$\color{Sienna}{\fbox{TOÁN 9} \text{ Ôn + thi + học + kì + I}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thienluan14211

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:M38::M38: THÔNG BÁO :M058::M058:



Kì thi học kì I đã và đang đến gần. Nào chúng ta cùng nhau ôn tập nhé!!!!
Hãy nắm vững kiến thức để có kết quả tốt nào.


1..............2.............3.............Let's go
Bắt đầu ôn tập nào!!!!!!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
T

thienluan14211

I: Căn thức
1451432_380068912139510_815388469_n.jpg

II: Hàm số
1486821_380073018805766_1827079661_n.jpg

III: Các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
1471353_380081842138217_1986522493_n.jpg

IV: Tỉ số lượng giác của góc nhọn.
531969_380086735471061_968336903_n.jpg

V: Các định lí trong đường tròn.
1462876_380086738804394_1296125669_n.jpg
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Chắc chắn 1 điều là trong cấu trúc đề thi học kỳ toán 9 không thể thiếu bài rút gọn biểu
thức

Chúng ta hãy bắt đầu từ bài sau;)

Câu 1: Cho biểu thức: $P=\left(\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{2}{x\sqrt{x}-x+\sqrt{x}-1}\right):\left(1-\dfrac{\sqrt{x}}{x+1}\right)$

1. Rút gọn biểu thức $P$

2. Chứng minh rằng $P>0$ với mọi $x$ để $P$ có nghĩa.
 
T

thienluan14211

Câu 1: $P=\left(\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{2}{x\sqrt{x}-x+\sqrt{x}-1}\right):\left(1-\dfrac{\sqrt{x}}{x+1}\right)$
\Leftrightarrow $P=\left(\dfrac{1}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{2}{(x+1)(\sqrt{x}-1}\right):\left(1-\dfrac{\sqrt{x}}{x+1}\right)$
\Leftrightarrow $P=\left(\dfrac{x-1}{(x+1)(\sqrt{x}-1}\right):\left(1-\dfrac{\sqrt{x}}{x+1}\right)$
\Leftrightarrow $P=\left(\dfrac{(\sqrt{x}+1)(\sqrt{x}-1)}{(x+1)(\sqrt{x}-1}\right).\left(\dfrac{x+1}{x-\sqrt{x}+1}\right)$
\Leftrightarrow $P=\dfrac{\sqrt{x}+1}{x-\sqrt{x}+1}$

2) Với mọi x \geq 0
Ta luôn có tử dương
Mẫu $x-\sqrt{x}+1= (\sqrt{x}-\dfrac{1}{2})^2+\dfrac{3}{4}$ >0
Vậy P > 0 với mọi x\geq 0
 
Last edited by a moderator:
D

doannamthai

Về hàm số :

Câu 1:
a) Cho bốn điểm A(0 ; -5), B(1 ; -2), C(2 ; 1), D(2,5 ; 2,5).
Chứng minh tằng bốn điểm A,B,C,D thẳng hàng
b) Đường thẳng d1 có PT : y = 5x + 2013 và d2 có PT : y = -5x + 2013 . CMR : 2 đường thẳng này đối xứng với nhau qua trục tung khi vẽ trên cùng 1 mặt phẳng

Câu 2 :
Cho đường thẳng :
(m-2)x + (m-1)y = 1(m là tham số) (1)​

a) Chứng minh đường thẳng (1) luôn đi qua một điểm cố định với mọi m
b) Tìm giá trị của m để khoảng cách từ gốc toạ độ O đến đường thẳng (1) là lớn nhất

 
Last edited by a moderator:
N

n.hoa_1999

Sao ko ai giải hết bài NÀY
nếu làm được thì mới được 10 tròn đó ;);)

CỐ LÊN:khi (69):
 
Last edited by a moderator:
N

n.hoa_1999

Câu cuối đề HKI năm 2012-1013

CMR:



S= $\frac{1}{2}$ + $\frac{1}{3\sqrt[]{2}}$ + $\frac{1}{4\sqrt[]{3}}$ + ... + $\frac{1}{(n+1)\sqrt[]{n}}$ < $\frac{5}{2}$
 
C

congchuaanhsang

Chúng ta hãy thử 1 bài đại số cơ bản:

Tính góc tạo bởi đường thẳng (d): y=x-3 với trục Ox
 
H

hung.nguyengia2013@gmail.com

Chúng ta hãy thử 1 bài đại số cơ bản:

Tính góc tạo bởi đường thẳng (d): y=x-3 với trục Ox
Góc tạo bởi (d) và trục Ox là: $\alpha = 45^0$
Về cách giải thì lớp 9 phải vẽ hình ra rồi dựa vào tam giác vuông để tính $\alpha$
Còn cấp 3 thì áp dụng trực tiếp: y = ax + b \Rightarrow $a = \tan \alpha$
Ở đây $\tan \alpha = 1$ nên
$\alpha = 45^0$ :)
 
C

congchuaanhsang

Góc tạo bởi (d) và trục Ox là: $\alpha = 45^0$
Về cách giải thì lớp 9 phải vẽ hình ra rồi dựa vào tam giác vuông để tính $\alpha$
Còn cấp 3 thì áp dụng trực tiếp: y = ax + b \Rightarrow $a = \tan \alpha$
Ở đây $\tan \alpha = 1$ nên
$\alpha = 45^0$ :)

Ngắn gọn hơn là:

Gọi góc đó là $\alpha$

Hệ số góc ở đây dương nên $\alpha$ nhọn

$tan\alpha$ chính là hệ số góc của đường thẳng

\Leftrightarrow $tan\alpha$=1\Leftrightarrow$\alpha=45^0$
 
S

spqr131999

Một số bài toán về đồ thị hàm số
1. cho (d) có phương trình: (m+1)x + (m-4)y = 6 (d)
a) khi m =2, hãy biểu diễn tập nghiêm của (D) trên mặt phẳng tọa độ
b) Tìm m để (d) // Oy
c) Tìm m để (d) // Ox
d) CMR: Với mọi m thì (d) luôn đi qua một điểm cố định
e) khi m=3. tìm hệ số góc và tung độ gốc của (d)
f) Tìm m để khoảng cách từ O đến (d) lớn nhất
 
S

spqr131999

2. Cho 3 đường thẳng: 2x + y =3 (d1)
3x - y = 2 (d2)
mx -(3m-1)y = 2 (d3) (m là tham số)
1. Tìm m để 3 đường thẳng trên đồng quy
2. (d3) đi qua A(-4;-3). Tìm hệ số góc và tung độ gốc của (d3)
3. Khi m= 2. Hãy vẽ (d3) lên mặt phẳng tọa độ
4. Tìm m để (d1) // (d3)
5. Tìm m để (d3)// Ox
6. CMR: (d3) luôn đi qua một điểm cố định với mọi m
7. Tìm m để (d2) trùng với (d3)
8. Tìm m để khoảng cách từ O đến (d3) lớn nhất
9. So sánh góc tạo bởi (d10 và (d2) với trục Ox
10. Tìm m để (d1) vuông góc với (d3)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom