S
sonmoc
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cơm nắm Onigiri là món ăn rất phổ biến ở Nhật vì tính tiện dụng của nó. Onigiri truyền thống có hình tam giác hoặc bầu dục, bên ngoài có phủ một lớp tảo biển. Ngày nay, Onigiri có rất nhiều cách chế biến khác nhau từ hình dáng cho đến hương vị và màu sắc. Chính sự phong phú này đã khiến Onigiri ngày càng hấp dẫn hơn đấy.
1. Onigiri truyền thống hình tam giác, hình tròn và hình bầu dục
Nguyên liệu: Cơm, càng dẻo càng ngon.
Cách làm:
- Lấy khoảng 2 thìa cơm để vào lòng tay trái.
- Nhẹ nhàng dùng tay phải «tạo dáng» cho cơm.
- "Xoay" cơm đều tay bạn sẽ có hình tròn.
- Gập tay phải thành hình chóp tam giác để «nắn» cơm thành hình tam giác.
- "Lăn đều" nắm cơm trong lòng tay trái để được hình bầu dục.
2. Onigiri “bao bọc” bởi lá rong biển
Nguyên liêu:
- 1 nắm cơm hình tam giác
- 1 chiếc lá rong biển hình chữ nhật
Cách làm:
- Đặt nắm cơm vào giữa lá rong biển.
- Gấp phần dưới của lá rong biển lên.
- Gấp tiếp các cạnh của lá rong biển theo cạnh của hình tam giác.
- Dùng dầu vừng quết lên mép lá rong biển để dính chặt lại với nhau.
3. Onigiri “che chở” cho nhân bên trong
Nguyên liệu:
- Cơm dẻo
- Nhân bên trong theo kiểu truyền thống thì dùng củ cải muối, cá hồi muối hay thực phẩm muối chua khác. Ngày nay, nhân bên trong đã được ‘‘biến tấu’’ với nhiều hương vị khác nhau, có thể dùng thịt băm, rau, xúc xích,....
- Lá rong biển
Cách làm:
- Nặn nắm cơm như hình cái cốc nhỏ có một ‘‘khoang’’ nhỏ để đựng ‘‘nhân’’.
- Cho nhân vào bên trong.
- Đặt nắm cơm trên tay trái, dùng tay phải ‘‘tạo hình’’ sao cho cơm bao phủ được kín phần nhân.
- Dùng dập lỗ hình tròn, hình sao hay bất cứ hình nào thích dập những lỗ nhỏ trên lá rong biển.
- Phết qua 1 lớp dầu vừng trên lá rồi dán vào miếng cơm hoặc bọc lại như loại thứ 2.
4. Onigiri ‘‘kute’’ với hình ngôi sao
Với loại onigiri ‘‘kute’’ như này, cần "sắm" một chiếc khuôn và 1 cuộn giấy ni-lông bọc thức ăn, để lúc nắm cơm cho đảm bảo ‘‘an toàn thực phẩm’’.
Cách làm:
- Lót miếng ni-lông vào khuôn rồi cho cơm vào.
- Nèn thật chặt sao cho cơm ngập kín mặt khuôn và các hạt cơm dính với nhau thành 1 khối vững chắc.
- Nhẹ nhàng dùng tay tháo khuôn ra, bỏ lớp bọc ni-lông là ‘‘ngôi sao Onigiri’’ đã sẵn sàng.
5. Onigiri ‘‘so hot’’
- Vẫn là những nắm cơm truyền thống cộng thêm chảo hoặc vỉ nướng với than hoa là đã có thể nhâm nhi loại Onigiri ‘‘cực hot’’ này.
- Chú ý trong quá trình nướng, phải phết dầu vừng lên cơm cho đỡ khô
1. Onigiri truyền thống hình tam giác, hình tròn và hình bầu dục
Nguyên liệu: Cơm, càng dẻo càng ngon.
Cách làm:
- Lấy khoảng 2 thìa cơm để vào lòng tay trái.
- Nhẹ nhàng dùng tay phải «tạo dáng» cho cơm.
- "Xoay" cơm đều tay bạn sẽ có hình tròn.
- Gập tay phải thành hình chóp tam giác để «nắn» cơm thành hình tam giác.
- "Lăn đều" nắm cơm trong lòng tay trái để được hình bầu dục.
2. Onigiri “bao bọc” bởi lá rong biển
Nguyên liêu:
- 1 nắm cơm hình tam giác
- 1 chiếc lá rong biển hình chữ nhật
Cách làm:
- Đặt nắm cơm vào giữa lá rong biển.
- Gấp phần dưới của lá rong biển lên.
- Gấp tiếp các cạnh của lá rong biển theo cạnh của hình tam giác.
- Dùng dầu vừng quết lên mép lá rong biển để dính chặt lại với nhau.
3. Onigiri “che chở” cho nhân bên trong
Nguyên liệu:
- Cơm dẻo
- Nhân bên trong theo kiểu truyền thống thì dùng củ cải muối, cá hồi muối hay thực phẩm muối chua khác. Ngày nay, nhân bên trong đã được ‘‘biến tấu’’ với nhiều hương vị khác nhau, có thể dùng thịt băm, rau, xúc xích,....
- Lá rong biển
Cách làm:
- Nặn nắm cơm như hình cái cốc nhỏ có một ‘‘khoang’’ nhỏ để đựng ‘‘nhân’’.
- Cho nhân vào bên trong.
- Đặt nắm cơm trên tay trái, dùng tay phải ‘‘tạo hình’’ sao cho cơm bao phủ được kín phần nhân.
- Dùng dập lỗ hình tròn, hình sao hay bất cứ hình nào thích dập những lỗ nhỏ trên lá rong biển.
- Phết qua 1 lớp dầu vừng trên lá rồi dán vào miếng cơm hoặc bọc lại như loại thứ 2.
4. Onigiri ‘‘kute’’ với hình ngôi sao
Với loại onigiri ‘‘kute’’ như này, cần "sắm" một chiếc khuôn và 1 cuộn giấy ni-lông bọc thức ăn, để lúc nắm cơm cho đảm bảo ‘‘an toàn thực phẩm’’.
Cách làm:
- Lót miếng ni-lông vào khuôn rồi cho cơm vào.
- Nèn thật chặt sao cho cơm ngập kín mặt khuôn và các hạt cơm dính với nhau thành 1 khối vững chắc.
- Nhẹ nhàng dùng tay tháo khuôn ra, bỏ lớp bọc ni-lông là ‘‘ngôi sao Onigiri’’ đã sẵn sàng.
5. Onigiri ‘‘so hot’’
- Vẫn là những nắm cơm truyền thống cộng thêm chảo hoặc vỉ nướng với than hoa là đã có thể nhâm nhi loại Onigiri ‘‘cực hot’’ này.
- Chú ý trong quá trình nướng, phải phết dầu vừng lên cơm cho đỡ khô