$\color{red}{\fbox{Ngữ Văn 6}\bigstar\text{Hành Trang Kiến Thức Lớp 6}\bigstar}$

L

leemin_28

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (176):Tén Ten! :khi (176):
:khi (4):Xin chào mọi người! Hôm nay box văn xin giới thiệu một topic mới, topic : $\color{red}{\fbox{Ngữ Văn 6}\bigstar\text{Hành Trang Kiến Thức Lớp 6}\bigstar}$
Kiến thức lớp 6 là kiến thức mở màn cho cấp THCS nên nó mang một dấu mốc rất quan trọng.:khi (154): Chính vì vậy Box Văn mở topic này để giúp các bạn nắm bắt tốt hơn chương trình SGK lẫn chương trình ôn thi học sinh giỏi! :khi (165):
:khi (197):Nào học vui với Box Văn 6 nào!!!
:khi (80):
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Bài 1:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
I- CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
1. Khái niệm truyền thuyết
- Truyền thuyết là loại truyện dân dan, ra đời sau thần thoại, gắn bó sâu sắc với thần thoại. Nhiều truyền thuyết thực chất là các thần thoại đã được lịch sử hóa.

- Truyền thuyết có cốt lõi sự thật lịch sử. Tuy nhiên, cái gọi là cốt lõi sự thật lịch sử ở đây là những sự kiên, nhân vật lịch sử quan trọng nhất mà tác phẩm phản ánh hoặc làm cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm. Truyền thuyết không phải lầ lịch sử vì nó thuộc thể loại chuyện dân gian. Nói đơn giản hơn, là truyện, truyền thuyết tất phải có hư cấu, tưởng tượng, có quá trình nhào nặn chất liệu thực tế ( lịch sử) để quát hóa, lý tưởng hóa nhân vật và các sự kiện lịch sử.

- Truyền thuyết sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. Yếu tố tưởng tượng kì ảo trong truyền thuyết thường đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Kì vĩ hóa, tô đậm tính phi thường, cao đẹp của đới tượng. Các nhân vật trong truyền thuyết thường có nguồn gốc kì lạ; hình dáng, dung mạo đẹp đẽ khác người trần; hành động cử chỉ phi phàm.
+ Trong truyền thuyết, yếu tố tưởng tượng kì ảo liên quan đến thần thánh hoặc các thế lực siêu nhiên khác. Chính những chi tiết tưởng tượng kì ảo này góp phần làm tăng niềm tin của chúng ta về sự cao cả, toàn bích của cộng đồng trong quá khứ.
+ Làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn vì sự bay bổng của các chi tiết nghệ thuật giàu tính tưởng tượng. Nhìn chung, nhờ vào các chi tiết tưởng tượng kì ảo, truyền thuyết đẹp đẽ như những giấc mơ và mặc nhiên, do tâm lí tiếp nhận của cộng đồng, những giấc mơ ấy được đời này sang đời khác coi là thật. Nếu tước bỏ vai trò nghệ thuật của những chi tiết tưởng tượng kì ảo này, truyền thuyết sẽ mất đi sự hấp dẫn muôn đời của nó
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

2. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Con Rồng cháu Tiên
- Truyện giải thích nguồn gốc òi giống, thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Đã có nhiều dân tộc trên thế giới sáng tạo nên những truyền thuyết nhằm giải thích nguồn gốc xuất hiện của loài người. Trong những truyền thuyết này, con người bao giờ cũng cao quý hơn những loài khác. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên không đăt vấn đề “lớn” như thế mà tập trung giải thích nguồn gốc nòi giống theo quan niệm của người Việt cổ. Người Việt là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, tức là con cháu của các thần. Theo quan niệm phương Đông, Rồng đứng đầu tứ linh ( long,li,quy,phượng). Rồng còn là biểu tượng của vua chúa , nói lên sự tôn quý , là biểu tượng của sự đẹp đẽ, hào hùng ( chẳng hạn huyền thoại về Thăng Long – Rồng bay lên). Tiên thường dùng để nói người đàn bà xinh đẹp tuyệt trần , có nhiều phép lạ, hay giúp đỡ người.
- Truyện đề caotinh thần đoàn kết giuawc các dân tộc. Người Việt dù ở miền xuôi hay ngược, đều có chung một mẹ. Hình ảnh cái bọc trăm trứng cho ta hiểu hơn về từ đồng bào. Đây là hình ảnh đạm màu sắc huyền thoại, có ý nghĩa sâu sắc,khẳng đinh tinh thần đoàn kết anh em giữa các dân tộc ( Ca dao : Bầu ơi thương lấy bí cùng- Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn).
- Truyện phản ánh quá trình mở nước và dựng nước trong buổi bình minh của lịch sử. Điều đó thể hiện ở hai phương diên chính: thức nhất, đấu tranh chống lại kẻ thù “ bốn chân” qua hình ảnh Lạc Lomg Quân đánh Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh; Thứ hai, xây dựng nên văn minh nông nghiệp ( thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi) và xây dựng cuộc sống ( thần dạy dân cách trồng trọt)
- Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên có giá trị nghệ thuật đặc sắc ( qua hangfloatj chi tiết kì ảo, thể hiện trí tưởng tượng phong phú của cha ong ta)
 
L

leo345

Sau mỗi bài thì em nên đưa vào 1 số bài tập tự luận đơn giản để việc nắm bài kĩ hơn.Đồng thời cũng nên đi sâu vào việc cảm thụ bài.

Cảm ơn em vì topic này.:):)
 
L

leemin_28

Vâng! đương nhiên rồi! nhưng mấy hôm nay em bận nên không có thời gian! Với lại em còn một phần vẫn chưa post bài! Vậy topic này tạm ngưng sang tuần sau nhé!
 
L

leemin_28

Nào mời các bạn trả lời câu hỏi nhé! Chj trưởng nhóm sắp gửi cho mình cái title vì vậy các bạn cứ trả lời rồi bọn mình cộng điểm sau nhé!
Mong các bạn thông cảm! Nào ta bắt đầu

Luyện Tập
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Cốt lõi lịch sử trong chuyện Con Rồng cháu Tiên thể hiện rõ nhất ở những điểm nào?

2. Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết kì lạ trong truyền thuyết thuyết Con Rồng cháu Tiên.

3. Nếu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Ngoài chuyện Con Rồng cháu Tiên, em có biết thêm những truyện nào của các dân tộc khác cũng có nội dung tương tự?

4. Đọc truyền thuyết, dù biết đó là những tác phẩm được dệt lên từ trí tưởng tượng phong phú của các nghệ sĩ dân gian, nhưng vì sao ta vẫn tin đó là sự thật?

5. Em cho rằng ý kiến nào chính xác hơn trong các ý kiến sau?
a) Con Rồng cháu Tiên là thần thoại nói về nguồn gốc của dân tộc ta.
b) Con Rồng cháu Tiên là chuyện cổ tích
c) Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết
d) Con Rồng cháu Tiên là một thể loại chuyện dân gian khác ba thể loại được nêu trên!

 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Nào mời các bạn trả lời câu hỏi nhé! Chj trưởng nhóm sắp gửi cho mình cái title vì vậy các bạn cứ trả lời rồi bọn mình cộng điểm sau nhé!
Mong các bạn thông cảm! Nào ta bắt đầu

Luyện Tập
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Cốt lõi lịch sử trong chuyện Con Rồng cháu Tiên thể hiện rõ nhất ở những điểm nào?

2. Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết kì lạ trong truyền thuyết thuyết Con Rồng cháu Tiên.

3. Nếu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Ngoài chuyện Con Rồng cháu Tiên, em có biết thêm những truyện nào của các dân tộc khác cũng có nội dung tương tự?

4. Đọc truyền thuyết, dù biết đó là những tác phẩm được dệt lên từ trí tưởng tượng phong phú của các nghệ sĩ dân gian, nhưng vì sao ta vẫn tin đó là sự thật?

5. Em cho rằng ý kiến nào chính xác hơn trong các ý kiến sau?
a) Con Rồng cháu Tiên là thần thoại nói về nguồn gốc của dân tộc ta.
b) Con Rồng cháu Tiên là chuyện cổ tích
c) Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết
d) Con Rồng cháu Tiên là một thể loại chuyện dân gian khác ba thể loại được nêu trên!

Mời mọi người vào trả lời!sẽ có lợi đó!
Box văn sẽ có bí mật! Nha!
 
L

leemin_28

III- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nguồn gốc dân tộc đã được thần thánh hóa. Con Rồng cháu Tiên - thành ngữ đó đã trở thành quen thuộc với nhân dân ta hàng bao đời nay. Hình tượng một bọc trăm trứng, trăm con có nội dung lịch sử của nó . Đó là sự sinh sôi nảy nở của những thị tộc vốn cùng một nguồn gốc . Nhưng bên cạnh ý nghĩa đó, có một ý nghĩa lớn hơn: ấy là tình đồng bào thắm thiết đã hình thành trong cuộc đấu tranh gian khổ và trường kì để xây dựng và bảo vệ đất nước
( Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diện, Văn học dân gian, tập II NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, HN, 1973)
 
F

flytoyourdream99


2. Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết kì lạ trong truyền thuyết thuyết Con Rồng cháu Tiên.


-Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình;
-Tô đậm tính chât kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
- Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, dự báo cuộc đời và chiến công của nhân vật



+10
 
Last edited by a moderator:
F

flytoyourdream99


3. Nếu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Ngoài chuyện Con Rồng cháu Tiên, em có biết thêm những truyện nào của các dân tộc khác cũng có nội dung tương tự?

ý nghĩa:
-Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời, người Việt tin vào tính chất xác thực của những điều truyền thuyết về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên, Rồng rất đẹp, rất cao quý, linh thiêng của mình

- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài, đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ (đồng bào: cùng một bọc) vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết.
...........> Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng,
bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.



 
F

flytoyourdream99


5. Em cho rằng ý kiến nào chính xác hơn trong các ý kiến sau?
a) Con Rồng cháu Tiên là thần thoại nói về nguồn gốc của dân tộc ta.
b) Con Rồng cháu Tiên là chuyện cổ tích
c) Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết
d) Con Rồng cháu Tiên là một thể loại chuyện dân gian khác ba thể loại được nêu trên!


 
O

one_day

1) Cốt lõi lịch sử trong truyện Con rồng cháu tiên là nguồn gốc hình thành nên dòng máu con người Việt Nam, với mẹ là nàng tiên Âu Cơ và cha là rồng Lạc Long Quân.
 
G

girl_thuy_kute

1> Cốt lõi lịch sử trong chuyện Con Rồng cháu Tiên thể hiện rõ nhất là: đất nước ta do các Hùng Vương tạo dựng và bảo vệ.
 
G

girl_thuy_kute

3. Nếu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Ngoài chuyện Con Rồng cháu Tiên, em có biết thêm những truyện nào của các dân tộc khác cũng có nội dung tương tự?
* Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên:
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (các vị thần, bọc trăm trứng,..) nhằm giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam
- Suy tôn nguồn gốc, giống nòi cao quý của dân tộc ta: cha thuộc nòi rồng, mẹ là tiên non cao.
- Thể hiện sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau qua lời hẹn.
- Nhắc lại công ơn của các vua Hùng.
* Những truyện của các dân tộc khác cũng có nội dung tương tự: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=7542.0 (ko bít có phải ko nữa!)
 
G

girl_thuy_kute

5. Em cho rằng ý kiến nào chính xác hơn trong các ý kiến sau?
a) Con Rồng cháu Tiên là thần thoại nói về nguồn gốc của dân tộc ta.
b) Con Rồng cháu Tiên là chuyện cổ tích
c) Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết
d) Con Rồng cháu Tiên là một thể loại chuyện dân gian khác ba thể loại được nêu trên!
 
N

nhimcon_online

Nào mời các bạn trả lời câu hỏi nhé! Chj trưởng nhóm sắp gửi cho mình cái title vì vậy các bạn cứ trả lời rồi bọn mình cộng điểm sau nhé!
Mong các bạn thông cảm! Nào ta bắt đầu

Luyện Tập
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Cốt lõi lịch sử trong chuyện Con Rồng cháu Tiên thể hiện rõ nhất ở những điểm nào?

2. Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết kì lạ trong truyền thuyết thuyết Con Rồng cháu Tiên.

3. Nếu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Ngoài chuyện Con Rồng cháu Tiên, em có biết thêm những truyện nào của các dân tộc khác cũng có nội dung tương tự?

4. Đọc truyền thuyết, dù biết đó là những tác phẩm được dệt lên từ trí tưởng tượng phong phú của các nghệ sĩ dân gian, nhưng vì sao ta vẫn tin đó là sự thật?

5. Em cho rằng ý kiến nào chính xác hơn trong các ý kiến sau?
a) Con Rồng cháu Tiên là thần thoại nói về nguồn gốc của dân tộc ta.
b) Con Rồng cháu Tiên là chuyện cổ tích
c) Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết
d) Con Rồng cháu Tiên là một thể loại chuyện dân gian khác ba thể loại được nêu trên!


1. cốt lõi lịch ẳu thể hiện rõ nhất ở chỗ: khi 50 người con theo mẹ âu cơ lên núi và 50 người con theo cha xuống biển
2.
- Tô đậm Nguồn gốc giống nòi linh thiêng đất Việt, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình; con người biết yêu thương đồng loại, biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, làm cho nhà nước ngày càng phồn vinh, hùng mạnh.
-Tô đậm tính chât kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
- Làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của tác phẩm
3.
ý nghĩa:
-Giải thích nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của dân tộc người Việt. các con các cháu đời sau này, hàng trăm, hàng vạn hàng nghìn năm sau, cũng phải nhắc nhau rằng mình là con rồng cháu tiên: những điều truyền thuyết về sự tích tổ tiên làm cho con cháu càng tự hào hơn về nguồn gốc,nòi giống Rồng Tiên của mình.
mọi số truyện khác như: chuyện quả bầu,...
4.
truyền thuyết nào cũng suy ngẩm giả thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là 1 trong những biết hiện của tấm lòng" uống nước nhớ nguồn" ; " thờ kính tổi tiên". Dân tộc việt nam cx vậy, " Con rồng cháu tiên" là niềm tự hào của cả dân tộc: người VN ta là con rồng cháu tiên. Đó là sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc VN từ thuở cha ông ta bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển đông này.
5.
a) [/COLOR]
 
L

lisel

BÀI 2:
THÁNH GIÓNG

(Truyền thuyết)
I. VỀ THỂ LOẠI
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả...) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.

2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

2. Lời kể:
Khi kể cần chú ý: câu chuyện hầu hết được tái hiện lại qua lời người kể chuyện. Tuy nhiên, lời người kể qua các giai đoạn, các tình tiết cũng có giọng điệu khác nhau.
- Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).
- Đoạn tiếp theo (từ "Bấy giờ có giặc Ân" đến "những vật chú bé dặn"): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.
- Đoạn thứ ba ("Càng lạ hơn nữa" đến "mong chú giết giặc, cứu nước"): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.
- Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.
- Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: "Người ta kể rằng" và "Người ta còn nói" thể hiện niềm tự hào).

3. Nhân vật Thánh Gióng gắn với nhiều hình ảnh đẹp và để lại nhiều ấn tượng. Trong đó có lẽ hình ảnh Gióng “bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ…” để đòi đi đánh giặc và hình ảnh Gióng oai hùng khi xông trận có thể xem là những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất của nhân vật này.

4. Hội thi thể thao của các nhà trường hiện nay sở dĩ được mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng là vì những người tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.
 
Last edited by a moderator:
L

lisel

IV. Bài tập
Câu 1: Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành một tráng sĩ trong truyện Thánh Gióng thể hiện:
A. cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa và tất thắng.
B. khả năng siêu phàm của Thánh Gióng.
C. sức vươn dậy mãnh liệt của dân tộc trước họa xâm lăng.
D. cuộc kháng chiến của nhân dân ta được thần linh phù hộ.

Câu 2: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả truyền tìm người đánh giặc, cứu nước thể hiện:
A. nhân dân ta luôn đề phòng và sẵn sàng chiến đấu chống trả mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
B. Gióng đã tìm được cơ hội để thực hiện sự nghiệp cứu nước, cứu dân, lưu danh cùng sử sách.
C. Gióng là một cậu bé thông minh đĩnh ngộ, có nhiều năng lực phi thường.
D. truyền thống tốt đẹp yêu nước, chống ngoại xâm đã thấm sâu vào mọi người dân đất Việt, không phân biệt tuổi tác lớn bé.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
C. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Câu 4: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết nào không mang yếu tố kỳ ảo?
A. Sau khi thắng giặc, Thánh Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa phi lên trời.
B. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không thấy no.
C. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài ra đánh giặc cứu nước.
D. Người mẹ mang thai sau khi ướm chân vào một bàn chân to, sau mười hai tháng thì sinh ra Gióng.

Câu 5: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Ngụ ngôn.
B. Cổ tích.
C. Thần thoại.
D. Truyền thuyết.

Câu 6: Trong truyện Thánh Gióng , cha mẹ Gióng là người như thế nào?
A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai.
B. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con.
C. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức.
D. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác.

Câu 7: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.

Câu 8: Hãy phân tích truyện Thánh Gióng.

Câu 9: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.

Câu 10: Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
 
G

girl_thuy_kute

Câu 1: Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành một tráng sĩ trong truyện Thánh Gióng thể hiện:
A. cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa và tất thắng.
B. khả năng siêu phàm của Thánh Gióng.
C. sức vươn dậy mãnh liệt của dân tộc trước họa xâm lăng.
D. cuộc kháng chiến của nhân dân ta được thần linh phù hộ.

Câu 2: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả truyền tìm người đánh giặc, cứu nước thể hiện:
A. nhân dân ta luôn đề phòng và sẵn sàng chiến đấu chống trả mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
B. Gióng đã tìm được cơ hội để thực hiện sự nghiệp cứu nước, cứu dân, lưu danh cùng sử sách.
C. Gióng là một cậu bé thông minh đĩnh ngộ, có nhiều năng lực phi thường.
D. truyền thống tốt đẹp yêu nước, chống ngoại xâm đã thấm sâu vào mọi người dân đất Việt, không phân biệt tuổi tác lớn bé.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
C. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Câu 4: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết nào không mang yếu tố kỳ ảo?
A. Sau khi thắng giặc, Thánh Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa phi lên trời.
B. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không thấy no.
C. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài ra đánh giặc cứu nước.
D. Người mẹ mang thai sau khi ướm chân vào một bàn chân to, sau mười hai tháng thì sinh ra Gióng.

Câu 5: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Ngụ ngôn.
B. Cổ tích.
C. Thần thoại.
D. Truyền thuyết.

Câu 6: Trong truyện Thánh Gióng , cha mẹ Gióng là người như thế nào?
A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai.
B. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con.
C. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức.
D. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác.

Câu 7: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.

Câu 9: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Truyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai: Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.
Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.

Câu 10: Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
+ Đã có cuộc chiến tranh ác liệt xảy ra giữa ta và giặc Ân.
+ Người Việt lúc bấy giờ đã chế tạo ra các vũ khí sắt và thép.
+ Người Việt đã đoàn kết, đứng lên chống giặc ngoại xâm.
 
Top Bottom