Vật lí $\color{Purple}{\fbox{Lí 8}\bigstar\text{☼ Chuyên đề các bài về chuyển động ☼}\bigstar}$

T

thaolovely1412

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa: LOA LOA LOA ..... XIN CHÀO CÁC BẠN :Mloa_loa:
:khi (196): Tung bông, tung hoa chào mừng topic mới nào các bạn :khi (196):
Topic - Chuyên đề các bài tập về vận tốc
Topic lập ra nhằm: giúp học sinh chúng mình vận dùng kiến thức linh hoạt để giải các bài về chuyển động và thông qua việc giải bài tập chúng ta được rèn luyện: kỹ năng tóm tắt, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học về vật lý, kỹ năng tính toán, củng cố kiến thức vật lý và cả kiến thức toán học nữa. :khi (143)::khi (143)::khi (197):
Như các bạn đã biết, giải bài tập về vận tốc trung bình trong chuyển động không đều là đề tài không đơn giản, nhất là khi được học trong đội tuyển học sinh giỏi ở các cấp trường, huyện và khi chúng mình bước vào chương trình THPT với bộ môn vật lý vô cùng phong phú về chuyển động (chuyển động đều, chuyển động biến đổi đều, chuyển đông không đều, rơi tự do...).
Đến với topic, các bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt, tham gia mà không phải đăng kí.
Mọi thắc mắc, những bài khó mà các bạn chưa giải được, các bạn cũng có thể đăng lên. Mods, tmods Box Lí và các bạn học sinh giỏi Vật Lí, đam mê Vật lí sẽ hỗ trợ các bạn hết mình!
:khi (34):
Ai trả lời bài đúng đều nhận được 'THANK' :khi (86):
Và bây giờ....
START
Loading.....
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Trước hết, chúng ta phải xây dựng lí thuyết nhỉ? Lí thuyết có vững thì làm bài tập mới tốt được. :khi (101): :khi (101):
1. Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. Chuyển động của một vật mang tính tương đối

2. Chuyển động đều là chuyển động được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.

3. Các công thức cơ bản
*[TEX] v = \frac{s}{t}[/TEX]
* Vận tốc trung bình: [TEX]v_{tb} = \frac{s}{t}= \frac{s_1+s_2+...+s_n}{t_1+t_2+...+t_n}[/TEX]
Với:
s là tổng quãng đường mà vật (động tử) đi được.
t là tổng thời gian vật (động tử) đi hết quãng đường đó (kể cả thời gian nghỉ vì lý do nào đó).
v là vận tốc, [TEX]v_{tb}[/TEX] là vận tốc trung bình trên cả quãng đường

4. Chuyển động ngược chiều và nguyên lí cộng vận tốc
Nếu hai vật (hai động tử) xuất phát cùng một thời điểm cách nhau quãng đường s với hai vận tốc [TEX]v_1 \neq v_2[/TEX] \Rightarrow Thời gian: [TEX]t=\frac{s}{v_1+v_2}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\left{\begin{v_1+v_2=\frac{s}{t}}\\{s=t(v_1+v_2)} [/TEX]

5. 2 chuyển động cùng chiều và cách tính thời gian chúng gặp nhau.
Giả sử[TEX] v_A < v_B[/TEX] và động tử A cách động tử B một khoảng là S thì thời gian để B đuổi kịp A là: [TEX]t=\frac{s}{v_A-v_B}[/TEX]

6. Chuyển động của ca nô và dòng nước với [TEX]v_{cn}>v{dn}[/TEX]
[TEX]v_{xuoi dong}=v_{cn}+v_{dn}[/TEX]
[TEX]v_{nguoc dong}=v_{cn}-v_{dn}[/TEX]
[TEX]v_{dn}=\frac{v_{xuoi} - v_{nguoc}}{2}[/TEX]
[TEX]s=v_{xuoi}.t_{xuoi}=v_{nguoc}.t_{nguoc}[/TEX]

7. Chú ý
Khi triển khai nội dung chuyên đề này chúng ta cần xác định trọng tâm kiến thức đó là: Để tính được [TEX]v_{tb}[/TEX] trong bất cứ chuyển động không đều nào thì cần phải xác định rõ hai đại lượng liên quan:
- Quãng đường mà vật (động tử) đi được trong suốt quá trình chuyển động.
- Tổng thời gian mà vật (động tử) đã sử dụng trong suốt quá trình chuyển động (kể cả thời gian nghỉ)
Rồi sử dụng công thức: [TEX]v_{tb} = \frac{s}{t}= \frac{s_1+s_2+...+s_n}{t_1+t_2+...+t_n}[/TEX]

 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Chúng ta bắt đầu chuyên đề bằng 3 bài đơn giản sau nhé:
Bài 1
Một vận động viên môn xe đạp đã chuyển động trên 3 quãng đường liên tiếp AB, BC, CD (như hình vẽ)
Quãng đường AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút.
Quãng đường BC dài 30km trong 24 phút.
Quãng đường CD dài 10km trong 15 phút.
Hãy tính:
a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường?
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD?

Bài 2
Một người đi xe đạp trong nửa quãng đường đầu với vận tốc 12km/h; nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc [TEX]v_2[/TEX] nào đó. Biết rằng vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc [TEX]v_2[/TEX]?

Bài 3
a, Một ô tô trong nửa đầu quãng đường nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_1[/TEX]. Trong nửa quãng đường còn lại nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_2[/TEX]. Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường?
b, Một ô tô trong nửa thời gian đầu nó chuyển động với vận tốc không đổi là [TEX]v_1[/TEX]. Trong nửa thời gian còn lại nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_2[/TEX]. Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường?
c, So sánh vận tốc trung bình tính được trong 2 câu a và b?
 
P

pinkylun

Bài 1
Một vận động viên môn xe đạp đã chuyển động trên 3 quãng đường liên tiếp AB, BC, CD (như hình vẽ)
Quãng đường AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút.
Quãng đường BC dài 30km trong 24 phút.
Quãng đường CD dài 10km trong 15 phút.
Hãy tính:
a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường?
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD?


Giải:

Vận tốc trên AB: $45:\dfrac{9}{4}=20km/h$
BC: $30:\dfrac{2}{5}=75km/h$ ặc ặc, gì mà nhìu thế :((
CD: $10: \dfrac{1}{4}=40km/h$

Vận tốc trung bình cả quãng đường là:

$\dfrac{45+30+10}{\dfrac{9}{4}+\dfrac{2}{5}+\dfrac{1}{4}}$ khoảng bằng $29km/h$ thì phải



Sai chắc lun rùi huhu :((



@thao: đúng rồi mà em, sao tự ti thế?
 
Last edited by a moderator:
P

phamvananh9

[TEX][/TEX]
Bài 2: $Có : vtb= \frac{S}{\frac{S}{2.12}+\frac{S}{2.v2}}
<=> 8= \frac{2}{\frac{1}{12}+\frac{1}{v2}}
=> v2 = 6 km/h.$
 
H

hoatraxanh24

Một vận động viên môn xe đạp đã chuyển động trên 3 quãng đường liên tiếp AB, BC, CD (như hình vẽ)
Quãng đường AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút.
Quãng đường BC dài 30km trong 24 phút.
Quãng đường CD dài 10km trong 15 phút.
Hãy tính:
a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường?
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD?
Bài 1: dễ tớ xin giải thiệt!
a. Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường:
-Quãng đường AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút.
[TEX]v_{tb} = \frac{S}{\Delta t} = \frac{AB}{\Delta t} = \frac{45}{2,25}= 20km/h[/TEX]
Quãng đường BC dài 30km trong 24 phút.
[TEX]v_{tb} = \frac{S}{\Delta t} = \frac{BC}{\Delta t} = \frac{30}{0,4}= 75km/h[/TEX]
Quãng đường CD dài 10km trong 15 phút.
[TEX]v_{tb} = \frac{S}{\Delta t} = \frac{CD}{\Delta t} = \frac{10}{0,25}= 40km/h[/TEX]
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD

[TEX]v_{tb} = \frac{\sum S}{ \sum t}=\frac{AB+BC+CD}{t_1+t_2+t_3} = \frac{85}{2,9}=29,3km/h[/TEX]
 
K

kienduc_vatli



Bài 3
a, Một ô tô trong nửa đầu quãng đường nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_1[/TEX]. Trong nửa quãng đường còn lại nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_2[/TEX]. Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường?
b, Một ô tô trong nửa thời gian đầu nó chuyển động với vận tốc không đổi là [TEX]v_1[/TEX]. Trong nửa thời gian còn lại nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_2[/TEX]. Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường?
c, So sánh vận tốc trung bình tính được trong 2 câu a và b?
Chúc topic hoạt động tốt nhé!! ;)
a.
-ô tô trong nửa đầu quãng đường nó chuyển động với vận tốc không đổi $v_1$
=> thời gian đi trên nữa đầu quãng đường là:
$ t_1 =\frac{s_1}{v_1}=\frac{\frac{s}{2}}{v_1} =\frac{s}{2v_1}$
-Trong nửa quãng đường còn lại nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_2[/TEX]
=> thời gian đi trên nữa quảng đường còn lại là
$ t_2 =\frac{s_2}{v_2}=\frac{\frac{s}{2}}{v_2} =\frac{s}{2v_2}$
- vận tốc trung bình LÀ:
$v_{tb}=\frac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\frac{s}{\frac{s}{2v_1}+\frac{s}{2v_2}}$
$=\frac{1}{\frac{1}{2v_1}+ \frac{1}{2v_2}} = \frac{2v_1.v_2}{v_1+v_2}$

b. trong nửa thời gian đầu nó chuyển động với vận tốc không đổi là [TEX]v_1[/TEX]
=> quảng đường đi được trong nửa thời gian đầu là:
$s_1=v_1.t_1=\frac{1}{2}t.v_1$

Trong nửa thời gian còn lại nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_2[/TEX]
=> quảng đường đi được trong nửa thời gian còn lại là:
$s_1=v_2.t_2=\frac{1}{2}t.v_2$

-vận tốc trung bình là:
$v_{tb}=\frac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\frac{\frac{1}{2}t.v_1+\frac{1}{2}t.v_2}{t}=\frac{\frac{1}{2}t(v_1+v_2)}{t} =\frac{1}{2}(v_1+v_2)$
 
T

thaolovely1412

Các bạn hầu như làm đúng hết rồi, mình chỉ bổ sung nốt câu c bài 3 thôi nha

Chúc topic hoạt động tốt nhé!! ;)
a.
-ô tô trong nửa đầu quãng đường nó chuyển động với vận tốc không đổi $v_1$
=> thời gian đi trên nữa đầu quãng đường là:
$ t_1 =\frac{s_1}{v_1}=\frac{\frac{s}{2}}{v_1} =\frac{s}{2v_1}$
-Trong nửa quãng đường còn lại nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_2[/TEX]
=> thời gian đi trên nữa quảng đường còn lại là
$ t_2 =\frac{s_2}{v_2}=\frac{\frac{s}{2}}{v_2} =\frac{s}{2v_2}$
- vận tốc trung bình LÀ:
$v_{tb}=\frac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\frac{s}{\frac{s}{2v_1}+\frac{s}{2v_2}}$
$=\frac{1}{\frac{1}{2v_1}+ \frac{1}{2v_2}} = \frac{2v_1.v_2}{v_1+v_2}$ (1)

b. trong nửa thời gian đầu nó chuyển động với vận tốc không đổi là [TEX]v_1[/TEX]
=> quảng đường đi được trong nửa thời gian đầu là:
$s_1=v_1.t_1=\frac{1}{2}t.v_1$

Trong nửa thời gian còn lại nó chuyển động với vận tốc không đổi [TEX]v_2[/TEX]
=> quảng đường đi được trong nửa thời gian còn lại là:
$s_1=v_2.t_2=\frac{1}{2}t.v_2$

-vận tốc trung bình là:
$v_{tb}=\frac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\frac{\frac{1}{2}t.v_1+\frac{1}{2}t.v_2}{t}=\frac{\frac{1}{2}t(v_1+v_2)}{t} =\frac{1}{2}(v_1+v_2)$ (2)
c) Lấy (2) trừ (1) ta được:
[TEX]v_{tb2}-v_{tb1}= \frac{1}{2}(v_1+v_2)-\frac{2v_1.v_2}{v_1+v_2}=\frac{(v_{tb1}-v_{tb2})^2}{2(v_{tb1}+v_{tb2})} \geq 0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow v_{tb2} \geq v_{tb1}[/TEX]

P/s: Mong mọi người tiếp tục ủng hộ topic!
 
T

thaolovely1412

Chúng ta sẽ tiếp tục với 1 bài không phải là dễ
Trên quãng đường AB dài 121 km có 1 chiếc xe xuất phát từ A đến B với vạn tốc v. Cứ sau a km thì vận tốc của nó lại giảm đi 2 lần so với trước đó. Đoạn đường còn lại 1km xe đi hết 12 phút. Biết rằng [TEX]30km/h \leq v \leq 90km/h[/TEX] và a > 1km.
1. Tính vận tốc của xe trên đoạn đường a km đầu tiên ?
2. Tính vtb trên toàn bộ quãng đường AB ?
 
T

thaolovely1412

Mình gợi ý nha! Phân tích qua sơ đồ đoạn thẳng ta sẽ tìm thấy mối quan hệ giữa S, a và 1.
Từ sơ đồ: S = AB
untitled12_zps6a1b3d2b.png

[TEX]AA_1 = A_1A_2 = ....... = a; A_nB = 1 (km)[/TEX]
Vậy [TEX]S = n.a + 1[/TEX] và đoạn đường cuối cùng [TEX]A_nB = 1km[/TEX] bài toán đã cho thời gian xe đi là 12 phút. Ta sẽ tìm được v cuối cùng của chuyển động và từ đó ta có thể tìm ra vận tốc đầu tiên trên quãng đường [TEX]AA_1[/TEX] và vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB.
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Nếu không có ai đăng lời giải thì mình đăng lên cho các bạn tham khảo nha!
Bài đó trong đề thi học sinh giỏi lí huyện mk và đây là hướng dẫn chấm:

untitled13_zpsbd689735.png

untitled14_zpsad3736a1.png

untitled15_zps9a8440dd.png
 
T

thaolovely1412

Mọi người tiếp tục giải nhé!
Một người đi xe đạp, đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 20km/h. Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v2 = 10km/h. Cuối cùng người ấy đi với vận tốc
v3 = 5km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường người đó đã đi?
 
K

kienduc_vatli

Chuyên đề 1: Vận Tốc Trung Bình


1. Dạng 1: Bài toán cho nửa quãng đường đầu nửa quãng đường sau:

*[tex]S1=S2=\frac{S}{2}[/tex]

Bước 1: Thời gian vật đi nửa quãng đường đầu, nửa quãng đường sau và cả quãng đường lần lượt là:

[tex] t1=\frac{S1}{v1}=\frac{S}{2.v1}[/tex]

[tex] t2=\frac{S2}{v2}=\frac{S}{2.v2}[/tex]

[tex] t=\frac{S}{v}[/tex] *

Bước 2:
Mặt khác:
[tex] t=t1+t2 =\frac{S}{2.v1}+\frac{S}{2.v2}= S(\frac{1}{2.v1}+\frac{1}{2.v2})[/tex] **

Từ * và ** \Rightarrow [tex]\frac{S}{v}=S(\frac{1}{2.v1}=\frac{1}{2.v2}[/tex]

\Rightarrow [tex] \frac{1}{v}= \frac{1}{2.v1}+\frac{1}{2.v2}[/tex]

\Leftrightarrow [tex] \frac{1}{v}=\frac{v2}{2.v1.v2}+\frac{v1}{2.v1.v2}= \frac{v1+v2}{2.v1.v2}[/tex]

\Rightarrow [tex]v=\frac{2.v1.v2}{v1+v2}[/tex]


2. Dạng 2: Bài toán cho biết nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau:

*[tex] t1=t2=\frac{t}{2}[/tex]

Bước 1: Quãng đường đi trong nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau và cả quãng đường lần lượt là:

[tex]S1=v1.t1=\frac{v1.t}{2}[/tex]

[tex]S2=v2.t2=\frac{v2.t}{2}[/tex]

[tex] S=v.t[/tex] #

Bước 2:

Mặt khác:

[tex] S=S1+S2=\frac{v1.t}{2}+\frac{v2.t}{2}=t(\frac{v1+v1}{2})[/tex] ##

Từ # và ## \Rightarrow [tex] v.t=t(\frac{v1+v2}{2})[/tex]

\Rightarrow [tex] v=\frac{v1+v1}{2}[/tex]

3. Chú ý

[TEX]S=S_1+S_2+S_3+....S_n[/TEX]

[TEX]t=t_1+t_2+t_3+.....t_n[/TEX]

*P/s: Tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài để tính.

 
K

kienduc_vatli

Chuyên đề 2: Hai vật gặp nhau​

1. Dạng 1: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau

Gọi khoảng cách giữa hai vật là AB

Bước 1: Quãng đường vật thứ nhất đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S1=v1.t[/tex]

Bước 2: Quãng đường vật thứ hai đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S2=v2.t2[/tex]

Bước 3: Vì hai vật chuyển động ngước chiều và gặp nhau, nên

[tex]S1+S2=AB[/tex]

\Leftrightarrow [tex]v1.t1+v2.t2=AB[/tex]

\Leftrightarrow [tex]t(v1+v2)=AB[/tex]

\Rightarrow [tex] t=\frac{AB}{v1+v2}[/tex]

*Tổng quãng đường mỗi vật được bằng khoảng cách ban đầu[/COLOR].

2. Dạng 2: Hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau


Gọi khoảng cách giữa hai vật là MN

Bước 1: Quãng đường mỗi vật đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S1=v1.t[/tex]

[tex]2=v2.t[/tex]

Bước 2: Vì hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau:

\Leftrightarrow [tex]S1-S2=MN[/tex]

\Leftrightarrow [tex]v1.t1-v2.t2=MN[/tex]

\Leftrightarrow [tex]t(v1-v2)=MN[/tex]

\Rightarrow [tex] t=\frac{MN}{v1-v2}[/tex]

*Hiệu quãng đường mỗi vật đi được bằng khoảng cách ban đầu.[/COLOR]

3. Chú ý


_Bài toán yêu cầu đi tìm thời điểm gặp nhau, ta đi tìm t.

_t là khoảng thời gian mà mỗi vật đi được.

_Bài toán yêu cầu tìm vị trí gặp nhau, ta đi tìm S1 hoặc S2.
 
N

nhokeobong

mọi người ơi giải giùm mk bài này với!
1 người đi từ A đến B vận tốc ban đầu la 32m/s.biết cứ sau mỗi giây vận tốc giảm đi 1 nửa.hỏi sau bao lâu người đó đến B, biết AB =60km
sau 3 giây kể từ lúc người đo s xuất phát có 1 người khác xuất phát từ A với vận tốc 31m/s đuổi theo.xác định thời điểm và vị trí gặp nhau!
mk cần lắm các bạn giải giùm mk với nhé!
 
V

vuquynhthuhatinh

giúp mình nhé chờ mãi mà ko ai giúp

1. Một ô tô chuyển động từ A đến B, nữa thời gian đầu đi với V_1= 35km/h, nữa thời gian sau ô tô đi với V_2=55km/h. Khi trở về ô tô đi với V_3=35km/h trong nữa đoạn đường đầu và trong nữa đoạn đường sau ô tô đi với V_4= 55km/h.
a) Tính vận tốc TB trên cả đoạn đường của ô tô?
b) Tổng thời gian cả đi và về là 4h. Tính quãng đường AB?

2. Một người đi bộ và một người đi xe đạp cùng khởi hành tại một địa điểm và đi cùng chiều trên một đường tròn bán kính r= 900/số pi. Vận tốc của người đi xe đạp V_1= 6,25m/s, của người đi bộ V_2= 1,25m/s
a) Hỏi người đi bộ được 1 vòng thì gặp người đi xe đạp mấy lần?
b) Tính thời gian và địa điểm gặp nhau lần đầu tiên khi người đi xe đạp được 1 vòng?


@-)@-)@-)@-)@-):confused::confused::confused:\geq\forall\sqrt[n]{A}
 
P

phuc15122001

Toppic ơi có thể giúp mik một câu được k???

Hai anh em ở cách trường 15km mà chỉ có một chiếc xe đạp nhưng k chở được cả hai. Để xuất phát và đến trường cùng một lúc với thời giann ngắn nhất thì hai anh em phải thay phiên nhau dùng xe.
Hỏi quãng đường sử dụng xe của hai anh em là như thế nào? (Quãng đường đi xe đạp và quãng đường đi bộ)
Biết vân tốc của anh khi đi xe và khi đi bộ lần lượt là 15 km/h, 4 km/h, em là 12km/h, 3 km/h Xe có thể dựng lề đường và thời gian lên xuống xe không đáng kể)
 
S

saodo_3

Hai anh em ở cách trường 15km mà chỉ có một chiếc xe đạp nhưng k chở được cả hai. Để xuất phát và đến trường cùng một lúc với thời giann ngắn nhất thì hai anh em phải thay phiên nhau dùng xe.
Hỏi quãng đường sử dụng xe của hai anh em là như thế nào? (Quãng đường đi xe đạp và quãng đường đi bộ)
Biết vân tốc của anh khi đi xe và khi đi bộ lần lượt là 15 km/h, 4 km/h, em là 12km/h, 3 km/h Xe có thể dựng lề đường và thời gian lên xuống xe không đáng kể)

Bài này khá là lạ và cũng khá hay đấy.

Gọi tổng thời gian đi xe đạp và đi bộ của người anh là t1 và t2.

Tổng thời gian đi xe đạp và đi bộ của em là t3 và t4.

Quãng đường người anh đi xe đạp sẽ bằng quãng đường người em đi bộ, và ngược lại:

[TEX]15.t_1 = 3.t_4 \Rightarrow t_4 = 5t_1[/TEX]

[TEX]12t_3 = 4t_2 \Rightarrow t_2 = 3t_3[/TEX]

Họ xuát phát cùng lúc và đến trường cùng lúc nên tổng thời gian đi là như nhau:

[TEX]t_1 + t_2 = t_3 + t_4[/TEX]

Thay các đẳng thức trên vào ta được [TEX]t_3 = 2t_1[/TEX] nghĩa là thời gian đi xe đạp của người em phải gấp đôi người anh.

Giờ lập hệ phương trình để tìm quãng đường.

Quãng đường từ nhà đến trường:

Người anh đi: [TEX]15t_1 + 4t_2 = 15[/TEX] (1)

Người em đi: [TEX]12t_3 + 3t_4 = 15[/TEX] (2)

Thay [TEX]t_3 = 2t_1, t_4 = 5t_1[/TEX] vào pt (2) sẽ tính được [TEX] t_1[/TEX].
 
A

anhduc08642

1 oto xuất phát đi từ a đến b , trên nửa quãng đường đầu đi vói vân tốc v1, nửa quãng đường sau đi vói vân tốc v2 . biết v1=20km/h,v2=60km/h . nếu xe đi từ b muộn hơn xe đi từ a 30 phút thì 2 xe đến địa điểm đả đinh cùng lúc . nếu 2 xe xuất phát cùng 1 lúc và đi với vận tốc trung bình của chúng thì địa điểm gặp nhau cách a bao xa?
 
T

thichankeomut_2

1 em học sinh đạp xe từ trường về nhà cách nhau 3km vận tốc nửa đoạn đầu bằng 2 lần vận tốc nửa đoạn sau biết thời gian đi bằng 20 phút. Tính vận tốc trên mỗi đoạn đường
 
Top Bottom