$\color{red}{\fbox{Vật Lý 7}\bigstar\text{CHUYÊN ĐỀ KIẾN THỨC}\bigstar}$

M

manh550

Chương Quang Học
Bài 1:Ánh Sáng-Nguồn Sáng-Vật Sáng
1.Chúng ta nhìn thấy các vật như thế nào?Xưa kia, đã từng có quan niệm cho rằng khi ta muốn nhìn một vật thì mắt ta phóng một "cái gì đó" chạm vào vật thì ta nhìn thấy vật.Điều đó giống như khi ta muốn biết một vật nóng hay lạnh, rắn hay mềm, ra giơ tay ra và chạm tay vào vật đó.Quan niệm đó đã để lại một vài dấu tích trong cách nói chúng ta.Thí dị.ta nói:"đứng trên bờ biển, tôi phóng tầm mắt ra chân trời"
Ngày nay,chúng ta biết rằng ta nhìn thấy một vật vì có ánh truyền từ vật ấy đến mắt ta..Nếu từ vật đó không có ánh sáng truyền đi(VD:trong đêm tối),hoặc có ánh sáng truyền đi nhưng không tới mắt ta(VD:bị bức tường chắn) thì ta không nhìn thấy vật đó
Vì vậy, trong đêm tối, ta muốn nhìn xem trên bàn có những gì thù phải rọi đèn pin lên mặt bàn, chứ không ai rọi đèn vào mắt mình cả

2.Những vật mà ta nhìn thấy là những vật sáng.Có hai loại vật sáng:
a,Những vật tự phát sáng như ngọn nến,Mặt Trời,...chúng được gọi là nguồn sáng
b,Những vật không tự phát ra ánh sáng, nhưng hắt lại ánh sáng mà vật khác chiếu vào nó, như quyển sách,Mặt Trăng,...
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

Bài 2: Sự Truyền Thẳng Ánh Sáng
1.Trong Vật Lý học,nơi diễn ra một hiện tượng vật lý nào đó được gọi là môi trường của hiện tượng đó.Thí dụ, ta nói:không khí, nước, thủy tinh là những môi trường truyền ánh sáng.
2.Môi trường trong suốt là một môi trường cho ánh sáng đi qua một cách hầu như hoàn toàn, và cho phép ta nhìn rõ nét,các vật ở bên kia nó so với mặt ta.Có những môi trường chỉ cho một phần ánh sáng đi qua và không cho phép ta nhìn rõ nét các vật ở bên kia chúng,thí dụ:nước đục,nilon mờ,kính nhám,...chúng được gọi là các vật trong mờ.
3.Môi trường đồng tính là một môi trường mà tính chất vật lý ở mọi chỗ đều như nhau.Nước sạch đựng trong cái cốc là một môi trường đồng tính.Nếu ta thả nhẹ nhàng những hạt muối vào cốc, thì một thời gian sau nước ở phía trên cốc vẫn như cũ,nhưng nước
ở phía dưới cốc mặn hơn,có khối lượng riêng lớn hơn.Nước trong cốc không còn là một môi trường đồng tính nữa.
4.Bạn hãy nhìn qua phía trên một nồi nước sôi không đậy vung.Bạn sẽ thấy các vật đứng
yên ở phía bên kia nồi hình như đang uốn éo,cử động.Đó là vì không khí ở phía trên nồi đã nở ra(nở một cách không đều) và lớp không khí giữa mắt bạn và các vật ở phía bên kia nồi không phải là một môi trường đồng tính.Ánh sáng ở đây không truyền theo đường thẳng,mà truyền theo những đường cong phức tạp, biến đổi bất kỳ.
5.Tia sáng là hình ảnh quy ước để biểu diễn đường truyền của ánh sáng.Chùm sáng cũng là một quy ước.Chúng không phải là vật thật như những vật sáng,nhưng những quy ước này rất có ích trong những nghiên cứu quang học.
Khi ta nhìn thấy một vật, nó phát ra vô số các tia sáng.Nhưng khi muốn nghiên cứu những hiện tượng quang học mà vật đó gây nên, ta chỉ cần khảo sát vài tia sáng đặc biệt mà nó phát sáng ra
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

ờ thì đúng rùi
sao vậy, có chỗ không hiểu à
..........................................................................................
 
T

trinhton

chương tiếp theo đi bạn, đến chương chuyển động đều chuyển động ko đều luôn đi
 
M

manh550

đây là chuyên đề lớp 7 cơ mà
...........................................................................................
 
M

manh550

Bài 3:Ứng Dụng Định Luật Truyền Thẳng Của Ánh Sáng

1.Bạn có thể trực tiếp làm thí nghiệm hoặc vẽ hình trên giấy để thấy rằng khi ta dùng cùng một vật chắn sáng(miếng bìa,đồ vật,...), nếu nguồn sáng nhỏ(diện tích phát sáng nhỏ)thì bóng tối của vật của vậy là lớn, nếu nguồn sáng rộng(diện tích phát sáng lớn) thì bóng tối là nhỏ.
Trong thực tế,khi ta thay bóng đèn dây tóc bằng một bóng đèn ống(dài 0,6m hoặc 1,2m),
hoặc dùng một chụp đèn to bằng thủy tinh mờ, thì ánh sáng sẽ đều hơn và các vùng tối giảm đi.
2.Ngày xưa cho rằng khi có nguyệt thực tức là có một con gấu lớn ở trên trời ngoạm lấy Mặt Trăng và muốn nuốt Mặt Trăng.Vì vậy mọi người mang mâm đồng, nồi đồng......ra gõ vang để gấu sợ hãi phải nhả Mặt Trăng:eek:
Ngày nay, nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng đã được khoa học giải thích rất kĩ và chính xác, trên cơ sở chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Vào cuối thế kỉ XIX, một nhà thiên văn học người Aó đã tính toán và công bố các số liệu chính xác về 8000 nhật thực và hơn 5000 nguyệt thực xảy ra từ thế kỷ XIII trước CN tới thế kỷ XXII, túc là nhật thực và nguyệt thực đã diễn ra và xẽ diễn ra trong khoảng 3000 năm.
 
M

manh550

Bài4.Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng
1.Theo nghĩa thông thường "gương"hay"gương phẳng" là dụng cụ thường dùng để soi
trong quang học,"gương phẳng" là bất kỳ mặt phẳng nhẵn nào có thể phản chiếu được ánh sáng.Đó có thể là cái gương theo nghĩa thông thường,hoặc mặt hồ phẳng lặng, mặt bàn nhẵn bóng, mặt một tấm kim loại phẳng và nhẵn,...
2.Bất kì vật nào cũng vừa hấp thụ, vừa phản xạ ánh sáng.Một gương thẳng tốt là một mặt phẳng và nhẵn hấp thụ rất ít và phạn xạ hầu hết ánh sáng chiếu vào nó.Một miếng vải trắng cũng hập thụ rất ít ánh sáng, nhưng nó không nhẵn và không phạn xạ ánh sáng như nói trên, nó không phải là một gương phẳng.
3.Đọc lại định luật phạn xạ ánh sáng, bạn thấy rằng nó có hai phần rõ ràng.
Khi vẽ hình để giải các bài tập quang hình học, ta thường coi rằng gương phẳng vuông góc
với mặt phẳng hình vẽ.Do đó pháp tuyến ở điểm tới và tia phạn xạ cũng nằm trên mặt phẳng hình vẽ.Khi lập luận, ta chỉ nói đến phần thứ hai của định luật mà không đả động gì đến phần thứ nhất.
Cần chú ý rằng đó chỉ là một sự hiểu ngầm.Bạn phải luôn nhớ cả hai phần của định luật, vì sau này sẽ có những bài toán phức tạp hơn và khi giải chúng ta phải xét cả phần thứ nhất của định luật, chứ không thể hiểu nhầm nó được
 
I

i_am_a_ghost

Lý lớp 7 hầu như là lý thuyết không nhỉ? Thế nhàm lắm!
Bạn thử cho thêm vào một vài bài tập chuyển động đi! (Phần chuyển động, Toán lớp 5 cũng đã đề cập đến rồi mà!)
 
M

manh550

trong vật lý 7 không có chuyển động đâu bạn...........................................................................
 
L

leemin_28

Mai mình thi Vật Lý giữa học kì! bạn cho mình xin mấy cái đề về phản xạ ánh sáng, ảnh ảo, gương lồi lõm nhé
 
U

uzimakinaruto

I – LÝ THUYẾT
Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
 Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.
Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?
- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
 Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
 Xung quanh hạt nhân có các êlectron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
 Tổng điện tích âm của các êlectron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
 Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
Câu 5: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nguồn điện cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
Câu 6: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
 Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
 Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
 Dòng điện trong kim loại: các êlectron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
Câu 7: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín? Nêu kí hiệu một số bộ phận mạch điện?
- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu qui ước để biểu diễn một mạch điện. Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
- Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện
Nguồn điện ( pin, acquy) Hai nguồn điện mắc nối tiếp ( bộ pin, bộ acquy) Bóng đèn Dây dẫn Công tắc ( cái đóng ngắt)
Công tắc đóng Công tắc mở

Câu 8: Dòng điện có những tác dụng nào?
Các tác dụng của dòng điện:
 Tác dụng nhiệt.
 Tác dụng phát sáng.
 Tác dụng từ.
 Tác dụng hoá học.
 Tác dụng sinh lí.
Câu 9: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo?
- Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Kí hiệu cường độ dòng điện là: I.
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe. Kí hiệu là: A: 1 A = 1000 mA. 1 mA = 0.001 A.
- Dụng cụ đo là Ampe kế.
Câu 10: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì?
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
Hiệu điện thế kí hiệu là: U.
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn. Kí hiệu là: V: 1 kV = 1000 V , 1V = 1000 mV.
- Dụng cụ đo là vôn kế.
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
Câu 11: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cho biết gì? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì?
- Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó.
- Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức đặt để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
Câu 12: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc NỐI TIẾP.
- Trong mạch NỐI TIẾP, cường độ dòng điện tại mọi vị trí như nhau.
I1 = I2 = I3
- Trong mạch NỐI TIẾP, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng HĐT giữa 2 đầu mỗi đèn.
U13 = U12+U23
Câu 13: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc SONG SONG.
- Trong đoạn mạch mắc SONG SONG, cường độ dòng điện giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các cường độ dòng điện trên mỗi đèn. I = I1 + I2

- Trong đoạn mạch mắc SONG SONG, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng HĐT giữa 2 đầu mỗi đèn.
U12 = U34 = UMN
II – BÀI TẬP
Câu 1: Cọ xát mảnh nilông bằng miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm, khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? Mảnh nilông nhận thêm êlectrôn - Miếng len mất bớt electrôn
Câu 2: Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa gì? Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện
Câu 3: Trên một bóng đèn có ghi 2,5 V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? Bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bao nhiêu?
 Con số 2,5 V ghi trên bóng đèn là giá trị hiệu điện thế định mức đặt vào hai đầu bóng đèn để nó sáng bình thường.
 Bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế là 2,5 V.
Câu 4: Tại sao vào ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì thấy có bụi vãi bám vào chúng? Vào ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì sẽ làm cho màn hình ti vi nhiễm điện do cọ xát. Vì vậy màn hình ti vi hút bụi vải bám vào chúng.
Câu 5. Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao?
 Dụng cụ đo để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn là Ampe kế.
 Chọn Ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp rồi mắc chốt (+) của Ampe kế với cực dương của nguồn điện, không được mắc hai chốt của Ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng Ampe kế và nguồn điện.
 Giải thích: vì chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 6: Đổi đơn vị sau:
a/ 0,175A = 175 mA
b/ 1250mA = 1,25 A
c/ 2,5V = 2500 mV
d/ 1200mV = 1,2 V
Câu 7: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có nguồn điện (2pin), một bóng đèn, một công tắc, một Ampe kế để đo cường độ dòng điện qua đèn, và một Vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Ghi rõ các chốt dương, âm của các dụng cụ đo và mũi tên chỉ chiều dòng điện qua mạch.
Câu 8: Cho các dụng cụ điện gồm 1 nguồn điện 2 pin, bóng đèn, 1 công tắc.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín với công tắc đóng.
b) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm những dụng cụ điện như trên và mắc thêm 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch điện
c) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm những dụng cụ điện như câu b và mắc thêm 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
Câu 9 : Trong mạch điện theo sơ đồ ( hình 2) biết Ampe kế A1 có số chỉ 0,35A, Hãy cho biết :
a, Số chỉ của Ampe kế A2
b, Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2
Vì mạch điện gồm các Ampe kế và các đèn mắc nối tiếp với nhau giữa hai cực của nguồn điện nên :
a, Số chỉ của Ampe kế A2 là 0,35 A.
b, Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là 0,35A.
Câu 10 : Khi :
a, Hai mảnh nilông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
b, Thanh thủy tinh và thanh nhưa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao?
a, Hai mảnh nilông sau khi cọ xát vào vải khô và đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau do chúng mang điện tích khác loại.
b, Thanh thủy tinh và thanh nhưa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
Câu 11: Dùng các kí hiệu đã học (nguồn điện, bóng đèn,công tắc, dây dẫn điện) hảy vẽ sơ đồ mạch điện.Khi đóng công tắc hãy xác định chiều của dòng điện chạy trong mạch điện
Câu 12. Cho mạch điện có sơ đồ (hình 2). Khi K đóng ,
Ampe kế có số chỉ là I = 0,2A; Vôn kế V có số chỉ
U = 6V (không đổi), vôn kế V1 chỉ 2,5 V.
a, Tính cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng chạy
qua đèn Đ1, Đ2.
b, Tính hiệu điện thế U¬2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2.
a) Cường độ dòng điện chay qua đèn Đ1 và Đ2 là: I1 = I2 = I = 0,2A.
b) Hiệu điện thế hai đầu đèn Đ2: U2 = U – U1 = 6 – 2,5 = 3,5
Câu 13. Có 5 nguồn điện loại: 2V, 3V, 6V, 9V,12V và 2 bóng đèn giống nhau ghi 3V.Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn nào hợp nhất?Vì sao?
- Cần mắc vào nguồn: 2V, 3V.
- Hợp nhất: 3V. Vì hai đèn mắc nối tiếp: I = I1 =I2 = 3V.Nếu chọn lớn hơn 3V thì hư bóng đèn, bằng thì đèn sáng bình thường, nhỏ hơn thì đèn sáng mờ.
Câu 14: Cho mạch điện gồm hai đèn mắc song song, biết số chỉ của ampe kế A là 0,4 A ;của ampe kế A1 là 0,1A.Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
Có I1 = 0,1A, I = 0,4A.
Hai đèn mắc song song nên: I = I1 + I2 suy ra I2 = I –I1 = 0,4 -0,1 =0,3(A)
Vậy ampe kế A2 chỉ 0,3A.
 
Top Bottom