$\color{Red}{\bigstar \fbox{♥Sưu Tầm♥}}\color{Red}{\fbox{♥ Truyện cổ tích ♥} \bigstar}$

S

sonsuboy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

$\color{Red}{\bigstar \fbox{♥Sưu Tầm♥}}\color{Red}{\fbox{♥ Truyện cổ tích ♥} \bigstar}$


s.gif
u.gif
u.gif
t.gif
a.gif
m.gif


Đây sẽ là topic sưu tầm những câu truyện cổ tích dân gian quen thuộc đối với các bạn.Mang đậm tính chất nhân văn cũng như sự hài hước xen kẽ trong các câu truyện

Nội quy topic:
-Bài viết sưu tầm phải ghi nguồn bài
-Cỡ chữ không quá SIZE 5,màu chữ dễ nhìn,dễ đọc
-Không đăng bình luận,chỉ đăng các câu truyện cổ tích trong topic
-Tuân thủ nội quy box CLB thơ,văn:$\color{Magenta}{\fbox{CLB thơ văn}\bigstar\text{Nội Quy CLB Thơ,Văn}\bigstar}$

Topic chính thức được khai trương
 
K

kudoshizuka

Truyện cổ tích : chuột nhắt , chim sẻ và xúc xích
Ngày xửa ngày xưa, có một con chuột nhắt sống chung với chim sẻ và dồi nướng. Chúng sống chung với nhau rất hòa thuận, ăn nên làm ra. Công việc của chim sẻ là hàng ngày vào rừng kiếm củi mang về, còn chuột nhắt thì đi xách nước, nhóm lửa chất bếp và dọn bàn ăn, việc nấu nướng thì do dồi đảm nhiệm.
Ở đời sướng quá hóa rồ! Một hôm, dọc đường bay vào rừng kiếm củi chim sẻ gặp một con chim sẻ khác, nó kể cho con kia nghe về đời sống sung sướng của mình, nói là mình số sướng. Con chim kia nói rằng thế đâu có phải là sung sướng, công việc nặng nhọc sớm tối mình làm cả, còn hai đứa kia ru rú ở nhà cả ngày chỉ có bếp núc, nấu nấu nướng nướng. Xách nước, nhóm bếp xong là chuột có thể về buồng mình nằm nghỉ, chờ khi nấu xong ra dọn bàn ăn. Còn dồi thì chỉ có mỗi việc là đứng coi nồi cháo. Trước khi mang cháo lên ăn bao giờ dồi cũng cho tay vào nồi quấy bốn lần cho rau, cháo đều lên, nếm thử xem mắm muối đủ chưa. Khi chim mang được củi từ rừng về thì hai đứa kia đã ngồi chực sẵn bên bàn, ăn no chúng đi ngủ, làm một giấc ngon lành cho tới sáng hôm sau mà chẳng hề bận tâm lo lắng gì cả. Sống như thế thì ai chẳng bảo là sướng.

Nghe con chim kia xúi, hôm sau chim sẻ ghen tị, không chịu đi lấy củi nữa, nói rằng nô lệ cho cả bọn thế là đủ rồi, chả nhẽ suốt đời điên như vậy sao. Phải thay đổi mới được. Giờ luân phiên nhau làm. Chuột nhắt và dồi nướng… ra sức khuyên can nhưng chim vẫn không chịu, cho mình là trụ cột nên hai đứa kia phải theo.

"Phải liều một phen mới được!" - Chim nghĩ bụng vậy. Giờ thì công việc nặng nhọc dành cho dồi, dồi phải đi kiếm củi mang về, chuột nấu nướng, việc của chim là lấy nước, nhóm bếp, dọn bàn ăn.Vậy có chuyện gì xảy ra nào?Dồi vào rừng kiếm củi, chim nhóm bếp, chuột đặt nồi lên bếp, cả hai ngồi đợi dồi mang củi về nhà để hôm sau dùng. Đợi mãi chẳng thấy bóng dáng dồi đâu cả, chắc là có chuyện gì xảy ra đây, chim cất cánh bay đi kiếm. Mới bay được một quãng chim thấy một con chó nhỏ xông tới chỗ dồi, giơ mõm ra ngoạm ngay lấy dồi quật xuống đất. Chim sà xuống, phản đối chó, cho như thế là cướp dọc đường, chó chẳng thèm nghe, nó còn nói rằng nhận được một bức thư nặc danh kể tội dồi, vì vậy dồi phải đền mạng là đúng lắm rồi.Buồn bực, chim mang củi về nhà và kể cho chuột nghe những điều tai nghe mắt thấy. Nghe xong cả hai buồn rười rượi, hứa với nhau sẽ gắng hết sức mình làm việc, luôn luôn ở bên nhau. Chim dọn bàn ăn, chuột đi quấy cháo cho đều. Bắt chước dồi, chuột cho hai chân trước vào quấy cháo, rau đều lên, nhưng mới thò xuống chuột đã bị bỏng, ngã lăn tõm vào nồi cháo nóng, bị bỏng lột hết cả lông, da và bỏ mạng trong nồi cháo nóng.Khi chim vào bếp tính mang nồi cháo lên để ăn thì chẳng thấy đầu bếp đâu cả. Chim lấy que củi gõ chỗ này chỗ kia, gọi í ới mà chẳng thấy có tiếng trả lời, tìm mãi mà chẳng thấy tăm hơi đầu bếp. Trong lúc chim sục sạo tìm chuột không may lửa cháy bén sang đống củi gần đó, lửa cháy bùng lên, chim chạy vội đi lấy nước, cuống cả lên chim vấp ngã nhào thẳng xuống giếng cùng với thiếc thùng mang theo, thùng chìm, bị dây thừng quấn chân chim cũng chìm theo và bị chết đuối dưới giếng.

GG
 
S

sonsuboy

SÁU CON THIÊN NGA
Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp. Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường, không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:

– Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được không?

Mụ đáp:

– Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.

Vua hỏi:

– Điều kiện gì hở cụ?

– Già có một đứa con gái đẹp nhất đời. Bệ hạ chưa từng thấy ai đẹp đến thế đâu, thật xứng đáng làm vợ vua. Nếu bệ hạ đồng ý lấy nó làm hoàng hậu thì già sẽ chỉ đường cho bệ hạ ra khỏi rừng.

Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến ngôi nhà nhỏ của mụ. Con gái mụ ngồi bên lửa. Cô đứng dậy ra đón vua ngay, như đã sẵn sàng chờ vua đến. Vua thấy cô tuyệt đẹp nhưng không thích, nhìn cô, vua cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đặt cô lên mình ngựa thì mụ chỉ đường cho vua. Vua về đến cung điện làm lễ cưới.

Nguyên vua đã lấy vợ một lần và hoàng hậu sinh được bảy con, sáu trai một gái, vua yêu quí vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt mà còn có thể làm khổ chúng nữa vua đưa chúng đến ở một tòa lâu đài hiu quạnh giữa rừng sâu. Lâu đài rất kín, đường đi đến khó mà tìm được, chính vua cũng không tìm ra đường nếu không được một bà lão cho một cuộn chỉ có phép lạ. Khi vua ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự gỡ ra và chỉ đường cho vua.

Nhà vua luôn luôn đi thăm các con yêu dấu, nên hoàng hậu để ý đến sự vắng mặt của vua. Mụ dì ghẻ tò mò muốn biết vua đi vào rừng một mình làm gì. Mụ bèn cho thị vệ của vua nhiều tiền, chúng nói lộ bí mật cho mụ biết và nói cả đến cuộn chỉ biết đưa đường. Mụ bứt rứt không yên tâm, mãi cho đến lúc mụ tìm ra được chỗ vua để cuộn chỉ. Mụ bèn may một số áo lót bằng lụa trắng và khâu bùa vào vì mụ học được ít phép của mẹ.

Một hôm, vua ruổi ngựa đi săn vắng, mụ mang áo đi theo cuộn chỉ dẫn đường vào rừng. Bọn
trẻ thấy từ xa có bóng người đến tưởng là cha yêu dấu, vội vui mừng chạy lại đón. Mụ bèn tung trùm lên mỗi đứa một cái áo, áo vừa đụng vào người thì chúng biến ra thiên nga bay vượt qua rừng biến mất. Mụ hớn hở về nhà, tưởng là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là còn cô con gái không chạy ra đón cha cùng các anh.

Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái thôi. Vua hỏi:

– Các anh con đâu?

Cô đáp:

– Trời ơi, cha yêu dấu! Các anh con đi mất rồi, bỏ lại mình con.

Rồi cô kể cho vua nghe cô đứng ở cửa sổ nhìn thấy những gì, các anh cô hóa thiên nga bay qua rừng thế nào, và đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân. Vua rất buồn bã nhưng không ngờ là hoàng hậu làm việc độc ác ấy. Vua sợ cô gái cũng bị mất nốt nên định mang cô đi cùng. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua hãy để cô ở lại tòa lâu đài trong rừng đêm ấy nữa. Cô gái đáng thương nghĩ bụng:

– Mình không thể ở đây lâu được nữa, mình phải tìm các anh mới được.

Đêm đến, cô trốn vào rừng. Cô đi suốt đêm hôm ấy cả ngày hôm sau, mãi đến lúc mệt quá không đi được nữa. Lúc đó, cô thấy một chiếc lều hoang. Cô bước vào thì thấy một căn buồng có sáu chiếc giường nhỏ. Nhưng cô không dám nằm vào chiếc nào, mà chui xuống nằm ở gầm giường, định ngủ đêm đó trên nền đất rắn.

Nhưng tới lúc mặt trời sắp lặn cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ chui vào. Chúng ngồi xuống đất, thổi lẫn cho nhau, cho bay hết lông; bộ lông thiên nga trút ra như một chiếc áo lót. Cô gái nhận ra các anh mình, mừng lắm, chui ở gầm giường ra. Các anh trông thấy em cũng mừng rỡ chẳng kém. Nhưng vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:

– Em không ở đây được đâu. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em sẽ giết em mất.

Em hỏi:

– Thế các anh có cách nào che chở em không?

Các anh nói:

– Không, vì mỗi tối, các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ, sau đó lại phải biến thành thiên nga.

Em khóc hỏi:

– Thế không có cách nào giải thoát các anh à?

Các anh đáp:

– Không được đâu! Khó lắm. Trong sáu năm, em không được nói được cười. Trong thời gian ấy, em phải may cho các anh sáu chiếc áo lót nhỏ bằng hoa thúy cúc. Nếu em nói nửa lời là công toi hết.

Các anh vừa nói xong thì một khắc đồng hồ đã qua, các anh lại biến thành thiên nga bay qua cửa sổ mất. Cô gái nhất định giải thoát cho các anh, dù có phải hy sinh tính mạng. Cô rời bỏ chiếc lều hoang, vào giữa rừng, leo lên cây ngủ đêm. Sáng hôm sau, cô đi hái hoa thúy cúc và bắt đầu khâu áo. Cô chẳng nói năng được với ai mà cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô chỉ ngồi một chỗ chăm chú làm.

Một thời gian đã qua. Vua xứ ấy cùng thợ săn vào rừng tìm thú, đến cây cô ngồi. Họ gọi cô:

– Cô hãy xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không hại gì cô đâu.

Cô chỉ lắc đầu. Họ hỏi dồn mãi, cô liền ném xuống cho họ chiếc dây chuyền đeo cổ bằng vàng, tưởng làm như thế cho họ yên đi. Nhưng họ vẫn không chịu thôi, cô liền vứt chiếc thắt lưng của cô xuống. Thấy vẫn chưa ổn cô vứt thêm nịt bít tất, rồi dần dần vứt tất cả các thứ mặc trên người có thể vứt được, đến nỗi cô chỉ còn chiếc áo lót. Những người thợ săn không vì thế mà chịu lùi. Họ trèo lên cây, bế cô xuống đưa đến trước mặt vua. Vua hỏi:

– Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?

Cô không đáp. Vua dùng đủ các thứ tiếng vua biết mà cô vẫn câm như hến. Nhưng cô đẹp quá khiến lòng vua rung động. Vua yêu cô tha thiết. Vua khoác áo ngực cho cô, đặt cô lên kiệu ngồi trước mình đưa về cung điện. Vua cho cô mặc quần áo sang trọng, cô đẹp lộng lẫy như một ngày nắng đẹp, nhưng cô vẫn không nói nửa lời. Vua đưa cô lại ngồi ở bàn ăn, cho ngồi bên mình. Dáng điệu nhu mì và e lệ của cô khiến vua rất hài lòng. Vua nói:

– Ta thiết tha muốn lấy cô này, ta không lấy một ai khác trong thiên hạ đâu.

Mấy hôm sau, vua lấy nàng. Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, không bằng lòng với đám cưới
này, và nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:

– Không biết cái con này ở đâu ra mà nó không nói năng gì được. Nó không xứng đáng làm vợ vua.

Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng. Mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ tâu vua là nàng ăn thịt người. Vua không tin, không để ai làm hại
nàng. Lúc nào nàng cũng ngồi khâu áo lót, ngoài ra không để ý đến cái gì khác. Lần sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mẹ ghẻ quỉ quyệt lại lừa vua như lần trước. Vua vẫn nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:

– Nàng trong sạch và tốt bụng, không thể làm việc ấy đâu. Nếu nàng nói được và có thể tự bênh vực được thì sẽ minh oan được. Nhưng đến lần thứ ba, mụ già lại ăn trộm đứa bé mới đẻ và lại tố cáo hoàng hậu. Nàng vẫn không nói nửa lời để minh oan. Vua không làm khác được phải đưa nàng ra tòa xử. Nàng bị kết tội chết thiêu.

Đã đến ngày hành hình, cũng là ngày cuối cùng của thời gian sáu năm không được nói, cười, ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo lót đã khâu xong chỉ còn thiếu cánh tay áo chiếc cuối cùng. Khi nàng bị dẫn đến đống củi, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga bay trên không lại. Nàng cảm thấy mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

Thiên nga bay rào rào tới chỗ nàng, sà xuống thấp để nàng có thể ném áo lót lên tới được. Áo vừa đụng chim thì lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện lên hình người đứng trước nàng, vui vẻ, đẹp đẽ. Chỉ có người em cuối cùng là chiếc áo còn thiếu cánh tay trái vì vậy ở lưng còn có một cánh thiên nga. Anh em ôm nhau hôn trìu mến; hoàng hậu đến tìm vua, vua rất đỗi ngạc nhiên. Nàng nói:

– Tâu bệ hạ, giờ thiếp mới được phép nói và bộc lộ là thiếp đã bị oan.

Nàng kể lại âm mưu mụ già đã lấy trộm ba đứa con đem giấu đi. Vua tìm được con mừng rỡ lắm, còn mụ dì ghẻ cay nghiệt kia phải đền tội. Mụ bị trói trên đống lửa và bị thiêu ra tro. Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc dài lâu.
GG
 
K

kudoshizuka

thỏ và nhím
Chuyện này nghe như có vẻ chuyện bịa các bạn ạ, nhưng đó là chuyện có thật đấy. Chuyện này do ông nội tôi kể lại, mỗi lần kể ông tôi thường bảo:

- Các cháu thấy không, đó là chuyện có thật ai mà bịa ra chuyện để kể làm gì.

Đầu đuôi câu chuyện như thế này:

Hồi đó là mùa thu, lúa mạch đen đang trổ bông. Vào một buổi sớm, khi mặt trời đã lên cao, ngọn gió ban mai ấm áp thổi lướt qua thân lúa, chim sơn ca hót vang trong không trung, ong bay vo vo trên cánh đồng, mọi người đều mặc quần áo đẹp, ai nấy vui vẻ, kể cả chú Nhím cũng vậy. Nhím đứng trước cửa nhà mình, hai tay buông thõng, đứng hóng gió mát sớm mai, miệng lẩm bẩm hát một bài ca như chúng ta vẫn thường nghe họ hàng nhà Nhím nghêu ngao hát.

Chợt Nhím nảy ra một ý là trong khi đợi vợ rửa ráy mặc quần áo cho con, chú thử dạo ra đồng xem hồi này củ cải đã mọc cao chưa. Chả là củ cải mọc ở cánh đồng cạnh nhà, chú và gia đình vẫn thường ra thu hoạch về dùng, lâu dần coi đó là của riêng của mình.Đã nói là làm.Nhím đóng cửa lại rồi đi ra đồng. Nhưng chưa đi khỏi nhà bao xa, Nhím định đi vòng qua hai bụi rậm gai để băng tắt sang ruộng củ cải thì gặp ngay Thỏ cũng đang ra thăm đồng, có nghĩa là Thỏ cũng ra xem bắp cải của mình ra sao.
Khi đi giáp mặt Thỏ, Nhím thân mật chào hỏi. Nhưng Thỏ tự cho mình là hạng người cao sang, tỏ vẻ kiêu kỳ, không thèm đáp lễ ngay, mà còn vênh mặt lên dáng khinh khỉnh nói:

- Thế nào, mới sớm tinh mơ mà đã chạy quanh đồng làm gì thế chú mày?

Nhím đáp:

- Tôi đi dạo chơi một chút.

Thỏ mỉm cười hỏi:

- Chú mày mà cũng đi dạo chơi à? Có lẽ chú mày nên dùng chân vào việc khác thì tốt hơn.

Cái lối nói ấy làm nhím tức điên người lên, mọi việc chú đều nhẫn nhục chịu đựng được, nhưng nói đến đôi chân khoèo, cái tật vốn bẩm sinh của chú, thì chú không thể nhịn được. Chú bảo Thỏ:

- Có lẽ anh lầm, chắc gì đôi chân anh đã làm nên chuyện hơn người khác?

Thỏ kiêu hãnh nói:

- Tôi nghĩ, nhất định là hơn hẳn.

Nhím nghĩ bụng: "Có giỏi thì hãy thử sức xem sao," rồi nói:

- Ta thử cái coi, nếu chạy thi thế nào tôi cũng chạy vượt anh.

Thỏ cười nhạo:

- Thật là nực cười chưa! Chú với đôi chân khoèo ấy à?... Thôi được! Chú muốn thế cũng được, nếu chú cao hứng! Thế cuộc cái gì nào?

Nhím nói:

- Một bình sữa.

Thỏ hồ hởi:

- Được, đập tay cuộc nhé, có thể tiến hành ngay được chưa?

Nhím nói:

- Chưa, làm gì mà vội vã thế. Bụng tôi đang đói cồn cào. Trước tiên phải về nhà, ăn chút lót dạ cái đã. Nửa giờ nữa tôi sẽ lại đây.

Nói xong, Nhím đi, còn lại Thỏ rất khoái chí về chuyện này. Dọc đường về nhà, Nhím nghĩ bụng:

- Thỏ cậy chân dài, nhưng mình sẽ có cách để thắng chứ. Thỏ tuy ra vẻ cao sang thế, nhưng vốn là anh chàng ngốc nghếch nên thế nào cũng thua cuộc.Về đến nhà, Nhím bảo ngay vợ:

- Nhà nó ơi, mặc quần áo nhanh lên, mình phải ra đồng với tôi cái đã.

Vợ nhím hỏi:

- Có chuyện gì thế?

- Tôi đánh cuộc với thỏ lấy bình sữa. Tôi sẽ chạy thi với Thỏ, trong chuyện này mình phải giúp tôi một tay.

Vợ Nhím càu nhàu la lối:

- Ối trời ơi, ông ơi! Ông thông minh để đâu, mất trí rồi hay sao? Ông nghĩ thế nào mà chạy thi với thỏ.

Nhím nói:

- Này bà nó ơi, bà đừng có gào lên thế, đó là chuyện của tôi, bà đừng lo, bà mặc quần áo nhanh lên rồi đi cùng với tôi.Cô Nhím không biết làm sao, đành đi theo chồng.

Dọc đường Nhím bảo vợ:

- Lưu ý nghe tôi nói nhé! Có nhìn thấy cánh đồng lớn kia không, chúng tôi sẽ chạy trên cánh đồng ấy.

Thỏ sẽ chạy trong một luống, tôi trong một luống khác, mà chúng tôi sẽ bắt đầu chạy từ trên xuống. Nhà chỉ việc đứng đây, chỗ cuối luống này. Khi Thỏ chạy từ phía kia tới thì nhà chỉ việc kêu lên gọi: "Tôi ở đây rồi!."

Đến cánh đồng, Nhím chỉ chỗ cho vợ đứng rồi đi ngược lên. Tới đầu đằng kia đã thấy thỏ đợi ở đấy rồi. Thỏ bảo:

- Chạy được chưa nào?

Nhím đáp:

- Được, nào chạy!

Hai con mỗi con đứng vào một luống. Thỏ đếm: "Một, hai, ba!" rồi chạy như gió bão dọc theo cánh đồng. Nhím chỉ chạy ba bước rồi rúc vào luống cày ngồi im. Khi Thỏ chạy như bay xuống tới đầu cánh đồng thì vợ Nhím kêu lên:

- Tôi ở đây rồi!

Thỏ giật mình, ngạc nhiên lắm. Nó đinh ninh là chính Nhím gọi nó. Vì vợ Nhím giống chồng y hệt, điều đó ai cũng biết.Thỏ nghĩ bụng: "Có cái gì không ổn đây!."Thỏ nói:

- Chạy lần nữa. Lần này chạy ngược lên!

Rồi nó chạy như gió bão, tai đập phần phật vào đầu. Nghe lời chồng, vợ Nhóm vẫn đứng nguyên chỗ cũ. Thỏ chạy lên đến nơi, Nhím lại gọi:

- Tôi ở đây rồi!

Thỏ tức điên, kêu:

- Chạy lần nữa, nào chạy xuống!

Nhím đáp:

- Chẳng sao cả. Theo tôi, anh thích chạy bao nhiêu lần cũng được.

Thỏ chạy như vậy đến bảy mươi ba lần, mà Nhím vẫn đủ sức chạy. Mỗi lần Thỏ chạy tới đầu trên hay đầu dưới thì Nhím chồng hay Nhím vợ lại nói: "Tôi ở đây rồi!."

Đến lần thứ bảy mươi tư thì Thỏ đành bỏ cuộc, ngã lăn ra đất, nằm ngay đơ giữa đồng. Nhím thắng cuộc liền gọi vợ ra uống sữa rồi cùng nhau vui vẻ về nhà. Nếu hai vợ chồng Nhím chưa chết thì ắt hẳn là còn sống, các cháu ạ!Như vậy là ở cánh đồng Buxtehud, Nhím đã thắng Thỏ trong cuộc chạy thi và từ đó không có con thỏ nào nghĩ đến chuyện chạy thi với loài nhím Buxtehud nữa.
 
Top Bottom