Sử $\color{RED}{\fbox{TUYỂN TẬP}\bigstar\text{BÍ ẨN CÁC NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (kỳ 1)​



Nền văn minh Ai Cập cổ đại còn ẩn chứa nhiều bí ẩn đáng sợ khiến người đời sau chưa tìm ra lời giải đáp.
Những câu chuyện về xác ướp Ai Cập và những cuộc trả thù của những vị vua trong lăng mộ cổ đã và vẫn luôn là đề tài khai thác bất tận cho văn chương và phim ảnh. Và sự thật là đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn phải đau đầu về những hiện tượng bí ẩn được cho là “Lời nguyền của Pharaoh”.


bian2.jpg



Pharaoh Tutankhamun, ông vua thiếu niên, là người đã trị vì triều đại Ai Cập trong quãng thời gian ngắn ngủi từ 1336 – 1327 trước Công nguyên. Năm 18 tuổi, Tutankhamun đột ngột qua đời một cách bí ẩn và không ai biết lý do vì sao vị vua trẻ lại băng hà. Có giả thuyết còn cho rằng Tutankhamun bị ám sát và sẽ chìm vào giấc ngủ thiên thu nếu không có người “đánh thức” ông dậy vào năm 1923.


bian3.jpg



Lăng mộ của Tutankhamun được phát hiện vào năm 1923 bởi Howard Carter, một nhà Ai Cập học người Anh. Theo đuổi lý thuyết rằng lăng mộ này nằm ẩn mình đâu đó ở Thung lũng của các nhà vua, Carter đã được Carnarvon tài trợ tài chính để thực hiện dự án này. Sau nhiều năm ròng rã đào bới, hầm mộ của Tutankhamun đã được khai quật, và là một công bố chấn động dư luận thời bấy giờ.


bian4.jpg


Howard Carter - người khởi xướng cuộc khai quật


Truyền thuyết kể rằng hầm mộ bị khai quật là động thái đánh thức giấc ngủ dài của Pharaoh và khởi động một loạt lời nguyền chết chóc giáng lên những người liên quan. Vào đúng ngày tìm thấy lăng mộ, Howard trở về nhà và nhận ra rằng con chim hoàng yến yêu quý của mình đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Con rắn hổ mang được coi là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.


Lăng mộ Tutankhamun ẩn chứa một bộ sưu tập lớn những châu báu của nhà vua, và cả xác ướp của vị vua trẻ. Người ta đồn đại nhau rằng những người thợ đào hầm mộ đã nhìn thấy những chữ tượng hình biểu tượng của xác chết lởn vởn quanh thi thể của Tutankhamen, báo hiệu cái chết của những kẻ xâm nhập.


bian5.jpg


Vị vua trẻ Tutankhamun


“Họ, những kẻ bước chân vào lăng mộ thần thánh sẽ được gặp đôi cánh của tử thần”. Howard Carter sau này đã phải rất khó khăn mới có thể giữ cho những người thợ trấn tĩnh.


bian1.jpg



“Lời nguyền Pharaoh” bắt đầu phát động đầu tiên đối với Carnavon – “mạnh thường quân” của chiến dịch tìm mộ. Ông bị chết vì một vết muỗi cắn lây truyền bệnh. Và đây mới chỉ là sự khởi đầu, rất nhiều người đã chết sau cuộc đào mộ thành công đó. Hai ngày sau khi Carnavon qua đời, xác ướp Tutankhamun được kiểm tra và người ta phát hiện một vết đỏ ở vị trí tương tự vết muỗi cắn của Carnavon trên khuôn mặt vị vua trẻ.


bian6.jpg


Những dòng chữ tượng hình trên mộ


Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace cũng qua đời vì hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. Và một chuỗi những cái chết bao trùm lên cả dự án. George Gould, bạn của Carnavon nhìn vào ngôi mộ, và chỉ hôm sau ông lên cơn sốt cao rồi qua đời. Bác sĩ của George cũng chết không lâu sau đó.


bian7.jpg


"Xác ướp Ai Cập" và những lời nguyền đáng sợ là nguồn cảm hứng bất tận của phim ảnh


Lời nguyền Tutankhamun đến nay vẫn còn khiến bao nhà khảo cổ học khiếp sợ. Dù nhiều nhà khoa học cho rằng chuỗi cái chết theo sau sự kiện mở hầm mộ là do những người tham gia đã nhiễm một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ này; những bí ẩn của một nền văn minh cổ đại vẫn nguyên vẹn là một điều khiến chúng ta và các thế hệ sau này phải trăn trở suy ngẫm: Có hay không sự trừng phạt của một đấng tối cao lên những kẻ xâm phạm thánh địa?

Nguyễn Hiền Trang (TH)
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (kỳ 2)​

Theo những nghiên cứu thông thường từ trước tới nay, 3 kim tự tháp trên cao nguyên Giza, Ai Cập được cho là lăng mộ của ba vị vua triều đại thứ 4 trước Công nguyên, nghĩa là khoảng 4500 năm trước và là kỳ quan lâu đời nhất trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cả 3 kim tự tháp đều được biết đến với kiến trúc và kết cấu vào bậc cao nhất trong lịch sử loài người.


bi10.jpg



Kim tự tháp Lớn cao 146,7m với diện tích 53 000 mét vuông, đủ để chứa các Thánh đường lớn Châu âu như St Pauls và Westminster Abbey. Truyền thuyế kể rằng bề mặt của kim tự tháp ban đầu là lớp đá đen, có thể là mã não, sau đó là đá vôi mịn có độ bóng cao.


Không gian bên trong kim tự tháp được biết đến là lối xuống, lối lên, gian phòng lớn, 2 phòng chính là “phòng vua” và “phòng hoàng hậu” và rất nhiều hang hốc bí ẩn.


bi1.jpg



Vấn đề đặt ra là mặc dù được cho là lăng mộ của hoàng đế Khufu, không có một dấu tích nào về Khufu còn lại ở đây. Không có thi hài, xác ướp, vật liệu ướp hay bất cứ vật phẩm nào khác. Trên các kim tự tháp ở cao nguyên Giza, không có bất cứ một cái tên của vị vua nào được khắc ghi. Điều này đặt ra câu hỏi cho rất nhiều người: Liệu có thực sự các vị vua triều đại thứ 4 ở Ai Cập đã xây dựng kim tự tháp Giza?


bi3.jpg



Trên thực tế 3 kim tự tháp nằm trên cao nguyên Giza là minh chứng của một kỹ thuật điêu luyện, và khả năng tính toán cũng như xây dựng phi thường, là một bước nhảy vọt đến mức phi lý so với triều đại thứ 3. Bên cạnh đó, các kim tự tháp ở Giza cũng khác biệt khác nhiều so với các kim tự tháp khác ở Ai Cập.


bi8.jpg



Điểm khác biệt đầu tiên là chỉ có kim tự tháp Giza có phòng bí mật ở trên cao trong khi các kim tự tháp khác chỉ có phòng ngầm dưới đất hoặc gần móng. Đặc biệt, chỉ có kim tự tháp nhỏ phía trước có lưu giữ khi chép của Pharaoh Khufu rằng ông đã xây dựng chúng tuy nhiên đây lại là kim tự tháp hư hại nặng nhất so với những cái còn lại, có cấu trúc tinh vi hơn nhiều.


bi6.jpg

Liệu Khufu có phải người ra lệnh xây dựng các kim tự tháp trên cao nguyên Giza?


Chỉ có kim tự tháp Giza mới được định hướng chính xác theo la bàn và thể hiện những kiến thức khoa học sâu rộng về phép đo trái đất, điều mà chúng ta không thể thấy được ở các kim tự tháp khác.


Tổ hợp kim tự tháp Giza được thiết kế và xây dựng hoàn toàn khác biệt. Chúng hoàn toàn không có hệ thống khung bên trong mà chính những khối đá được đo đạc chính xác đã tạo độ ổn định và bền vững cho kim tự tháp. Các kim tự tháp này cũng không có những biểu tượng tôn giáo hay chữ tượng hình bên trong. Với công nghệ và kỹ thuật xuất sắc, đây là kim tự tháp bền vững nhất với thời gian ở Ai Cập.


bi5.jpg



Các phiến đá của kim tự tháp được ghép nối với nhau hoàn hảo tới mức sợi tóc cũng khó lòng lọt qua. Lớp trầm tích dày tới 4,3m quanh nền kim tự tháp chứa nhiều vỏ sò hóa thạch có niên đại tới gần 11.600 năm tuổi. Vậy thì khả năng rất cao kim tự tháp Giza được xây dựng từ cách chúng ta tới 12000 năm, chứ không phải 4000 năm vào thời đại các Pharaoh.


bi2.jpg



Có hay không một thế lực siêu phàm với trí tuệ vượt bậc đã “nhúng tay” vào xây dựng những kim tự tháp sừng sững trên cao nguyên Giza? Đây mãi mãi là bí ẩn không lời giải với những nhà nghiên cứu và toàn thể nhân loại.


bi4.jpg



Nguyễn Hiền Trang (TH)
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 3)

“Nefertiti”, trong tiếng Ai Cập nghĩa là “người đẹp đang tới”, là cái tên hoàn toàn xứng đáng với nữ hoàng Ai Cập cổ đại.

Một trong những câu truyện đẹp và gợi cảm nhất về Nefertiti là màn trình diễn thoát y vũ mỗi buổi sáng sớm. Khi những tia nắng mặt trời đầu tiên rọi chiếu Ai Cập cũng là lúc nàng Nefertiti bắt đầu màn khiêu vũ khỏa thân, nhằm kích động vị thần mặt trời.


bi10.jpg



Người ta kể lại rằng Nefertiti nhảy múa giữa một dàn nhạc công mù, để họ không thể thấy được vẻ đẹp rạng ngời của bà hoàng trong nghi thức tôn giáo này. Trong tiếng vỗ tay và ca hát, Nefertiti trút bỏ bộ xiêm y trong suốt, hiến dâng tấm thân ngọc ngà cho ánh mặt trời ve vuốt.


Người dân Ai Cập tin rằng nếu thần mặt trời bị kích động trước nhan sắc khuynh thành của nàng, thần dân Ai Cập cũng được ưu đãi.


Truyền thuyết đồn đại về nàng và sương mù của bí ẩn bao phủ quanh hình ảnh người con gái đẹp nhất Ai Cập. Nefertiti là vợ của Pharaoh Akhenaten, và nàng đã tìm mọi cách để giữ người đàn ông đầy uy quyền này cho riêng mình. Lời đồn còn đi xa hơn nữa khi cho rằng Nefertiti đã yểm bùa mê lên người chồng.


bi2.jpg



Liệu bùa mê của Nefertiti có tác dụng hay không? Không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Chỉ biết rằng Akhenaten đã mê đắm nàng trong suốt một thời gian dài. Chiều theo ý thích của Nefertiti, Akhenaten đã trao quyền lực tối ưu cho nàng, lựa chọn tôn sùng thần mặt trời trên mọi thần khác. Điều này đã làm cho rất nhiều thày tu nổi giận, gây nên sóng gió cho gia đình hoàng tộc sau này.


bi4.jpg



Nefertiti nắm giữ những bí quyết quyến rũ đàn ông mà đến ngày nay nhiều người phụ nữ vẫn phải “chạy dài” học tập. Trước đêm ân ái, nàng tắm bằng thứ nước ướp hương liệu đặc biệt rồi bôi sáp thơm vào các khớp trên cơ thể. Cuối cùng là nàng xức lên mình thứ nước hoa ngào ngạt.


Nefertiti cạo sạch tóc và đội tóc giả, cắt cao sau cổ và rủ che mặt, nhấn mạnh đôi mắt bằng phấn đen ấn tượng.


bi3.jpg



Nefertiti sinh được 6 người con những trớ trêu tất cả đều là con gái. Điều này đã khiến nàng không thể giữ nổi chân của Akhenaten khi Kiya, một người vợ khác sinh hạ hoàng tử Tutankhamun.


Cái chết và nơi chôn cất Nefertiti là bí ẩn lớn với nhân loại trong một thời gian dài. Chỉ đến năm 2003, Fletcher, một nhà khảo cổ học đã tìm được những đầu mối chứng minh một xác ướp tại Thung lũng các nhà vua là thi thể của người đẹp.


bi1.jpg



Điều gây chấn động nhấn là cơ thể đó đầy thương tật. Ngực và cổ bị rạch nát, ngực trái bị đâm, cánh tay trái và bàn chân bị gãy. Nhiều nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết Nefertiti bị sát hại bởi những kẻ ghen ghét nàng, có thể là những thầy tu dòng Amen, những người phản đối việc tôn thờ duy nhất thần mặt trời, cũng có thể là những người vợ khác của Akhenaten, từng bị Nefertiti trả thù.


bi9.jpg



Những bí ẩn này vẫn còn cần rất nhiều nghiên cứu trước khi sáng tỏ. Chỉ có vẻ đẹp của nàng Nefertiti vẫn còn được lưu giữ trong bức tượng khả ái của người đẹp, trưng bày ở viện bảo tàng Berlin (Đức), với chiếc cổ thon dài và nụ cười đỏ quyến rũ.


bi3.jpg




bi5.jpg



Nguyễn Hiền Trang (TH)
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 4)

Nhân sư (Sphinx) là một quái vật tạc bằng đá, mình sư tử đồ sộ, đầu người được chạm trổ công phu với đôi mắt đầy vẻ bí hiểm. Tượng nhân sư nổi bật bởi vẻ đồ sộ của mình với chiều cao từ 18 – 20 mét và trải dài tới gần 60 mét.


bi6.jpg



Tượng Sphinx có niên đại đã rất lâu đời khoảng 5000 năm, và được xây dựng bên các kim tự tháp Ai Cập cổ đại và cho đến nay lý do vì sao chúng được dựng nên vẫn còn là một bí ẩn đối với nhân loại.


Có rất nhiều giả thuyết giải thích cho sự ra đời của các nhân sư. Có người cho rằng những bức tượng nhân sư được tạc để canh giữ phần mộ của những vị pharaoh Ai Cập cổ đại. Lại có giả thuyết khác khẳng định Sphinx chính là hiện thân của thần Mặt trời Harmachis, vị thần mà người Ai Cập cổ đại thờ phụng.


bi1.jpg



Một trong những giả thuyết rất được ủng hộ là tượng nhân sư là biểu tượng của các vị hoàng đế Ai Cập. Theo người Ai Cập, vị vua có sức mạnh của loài sư tử, vua của muôn loài, và trí tuệ siêu phàm, vì vậy họ đã chạm các vị hoàng đế và thần thánh của họ nửa người, nửa thú.


Tượng nhân sư lớn nhất và nổi tiếng nhất là Tượng nhân sư lớn nằm trên cao nguyên Giza, quay mặt về hướng Đông và thường được cho là khắc họa đầu của pharaoh Khafra.


bi5.jpg



Nhân vật này cũng xuất hiện rất nhiều trong các truyền thuyết bí ẩn của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Hy Lạp với biển thế nhân sư là một con quỷ với đầu và bộ ngực phụ nữ, thân sư tử, cánh đại bàng và đuôi rắn.


bi3.jpg



Một trong những câu chuyện mà người ta hay truyền tai nhau về nhân sư là chuyện nhân sư gác cửa thành phố Thebes, Hy Lạp do người khổng lồ Typhon và yêu quái rắng Echidna sinh ra. Từng theo học nữ thần trí tuệ nên Sphinx rất thông minh nhưng lại hung tàn. Nó nằm phục trước cổng thành Thebes và đưa ra những câu đố bí hiểm cho ai muốn vào thành. Câu đố này không được ghi lại chính xác nhưng đã được dân gian truyền tụng lại dưới nhiều hình thức khác nhau.


bi4.jpg



Câu đố nổi tiếng nhất được truyền lại chính là: “Sinh vật nào buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi hai chân và buổi chiều đi ba chân, và khi nó càng có nhiều chân thì nó càng yếu”. Nhân sư bóp cổ và ăn thịt tất cả những ai không trả lời được. Cũng chính vì vậy nó mới có tên là Sphinx, một động từ mà theo gốc La Tinh có nghĩa là “bóp cổ”.

Một câu đố khác hiếm gặp hơn (và cũng khó hơn) là: “Có hai chị em: một người sinh ra người kia và người kia lại sinh ra người này” và câu trả lời là “ngày và đêm”, cả 2 đều là giống cái trong tiếng Hy Lạp.



Dù là câu đố nào đi chăng nữa, tất cả đều thống nhất rằng một người thanh niên tên là Oedipus đã trả lời đúng câu hỏi này, khiến nhân sư nổi giận lao đầu xuống thềm đá chết.


bi2.jpg



Gần đây nhất, vào năm 1991, một nhóm các nhà địa chất học đã tuyên bố những nghiên cứu mới nhất về tượng nhân sư trong đó khẳng định những bức tượng sư tử mặt người này đã được điêu khắc từ 7000 năm trước công nguyên, xa hơn cả niên đại của người Ai Cập cổ đại.


Một nghi vấn mới được đặt ra: Nếu những kim tự tháp có thể là sản phẩm của một trí tuệ siêu phàm ngoài trái đất thì vì sao Sphinx – những bức tượng nhân sư cùng một quần thể lại không thể và liệu có chăng một thế lực bí ẩn “nhúng tay” vào những công trình trên trái đất. Tất cả đều là bí ẩn, tựa như nụ cười mỉm và ánh mắt xa xăm của bức tượng nhân sư đồ sộ.


Nguyễn Hiền Trang (TH)
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 5)

Quá trình ướp xác rùng rợn nhưng thể hiện một trí tuệ vượt bậc đã khiến báo chí tốn bao giấy mực.

1. Vì sao người Ai Cập ướp xác?


Người Ai Cập cổ đại tin rằng thân thể là nơi trú ngụ của linh hồn và là phần chủ chốt của con người trong kiếp sau. Họ không cho rằng những công đoạn ướp xác là khủng khiếp hay rùng rợn mà quan niệm cái chết có một ý nghĩa đẹp, là sự chuẩn bị cho việc trình diện trước thượng đế.

m12.jpg

m8.jpg


2. Quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại?

Ban đầu, người chết được đặt trong những chiếc giỏ bằng sậy và vùi xuống cát. Do điều kiện khô nóng của Ai Cập, cát sẽ khiến xác người khô đi nhanh chóng, ngăn chặn được sự phân hủy. Trong khi những người thợ lành nghề phải chạy đua để xây dựng lăng mộ, những người ướp xác bắt đầu chuẩn bị cho những quá trình ướp kỹ lưỡng hơn, giúp xác chết không bị phân hủy.


m5.jpg

Bước đầu tiên của quá trình ướp xác là loại bỏ các cơ quan nội tạng. Người ướp xác dùng đục đập vỡ xương cuối mũi và dùng một cái móc luồn qua lỗ mũi đến sọ và làm vỡ não để dễ dàng lấy não ra ngoài.

m1.jpg

Để lấy ra các phần nội tạng, những người ướp xác rạch một vết ở bên trái bụng, chỉ riêng trái tim được đặt ở chỗ cũ. Các phần nội tạng này được đặt trong một chiếc bình kín và chôn cùng trong lăng mộ vì họ tin rằng con người vẫn cần đến nội tạng để sống được ở thế giới bên kia, chỉ có não là bị bỏ đi vì người Ai Cập vẫn chưa biết đến chức năng của nó.

Sau công đoạn đáng sợ này, xác được tắm bằng rượu cọ hay nước sông Nile để triệt tiêu vi khuẩn sinh sôi trong xác chết, những túi lanh đựng muối Natron được nhét vào ổ bụng qua đường rạch để ngừa ẩm. Xác được đặt ở chỗ nóng và phủ đầy natron, một miếng kim loại hình con mắt của thần Horus được đặt lên vết rạch ở bụng.


m4.jpg

Những bùa chú cũng được đặt cùng với xác ướp để bảo vệ tuyệt đối giấc ngủ của người đã khuất.

3. Nghi lễ chôn cất cổ đại như thế nào?

Tùy theo từng tầng lớp xã hội mà xác ướp sẽ được chôn cất. Với những người ở tầng lớp thấp, hầm mộ sẽ chỉ được xây cất sơ sài hay ở rìa những hầm mộ lớn. Những người ở địa vị cao hơn được chôn kỹ trong hầm mộ được trang trí và đặc biệt những Pharaoh, người nắm quyền lực tối đa ở Ai Cập sẽ được xây trong quan tài đá, được trang trí tỉ mỉ.


m11.jpg

Nghi lễ cuối cùng là lễ mở miệng khi thày tu dùng que móc mở miệng xác ướp để xác ướp có thể nói chuyện trong kiếp sau.

Người Ai Cập còn ướp cả xác động vật, đặc biệt là mèo vì tin vào sức mạnh của các loài động vật.


m6.jpg

Theo người Ai Cập, người chết không thực sự tan biến mà vẫn tồn tại, và chỉ đang yên ngủ, vì vậy bất cứ sự xâm phạm nào vào nơi yên nghỉ của những xác ướp cũng sẽ bị trừng phạt. Những lời nguyền này có thật hay không, không ai có thể biết chắc, chỉ biết rằng một loạt những cái chết thảm khốc đã xảy ra với những người dám phá bĩnh giấc ngủ nghìn năm của các Pharaoh.


m7.jpg

m9.jpg


m2.jpg


m3.jpg


Hiền Trang (TH)
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 6)

Cleopatra là người nổi tiếng vì sắc đẹp, trí thông minh và tài lãnh đạo của mình. Theo tiếng Hy Lạp, Cleopatra có nghĩa là “Vinh quang của vua cha”. Bà lên ngôi năm 18 tuổi, giữ tư cách là Pharaoh của Hy Lạp cho tới năm 30 trước Công nguyên.


1. Thiên tình sử của một vương triều


Nhắc đến cái tên Cleopatra là phải nhắc đến Julius Caesar, nhà cầm quyền độc tài của đế chế La Mã, người đã chiếm được thủ đô Ai Cập. Để cứu vãn ngôi báu, Cleopatra đã tìm cách quyến rũ Caesar, củng cố thêm sức mạnh của Ai Cập bằng cách liên minh với La Mã.


c10.jpg


Cô đào nổi tiếng Claudette Colbert trong vai nữ hoàng Cleopatra


Mối tình này đã gây nên rất nhiều thù oán và nhiều người cho rằng nó phần nào dẫn đến cái chết thảm khốc của Caesar khi đang thiết triều.


Tuy nhiên, thiên tình sử thực sự của Cleopatra lại gắn liền với một cái tên khác: Marcus Antonius, một thành viên trong hội đồng cai trị Roma. Sau này, do những xích mích với hoàng đế La Mã Augustus, Antonius bại trận tự sát. Cleopatra cũng chết vài ngày sau đó. Nhưng cái chết này lại phủ thêm một tấm màn huyền hoặc lên nhan sắc Ai Cập.


c5.jpg



2. Bí ẩn cái chết của đóa hồng sa mạc


Cái chết của Cleopatra là một trong những bí ẩn của Ai Cập cổ đại. Phần lớn cho rằng chính Cleopatra đã để cho một con rắn mào gà cắn chết mình, để đạt tới cuộc sống vĩnh hằng sau cái chết. Một số khác lại cho rằng nữ hoàng bị đầu độc bởi một hỗn hợp cực mạnh.

Bản thân giả thuyết về vết rắn cắn cũng có nhiều phiên bản. Có người tin rằng Cleopatra bị rắn cắn vào ngực, trong khi số đông cho rằng vết cắn đó ở trên tay. Cleopatra ra đi vào năm 39 tuổi, kết thúc một vương triều đầy sóng gió.



c6.jpg


Bức tranh "Cái chết của Cleopatra"


3. Thực hư nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành?


Gần đây, một nghi vấn mới về nhan sắc của nữ hoàng Cleopatra đã được dấy lên. Người ta cho rằng, Cleopatra chỉ sở hữu một giọng nói ngọt ngào, trí tuệ mẫn tiệp và những phương pháp chăm sóc sắc đẹp hoàn hảo, còn nhan sắc của bà không thể gọi là đẹp.


c7.jpg


Cleopatra do Vivien Leigh, ngôi sao của "Cuốn theo chiều gió" thủ vai


Cho đến nay, dù Cleopatra đã xuất hiện trên rất nhiều tác phẩm nghệ thuật hội họa, điêu khắc, chỉ có minh chứng duy nhất về nhan sắc của bà được công nhận. Đó là đồng xu La Mã có khắc hình Cleopatra. Nếu thật sự người nghệ sĩ đã truyền tải đúng, Cleopatra có cái cổ to, mũi khoằn, tai dài và cằm nhô ra phía trước.


c9.jpg



Ngày nay, nàng Cleopatra đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật: từ văn học, hội họa cho tới điện ảnh. Những bộ phim về Cleopatra và Caesar đã được dựng lại nhiều lần, trong số đó phiên bản do Liz Taylor thủ vai Cleopatra đã trở thành kiệt tác kinh điển trong lịch sử điện ảnh. Và dù nhan sắc của nàng trong thực tế có đẹp hay không, những diễn viên nhận vai Cleopatra đều là những mỹ nữ của nghệ thuật thứ 7.


c2.jpg


Nữ diễn viên màn ảnh đen trắng Theda Bara trong phim "Cleopatra"


c3.jpg




c4.jpg




c8.jpg

Cleopatra là vai diễn "để đời" của Elizabeth Taylor


c1.jpg


Và gần đây nhất, quả "bom sex" nước Ý Monicca Bellucci cũng vào vai nữ hoàng xinh đẹp

Hiền Trang (TH)
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 7)


Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đại đặc sắc, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân Châu Mỹ, từng sinh sống ở Trung Mỹ, Mexico, Guatemala và Honduras.


b11.jpg



Văn minh Maya đạt được một trình độ rực rỡ về mọi mặt: kiến thiết đất nước, kiến trúc, toán học và thiên văn học và để lại rất nhiều công trình thách thức cả kiến thức con người trong thời hiện đại trong số đó có các kim tự tháp.


Không giống với kim tự tháp Ai Cập, phiên bản kim tự tháp của người Maya bé hơn và thường không nhọn ở đỉnh. Phần cắt bằng phía trên thường được sử dụng để xây đền thờ.


b3.jpg



Người Maya cổ đại xây 2 loại kim tự tháp khác nhau. Một loại có thể leo được lên đỉnh và một loại không.


Kim tự tháp leo được lên đỉnh được xây dựng cho một thánh đường dành cho những nghi lễ hiến tế, và loại kia thì không được phép leo trèo hay thậm chí sờ vào bởi đó là những công trình thần thánh, linh thiêng. Những bậc thang của kim tự tháp này rất dốc, cách xa nhau và có những cánh cổng chẳng dẫn tới đâu.


b5.jpg



Người Maya tin rằng các kim tự tháp là cách để họ tiến gần hơn tới chúa trời của họ. Những bậc thang của kim tự tháp có đền thờ để hiến tế chạy từ chân tháp lên đỉnh tháp. Mỗi kim tự tháp thường có 2 đến 4 cầu thang. Một số còn có chiếu nghỉ ở giữa để những thày tư tế có thể dừng lại và làm lễ trước khi leo lên tới đỉnh.


Ngoài những mục đích tôn giáo, kim tự tháp Maya còn được sử dụng vào vài mục đích khác. Những kim tự tháp được xây cao để có thể nhô lên khỏi khu rừng, và những người thổ dân có thể lấy đó làm mốc và mỗi khi hướng về nơi này, họ càng vững niềm tin vào sự tồn tại của thánh thần.


b1.jpg



Một số kim tự tháp Maya cũng được sử dụng như lăng chôn cất của những vị tư tế quan trọng của đất nước. Có những hành lang hẹp dẫn tới những căn phòng nhỏ, nơi lưu giữ thi thể của những vị thày tu này. Những căn phòng cũng thường lưu giữ cả châu báu, đặc biệt là ngọc bích.


Kim tự tháp Maya được cho là một bí ẩn của nhân loại khi thường xuyên có những hiện tượng lạ xảy ra ở đây. Năm 2009, một gia đình đến thăm kim tự tháp El Castillo, ngôi đền linh thiêng thờ vị thần đầu người mình rắn Kukulkan đã chụp được cột ánh sáng xuất hiện trên đỉnh kim tự tháp, hướng thẳng lên bầu trời khi tiếng sét vang lên.


b2.jpg



Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng khi đứng vỗ tay trước ngôi đền này, họ nghe thấy tiếng vọng từ kim tự tháp, y như tiếng kêu chiêm chiếp của loài chim đuôi seo linh thiêng. Các nhà khoa học cũng phỏng đoán, những bậc thang được xây dựng với kích cỡ có chủ ý để kích hoạt hệ thống âm thanh này.

Những tuyên bố này đến nay vẫn gây rất nhiều tranh cãi.



b6.jpg



Các kim tự tháp nổi tiếng nhất còn sót lại của nền văn minh Maya bao gồm các kim tự tháp ở thành phố Coba ở Mexico, Uxmal – kim tự tháp cao nhất và dễ nhận biết nhất của người Maya và đương nhiên là cả El Castillo, một trong những ngôi đền Maya đẹp nhất, mang ý nghĩa thiên văn đặc biệt.

Mỗi bề mặt của kim tự tháp có 91 bậc, giao nhau tại một bục chính giữa ở trên cao, tạo thành 365 bậc tượng trưng cho 365 ngày trong năm - một tính toán trình độ bậc thầy của những nhà kiến trúc cổ đại.



b10.jpg




b4.jpg




b7.jpg




b8.jpg




b9.jpg



Hiền Trang (TH)
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 8)

Người Maya cổ đại đã đạt được những bước tiến rực rỡ trong toán học và khoa học. Sự hiểu biết của người Maya về vũ trụ và tương lai đã tiến đến đâu? Không ai có thể biết rõ vì những tài liệu ghi chép cổ đại đã bị những kẻ thù của Maya hủy bỏ phần lớn.


may1.jpg


Chứng tích thể hiện sức sáng tạo phi thường nhất của người Maya là bộ lịch cổ nhất thế giới: bộ lịch Long Count. Họ lựa chọn ngày 13 tháng 8 năm 3113 trước Công Nguyên làm dấu mốc bắt đầu của tất cả, một dấu mốc bí truyền bởi không ai biết sự kiện gì đã xảy ra vào ngày tháng lịch sử ấy.


may8.jpg

Điều đáng kinh ngạc là dù cách chúng ta hàng nghìn năm lịch sử, người Maya vẫn tìm ra cách tính toán lịch chính xác đến sững sờ. Những tính toán của người Maya chỉ lệch với một dung sai rất nhỏ so với những gì mà chúng ta, những con người ở thời hiện đại, được phụ trợ bằng vô vàn công cụ, máy móc tính ra.



may2.jpg

Theo tính toán của họ, một năm mặt trời (dương lịch) có độ dài 365,2422 ngày. Và để tính được đến độ chính xác chi li như vậy, họ đã dành ít nhất 10 ngàn năm để quan sát và ghi chép chuyển động của các hành tinh.

Người Maya chia mỗi năm thành 18 tháng, mỗi tháng 20 ngày và 5 ngày cuối cùng của năm được gọi là “5 ngày nguy hiểm”.

Một bí ẩn khác tiềm tàng trong bộ lịch Long Count, đó là dường như nó được sáng tạo không chỉ để đánh dấu thời gian, phục vụ đời sống, mùa màng mà còn để dự đoán tương lai.




may3.jpg

Có nhiều giả thuyết xoay quanh ngày kết thúc của bộ lịch Long Count. Theo đó, thời gian của con người trên trái đất được tính theo chu kỳ và từ thời điểm tạo ra giống người, 4 chu kỳ, hay 4 “Mặt trời” (theo ngôn ngữ Maya) đã trôi qua.


“Mặt trời thứ nhất” kéo dài 4008 năm và bị hủy diệt bởi các trận động đất. “Mặt trời thứ hai” kéo dài 4010 năm và bị hủy diệt bởi những cơn cuồng phong. “Mặt trời thứ ba” kéo dài 4801 năm và sụp độ dưới núi lửa phun trào. “Mặt trời thứ tư” kéo dài 5026 năm và bị diệt vong bởi đại hồng thủy.

Và chúng ta đang ở chu kỳ “Mặt trời thứ năm”, một chu kỳ mà theo lịch Maya dự đoán sẽ biến động vào ngày 21/12/2012.




may4.jpg

Trên thực tế, các văn tự cổ Maya không phỏng đoán cái chết vào năm 2012 mà chỉ báo trước một điều bí ẩn sẽ xảy ra cho toàn thế giới và văn minh nhân loại. Sao Thổ, sao Mộc, sao Hỏa và trái đất sẽ cùng nằm trên một trục tạo thành một đường thẳng đi qua tâm thiên hà.

Sự kiện hành tinh thẳng hàng này không phải là hiếm gặp. Vậy điều gì được dự đoán sẽ xảy ra cho trái đất?


may5.jpg

Chưa ai thực sự trả lời chính xác được câu hỏi này. Chỉ biết rằng Hollywood đã lập tức khai thác triệt để khía cạnh này trong phim ảnh. Bộ phim “Ngày tận thế 2012” thể hiện một bức tranh khủng khiếp về thế giới ngày tận thế với những hiểm họa sóng thần, băng tan, lũ lụt khắp nơi.



may6.jpg

Gần đây, một bộ lịch cổ đã được phát hiện trong một ngôi nhà tại Guatemala và các nhà khoa học, khảo cổ học đã công bố những thông tin được cho là gây chấn động trong làng khảo cổ.

Trong đó, các ghi chép về thời gian không phỏng đoán điều gì chắc chắn vào tháng 12/2012, và khả năng thế giới sẽ tồn tại trong 6.000 – 7.000 năm nữa. Thực hư câu chuyện này ra sao, chưa ai có thể nói trước được. Câu trả lời sẽ được làm sáng tỏ vào ngày 21 tháng 12 năm nay.




may7.jpg

Hiền Trang (TH)
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 9)
Văn hóa Maya có rất nhiều đặc trưng khác lạ so với những nền văn hóa của chúng ta ngày nay. Một trong số đó là văn hóa thờ cúng các nam thần, nữ thần và tục lệ hiến tế.
Người Maya tin rằng phương thức thờ cúng thần linh thiêng liêng nhất là nghi lễ hiến tế con người hay những vật sống. Những người bị hiến tế cần phải chơi một trò chơi. Luật lệ của trò chơi là tìm cách đánh được một quả bóng vào trong lỗ và người thua cuộc sẽ phải hi sinh tính mạng cho các thần.
.
bi10.jpg
Tập tục hiến tế của người Maya cổ đại
.
Người hoặc vật bị hiến tế sẽ được đưa tới một địa điểm thiêng liêng có tên là “Tikal, thành phố của cái chết”. Một số vật hiến tế bị sơn màu xanh trước khi làm lễ.

Có nhiều hình thức hiến tế người hoặc vật sống khác nhau: treo cổ trong một căn phòng đến chết, chặt đầu bỏ vào túi, đánh đập bằng vũ khí hay ném xuống vực thẳm. Tất cả đều rùng rợn và khát máu.
.
bi1.jpg
Ném người bị hiến tế xuống vực
.
Một thầy tư tế sẽ thực hiện nhiệm vụ hiến tế bằng cách lấy một phần da và máu của kẻ bị hiến tế và nhỏ vào một tờ giấy. Tờ giấy này sẽ bị đốt cháy trong nghi lễ. Làn khói bốc lên từ tờ giấy chính là phương tiện nhanh nhất đưa những lời cẩu khẩn của người Maya đến với thần linh của họ.

bi6.jpg

.
Có ít nhất 20 nam thần và nữ thần làm chủ một lĩnh vực. Kinich Ahau là thần mặt trời, Chac là thần mưa, Yum Kaax: thần bắp ngô, Kukulcan: thần gió, Ek Chuah: thần chiến tranh, Xaman Ek: thần Bắc đẩu, Ix Chel: nữ thần sinh nở, Ix Tab: nữ thần tự tử, Ah Puch thần chết…và Itzamná: thần của vạn vật.
,

bi3.jpg
Ngoài những cái tên chính, mỗi thần đều có một biệt danh riêng, quen thuộc nhất là biệt danh của thần chiến tranh: Jaguar. 2 vị thần quan trọng nhất được coi là 2 đấng Sáng thế của người Maya là Quetzalcoatl và Tezcatlipoca.
bi11.jpg
Đấng sáng thế của người Maya
.
Giống như các tín ngưỡng khác, người Maya tin rằng có 3 mặt phẳng chính: địa ngục, thiên đường và trần gian. Địa ngục của họ là ở trong khoảng đi xuyên qua các hang động và bên dưới mặt đất. Nơi này được cai quản bởi vị thần của cái chết và sự thối rữa.
Bầu trời đêm là cửa sổ cho các đấng siêu nhiên đến. Người Maya cho rằng các chòm sao chính là nơi thần linh ở và họ tin vào sự biến động do các chòm sao gây nên.
.
bi2.jpg


Khi một người Maya qua đời, nếu họ có địa vị cao, họ sẽ được mặc quần áo đẹp còn nếu họ chỉ là người thấp cổ bé họng, họ sẽ chỉ được phục sức tuềnh toàng. Cái tên Quetzalcoatl: thần thiên nhiên và là một trong 2 đấng sáng thế có nghĩa là Rắn và đền thờ Quetzacoatlis ở thị trấn Maya có tên Teothihuacan.
bi4.jpg
Nữ thần của người Maya
.
Sự thật kinh hoàng là để thờ phụng thần mưa, người Maya sẽ hi sinh trẻ em bằng cách thả chúng xuống dưới giếng. Người Maya hiến tế dân của họ cho thần linh, nhưng nếu họ bắt gặp một kẻ xa lạ xâm phạm lãnh địa của họ, họ sẽ bắt người này làm vật hi sinh mà không cần lý do.
.
bi5.jpg

.
bi8.jpg

.
bi9.jpg

 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 10)
Người dân Maya hầu hết đều là nông dân. Món ăn chính trong thực đơn hàng ngày của họ là ngô. Họ cũng trồng những loại khác như đậu, bí, quả bơ, khoai lang, ớt, ca cao, vani, đu đủ và cà chua. Người Maya cũng hái lượm trái để ăn như chúng ta ngày nay. Chính người Maya là dân tộc đầu tiên phát hiện ra ca cao.

bi10.jpg
Kỹ thuật làm đồng của người Maya được gọi là milpa. Họ sẽ san bằng đất trồng bằng cách cắt hay đốt hết các cây vào mùa xuân, trước khi cơn mưa mùa hạ kéo tới.

Cũng giống như các kỹ thuật canh tác hiện đại, người Maya cổ đại đào hố trên mặt đất và trồng hạt giống trong lỗ, họ cũng áp dụng cả kỹ thuật luân canh. Tuy nhiên, việc đốt cây này khiến cho đất trồng chỉ có thể màu mỡ được trong vài năm.


Một kỹ thuật trồng cấy khác được người Maya áp dụng là kỹ thuật trồng ruộng bậc thang. Họ xây những bức tường đá để nâng dần diện tích trồng cấy trên đồi.

Ngoài những loài cây trồng chủ yếu để lấy thực phẩm, một số loài cây khác được trồng để lấy màu nhuộm quần áo và cả…kẹo cao su từ cây Sapodilla. Người Maya cổ đại cũng trồng cây để lấy thuốc chữa bệnh cho mọi người. Những cây cổ thụ lớn sẽ được chặt xuống và mang về từ trong rừng để xây nhà và đền đài.

Ngoài trồng cấy, người Maya cũng nuôi chó, gà tây và vịt. Họ sử dụng khá nhiều lông gà tây và lông vịt để làm quần áo. Ong cũng được nuôi rất nhiều để lấy mật. Những người Maya sống bằng việc săn bắn hươu, thỏ…và câu cá, rùa. Côn trùng cũng là món ăn khoái khẩu của họ.

Nước là một tài nguyên vô cùng quý hiếm với người Maya bởi nơi họ sống hầu như không có sông hồ mà chỉ có đá vôi. Để có nước sinh hoạt, họ phải dựa vào những giếng nước hay những hố chưng cất. Cũng vì lý do này, thần mưa Chaac là một trong những thần linh tối cao của họ.

Các thành viên trong gia đình Maya sống cùng nhau. Đàn ông săn bắn và làm đồng còn đàn bà nấu nướng và dệt. Những đứa trẻ giúp mẹ việc gia đình và những trẻ đến từ gia đình quý tộc còn được đến trường đi học.

Người Maya cổ đại đã có một hệ thống phân chia tầng lớp trong xã hội. Những người ở địa vị cao nhất, nắm nhiều quyền lực nhất là vua. Quyền lực này được truyền theo kiểu cha truyền con nối cho người con trai cả của hoàng tộc.

Tầng lớp thứ 2 được trọng vọng trong xã hội là các thày tư tế, những người giúp đỡ nhà vua trong việc trị quốc và cả trong những nghi lễ tôn giáo. Ở tầng lớp thấp hơn nữa là những người dân thường và họ thường là nông dân. Tầng lớp thấp nhất của xã hội Maya là các nô lệ. Những nô lệ này là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hoặc những kẻ cắp và phá luật.


Nhảy múa và lễ hội là một phần vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Maya. Những bộ trang phục, mặt nạ và điệu nhảy đều được chú trọng đến từng chi tiết. Ở một vài nước Nam Mỹ ngày nay, những điệu nhảy và lễ hội cũng chịu ảnh hưởng lớn của phong tục Maya năm xưa.


Dân tộc Maya cổ đại tin vào máu và họ cho rằng máu vật sống rất linh thiêng trong mọi hoạt động của cuộc sống. Khi một căn nhà mới được xây lên, người ta sẽ giết một con gà và nhỏ máu xuống những lỗ hổng trong nhà. Máu cũng được nhỏ lên những chiếc mặt nạ sử dụng trong lễ hội
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 11)
Đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, vậy mà người Maya đột nhiên tan biến vào mây khói.
Dân tộc Maya với những kiến thức đáng nể về toán học, lịch pháp, thiên văn được đánh giá là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất. Điều kỳ lạ ở chỗ khoảng 800 năm sau Công Nguyên, 15 triệu người Maya biến mất một cách bí ẩn, không còn vết tích, để lại sau lưng những tàn tích không lời và câu hỏi khiến bao nhà khoa học đau đầu.


bi6.jpg

Giả thuyết đầu tiên về sự mất tích như tan vào mây khói của người Maya là vì một đợt hạn hán kéo dài. Theo những nghiên cứu khoa học trong nhiều năm, những trầm tích lấy lên từ hồ ở Yucatan và bắc Venezuela cho thấy minh chứng về một chuỗi hạn hán trùng hợp với những lần biến động văn hóa trong cộng đồng Maya.

Mỗi đợt hạn hán kéo dài gần 1 thập kỷ, khiến nguồn nước và lương thực ngày càng eo hẹp, người Maya chết dần chết mòn cũng vì lý do này.



bi2.jpg



Giả thuyết thứ 2, và cũng là giả thuyết gây chấn động toàn giới khoa học và nhân loại. Những dòng chữ, mật mã Maya được giải mã từ những cuộn giấy cổ đã chứng minh người Maya là một dân tộc rất hiếu chiến, khát máu.



bi5.jpg



Cùng thời điểm hạn hán kéo dài, những người Maya thay vì tìm nguồn nước mới, lại đổi hướng tập trung của mình sang 1 việc khác: đánh nhau. Hai bộ tộc hùng mạnh nhất thời bấy giờ do Tikal và Calakmul lãnh đạo đã lao vào cuộc chiến đẫm máu tàn sát lẫn nhau.



bi1.jpg



Đây là một cuộc mưu sát tranh giành quyền lực giữa những nhà quý tộc, đã lấy đi tính mạng của rất nhiều người Maya, xóa sổ một nền văn minh rực rỡ. Nhận định này đã được Nikolai Grube, một chuyên gia về văn hóa Maya khẳng định sau khi giải mã những cổ tự.



bi3.jpg



Trong cuộc chiến tranh, sự đâm chém, hạn hạn cộng với bệnh dịch, mùa màng thất bát dẫn tới nạn chết đói đã dồn người dân Maya vào bước đường cùng.

Ngày nay, ở Trung Mỹ, có khoảng 4,2 triệu người được coi là hậu duệ của người Maya xưa kia. Nhưng những gì còn lại trong ký ức họ chỉ là cuộc kháng cự cuối cùng của người Maya trước thực dân Tây Ban Nha, chứ không còn chút gì về những thành tựu sáng rỡ năm nào.

Bảng chữ cái Latin của người Tây Ban Nha du nhập vào Trung Mỹ là tiêu diệt cổ tự Maya, là một dấu chấm hết cho một thời đại vàng son trong lịch sử loài người.
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 12)
Nền văn minh Aztec chứa đầy những bí ẩn và thành tựu vàng son, huy hoàng.
Nền văn minh Aztec xưa kia được hình thành trên đất nước Mexico ngày nay vào khoảng thế kỷ VIII – XVI. Chủ nhân của nền văn minh với nhiều thành tựu rực rỡ này là những người dân của bộ tộc da đỏ Nahualt.

bi6.jpg



Truyền thuyết kể lại rằng, Chúa trời của người Mexico - thần Huitzilopochtli đã truyền lại cho họ về một dấu hiệu của vùng đất thánh - vùng đất nơi họ sẽ nhìn thấy một con đại bàng lớn đang ngậm một con rắn và đậu trên cây xương rồng, loài cây biểu tượng của vùng Trung Mỹ. Cây xương rồng này sẽ mọc lên trên một tảng đá lớn nổi lên giữa hồ.



bi3.jpg



Theo quan niệm của người dân Aztec, con đại bàng là biểu tượng của thần Huitzilopochtli – thần Mặt trời, điều này cũng chứng tỏ người dân Aztec tự coi mình là những đứa con của mặt trời.

Những người Aztec xưa kia không có đất dung thân và đi lang thang trên khắp vùng Mexico để tìm kiếm biểu tượng này.

Cây xương rồng, theo tiếng thổ dân Nahualt gọi là “Tenochtli”, là từ tượng thanh gợi nhắc tới Tenochtitlan – nơi sau này sẽ trở thành thủ đô của người Aztec. Con rắn tượng trưng cho trí tuệ, sự hiểu biết và là một ám chỉ tới thần Quetzalcoalt, vị thần tối thượng của người Aztec. Một số người còn khẳng định ở ngực con đại bàng có 1 con bọ hung, biểu tượng của sự vĩnh cửu.



bi4.jpg



Một cách lý giải khác lại cho rằng, con đại bàng tượng trưng cho công lý, lẽ phải còn con rắn tượng trưng cho sự xấu xa, quỷ quyệt. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn chính thống, cách lý giải này chưa có tính xác thực.

Người dân Aztec đã lang thang suốt 2 năm ròng trên đất Mexico và cuối cùng đã nhìn thấy biểu tượng của họ ở Tenochtitlan – khi ấy đang thuộc quyền sở hữu của bộ tộc Ttoltec, một dân tộc từng phát triển khá rực rỡ nhưng lúc đó đã suy tàn.



bi8.jpg



Những chiến binh Aztec nổi tiếng với sự thiện chiến của họ đã đánh chiếm hòn đảo mà họ cho là đất thánh của mình và dựng ở đây kinh đô của nền văn minh Aztec rực rỡ. Tenochtitlan ngày nay chính là thành phố Mexico, thủ đô của đất nước Trung Mỹ này.



bi2.jpg

.

bi10.jpg



Người Mexico ngày nay chính là hậu duệ của những người Aztec năm xưa. Trên lá cờ của họ ngày nay vẫn có hình ảnh của con đại bàng và con rắn thần thánh xưa kia, với một cách diễn giải khác đi. Con đại bàng tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ của người Mexico và con rắn là biểu tượng cho những kẻ thù muốn xâm lược, sẽ phải gục ngã trước sự thiện chiến của người Mexico.



bi1.jpg




bi9.jpg
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 13)

Thần thánh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Aztec.
Người Aztec tôn thờ nhiều vị thần, trong đó thần Quetzalcoalt là vị khai sáng, được coi là thần quan trọng nhất của họ. Quetzacoatl là biểu tượng của tín ngưỡng vua – thần, được thể hiện dưới hình dáng một ông già đeo mặt nạ, khi khác lại là một con rắn có lông.


bi1.jpg



Người dân Aztec cổ đại giải thích sự suy tàn của dân Toltec là do sự ra đi của thần Quetzacoatl. Niềm tin này về sau đã làm hại họ. Khi thực dân Tây Ban Nha tới xâm lược, tất cả các bộ tộc Aztec lại tin rằng họ là hiện thân của thần Quetzacoatl trở về và cung phụng, kính ngưỡng họ một cách khó hiểu.



bi5.jpg

Quetzacoalt


Thần Huizilopochtli, vị thần hiện thân của Mặt trời và Chiến tranh cũng là vị thần vô cùng quan trọng trong đời sống của người Aztec. Chính Huizilopochtli đã chỉ cho họ con đường đi tìm đất thánh, là nơi có con đại bàng đậu trên cành xương rồng.



bi4.jpg



Cũng chính vì vậy, người Aztec luôn gánh trọng trách phải cung phụng và giữ gìn vị thánh của họ nếu không cuộc đời họ sẽ bị đe dọa. Mỗi khi đêm về, họ sợ hãi trước những thế lực bóng đêm, thú dữ.



bi1.jpg



Những ngôi đền của thần Mặt trời được xây dựng đồ sộ và linh thiêng, mình đầy trang sức, tay cầm con rắn lửa Xiuhcoalt. Món mà thần Mặt trời của người Aztec yêu thích nhất là máu, vì vậy chiến tranh đã thấm vào con người Aztec, họ rất hiếu chiến, thực hiện những cuộc chiến tranh để lấy máu tù binh hiến tế cho thần Mặt trời.



bi7.jpg

.

bi6.jpg

Tàn tích đền thờ thần Mặt trời ở thành phố Mexico ngày nay


Ngoài 2 vị thần tối cao trên, người Aztec còn thờ cúng một loạt các vị thần linh quan trọng khác như thần Chalchiuhtlicue, nữ thần sông suối, Chantico, nữ thần của lửa trong gia đình và núi lửa, Chicomecoalt: nữ thần mùa màng và sự màu mỡ, Coyolzauhqui: nữ thần mặt trăng với ma thuật bí ẩn…

bi2.jpg

bi3.jpg

Coyolzauhqui: nữ thần mặt trăng
 
S

scientists

Bí ẩn các nền văn minh cổ đại (Kỳ 14)

Thủ đô của thổ dân Inca cổ xưa có hình dáng giống như một chú báo đen.
Nền văn minh Andes còn gọi là nền văn minh Inca phát triển trên một phạm vi lớn, giữa bờ Thái Bình Dương và dãy núi Andes, ngày nay thuộc lãnh thổ Peru, Bolivia, Colombia, Ecuador và Chile. Chủ nhân của nền văn minh này là người Inca, một trong những tộc da đổ ở Nam Mỹ.

b13.jpg

Theo truyền thuyết của người da đỏ Inca, Cusco quá cằn cỗi đến nỗi không thể nào trồng cấy được. Nơi mà ngày nay là trung tâm của thành phố xưa kia chỉ có một cái hồ và một hố đất.


Sinchi Roca, một người da đỏ Inca đã tìm cách trát lại những lỗ trống trên đất để có thể xây nhà cửa, chính nhân vật huyền thoại này lại sở hữu rất nhiều mảnh đất tốt, anh ta mở rộng sản xuất trên đó, giúp cho thung lũng ngày càng màu mỡ. Nơi đây dần dần trở thành miền đất thánh.

b11.jpg

Cusco trong tiếng của người thổ dân da đỏ có nghĩa là: cái rốn của trái đất, để thể hiện tầm quan trọng của vùng đất này. Cusco trải rộng theo hình một con báo Nam Mỹ lớn, loài vật tượng trưng cho đế chế Inca cổ đại.

b12.jpg

Trên bản đồ được vẽ lại bởi các nhà khảo cổ học, đầu của con báo là tường bao Sacsayhuaman, dòng sông Tullumayo là xương sống lưng của nó và bộ phận sinh dục chính là nơi đặt ngôi đền trên quảng trường chính.

b2.jpg

Theo một nhà sử học Tây Ban Nha, Pachakuti, tộc trưởng Tinca đã hành hương về thành phố linh thiêng Tiahuanaco, chiêm ngưỡng như ngôi đền cổ nơi đây và mang những kiến trúc tương tự về các ngôi đền ở Cusco. Vào thời đế chế Inca, dân thường không được phép bước vào Cusco trong dịp lễ linh thiêng mà chỉ có giới quý tộc, những gia đình giàu có.

b3.jpg

Cusco nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên và những công trình kiến trúc hùng vĩ. Bức tường Sacsayhuaman là bức tường dài tới 3.701 mét bao quanh thành phố với 3 bức tường chính làm nên “răng” của con báo. Những phiến đá được xếp vào nhau hoàn hảo đến độ một cọng cỏ cũng không thể lọt qua. Điều này thể hiện một kỹ thuật xây dựng bậc thày của người Inca.

b10.jpg


b7.jpg


b8.jpg

Kết cấu đá chặt chẽ đến độ một cọng cỏ cũng không lọt qua được.

Ngôi đền linh thiêng nhất ở Cusco là đền Coricancha có nghĩa là “bãi vàng”, được xây dựng để thờ cúng Viracocha, vị thần sáng thế của người Inca và Inti, thần mặt trời. Ngoài ra, người Inca cũng thờ cả thần mặt trăng, Vệ Nữ và các thần mùa màng, thời tiết khác.

b5.jpg

Bức tường đá của ngôi đền từng được bao phủ bởi 700 lá vàng nguyên chất, mỗi lá nặng tới 2kg và khu sân sau được trang trí bởi tượng các loài động vật, cánh đồng ngô cũng đều bằng vàng. Sàn của đền cũng bằng vàng khối, khiến cả ngôi đền lấp lánh trong ánh mặt trời. Đây là nơi thờ cúng quan trọng nhất của người Inca.

b6.jpg


b4.jpg

Tường ở Coricancha từng được làm từ vàng nguyên chất
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom