi trấn an tôi:
- Cháu đừng lo ! Cháu làm được bốn câu rưỡi, biết đâu mấy đứa khác chỉ làm được ba câu rười, bốn câu thì sao !
Tôi cũng mong mọi chuyện xảy ra đúng như dì tôi nóị Tôi khờ, biết đâu có người khờ hơn!
Nghĩ thì nghĩ vậy, lòng tôi cũng chẵng vui vẻ hơn chút nàọ Thấy tôi buồn buồn, Trâm hỏi:
- Mấy bữa nay anh làm sao vậy ? Bộ đi thi làm bài không được hả ?
Tôi chối phắt:
- Đâu có ! Tại mấy bữa nay tôi nhớ nhà !
Trâm nheo mắt:
- Con trai gì mà yếu xìu vậy !
Tôi cười cười không đáp. Chẳng thà để nó chê tôi "yếu xìu" vì nhớ nhà còn hơn để nó biết tôi sợ thi rớt.
Với Quỳnh thì tôi chẳng giấu chút gì.
Khi Quỳnh hỏi:
- Anh đi thi làm bài được không ?
Tôi thở dài:
- Người ta ra năm câu, anh làm được có bốn câu rưỡị
Quỳnh khen tôi:
- Vậy là giỏi quá rồi còn gì ! Gặp em, em làm chẳng được câu nào !
Nghe Quỳnh khen, tôi vừa thinh thích vừa buồn cườị Quỳnh học lớp chín, đi thi đại học làm không được câu nào là chuyện đương nhiên, sánh với tôi sao được mà sánh !
Rồi chừng thấy tôi không được vui cho lắm, Quỳnh lại rủ:
- Chủ nhật này, anh đi Nhà Bè chơi đi !
- Đi với ai ?
- Đi với em, chị Trâm và chị Kim.
- Nhà ai ở bên đó vậy ? - Tôi lại hỏị
- Nhà dì Tư em.
Tôi tính nhẩm trong đầu: nhà Quỳnh có hai chiếc xe đạp, chiếc của tôi nữa là ba, bốn người mà đi ba chiếc, hẳn tôi phải chở một ngườị Chở ai đây ?
Tôi làm bộ đần độn:
- Bốn người mà có ba chiếc xe, làm sao đi cho đủ ?
- Sao anh ngây thơ quá vậy ? Thì chị Kim chạy một chiếc, chị Trâm một chiếc, còn một chiếc anh chở em !
Trời ơi, cái câu tôi thấy khó nói ác liệt vậy mà Quỳnh nói nghe dễ ợt, nghe cứ tự nhiên như không ! Mai mốt gặp Quỳnh những câu kho khó như vậy, chắc tôi phải nhờ Quỳnh nói giùm tôị
Tưởng là mọi chuyện thuận buồm xuôi gió, ai dè sáng chủ nhật tôi vừa dắt xe ra, Lan Anh lại nằng nặc đòi đi theọ Nó đi theo cũng chẵng chết ai, càng thêm vui, ngặt vì nó cứ ra rả cái "điệp khúc":
- Anh Chương chở em đi với nghen !
Khiến tôi tức lộn ruột. Anh Chương chở em đi thì lấy ai chở chị Quỳnh hở em ?
Tôi than thầm một câu thống thiết. Tuy nhiên ngoài mặt tôi vẫn làm bộ tỉnh, thậm chí tôi còn nhe răng cười ruồi một cáị
Chị Kim nhìn tôi:
- Chương cho nó đi theo cho vuị
Tôi đang phân vân chưa biết tính sao, Trâm đã nhanh chóng phân công:
- Tôi chở con Quỳnh, anh Chương chở nhỏ Lan Anh, bà Kim già rồi được quyền chạy một mình !
Tôi chưa kịp hó hé, nó đã hô:
- Thôi khởi hành ! Trễ giờ rồi !
Thế là mọi người lục tục lên yên. Quỳnh ngồi sau lưng Trâm, quay sang tôi cười một cái, không biết là có phải để chia buồn cùng tôi ! Tôi cười hết muốn nổi nhưng để đáp lại, tôi ráng nhe răng, cười như khỉ. Còn Trâm thì phớt tỉnh, nó khuýnh tay, dân bàn đạp, dẫn đầụ Chị Kim đi giữa, sau cùng là tôị
Lan Anh nhẹ tênh mà tôi cảm giác như chở một hòn núị Đầu óc trống rỗng, tôi chạy tà tà chẳng chút hào hứng.
Tới Ngã Bảy, thình ***h Trâm ngừng xe lạị
Chị Kim trờ tới hỏi:
- Gì vậy ?
Trâm tặc lưỡi:
- Con Quỳnh nặng quá, qua anh Chương chở đi ! Tôi chở nhỏ Lan Anh, khỏe hơn !
Vừa nói, Trâm vừa nháy mắt với tôị Tôi đỏ mặt ngó lơ chỗ khác.
Tới lúc đó, tôi mới biết Trâm là một đứa rất dễ thương. Hóa ra nó đã biết tình cảm của tôi từ lâụ Khi nãy nó cố tình phân công trái "nguyện vọng" của tôi chắc là để chọc tôi "cho vui", nói theo kiểu của nó.
Quỳnh nặng gần gấp đôi Lan Anh mà sao từ khi Quỳnh qua ngồi sau lưng tôi, chiếc xe bỗng nhẹ hẫng, lúc nào cũng như muốn bay tuốt lên mâỵ
Tôi không biết Nhà Bè nằm ở đâụ Hồi nhỏ nghe câu hát:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về !
Tôi đã khoái Nhà Bè. Bây giờ có Quỳnh ngồi sau lưng, tôi càng khoái Nhà Bè gấp bộị
Tôi đoán chừng Nhà Bè ở xa lắm. Xe ra tới ngoại ô rồi mà chị Kim bảo còn đi nữạ Cứ xa nữa đi, Nhà Bè ơi ! Xa tha hồ, xa mặc sức, để tôi có thể chở Quỳnh đi đến cuối đất cùng trời !
Nhưng dường như Quỳnh không tin vào khả năng đi dến "cuối đất cùng trời" của tôi cho lắm, cô bé ngồi phía sau cứ hỏi cầm chừng:
- Anh Chương mệt chưa ?
Tôi vừa thở hổn hển vừa đáp:
- Chưạ
Vạt áo đẫm mồ hôi sau lưng tôi hình như đang nói điều ngược lạị Cho nên Quỳnh lại lên tiếng:
- Khi nào anh mệt thì ngừng lại, em qua ngồi xe chị Kim.
Tôi khăng khăng:
- Anh đã bảo chưa mệt mà !
Nói xong, tôi cong lưng nhấn mạnh bàn đạp. Chiếc xe chạy vù vù. Tôi phải chứng minh cho Quỳnh thấy lời nói của tôi lúc nào cũng đi đôi với việc làm.
Đột nhiên, Quỳnh đập khẽ vào lưng tôi:
- Anh ngừng lại đi !
Tôi bặm môi đạp riết, miệng gầm gừ:
- Anh đã bảo là anh chưa mệt kia mà !
Quỳnh lại giật áo tôi:
- Không phải ! Anh ngừng lại em nói cái này cho nghe !
Tôi thắng xe cái "rét" và quay đầu lại:
- Có chuyện gì vậy ?
- Anh quanh xe lại chỗ khi nãy đi !
Bỏ mặc chị Kim và Trâm đi tà tà phía trước, tôi quay xe chở Quỳnh đi ngược lại hướng cũ.
Đi dược một đoạn, Quỳnh lại bảo:
- Ngừng lại đi !
Tôi ngừng xe lạị
Quỳnh hỏi:
- Anh thấy gì không ?
Tôi dòm dáo dác:
- Thấy gì đâu ?
Quỳnh chỉ tay vào khu vườn bên kia đường:
- Cây sứ kia kìa !
Tôi nheo mắt dòm cây sứ, giọng khi dể:
- Thì cây sứ chứ sao ! Ngoài quê anh thiếu gì !
Quỳnh dậm chân:
- Nhưng mà anh có thấy chùm hoa trên kia không ?
Tới đây, tôi bắt đầu hiểu ra:
- Em muốn anh hái xuống cho em chứ gì ?
Quỳnh cườị
Tôi áp tay lên ngực, thở một hơi dài:
- Hái hoa thì nói đại là hái hoa ngay từ đầu ! Em làm anh hồi hộp muốn đứng tim !
Quỳnh dẩu môi:
- Em kêu anh ngừng lại, ai bảo anh cong lưng chạy thục mạng chi !
Giao xe cho Quỳnh giữ, tôi nhanh nhẹn băng qua đường.
Cây sứ nằm trong một khu vườn rộng bao quanh một căn nhà cửa đóng im lìm. Chắc là chủ nhân đi vắng. Hai cánh cổng được khóa bằng dây xích. Rào quanh khu vườn là một hàng duối xanh um.
Tôi loay hoay một hồi mới vẹt được một lỗ hổng, lồm cồm chui vàọ Nhà này không nuôi chó. Nếu có, chúng đã xé xác tôi tự đời nàọ
Tới gốc sứ, tôi cặm cụi trèo lên. Chùm hoa mọc tít trên caọ Cành sứ dòn, dễ gãy, tôi đặt chân một cách thận trọng. Trèo không khéo té lộn đầu xuống đất như chơị
Trèo được nửa chừng, tôi dòm sang bên kia đường, thấy Quỳnh đang ngó sang. Cô bé vỗ tay động viên tôị Tôi càng khoái chí trèo nhanh như sóc.
Bẻ được chùm hoa, tôi hí hửng ngậm ngang miệng. Nhưng tôi chưa kịp tụt xuống bỗng nghe tiếng xe máy nổ ầm ầm trước cổng. Tôi điếng hồn khi nhận ra đó là một cặp vợ chồng đứng tuổi, chắc là chủ nhân căn nhà.
Người vợ bước lại mở cổng, người chồng dắt xe vào, không ai nhìn thấy tôi đang đeo toòng teo trên câỵ
Đinh ninh thoát nạn, chờ hai vợ chồng vừa qua khỏi, tôi vội vã tụt xuống đất.
Nào ngờ nghe tiếng sột soạt, người vợ quay lạị Nhác thấy tôi, bà ta hốt hoảng la lên:
- Ối trời ơi ! Ăn trộm !
Người chồng nhanh chóng bật chống xe đánh "tách" một cái và nhảy bổ lại phía tôi:
- Đứng lại ! Đứng lại !
Tôi đứng chôn chân tại chỗ, mặt xanh lè. Không hiểu sao ngay lúc đó tôi chẳng có ý định chạy trốn.
Người chồng bóp chặt vai tôi:
- Cậu là ai ? Cậu ăn trộm gì đây ?
Nếu lúc đó, tôi cố tình vùng ra, tôi đã vùng ra được và chạy thoát. Nhưng còn kẹt Quỳnh ở ngoàị Vả lại, tôi không muốn mang tiếng là ăn trộm. Do đó, tôi cố thanh minh:
- Cháu không phải là ăn trộm.
- Chứ cậu vào đây làm gì ?
Tôi ngượng ngịu chỉ chùm hoa sứ rơi dưới đất:
- Chái hái cái nàỵ
Nét mặt người chồng dãn ra, trông có vẻ nhẹ nhõm hơn khi nãỵ Tuy nhiên, ông ta vẫn bình luận một câu độc địa:
- Vậy cũng có khác gì ăn trộm !
Tôi đỏ bừng mặt vì xấu hổ.
Người vợ chỉ tay ra đường:
- Cậu đi với cô bé kia phải không ?
Tôi ngó rạ Quỳnh đã dẫn xe qua bên này đường tự lúc nàọ Cô bé đang đứng sát cổng, tôi thút thít:
Tôi gật đầu:
- Em cháu đó ! Nó kêu cháu hái chùm hoa này cho nó !
Người vợ hất đầu:
- Thôi, cậu đi đi !
Tôi cúi xuống nhặt chùm hoa sứ đưa cho bà ta:
- Cháu trả !
Người vợ mỉm cười:
- Tặng cậu đó ! Nhưng lần sau nhớ không được chui vào vườn người ta khi chủ nhân đi vắng nghe chưa !
Tôi cầm chùm hoa lầm lũi đi rạ
Quỳnh vẫn còn khóc. Cô bé ngước nhìn tôi bằng đôi mắt ướt:
- Người ta không làm gì anh chứ ?
- Không làm gì hết ! Người ta chỉ mắng anh thôi !
Vừa nói, tôi vừa đưa chùm hoa cho Quỳnh.
- Em hết thích chùm hoa này rồi !
Tôi trố mắt :
- Sao kỳ vậy ?
Quỳnh sụt sịt:
- Tại nó mà anh bị mắng !
Tôi mỉm cười:
- Ăn nhằm gì chuyện đó ! Hồi nhỏ anh bị ...
Đang nói, tôi tốp lại kịp. Chút xíu nữa là tôi khoe hết thành tích bất hảo với Quỳnh.
Cắm chùm hoa lên giỏ xe đằng trước, tôi chở Quỳnh phóng hết tốc lực. Giờ này chắc Trâm và chị Kim đã đi xa lắm rồị
Chạy được một lát, tôi đã thấy hau người đứng đợi bên đường.
Thấy tôi xuất hiện, chị Kim hỏi:
- Chương bị pan xe hả ?
Tôi lắc đầu chưa kịp trả lời đã nghe tiếng Quỳnh thút thít sau lưng. Cô bé khóc dai dễ sợ.
Trâm ngó Quỳnh:
- Làm gì khóc vậy ? Anh Chương ăn hiếp mày phải không ?
Quỳnh tấm tức:
- Chút xíu nữa là người ta bắt mất anh Chương !
Trâm liếc tôi:
- Sao vậy ? Bộ anh đi ăn trộm hả ?
Nó nói chơi mà trúng phóc. Tôi đành phải sượng sùng kể lại câu chuyện khi nãỵ
Lan Anh cười hích hích, nó dọa tôi:
- Em về méc mẹ anh Chương đi ăn trộm bị người ta bắt !
Tôi nháy mắt với nó:
- Tại chị Quỳnh chứ bộ !
Chị Kim bảo:
- Con Quỳnh là chúa xúi bậy ! Mai mốt Chương đừng thèm nghe lời nó !
Trâm quay sang Quỳnh:
- Thôi, đừng lè nhè nữa ! Người ta dễ chứ gặp tao, tao nhốt anh Chương, bắt rửa chén đúng một tuần mới thả !
Xuống tới nhà dì Tư, mắt Quỳnh vẫn còn đỏ. Cho đến khi tôi trèo lên cây mận sau nhà (lại trèo cây!) hái từng chùm trái đỏ au, chín mọng liệng xuống cho Quỳnh chụp, lúc đó gương mặt cô bé mới bắt đầu tươi lên.
 
T

thangngo113

Post tiếp phần 11 cho các bạn đọc đây

Trong số một ngàn hai trăm thí sinh đi thi bữa trước, rớt mất một ngàn. Tôi may mắn nằm trong số hai trăm người còn lại .
Hôm tôi về báo kết quả, dì tôi mừng lắm. Dì nói :
- Để dì đánh điện báo cho mẹ cháu biết !
Tôi can :
- Khoan đã, dì ! Còn phải thi vấn đáp nữa ! Qua được vòng này mới tính là đậu .
Nói vậy chứ trong lòng tôi rất hy vọng. Dù sao chen chúc giữa hai trăm người cũng dễ thở hơn chen chúc với cả ngàn người ..
Tôi vui, Lan Anh cũng vui lây . Cả Trâm, Quỳnh cũng vậy .
Để giúp tôi "yên tâm" học bài chuẩn bị vượt qua kỳ thi quyết định, Lan Anh tỏ ra "phục vụ" tôi một cách sốt sắng. Suốt ngày tôi ngồi học một chỗ và sai nó chạy lòng vòng. Thuốc lá. Diêm quyẹt. Cà phê sữa . Trà, kẹo, Yaourt. (Danh mục ăn uống của tôi mới bổ sung thêm "món ăn tình cảm" yaourt). Lan Anh chạy khờ người . Nhưng nó không kêu tôi "giống ông vua" nữa . Nó chỉ mong tôi thi đậu .
Trâm và Quỳnh cũng ít qua chơi hơn. Tôi hỏi thì Lan Anh cho biết Trâm và Quỳnh muốn giữ yên tĩnh cho tôi ôn thi . Điều đó làm tôi buồn mất mấy ngày . Quỳnh đâu có biết khi Quỳnh qua chơi tôi học bài mau thuộc hơn là lúc ... học trong yên tĩnh ! Nhưng mà thôi, dù sao thì ngày thi cũng đang đến gần.
Sáng hôm tôi đi thi, dì tôi "bồi dưỡng" tôi một tô phở thật to . Quỳnh chạy qua "tiễn tôi lên đường" cũng được "ké" một tô . Tôi bắt chước Quỳnh, bẻ bánh mì bỏ vào tô phở, húp sì sụp. Xuất hành gặp đàn bà, ai cũng bảo là xui . Riêng tôi thì ngược lại, sáng sớm mở mắt ra đã gặp Quỳnh, tôi cho là hên hết biết !
Tới trường, tôi thấy mọi người đứng lố nhố ngoài hành lang. Thi vấn đáp, ban giám khảo kêu từng tên người một.
Trong khi chờ tới lượt mình, tôi ngồi bệt xuống trước hiên, lật sách ra xem lại . Lo thì xem vậy thôi, chứ lúc này tôi chẳng còn đầu óc nào nhét thêm lấy nửa chữ.
Ngồi kế bên tôi là một con nhỏ tóc xù, mang kiếng cận. Nó ăn mặc trông rất chướng. Quần tây ống chật bó sát hai chân, áo sơ mi rộng thùng thình dài gần tới gối . Thú thật là trông nó ngồ ngộ, tôi có liếc trộm một cái . Gương mặt nó khá đẹp, thanh tú. Mũi thẳng, hơi Tây một chút. Nhưng mái tóc của nó khiến tôi phát rét, không dám nhìn lâu .
Nó không biết tôi "rét" nó nên nó lấy đầu gối nó cụng đầu gối tôi một cái:
- Bộ ở nhà ông không chịu học bài sao tới đây ngồi học ?
Tôi xoa xoa đầu gối, đáp:
- Đâu có ! Ở nhà tôi vẫn học, giờ xem lại cho nhớ !
Nó nhún vai:
- Giờ này làm sao nhớ nổi !
Nó đúng là nhà tâm lý. Tôi thở dài thú nhận:
- Ừ, tôi xem mà chẳng nhớ được chữ nào !
- Vậy đừng xem nữa !
Nó góp ý mà như ra lệnh. Nghe lời nó, tôi gấp sách lại .
Thấy tôi là người dễ nghe lời xúi bậy của phụ nữ, nó khoái lắm, làm quen tiếp:
- Ông ở ngoài Trung mới vào phải không ?
- Ừ.
Nó gật gù:
- Nghe cái giọng nặng chịch của ông là tôi biết liền !
Con nhỏ này kỳ cục ! Tôi trạc tuổi nó mà nó cứ kêu bằng "ông", nghe chướng chướng thế nào ! Nhưng tôi nghĩ trong bụng chứ không dám nói ra . Bộ tịch và cung cách ăn nói của nó không cho phép tôi cãi lại một điều gì. Đời tôi gặp một người như Trâm đã mệt, nay lại thêm cô bạn mới này chắc sắp sửa xẹp lép như quả bong bóng xì. Bất giác tôi buông một tiếng thở dài .
Nó liếc tôi:
- Có gì đâu mà ông lo dữ vậy ?
Chẳng lẽ tôi nói với nó là không phải tôi lo chuyện thi cử mà lo bị nó ăn hiếp. Tôi đành hỏi lảng sang chuyện khác:
- Chắc chị là người Sài Gòn ?
Nó gật đầu:
- Tôi là dân Sài Gòn chính gốc. Nhưng ông đừng gọi tôi bằng chị, cứ gọi bằng tên, tôi thích hơn !
Nó nói giống hệt Trâm bữa trước. Trâm cũng không cho tôi gọi bằng chị. Nhưng nó bất công với tôi hơn Trâm. Nó bảo tôi gọi nó bằng tên trong khi đó nó cứ gọi tôi là "ông", nghe phát rầu .
- Nhưng mà ch ... tên gì ?
- Tôi tên Dung. Đỗ Thị Ung Dung !
Cái tên thật buồn cười . Tôi nghi nghi:
- Chắc ... Ung Dung nói đùa ! Chứ tên gì ngộ vậy ?
Ung Dung cười, giải thích:
- Tại vì tôi tuổi con ngựa . Ba tôi sợ tôi sau này phóng vèo vèo không trị nổi do đó đặt tôi cái tên Ung Dung để hãm bớt tôi lại !
Hóa ra là vậy ! Cái tên mà cũng rắc rối gớm !
- Còn ông tên gì ? - Ung Dung hỏi .
- Tôi tên Chương.
- Ông cũng con ngựa hả ?
Thoạt nghe, tôi giật mình, tưởng Ung Dung chửi tôi . Nhưng không phải, nó muốn hỏi tuổi .
Tôi không dám nói tôi tuổi con gì, tôi chỉ nói tôi tuổi Mùi .
Ung Dung khịt mũi:
- Vậy là ông nhỏ hơn tôi một tuổi . Thuộc lớp đàn em !
Thấy nó giở giọng chơi trội, tôi vừa tức vừa buồn cười . Nhưng tôi chưa tìm ra cách gỡ gạc thể diện thì ban giám khảo đã kêu đến tên tôi .
Tôi đành phải nén tự ái, đưa cuốn sách cho nó:
- Ung Dung cầm giùm tôi !
Rồi hồi hộp bước vào phòng thi .
Ngồi sau bàn ban giám khảo có bà người . Chính giữa là một ông mập thật mập, mắt nheo nheo vừa nghiêm khắc vừa láu lỉnh. Ông bên trái tóc hoa râm, ốm nhom, nụ cười hiền hậu luôn nở trên môi . Ông bên phải mặt tròn quay, da bóng lưỡng, có hàm răng hô .
Từ đầu đến cuối chỉ có ông ngồi giữa hỏi tôi .
Gọi là từ đầu đến cuối, thực ra chỉ có ba câu . Hai câu đầu hỏi về văn học sử, một câu trúng tủ tôi đáp ro ro, câu thứ hai tôi ấp úng một hồi nhưng cuối cùng cũng trả lời được. Câu thứ ba mới té ngửa:
- Anh tên Chương phải không ?
- Dạ.
- Anh thử kể một tác phẩm văn học nào có tên anh ?
Câu hỏi bất ngờ khiến tôi ngớ người ra .
Tôi hoàn toàn không chuẩn bị tinh thần để đối phó với câu hỏi kiểu này . Tôi suy nghĩ toát mồ hôi vẫn chẳng lần ra mối lên hệ bí mật giữa tên tôi với cái tác phẩm quỉ quái nào đó. Đã vậy, cặp mắt nheo nheo của ông ngồi giữa cứ nhìn xoáy vào tôi càng khiến tôi bối rối tợn.
Thấy tôi sắp xỉu đến nơi, ông hiền lành ngồi bên trái liền gỡ bí:
- Một câu thơ cũng được !
Gỡ bí như vậy cũng như không, tôi thầm nghĩ, lúc này có trời mới biết tên tôi nằm ở câu thơ nào trong hàng tỉ câu thơ từ trước đến nay ! Tôi nặn óc một hồi và chuẩn bị đầu hàng thì bỗng nhiên tôi nhớ đến hai câu thơ Kiều:
- Khi về hỏi liễu Chương đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay ?
Đó là hai câu thơ tả tâm trạng của người đi xa, thắc thỏm không biết người ở nhà đã kết duyên cùng ai chưa . Nhưng đối với tôi lúc này, giá trị của hai câu thơ nằm ở chữ "Chương", tên tôi . Không có chữ "Chương", câu thơ dở ẹc liền !
Tôi liền mừng rỡ đọc to hai câu thơ, giọng kính cẩn như đọc thần chú.
Khi tôi đi ra, Ung Dung hỏi:
- Trả lời được không ?
Tôi mỉm cười:
- Tàm tạm.
- Tàm tạm là sao ?
Tôi kể lại diễn biến cuộc thi .
Ung Dung nhún vai:
- Mấy ổng hỏi lãng xẹt !
Nói vậy nhưng nó vẫn hỏi tôi:
- Ông có biết tác phẩm nào dính đến tên tôi không ?
Chuyện của tôi thì tôi mù tịt mà chuyện thiên hạ chẳng hiểu sao tôi sáng dạ quá chừng. Cái tác phẩm xa lắc xa lơ như vậy mà tôi cũng nhớ ra:
- Có quyển "Cô Dung" của Lan Khai .
Ung Dung bán tín bán nghi:
- Thật không, ông ? Sao tôi nghe lạ hoắc vậy ?
- Thật mà ! Tôi không nhớ' tôi đọc ở đâu nhưng người ta có nhắc đến cuốn sách này !
Nhưng cuốn "Cô Dung" chẳng giúp ích được gì cho cô bạn mới của tôi .
Ban giám khảo, vẫn cái ông mập thật mập ngồi giữa, không hỏi tên mà hỏi tuổi Ung Dung. Rồi bắt nó kể tên một tác phẩm văn học liên quan đến ngựa .
Ung Dung đứng trơ như phỗng.
Ban giám khảo giục, nó đáp liều:
- Thưa thầy, Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên, cuốn nào cũng đều liên quan đến ngựa !
Ban giám khảo phì cười . Ông mặt tròn hỏi lại:
- Chị căn cứ vào đâu mà nói như vậy ?
Ung Dung đáp tỉnh:
- Thưa thầy, căn cứ vào chỗ Kim Trọng, Từ Hải, Lục Vân Tiên mỗi khi đi đâu đều tót lên ngựa chứ chẳng có ông nào chịu đi bộ.
Ban giám khảo trợn mắt kêu nó đi ra .
Ung Dung kể với tôi như vậy rồi tặc lưỡi bình luận:
- Chắc rớt !
Tôi tiếc hùi hụi:
- Phải chi biết trước như vậy, tôi đã nhắc Ung Dung truyện "Lục súc tranh công" rồi ! Trong đó có ngựa !
Ung Dung phẩy tay:
- Thôi kệ xác nó, trâu với ngựa ! Rớt ở đây thì tôi ghi danh học bên Văn Khoa, lo gì !
Nhưng nó không rớt. Đúng là số nó "ung dung" thật ! Hôm trường niêm yết kết quả, tôi đi coi, thấy tôi đỗ thứ 9 còn Ung Dung đỗ thứ 46 trên 50 người trúng tuyển.
Cũng nhờ tò mò coi thử nó rớt hay đậu, tôi mới biết tên nó là Kim Dung. Thoạt đầu tìm mỏi con mắt không thấy tên nó đâu, tôi tưởng nó rớt. Trên danh sách chỉ có tên Đỗ Thị Kim Dung, tôi cứ đinh ninh là đứa khác.
Đến khi tôi gặp nó, thấy nó chìa tay bắt tay tôi:
- Chúc mừng ông! Tôi cũng đậu, không đậu cao như ông nhưng nói tóm lại là tôi đã đậu !
Nó nói như diễn viên kịch. Tôi ngơ ngác:
- Ung Dung đậu hạng mấy ?
Nó nhún vai theo thói quen:
- Hạng 46 ! Cách địa ngục có bốn bước !
Như vậy Kim Dung chính là nó. Còn Ung Dung là cái tên nó bịa ra để gạt mấy đứa cù lần, dễ tin như tôi .
Tôi tằng hắng:
- Vậy Kim Dung là ...
Nó cười toe:
- Làm gì mà ông phải trố mắt ra vậy ! Đó là một bài học dành cho những người ngớ ngẩn !
Nói xong, nó kéo tay tôi:
- Quên chuyện tầm phào đó đi ! Bây giờ tôi dẫn ông đi uống nước để chúc mừng tôi, chúc mừng ông, chúc mừng mấy con ngựa ...
- Mấy con ngựa nào ?
- Thì mấy con ngựa mà Từ Hải, Lục Vân Tiên cỡi đó ! Nếu thời đó người ta đã chế được honđda thì tôi đã rớt "uỵch" rồi !
Kim Dung dẫn tôi vào quán nước trước cổng trường. Không cần biết tôi thích uống thứ gì, nó kêu hai ly cà phê đá.
Tôi ngạc nhiên:
- Kim Dung cũng uống cà phê ?
Nó không thèm trả lời, kêu thêm hai điếu Capstan. Nó đẩy một điếu lại trước mặt tôi, còn nó ngậm một điếu trên miệng.
Trong khi tôi đang ngẩn người ra thì Kim Dung hất hàm:
- Ông có biết lịch sự là gì không ?
Tôi không biết tại sao Kim Dung lại hỏi tôi câu đó liền cúi đầu liếc coi có chiếc nút áo nào chưa gài không. Khi thấy mọi thứ vẫn nghiêm chỉnh, đâu ra đấy, tôi nhìn Kim Dung ra ý hỏi .
Nó tặc lưỡi, giải thích:
- Lửa !
Câu giải thích của Kim Dung quá vắn tắt nên đến ba mươi giây sau tôi mới hiểu nó muốn tôi châm thuốc cho nó.
Sau khi đốt thuốc, rít một hơi, nhả khói phèo phèo, Kim Dung nói giọng trịnh trọng.
- Kể từ giờ phút này, ông chính thức được coi là bạn tôi !
Nghe nó tuyên bố kết nạp tôi làm bạn, tôi thấy lo lo trong bụng. Và tôi cũng chẳng hiểu tại sao nó không "chính thức" tự hôm thi vấn đáp mà đợi đến bây giờ.

 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ( phần 12)

Tôi không đợi đến chiều mới gặp dì tôi .
Trên đường từ trường về, tôi ghé qua chỗ làm của dì.
Nghe tôi báo tin thi đậu, chị Kim khen :
- Giỏi quá hén !
Còn dì tôi thì cuống quít lên :
- Vậy dì phải đi đánh điện cho mẹ cháu ngay bây giờ !
Tôi cười :
- Làm gì mà dì quýnh lên vậy ! Hồi nào đánh điện chẳng được !
Dì tôi trợn mắt la :
- Chuyện vậy mà để từ từ !
Nói xong, dì tôi nhờ chị Kim coi giùm tủ thuốc rồi vội vã đạp xe ra bưu điện.
Tôi chạy về nhà, gặp Lan Anh, chưa kịp khoe, nó đã hỏi :
- Anh thi đậu rồi phải không ?
Tôi trố mắt :
- Sao em biết ?
Nó cười :
- Dòm nét mặt tươi rói của anh là em biết liền !
Tôi cốc nó một cái :
- Quỷ !
Lan Anh chìa tay ra:
- Anh thưởng công em đi chứ !
- Công gì ?
- Công em phục vụ anh trong thời gian ôn thi .
Tôi vỗ vai nó :
- Tối anh sẽ dẫn em ra Ngã Sáu ăn bánh cuốn, chịu không ?
- Không !
Tôi ngạc nhiên :
- Sao không chịu ?
Lan Anh nheo mắt :
- Biết anh thi đậu, tối nay thế nào mẹ cũng khao cả nhà, làm sao ăn bánh cuốn được nữa !
Tôi gãi đầu :
- Vậy thì tối mai .
Lan Anh lắc đầu :
- Tối mai lâu quá !
Tôi chép miệng :
- Chứ em muốn gì ? Hay là anh mua cho em mười lăm cây kẹo dừa như bữa trước ?
Lan Anh dẩu môi :
- Thôi, em không ăn kẹo dừa nữa đâu ! Em ăn yaourt !
Tôi thở phào :
- Tưởng gì chứ yaourt anh sẽ mua cho em mười hủ !
Nó sáng mắt lên :
- Chắc không ?
Nghe nó hỏi lại, tôi hơi ngập ngừng :
- Kh ... kh ... ông chắc lắm ! Anh sẽ mua cho em năm hũ !
Lan Anh cười khúc khích :
- Nói vậy chứ em chỉ ăn một hũ thôi . Nhưng em ăn ngay bây giờ !
Tôi liền chạy ra đường mua một hũ yaourt.
Lan Anh một tay cầm hũ yaourt, tay kia thủ sẵn cái muỗng. Nó hỏi tôi :
- Anh không ăn hả ?
- Không ! Anh còn phải qua nhà bác Tám !
Nó vọt miệng :
- Chị Quỳnh đi mất rồi !
Tôi đỏ mặt :
- Anh đâu có tìm chị Quỳnh !
- Chị Trâm cũng đi luôn !
Tôi ngơ ngác :
- Đi đâu mà đi hết ráo vậy ?
- Đi bán hột vịt ở dưới chợ chứ đâu !
- Vậy thì anh đi xuống chợ.
Chợ gần, tôi thả bộ một lát đã tới nơi .
Không biết Trâm và Quỳnh ngồi bán ở đâu, tôi vừa len lỏi giữa các hàng quán vừa dáo dác tìm.
Đi gần suốt chiều dài chợ, tôi mới nhìn thấy Trâm và Quỳnh ngồi trước mấy thúng hột vịt bày trên một sạp gỗ nhỏ.
Chen vào giữa những bà đi chợ, tôi cúi xuống hỏi :
- Hột vịt muối bao nhiêu một chục, chị ?
Hai chị em giật mình ngẩng đầu lên.
Thấy tôi, đôi mắt Quỳnh dường như sáng lên :
- Anh Chương đi đâu vậy ?
Trâm cười :
- Ảnh đi báo tin thi đậu cho tao với mày chứ đi đâu !
Quỳnh ngó Trâm :
- Sao chị biết ?
Trâm lại cười :
- Sao không biết ! Nếu thi rớt ảnh đã nằm khoèo trên gác chứ lò dò xuống đây chi ?
Quỳnh quay sang tôi :
- Đúng vậy không anh Chương ?
Tôi gật đầu mà mặt đỏ bừng.
Trâm chẳng để ý đến điều đó. Thấy tôi đứng lớ ngớ, nó xích vô, nói :
- Anh ngồi xuống đây nè ! Đứng xớ rớ cản đường thiên hạ, người ta rầy chết !
Tôi vừa ngồi xuống đã nghe Quỳnh nhắc :
- Anh cẩn thận kẻo hột vịt muối dính dơ quần áo hết.
Trâm tỉnh bơ :
- Dơ thì giặt chứ lo gì ! Phải tập ảnh làm quen lao động để mai mốt ảnh còn xuống đây bán phụ với hai đứa mình chứ !
Nó nói y như tôi là chúa làm biếng không bằng ! Nhưng độ rày nghe những câu nói "bổ củi" của Trâm, tôi không còn thấy ngán ngẩm như trước nữa . Từ khi phát hiện ra Trâm có "bề trong" rất tốt, khác hẳn với "bề ngoài" ngang ngạnh của nó, tôi cảm thấy mến nó nhiều hơn. Vả lại những điều Trâm nói, dù là nói đùa, lại rất hợp với mong muốn của tôi . Được ngồi suốt ngày bên cạnh Quỳnh, dù là ngồi bán hột vịt giữa chợ, đối với tôi là một hạnh phúc vô biên. Vì vậy, Trâm vừa nói xong, tôi hí hửng gật đầu :
- Ừ, mai mốt anh xuống đây bán phụ cho !
Quỳnh nheo mắt :
- Thật không ?
Tôi quả quyết:
- Thật chứ !
Trên thực tế, suốt ba năm ròng rã sau đó, những khi rảnh rỗi tôi thường xuống chợ ngồi chơi với Trâm và Quỳnh. Đối với tôi , đó là những ngày đẹp đẽ đáng nhớ mà mãi hàng chục năm sau mỗi khi hồi tưởng lại tôi đều cảm thây như mới hôm qua .
Ngồi trò chuyện một hồi, đột nhiên Trâm nói :
- Bây giờ tôi mua bún riêu đãi anh hén ?
Tôi chưa kịp trả lời thì Quỳnh nhăn mặt, can :
- Ai lại ăn giữa chợ !
Trâm nhìn tôi :
- Có anh, con Quỳnh nó làm bộ làm tịch chứ mọi khi nó ăn một lèo tới ba tô, tôi đuổi theo trối chết không kịp. Hứng lên, nó còn "chơi" liền tù tì mười cái bánh giò ...
Quỳnh cấu Trâm :
- Chị kỳ quá !
Trâm vẫn không tha :
- Ăn nhiều mau lớn, mai mốt còn lấy chồng, có gì đâu mà mày giấu !
Rôì không đợi tôi có bằng lòng hay không, Trâm chạy đi kêu ba tô bún riêu .
Chẳng biết làm sao, tôi đành phải bưng tô bún ngồi húp sì sụp giữa chợ. Quỳnh cũng ăn tỉnh, vừa ăn cô bé vừa cười với tôi bằng mắt. Tự nhiên, tôi chẳng thấy xấu hổ chút nào . Ngồi ăn như thế này, với Quỳnh, kể cũng vui !
Ngồi chơi đến trưa, tôi phụ Trâm và Quỳnh đẩy chiếc xe con bốn bánh chở hột vịt về.
Ba người đẩy một chiếc xe, Quỳnh đi giữa, Trâm bên trái, tôi bên phải . Cả buổi ngoài chợ bị Trâm ngồi cản mũi kỳ đà, bây giờ được đi bên cạnh Quỳnh, tôi khoái lắm.
Nhưng tôi vừa hạ giọng nói nhỏ bên tai Quỳnh :
- Ngày mai anh lại ra chợ chơi nữa hén ?
Quỳnh chưa kịp trả lời, Trâm đã liếc xéo :
- Ở đây không chơi nói chuyện thì thầm à nghen !
Biết Trâm phá "cho vui" nhưng thú thật kể từ lúc đó đến khi về tận nhà, tôi chẳng còn dám "hạ giọng" thêm một lần nào nữa .

 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ( phần 13)

Ngôi trường tôi học nằm trên một con đường thật đẹp. Hàng cây điệp chạy dài hai bên, cứ tới mùa khai trường, bông điệp rắc đầy trên lối đi như một cơn mưa màu vàng, bám cả vào áo, vào tóc của bọn sinh viên chúng tôi .
Trường trông có vẻ cổ kính nhưng không kém phần thơ mộng. Mái ngói xám phủ đầy rêu lưu cữu nằm nấp dưới những tàng cổ thụ xanh um với những cành nhánh rậm rạp như muốn lợp kín cả bầu trời . Đằng trước dãy phòng học là một sân cỏ mềm, tươi mát nơi chúng tôi thường chia phe chơi cầu lông hoặc ngả lưng gối đầu trên cỏ ngắm trời xanh qua kẽ lá vào những trưa biếc.
Ngay từ những ngày đầu đi học, tôi đã yêu mến ngôi trường của tôi và tôi rất tự hào về vẻ đẹp lặng lẽ của nó.
Ba vị giám khảo trong kỳ thi vấn đáp hôm trước hóa ra là giáo sư của trường và năm nay đều dạy chúng tôi . Ông mập ngồi trong ba người, tôi yêu thầy dạy chữ Hán nhất, bởi thầy rất hiền lành, nho nhã và nhân hậu .
Trong lớp, Kim Dung ngồi kế bên tôi .
Hôm đầu tiên vào lớp, tôi không quen một ai nên ngồi thui thủi một mình dưới góc lớp. Số sinh viên Sài Gòn hầu hết đều học chung với nhau từ thời trung học nên bây giờ tụm lại nói chuyện tíu tít. Chẳng ai thèm để ý đến tôi .
Trong khi tôi đang ngồi ngơ ngơ ngác ngác giữa một đám đông xa lạ thì Kim Dung bước vào . Tấp vào đám bạn cũ nói chuyện dăm ba câu, chợt thấy tôi trong "xó" lớp, Kim Dung đi thẳng xuống :
- Sao ngồi buồn thiu vậy ?
Tôi ấp úng :
- Có buồn gì đâu ! Tại tôi không biết nói chuyện với ai !
Kim Dung ngồi xuống chiếc ghế cạnh tôi :
- Dễ thôi ! Từ nay tôi sẽ ngồi chỗ này cho ông có người nói chuyện !
Nó tuyên bố như vậy và ngồi lì ở đó suốt bốn năm ròng rã, từ khi nhập học cho đến luc' tốt nghiệp ra trường.
Nhà Kim Dung rất giàu . Ba nó là một thương gia cỡ lớn trong khi mẹ nó là một nghệ sĩ piano, dạy ở trường quốc gia âm nhạc. Sự kết hợp lạ lùng giữa hai con người này ảnh hưởng đến cuộc sống Kim Dung rõ rệt. Nó vừa có vẻ tài tử trí thức lại vừa có vẻ tay chơi bạt mạng.
Kim Dung đi học bằng xe honđda . Nó có thể đi học bằng ô-tô riêng, có tài xế đưa rước, như một số đứa nhà giàu khác nhưng nó không muốn. Nó bảo đi honđda tự do hơn, có thể đi chơi lông bông tùy thích.
Đi học chừng vài ngày, Kim Dung thực hiện cái phương châm "đi chơi lông bông" kia liền. Nó rủ tôi :
- Chiều nay ông đi chơi với tôi không ?
- Đi đâu ?
- Đi xi-nê .
Nhớ đến phim "Thằng khờ ra tỉnh" bữa trước, tôi đâm ngán :
- Thôi, tôi không đi coi phim đâu !
Kim Dung nhún vai :
- Xi-nê mà không đi ! Vậy chứ ông muốn đi đâu ?
Tôi ngập ngừng một lát rồi đáp :
- Đi sở thú.
Nó nhăn mặt :
- Ai lại đi sở thú ! Đúng là nhà quê chúa !
Tôi đỏ mặt :
- Hồi nhỏ đến giờ tôi chưa thấy sư tử, cá sấu, đà điểu lần nào . Chỉ toàn xem trong sách !
Nó thở dài :
- Thôi được ! Lát học xong tôi chở ông đi !
Tôi trố mắt :
- Còn chiếc xe đạp của tôi !
- Thì cứ để ở trường, chiều về lấy .
- Rủi mất sao ?
- Chiếc xe cà tàng của ông ai lấy mà mất !
Chiếc xe tôi mới sơn phết láng coóng mà nó dám bảo xe cà tàng. Tôi giận thầm trong bụng nhưng không nói ra .
Thấy tôi có vẻ chưa yên tâm, Kim Dung lại nói :
- Ông cứ yên chí đi ! Mất một chiếc tôi đền cho hai chiếc !
- Nhưng ...
- Còn nhưng với nhị gì nữa ?
- Trưa tôi còn phải về nhà ăn cơm rồi mới đi được.
Kim Dung phất tay :
- Khỏi ăn cơm ! Mua bánh mì đem theo . Vô sở thú vừa coi sư tử vừa gặm bánh mì. Gọn chán !
Nó giải quyết mọi chuyện một cách dứt khoát, gọn gàng.
Khi Kim Dung dắt xe ra, tôi giành chở.
Nó không chịu :
- Thôi, để tôi chở ! Ông đâu có rành đường sá trong này !
Tôi nhăn nhó :
- Ai lại ngồi sau lưng con gái ! Kỳ lắm !
- Có gì đâu mà kỳ !
- Thôi, để tôi chở cho ! - Tôi khăng khăng.
Kim Dung nhường tay lái cho tôi với vẻ nghi ngờ :
- Ông chạy được không đó ?
Tôi mỉm cười :
- Ăn nhằm gì ! Nhà tôi ngoài quê cũng có honđda !
Tôi chở Kim Dung chạy chầm chậm. Đường phố nhộn nhịp, xe cộ đan qua đan lại như mắc cửi, tôi vừa chạy vừa dáo dác dòm chừng, không dám phóng nhanh.
Kim Dung ngồi phía sau chốc chốc lại thét lên :
- Đèn đỏ !
- Quẹo trái !
- Tới luôn !
Tôi chỉ việc ngậm miệng làm theo .
Chúng tôi đi chơi đến xế chiều mới quay về trường.
Thấy tôi lò dò vô lấy xe, ông già gác cổng chửi om sòm. Biết mình lỗi, tôi vui vẻ đưa đầu chịu trận. Đôi co làm chi, miễn còn chiếc xe đạp là quý lắm rồi !
Trước khi chia tay, Kim Dung còn kéo tôi đi uống cà phê .
Lần này rút kinh nghiệm, thấy Kim Dung vừa đưa điếu thuốc lên môi, tôi vội rút chiếc Zippo ra châm lửa liền.
Kim Dung nheo mắt, khen :
- Thuộc bài lắm !
Về nhà, vừa thò đầu qua khỏi cửa, tôi đã thấy Quỳnh đang ngồi chơi với Lan Anh.
Quỳnh nhìn tôi cười :
- Bữa nay anh Chương đi chơi bỏ cơm trưa hén !
Lan Anh phụng phịu :
- Hồi trưa em đợi anh dài cổ luôn !
Tôi gãi đầu :
- Hồi trưa anh đi sở thú.
Lan Anh làm mặt giận :
- Anh không rủ em với chị Quỳnh đi mà đi một mình hén !
- Anh đâu có đi một mình.
- Chứ anh đi với ai ?
Tôi bối rối :
- Anh đi với ... anh bạn trong lớp.
Nói với Lan Anh nhưng mắt tôi lại nhìn Quỳnh.
Nhưng Quỳnh chẳng để ý đến điều đó. Cô bé day qua Lan Anh, nói :
- Vậy tối nay chị với Lan Anh đi coi hát, đừng rủ anh Chương đi hén !

 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ( phần 14)

Nói đi coi hát với Lan Anh là Quỳnh nói chọc tôi chơi chứ tối đó cô bé ở nhà.
Tôi qua chơi, thấy Quỳnh và Trâm đang ngồi học bài .
Quỳnh đang học Pháp Văn, gặp chỗ bí, day qua nhờ Trâm giảng. Lúc tôi bước vào, hai chị em đang ngồi châu đầu trên cuốn tập, cãi qua cãi lại, không ai chịu ai .
Thấy tôi, Trâm ngoắc :
- Anh Chương lại làm trọng tài giùm đi ! Con Quỳnh nó cãi dai quá !
Tôi dòm vô cuốn tập của Quỳnh. Đó là bài tập analyse .
Hai chị em đang cãi nhau về vai trò của chữ où trong câu thơ của Victor Hugo : "À l'heure où l'homme dort ...". Quỳnh bảo nó là adverbe . Đúng là cô bé chẳng hiểu gì hết. Trâm khá hơn, biết nó là pronom relatif nhưng thay vì complément de temps, Trâm lại bảo nó là complément de lieu !
Tôi liếc Quỳnh. Cô bé nhìn tôi bằng ánh mắt dò hỏi .
Tôi mỉm cười, tuyên bố : Trâm được 6 điểm, Quỳnh 3 điểm ! Lẽ ra Quỳnh đã bị điểm 0 nhưng vì cô bé thuộc ... đối tượng ưu tiên nên tôi vớt thêm 3 điểm.
Sau đó tôi bắt đầu giảng giải .
Nghe tôi giảng, Trâm hích tay Quỳnh :
-Tao nói đúng được phân nửa, 6 điểm là phải ! Còn mày nói trật lất, lại thêm tội cãi bướng, lẽ ra phải ăn hai con dê-rô mới đúng !
Rồi thình ***h nó day qua tôi :
- Phải vậy không anh Chương ?
Cái kiểu hỏi "bắt bí" này của Trâm bao giờ cũng khiến tôi lúng túng. Nhưng lần này Quỳnh đã cứu tôi .
Phớt lờ sự châm chọc của bà chị quỉ quái, cô bé đẩy cuốn tập đến trước mặt tôi, hỏi :
- Còn câu này nghĩa là gì, anh Chương ?
Tôi nhìn vào tập : il naquit et grandit dans un village ...
- Nghĩa là, tôi nói, ông sinh ra và lớn lên trong một làng ...
- Naquit là sinh ra ?
- Ừ, đó là passé simple của động từ naitre .
Tối đó tôi ngồi suốt buổi để chỉ cho Trâm và Quỳnh học. Càng chỉ, tôi càng nhận ra hai chị em mất căn bản trầm trọng về môn Pháp văn. Hỏi ra mới biết từ hồi những lớp dưới, lúc bác Tám trai bị tù, mấy chị em phải cùng mẹ chạy vạy, xoay xở, buôn gánh bán bưng nên học hành chẳng ra ngô ra khoai gì. Bây giờ muốn đi học thêm thì lại không đủ tiền.
Trâm và Quỳnh ù ù cạc cạc, tôi dạy một lúc, thấy mệt phờ.
Cuối cùng, tôi gấp cuốn tập lại, thở ra :
- Thôi nghỉ đi ! Bắt đầu từ ngày mai, tôi sẽ kèm Trâm và Quỳnh lại từ đầu !
Mặt Quỳnh rạng rỡ hẳn lên :
- Anh Chương nói thật chứ ?
- Thật.
- Em học ***, anh không cốc đầu chứ ?
- Cốc ! - Tôi cười .
Quỳnh vùng vằng :
- Vậy em không học nữa đâu !
Trâm hỏi :
- Có đóng tiền không ?
- Không ! - Tôi đáp.
Nó trố mắt :
- Sao lại không ? Dạy tôi và con Quỳnh học, đúng ra anh phải đóng tiền chứ !
Con nhỏ này nó nói ngang như cua . Nhưng không phải không có lý. Rõ ràng ý nó muốn trêu tôi .
Nghe tôi nhận kèm cho Trâm và Quỳnh học, ba mẹ Quỳnh rất mừng. Dì dượng tôi cũng chẳng có ý kiến gì.
Học chung với Trâm và Quỳnh, còn có cả chị Kim. Chị bảo học cho vui . Vả lại làm nghề bán thuốc Tây, chị cũng muốn ôn lại tiếng Pháp để đọc toa thuốc.
Trước nay muốn đi học thêm không được, nay gặp ông thầy nhiệt tình qua dạy tận nhà, mấy chị em học rất chăm chỉ.
Tôi làm thầy, vừa giảng bài vừa ... liếc học trò.
Mỗi lần bắt gặp đôi mắt lúc nào cũng long lanh và đầy vẻ ngạc nhiên của Quỳnh ngước lên, lòng tôi lại mềm đi trong một cảm giác dễ chịu và lời giảng bài cũng trở nên dịu dàng và ấm áp hơn. Vào những lúc đó, tôi hiểu rằng sau này, mãi mãi sau này, tôi khó lòng say mê một đôi mắt nào khác.
Thoạt đầu, tôi kèm mấy chị em một tuần ba buổi tối . Về sau, tối nào tôi cũng qua . Thật khó mà biết được nhu cầu dạy của tôi và nhu cầu học của ba chị em Quỳnh, cái nào mạnh hơn.
Những buổi học vui vẻ và thân mật đó thường kết thúc bằng hương vị ngọt ngào của chè, trái cây hoặc bánh kẹo - thường là kẹo đậu phộng bởi vì gia đình bác Tám biết tôi rất thích thứ kẹo này .
Tôi thường ngồi nhai kẹo và tán gẫu với "học trò" cho đến khi cả nhà đi ngủ hết, chỉ còn có Trâm và Quỳnh ngồi lại . Lúc đó tôi mới đứng dậy cắp sách ra về.
Từ lâu, gia đình Quỳnh đối với tôi đã trở thành thân thuộc. Những buổi dạy kèm càng khiến cho mối quan hệ giữa gia đình Quỳnh như là gia đình của mình. Và tôi cảm thấy điều đó rất tự nhiên. Ngược lại, ba má Quỳnh cũng coi tôi như con. Chị Kim coi tôi như em. Thằng Tạo coi tôi như anh. Trâm có lẽ cũng coi tôi như anh. Chỉ có Quỳnh, nhân vật quan trọng nhất, coi tôi như ... thứ gì thì tôi lại không biết ! Chừng nào em mới nói cho anh biết em coi anh là gì của em, Quỳnh ơi ?
Nhưng Quỳnh chưa kịp nói thì mẹ Quỳnh đã nói trước.
Một hôm, dì tôi kêu tôi, nói :
- Bác Tám gái bảo cháu dễ thương, hiền lành, tốt bụng, lại sống xa gia đình, ý bác muốn nhận cháu làm con nuôi, cháu có bằng lòng không ?
Lời đề nghị bất ngờ của bác Tám làm tôi rất cảm động. Tôi hỏi lại dì tôi :
- Dì nghĩ sao ?
- Theo dì thì điều đó cũng tốt. Gia đình bác Tám là gia đình nề nếp, mấy đứa nhỏ cũng ngoan. Nhưng quyết định là do cháu .
Thấy tôi ngần ngừ, dì tôi lại hỏi :
- Cháu không chịu phải không ?
Tôi ấp úng :
- Không phải không chịu nhưng nếu cháu làm con nuôi bác Tám thì mối quan hệ giữa cháu và chị Kim, Trâm, Quỳnh, Tạo sẽ như thế nào ?
- Thì là anh chị em. Anh chị em nuôi !
- Nếu là anh em nuôi thì sau này lấy nhau được không ?
Dì tôi trợn mắt :
- Đâu có được ! Mà sao cháu lại hỏi vậy ?
Tôi đỏ mặt, không trả lời .
Dì tôi nhìn tôi dò xét :
- Cháu thích đứa nào bên đó phải không ?
Tôi vẫn im lặng.
Dì tôi lại hỏi, giọng dịu dàng :
- Trâm phải không, cháu ?
Tôi lắc đầu . Chẳng hiểu dì tôi căn cứ vào đâu mà nghĩ tôi thích Trâm. Chắc là dì thấy nó bằng tuổi với tôị Trâm chuyên át giọng tôi, sống với nó, chắc nó quay tôi như quay dế.
Dì tôi gật gù :
- Vậy là cháu thích Quỳnh !
Lần này tôi cũng im re không đáp. Nhưng thấy tôi không lắc đầu, dì tôi biết tôi đã "nhận tội".
Dì tôi nhẹ nhàng đặt tay lên vai tôi :
- Cháu lớn rồi, chuyện đó cũng tự nhiên thôi ! Miễn sao đừng để ảnh hưởng đến việc học tập !
Dì tôi đem chuyện đó nói với mẹ Quỳnh. Bác Tám gái chẳng tỏ ý gì cấm cản. Bác chỉ nói đợi tôi học xong đại học rồi tính.
Từ khi nghe dì tôi thuật lại như vậy, lúc nào tôi cũng mong chóng đến ngày ra trường.

 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ( phần 15)

Ở lớp, Kim Dung "dính" với tôi như hình với bóng. Gần suốt năm học đầu tiên, tôi chẳng chơi thân với ai ngoài nó. Tuy nhiên cái tính bạt mạng của nó vẫn làm tôi ơn ớn.
Thỉnh thoảng, nó lại rủ tôi :
- Ngày mai "cúp cua" đi !
Ý nó xúi tôi trốn học. Tôi hỏi :
- Chi vậy ?
- Đi chơi !
- Buổi sáng đi học, buổi chiều đi chơi cũng được vậy ?
Nó triết lý :
- "Cúp cua" đi chơi mới thú !
Tôi lắc đầu :
- Thôi, tôi không đi đâu !
Nó "xì" một tiếng, vẻ khi dể :
- Ông đúng là con mọt !
Mặc cho nó khích, tôi ngồi yên cặm cụi chép bài .
Không rủ được tôi, Kim Dung bỏ học một mình.
Nó nghỉ ba ngày, tới ngày thứ tư lại ôm tập vô lớp đàng hoàng.
- Đi đâu lâu vậy ? - Tôi hỏi .
Nó cười :
- Leo núi .
- Leo núi mà tới ba ngày ?
Nó đẩy gọng kiếng trên sống mũi, đáp tỉnh :
- Một ngày leo núi cộng thêm hai ngày nghỉ ngơi .
Rồi nó khều tôi :
- Lát về ông cho tôi mượn tập nghen ?
- Ừ.
Mượn tập chép bài là nghề của nó trước nay .
Kim Dung học hành rất tài tử. Nổi hứng lên, nó nghỉ liền tù tì hai, ba ngày . Những ngày đến lớp, nó cũng chỉ ghi bài qua loa . Về nhà, nó mượn tập của tôi chép lại . Nhưng bù lại, Kim Dung rất thông minh. Chỉ cần xem bài qua một lần, nó đã nắm vững những điều cốt yếu và nhớ khá kỹ.
Vì vậy, kỳ thi cuối năm, Kim Dung xếp hạng ba . Còn tôi học hết cơm hết gạo cũng chỉ xếp hạng tám, kém nó năm bậc. Đối với bạn bè trong lớp, tôi với Kim Dung chơi thân với nhau là một hiện tượng lạ. Thằng Bảo, một đứa chơi khá thân với tôi sau này, nhận xét : "Một đứa hiện sinh chúa , một đứa nhà quê chay, đúng là một cặp lý tưởng không hiểu nổi !".
Tôi chẳng thấy có gì là không hiểu nổi . Tuy nhiên nghe tụi bạn xì xào tôi cũng hơi nhột.
Tôi "méc" với Kim Dung. Nó phẩy tay :
- Kệ tụi nó ! Con người có bản lĩnh phải biết đứng cao hơn dư luận !
Tôi chẳng có bản lĩnh, tôi cũng chẳng muốn đứng cao hơn dư luận làm gì nhưng xét về quan hệ bạn bè tôi thấy Kim Dung chẳng có điểm nào xấu để không chơi với nó. Thế là tôi nghe lời Kim Dung "kệ tụi nó". Tôi chẳng dám bắt chước Kim Dung "cúp cua" đi chơi nhưng khi tan trường ra, nó rủ tôi "đi lông bông" (nói theo ngôn ngữ của nó) là tôi đi liền. Những lần "đi lông bông" sau này, tôi không còn dám để xe đạp ở trường nữa . Tôi đạp xe về nhà cất. Kim Dung chạy honđda tà tà theo và đứng đợi tôi ngoài đầu hẻm. Thú thật là tôi rất thích đi chơi với Kim Dung. Nó biết rất nhiều nơi, nhiều thứ.
Kim Dung lại rất tốt với tôi . Nó có vẻ khinh bạc, phớt đời nhưng đối với tôi lại rất chu đáo . Đặc biệt, không bao giờ Kim Dung để tôi trả tiền một thứ gì. Lúc đầu tôi không chịu . Nó gắt :
- Tôi là con nhà giàu, chuyện tiền bạc ông để tôi lo !
Sợ nó giận, tôi không dám cãi .
Những lần đầu, tôi rất khó chịu và cảm thấy vô cùng ngượng ngập. Nhưng rồi thấy nó tỉnh bơ, tôi cũng quen dần. Bây giờ thì tôi mặc xác nó : con người có bản lĩnh phải biết đứng cao hơn ... chuyện tiền bạc !
Nhưng đi chơi với Kim Dung không phải chỉ gặp toàn những điều thú vị.
 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ( phần 16)

Một buổi tối, tôi qua nhà bác Tám dạy kèm như thường lệ, không thấy Quỳnh đâu .
Tôi hỏi, chị Kim nói :
- Nó nhức đầu, nằm trên gác.
Trâm nhún vai :
- Nó xạo chứ nhức đầu gì ! Nó đau tim thì có !
Hai chị em nói hai kiểu, tôi hoang mang chẳng biết Quỳnh bị bệnh gì. Tôi rất muốn lên thăm Quỳnh nhưng căn gác nhà bác Tám là chỗ ngủ của ba chị em, đàn ông con trai lên không tiện, dù đó là ... con nuôi hụt trong nhà.
Không có Quỳnh, tôi giảng bài một cách lơ đãng, chẳng hứng thú chút nào .
Dạy xong, tôi uể oải gấp sách ra về, không ngồi lại như mọi lần.
Tối hôm sau, Quỳnh vẫn ở lì trên gác.
Tối hôm sau nữa cũng vậy .
Thấy cô bé nghỉ học liền một mạch ba hôm, tôi bắt đầu chột dạ. Tôi nhìn Trâm :
- Quỳnh chưa hết bệnh hả ?
Trâm tặc lưỡi :
- Ối dào, con Quỳnh nó hứng bất tử, muốn bệnh thì bệnh, muốn hết thì hết, chẳng biết đường nào mà lần !
Trâm trả lời lấp lửng kiểu đó, nghe xong tôi cũng "chẳng biết đường nào mà lần".
Tối đó, tôi về hỏi Lan Anh :
- Chị Quỳnh bệnh sao vậy em ?
Lan Anh trố mắt :
- Chỉ có bệnh gì đâu !
Tôi ngạc nhiên :
- Sao lạ vậy ? Chị Trâm nói với anh là Quỳnh bệnh mà !
Nó lắc mái tóc :
- Chị Trâm xạo đó ! Em thấy sáng nào chị Quỳnh cũng đi học, có bệnh tật gì đâu !
Trưa hôm sau, tôi "đột nhập" qua nhà Quỳnh và bắt gặp cô bé đang ngồi rửa chén.
Thấy tôi, Quỳnh ngoảnh mặt đi .
Tôi rón rén lại gần, hỏi :
- Em hết bệnh chưa ?
Tôi hỏi là hỏi vậy thôi chứ theo tin tình báo của "điệp viên" Lan Anh thì đây là một sự kiện thất thiệt.
Quỳnh cắm cúi rửa chén, không trả lời .
Thái độ của Quỳnh khiến tôi cảm thấy hoang mang dễ sợ, chẳng hiểu làm sao thời tiết lại thay đổ i bất thường như vậy không biết. Tôi ngồi trơ mắt ếch một hồi rồi lại nhỏ nhẹ hỏi, lần này tôi hỏi thẳng :
- Mấy bữa nay tại sao em nghỉ học vậy, Quỳnh ?
Quỳnh vẫn một mực giả điếc, không thèm liếc tôi lấy một cái . Làm như mấy cái chén kia dễ thương hơn bản mặt của tôi hay sao ấy ! Trong khi tôi đang tiến thoái lưỡng nan, không biết nên rút lui có trật tự hay nên ngồi lì tại chỗ ra vẻ ta đây là cục đá thì Trâm, đang ngồi đếm hột vịt ở góc nhà, vọt miệng "giải đáp tâm tình" :
- Con Quỳnh nó giận anh đó !
Tôi ngơ ngác :
- Tôi làm gì mà giận ?
Trâm nói huỵch toẹt :
- Nó thấy anh đi với bồ !
Tôi vò đầu :
- Trời ơi, tôi đi chơi với bồ hồi nào ?
Quỳnh vẫn im lặng để Trâm tấn công tôi :
- Anh đừng có xạo ! Chứ cái cô gì hay đón anh ngoài đầu hẻm đó ?
Hóa ra, Trâm và Quỳnh thấy tôi đi chơi với Kim Dung. Tôi thở dài :
- Bồ đâu mà bồ ! Cô đó là bạn cùng lớp với anh.
Bây giờ Quỳnh mới chịu lên tiếng :
- Chị đó tên gì vậy ?
Quỳnh hỏi mà tay vẫn tiếp tục rửa chén, đầu không ngẩng lên. Ra vẻ ta đây chưa chịu làm hòa đâu, nhà người đừng có tưởng bở !
- Tên Kim Dung !
Tôi đáp khẽ, không dám thở mạnh, mắt vẫn liếc chừng về phía Quỳnh.
Quỳnh lại hỏi, vẫn không ngẩng đầu lên :
- Có phải chị Kim Dung là "anh bạn" bữa trước đi sở thú với anh không ?
Giọng Quỳnh nhẹ nhàng mà tôi nghe như sét nổ bên tai, sống lưng lạnh toát. Cô bé mọi ngày hiền lành, ngây thơ sao bữa nay hỏi câu độc quá vậy không biết !
Trong nháy mắt, tôi cân nhắc lợi hại và quyết định chối phắt :
- Đâu có ! Em đừng nói oan cho anh ! Anh bạn bữa trước là anh Bảo !
Rồi chừng như thấy lời thanh minh chưa đủ trọng lượng, tôi đế thêm :
- Anh Bảo ở trong lớp chơi thân với anh lắm !
- Thật không ? - Quỳnh có vẻ nghi ngờ.
- Thật chứ ! - Tôi quả quyết.
Quỳnh thắc mắc :
- Bạn thân sao em không thấy anh dẫn về nhà chơi ?
Tôi tính nói là tôi có dẫn bạn về nhà mấy lần mà Quỳnh không gặp. Nhưng sực nhớ Quỳnh có thể kiểm tra điều đó qua Lan Anh, tôi bèn nói quanh :
- Anh có rủ. Ảnh nói hôm nào rảnh ảnh tới .
Tội nghiệp thằng Bảo . Tôi chưa bao giờ mở miệng rủ nó đi uống cà phê một lần chứ đừng nói rủ về nhà.
Tôi tưởng sóng gió đã qua, không ngờ Quỳnh vẫn chưa quên chủ đề chính :
- Còn chị Kim Dung thì sao ?
Tôi giật thót :
- Sao là sao ?
- Anh có chơi thân không ?
Tôi ấp úng :
- Thân nhưng mà ... khác !
Quỳnh không hiểu :
- Khác cái gì ?
Tôi nói một cách khó khăn :
- Khác ... anh với em !
Quỳnh vẫn ngơ ngác :
- Anh nói gì em không hiểu .
Tôi nhủ bụng : anh nói anh còn không hiểu làm sao em hiểu được ! Nhưng biết làm thế nào được, tôi cũng rất muốn nói một cách dễ hiểu, bằng thứ ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp mà những người có bản lĩnh ưa dùng. Nhưng mặc dù được Kim Dung rèn giũa khá kỹ lưỡng, trong trường hợp này tôi chẳng tỏ rõ bản lĩnh được chút xíu nào . Tôi vẫn nói bằng thứ ngôn ngữ quanh co, bí hiểm rút ra từ kho tàng câu đố dân gian :
- Có gì đâu mà không hiểu ! Anh thân với chị Kim Dung kiểu bạn bè, còn anh thân với em kiểu khác, kiểu ... gia đình !
"Gia đình" trong "câu đố" của tôi là gia đình khởi thủy, chỉ có ... hai người, giống như ông Adam và bà Eva, nếu Quỳnh hiểu gia đình theo cái kiểu anh chị em nuôi thì nguy to .
Chẳng hiểu Quỳnh hiểu thế nào, chỉ thấy cô bé mỉm cười cúi xuống ... rửa chén tiếp. Có mấy cái chén mà rửa lâu dễ sợ !
Tôi chưa kịp thở phào thì Trâm gọi giật :
- Anh Chương !
Gì nữa đây ! Tôi thấp thỏm quay lại .
Trâm nhướng mắt :
- Kiểu gia đình với kiểu bạn bè, kiểu nào thân hơn ?
Tôi cười cầu tài :
- Tất nhiên là kiểu gia đình !
Trâm cười toe :
- Vậy mai mốt đi chơi, anh nhớ đi với gia đình chứ đừng đi với bạn bè nữa ! Có đi với bạn bè thì đi ít thôi !
Trong khi tôi đang lúng túng chưa biết trả lời như thế nào thì Trâm "dụ" tiếp :
- Anh đi với gia đình, tôi chở con Lan Anh giùm cho !
Ý nó muốn nhắc tới chuyện đi chơi Nhà Bè lần trước.
Trong bụng tôi thầm cảm ơn nó quá xá nhưng ngoài mặt tôi vẫn làm bộ tỉnh :
- Ai chở Lan Anh chẳng được !
Trâm lên giọng liền :
- À, anh nói vạ^y thì mai mốt đi đâu, tôi để anh chở Lan Anh còn tôi chở con Quỳnh.
Nó nói năng lộ liễu quá mức khiến tôi ngượng chín người .
Không dám "tâm sự" thêm nữa, sợ mang họa, tôi kiếm cớ chạy về nhà.
Suốt buổi chiều, tôi ở lì trên gác. Bài vở vứt qua một bên, tôi nằm nghiền ngẫm, phân lại và đánh giá nhừng câu nói và thái độ của Quỳnh.
Đến khi dì dượng tôi đi làm về, tôi đã rút ra được một kết luận cực kỳ tươi sáng.
Rồi dường như để cho cái tươi sáng đó tăng thêm phần sáng tươi, buổi tối tôi vừa bước qua nhà Quỳnh đã thấy cô bé ngồi sẵn bên bàn học và đón tôi bằng một nụ cười duyên dáng và thân thiện kiểu ... gia đình !

 
T

thangngo113

Còn chút gì để nhớ( phần 17)

Cái "gia đình" xây dựng theo mô hình Adam và Eva đó suýt một chút nữa là xào xáo dữ dội vào năm thứ hai đại học của tôi . Lúc này, Qùynh đã là cô nữ sinh lớp mười một. Còn Trâm học lớp mười hai .
Thủ phạm gây ra sự lộn xộn này là thằng bạn mắc dịch của tôi, thằng Bảo . Chắc các bạn còn nhớ Bảo, nhân vật mà khi nói chuyện với Quỳnh tôi đã mượn tên để lấp liếm chuyện đi chơi sở thú với Kim Dung.
Năm đâù tiên, tôi với nó chỉ trò chuyện sơ sơ . Qua năm thứ hai, hai đứa cùng chung một nhóm thuyết trình. Những ngày chui vào thư viện lục tìm tài liệu khiến tôi và nó thân với nhau hơn. Trong nhóm của chúng tôi, nó là chủ nhiệm đề tài, còn tôi là thuyết trình viên. Do đó, hai đứa thường cặp kè với nhau .
Sục sạo trong thư viện chán, hai đứa thường la cà các quán cà phê . Ngồi quán chán, tôi lại rủ nó về nhà chơi .
Con mắt nó tinh như mắt mèo . Quỳnh chạy qua gặp Lan Anh nhoáng một cái chạy về, Bảo đã nhận xét :
- Con nhỏ dễ thương gớm !
Nghe cái giọng xuýt xoa của nó, tôi muốn nổi điên. Tôi rủ nó về nhà chơi, cốt yếu là chơi với tôi nhưng coi bộ nó không muốn chơi với tôi nữa mà lại muốn chơi với Quỳnh.
- Con nhỏ ở đâu ra vậy mày ? - Bảo hỏi .
- Ở trong nhà nó ra chứ đâu !
Không để ý đến giọng gây sự của tôi, Bảo hỏi tiếp :
- Nhà nó ở đâu vậy ?
Tôi đành phải cho nó biết địa điểm :
- Kế bên đây nè !
Bảo lấn tới :
- Nó tên gì vậy ?
- Quỳnh !
Thật là đau khổ khi phải khai tên người yêu với thằng bạn chết tiệt này nhưng tôi không biết làm sao giấu giếm. Tôi chỉ mong cho Bảo đừng hỏi nữa . Tôi bẻ lái câu chuyện :
- Ngày mai mình có tới thư viện nữa không ?
Bảo gạt ngang :
- Chuyện đó để ngày mai tính !
Nó khịt mũi một cái rồi trở lại đề tài cũ :
- Nhỏ Quỳnh có người yêu chưa vậy ?
Tôi nổi sùng :
- Không biết !
Nói xong tôi mới thấy mình ngu . Đúng là no mất ngon, giận mất khôn ! Phải chi tôi nói Quỳnh có người yêu rồi cho thằng Bảo tốp bớt cái miệng lại ! Đằng này tôi nói không biết, thế nào nó cũng làm tới . Y vậy, nó nói :
- Mày dở ẹc, ở sát bên mà không biết ! Để tao !
Tôi hồi hộp không biết nó định làm gì mà nó nói "để tao" nghe phát sốt !
Lát sau, Quỳnh lại chạy qua .
Bảo gọi giật :
-Quỳnh !
Đúng là thằng liều mạng ! Quỳnh nhìn Bảo, mỉm cười :
- Anh kêu Quỳnh hả ?
Lúc này, tôi giận Quỳnh dễ sợ. Con gái gì mà vô duyên, gặp ai cũng cười .
Bảo trâng tráo :
- Em ngồi chơi !
Quỳnh liếc tôi ra ý hỏi . Không biết làm sao, tôi đành nhe răng cười . Tôi cười méo xẹo nhưng Quỳnh không đủ tinh tế để nhận ra điều đó. Cô bé ngồi xuống ghế. Tôi tưởng như Quỳnh ngồi lên trái tim tôi .
Bảo bắt đầu ba hoa, nó giới thiệu :
- Anh là Bảo, bạn của anh Chương !
Quỳnh reo lên :
- A, em biết rồi ! Anh Chương có nói về anh. Hôm trước anh với anh Chương đi sở thú chứ gì ?
Không ngờ câu chuyện lại xoay ra như vậy, tôi giật bắn người, vội đá khẽ vào chân Bảo .
Bảo chẳng biết ất giáp gì nhưng thấy tôi ra hiệu, nó gật đầu bừa :
- Ừ, đi chơi sở thú vui dễ sợ ! Hôm nào Quỳnh đi chơi với bọn anh ! Anh sẽ dẫn Quỳnh đi tàu lửa !
Cái thằng láu cá hết chỗ nói - tôi hậm hực trong bụng - đi chơi thì đi ba người mà đến khi đi tàu lửa thì nó lại cho tôi ra rìa, chỉ để Quỳnh với nó !
Quỳnh trố mắt :
- Tàu lửa ở đâu mà đi ?
- Thì ở trong sở thú chứ đâu ! Tàu lửa dành cho trẻ em đó !
Bảo pha trò khiến Quỳnh cười khúc khích.
Thấy Quỳnh cười, Bảo càng ba hoa bốc phét tợn. Phải thú thật là về khoa ăn nói, Bảo rất có duyên, tôi không thể nào bắt chước nổi . Suốt buổi, nó nói đủ chuyện trên trời dưới đất, chẳng đâu vào đâu, vậy mà Quỳnh cứ ngồi nghe say mê .
Còn tôi thì ngồi im thin thít bên cạnh như một người thừa, thỉnh thoảng bực dọc hừ mũi một cái, vừa như nhắc nhở vừa như ra dấu chấm hết. Nhưng thằng Bảo cứ lờ đi . Tôi giận tím gan nhưng chẳng biết làm sao .
Đến khi Quỳnh về rồi, tôi mới cằn nhằn Bảo :
- Tới đây chơi với tao mà mày cứ ngồi nói chuyện đâu đâu !
Nó cười hì hì :
- Mày thông cảm ! Con nhỏ dễ thương quá, tao không làm sao rứt ra được !
Nó càng không rứt ra khỏi Quỳnh được thì tôi lại càng muốn rứt ra khỏi nó. Nói theo ngôn ngữ khí tượng thì bão ngoài khơi xa đang tiến về phía đất liền, gió cấp mười, cấp mười hai, nguy cấp lắm rồi ! Nếu không kịp thời ngăn chặn, giông tố ập lên đầu đến nơi .
Cái thằng Bảo mắc toi này, phải gọi nó là thằng Bão mới đúng ! Tại sao quỷ không tha ma không bắt mày đi, Bảo ơi !

 
Top Bottom