$\color{Magenta}{\fbox{F5S2}\color{Blue}{\fbox{Th áng 3}}-\text{MẸ TÔI}}$

  • Thread starter mua_sao_bang_98
  • Ngày gửi
  • Replies 10
  • Views 1,080
M

mua_sao_bang_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

$\color{Magenta}{\fbox{F5S2}\color{Blue}{\fbox{Th áng 3}}-\text{MẸ TÔI}}$


ngay-83-con-se-ve-ben-canh-me.jpg


"Con dù lớn, vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con"... Nói về mẹ, trong lòng mỗi đứa con luôn là sự biết ơn, cảm tạ và có chút gì đó lâng lâng khó tả, phải chăng đó là tình mẫu tử gọi tên cho cảm xúc ấy. Nhân dịp ngày 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ, F5S2 xin được chia sẽ những câu truyện hay nhất, cảm động nhất về tình mẹ, tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Hi vọng sau mỗi bài viết các bạn sẽ hiểu thấu được nỗi vật vả, tình yêu thương mà mẹ nói riêng và gia đình bạn nói chung bằng thể hiện này hay cách khác để yêu thương bạn... Chúc các bạn tôi một tháng 3 vui vẻ, ý nghĩa và đặc biệt là yêu những người đã, đang và sẽ được gọi là "mẹ" mình hơn.
 
M

mua_sao_bang_98

<P1>

thu-gui-me.jpg


Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng nhau dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nỗi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn.Lúc đó học sinh ở trường trung học ỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khã năng nên nói với mẹ: “mẹ, con sẽ nghĩ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, mời các bạn đón xem phần tiếp của câu truyện vào ngày mai nhé! Chúc các bạn ngủ ngon và có giấc mơ đẹp.
 
P

pesaubuon98

<P2>
Mời các bạn xem tiếp phần 2 nhé!!!!!!


Đứa con cuối cùng cũng cắp sánh đến trường,nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến, Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem , hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “ bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình.Bà xem gạo nè,có thóc có sạn có hạt cỏ…làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà.Người mẹ lại móc trong túi gở ra mấy lớp vãi lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách : “đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “thế nào bà nhặt được trên đường đó à” bà mắc cở đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.
Rồi lại đến một tháng ,bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẻ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận,nhưng làm ơn để rịêng ra,cho dù thế nào cũng không được để chung,như vậy chúng tôi không thể nào nấu được,nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! gạo nhà tôi đều như vậy cả ,phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “ một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì,lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.
Đến tháng thứ ba,bà lại vất vã vác đến một bao gạo,vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nhạp này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!
 
P

pesaubuon98

<P3>
Mời các bạn xem phần cuối của câu chuyện trên!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó,bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “ tôi nói thật với ông,gạo này là …tôi đi xin đấy, ông giật bén người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.
Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học.
Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa dấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thương của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “thật là ngừơi mẹ tốt,tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”.Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắt đầu nói: “đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “à, thì ra bà muốn tôi dấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khểnh như người què quay lưng đi.
Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “vì gia đình bà quá nghèo ,trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau , đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài?Lại càng làm mọi ngừời ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đỗ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao của người mẹ đi xin,trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài.
Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy ngừời phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Lúc đó chúng ta không biết đứa con trong lòng nghĩ gì? Tin tưởng rằng sẽ làm cho cậu ta rung động nhưng không hãi hùng lo sợ. Thế là tuồng kịch tình mẫu tử ấm áp nhất đã được diễn ra. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “mẹ…mẹ của con…” trãi qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.
 
P

pesaubuon98

Khi mắt mẹ dính bụi​


Mảnh đất nghèo miền Trung có hai thứ đặc sản đã hoá thành thương hiệu, nắng gắt và gió Lào. Nắng có mặt khắp nơi. Rải đều như một tấm thảm dày, luồn lách vào mọi ngóc ngách, kẽ hở. Từ sáng sớm tới chiều muộn, ông mặt trời làm việc không ngừng nghỉ. Cho đến khi màn đêm buông xuống, ông mới chịu đi ngủ, nắng mới chịu tắt.

Gió Lào vốn mang nhiều hơi ẩm, nhưng sau khi nhọc nhằn vượt dãy Trường Sơn hùng vĩ, đành phải trút bỏ hết, chỉ giữ lại sự khô khan, nóng bức.

Gió lào một khi đã phối hợp nhuần nhuyễn với nắng, sự vật ai nấy không chịu nổi. Chú Mực vốn thường ngày ham chơi cũng phải kiếm chỗ núp mình, đứng le lưỡi, nom rõ tội. Cô Nái sề ục ịch chỉ biết nằm yên trong chuồng, thi thoảng chỉ tốn sức cựa quậy để đuổi lũ ruồi nhặng bám đầy trên lưng. Bác Trống choai cũng không hùng dũng ò ó o nữa. Cây cối vốn xanh tươi mơn mởn giờ đây cũng thay áo. Một màu vàng rụa, héo úa chỉ bởi hít quá nhiều bụi, tắm quá nhiều nắng.

Ngoài đường bây giờ chỉ có hai nhân vật làm việc chăm chỉ, các cô bác nông dân và ông mặt trời.

Bà Dần mệt mỏi ngồi thụp xuống hiên nhà, tay nặng nhọc phe phẩy chiếc nón lá, những giọt mồ hôi nhễ nhại chảy dày trên má, thấm ướt cả tấm áo đầy những mảnh vá chằng chịt. Từ khi người chồng bội bạc bỏ đi biệt xứ, bà phải một mình làm lụng vất vả để nuôi hai con, cái Lan năm nay đã lên lớp mười, thằng Tí mới học lớp ba. Dù phải khó khăn cỡ nào bà cũng không để con mình phải chịu thua thiệt chúng bạn. Bà đang nghĩ ngợi, chợt có tiếng bé Lan con gái bà nói vọng ra

- Mẹ ơi, tí nữa cho con một triệu đóng tiền học thêm nhé. Hôm nay không có tiền, thầy giáo không cho vào lớp.

- Sao đợt này nhiều vậy con? Mẹ nhớ tháng trước đóng có năm trăm thôi mà.

- Mẹ không biết gì cả. Xăng tăng nên cái gì cũng phải tăng hết. Mẹ chuẩn bị tiền đi nhé.

- Mẹ mới đóng tiền cho em Tí, giờ chỉ còn ba trăm nghìn. Con cầm đỡ, mai mẹ bán lứa heo rồi đưa thêm.

- Ứ, không được đâu. Mà thôi, để con lên năn nỉ thầy. Mẹ phải hứa mai có tiền cho con đấy nhé. Không con ở nhà luôn.

Vừa dứt lời, cái Lan nhanh nhẩu chộp lấy xấp tiền được gói ghém cẩn thận, không quên nói với lại, tối nay con đi học về trễ, mẹ và em đừng đợi cơm con nhé.

Bà Dần chưa kịp dặn dò, bóng con bé đã mất hút sau rặng dâm bụt già.

Ngoài ngõ, đám bạn đã chờ sẵn. Lan nhảy phóc lên sau xe bạn, mặt xụ xị.

- Tụi bây, hôm nay tao chỉ còn ba trăm, mình nhậu sơ rồi đi hát. Mai bà già phát thêm tiền lương, tao bao tụi bây xả láng. Tiến lên thôi anh em!

Đứng nép trong cửa nhà, mắt bà Dần nhoà đi, có lẽ do bụi.

Ngoài kia, gió Lào vẫn thổi không ngừng…

Có lẽ trong mắt những đứa trẻ, phút giây vui chơi bên bạn bè thật đáng quý. Đâu biết răng, mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình, chỉ vì con. Mãi sau này, khi con trưởng thành, liệu lúc ấy, hối hận đã là quá muộn…
 
Last edited by a moderator:
P

pesaubuon98

Lần đầu mẹ đi máy bay​

<P1>
Máy bay vẫn bay đều đều, bồng bềnh lâng lâng trong những tầng mây. Tay mẹ bất chợt nằm gọn lỏn trong bàn tay của con, nằm thật ngoan trong những vết chai sạn của cuộc đời.

(Kính tặng bác Nguyễn Thị Vĩnh và tất cả những người Mẹ đã dắt chúng con đi suốt vạn dặm cuộc đời)

Lần đầu mẹ đi máy bay. Lúc sáu mươi tuổi, tóc bạc màu mây.

Tuần trước con trai nói dắt mẹ đi chơi hơn 700 cây số ở tận miền Trung bằng máy bay. Mẹ vừa mừng vừa sợ. Mẹ sợ. Hồi đó tới giờ mẹ có đi đâu xa, luẩn quẩn trong quê nhà bé tẹo, chèo xuồng đưa đẩy dọc dòng kinh, đội thúng bán buôn lơn tơn ra tới hết Xóm Chòi là xa lơ xa lắc.

Cho đến khi con trai đi làm xa, mẹ mới nhịn tiền bán vịt lên Sài Gòn thăm con. Leo lên chiếc xe đò cũ mèm chạy ầm ầm, thấy cảnh vật chuyển động vù vù, là bụng mẹ bắt đầu lạnh ngắt, tay chân bủn rủn rồi nôn thốc nôn tháo chẳng còn biết trời trăng, cho đến khi chú lơ xe la làng, dì ơi, tới bến hết tiền rồi xuống giùm con! Nghe mấy bà hàng xóm nói đi máy bay còn ác nghiệt hơn nữa. Nó bay ào lên trời rồi nhào độp xuống đất như mình chơi thả diều, làm ruột gan lộn tùng phèo một đống. Nghe mà ớn!

Nhưng mẹ mừng. Cả xóm này có ai được như mẹ. Mỗi lần về quê, con trai của mẹ khệ nệ rinh về từng cái nồi, cái chảo mua ngoài siêu thị mà mẹ thích, rồi dúi cho mẹ vài trăm nghìn. Mẹ nghe xốn xang trong dạ.

Mẹ nghèo. Đến lúc biết chạy chơi thì con phải đi chăn vịt chạy đồng. Lớn lên rồi con đi theo bè bạn đập đá trên Gia Kiệm, Đồng Nai để kiếm tiền đóng học phí và mua đồng phục cho năm học sau, mà không kỳ kèo xin một đồng của mẹ. Mẹ không biết làm gì hơn, lén ra gốc dừa ngồi khóc rưng rức.

Ba tháng sau con về. Đen thui, cao nhồng, ốm nhách. Mẹ sợ điếng cả người, chợt nhận ra con mình lao lung đến dường vậy. Mẹ sợ mất con. Lúc còn nhỏ, con trai của mẹ đứt ngón tay chút xíu mà mẹ tưởng như dao cắt vào lòng. Vậy mà nắng gió đồi Soklu nỡ làm hư hao con mẹ, trái tim của mẹ quặn thắt.

Mẹ khóc rấm rứt một mình trong chòi bếp. Con trai vô tư, ngồi kế bên dúi đầu vào nách mẹ. Mẹ phải giả vờ nói củi dừa chưa khô, hun nhiều khói xanh cay mắt. Con lẳng lặng ra ngoài sau vườn, chặt mớ trâm bầu, phơi áng chừng vài đợt nắng để củi khô cháy đượm không còn làm cay mắt mẹ.

Con trai lớn rồi. Mẹ mừng. Cả xóm này có con cái nhà ai đẹp đẽ như con trai của mẹ. Mũi thẳng băng, cao ngời ngời giống hệt cha nó. Trán rộng, sáng trưng, mà mỗi khi vuốt lên tóc của con, mẹ lại khấn cầu Phật Bà Quan Âm độ trì cho con trai được sáng sủa học thành tài. Không như mẹ chẳng biết mặt chữ con số là gì. Đến cái tên còn phải nhờ người ta viết hộ. Hồi đó đi làm giấy chứng minh nhân dân, chú công an cứ hỏi tên bà là Vĩnh hay Dĩnh. Mẹ ấm ớ nói, cái gì cũng được. Dớ mèn ơi, bà này giỡn mặt chánh quyền hả? Nghe mắc sợ. Dạ, chú mần ơn, tui hổng biết chữ. Để kêu sắp nhỏ về hỏi ông ngoại nó…
Mẹ mừng. Cả xóm này có ai được đi máy bay như mẹ. Ai cũng đầu tắt mặt tối ruộng vườn, heo cúi. Đẻ con ra, nuôi nó đặng người đặng nết thì dựng vợ gả chồng. Rồi đời chúng nó cũng như ông bà, cha mẹ mà thôi. Đẻ con, rồi heo cúi, vịt gà. Con trai của mẹ sớm đã có chí lập thân. Phải tội mẹ nghèo, học xong cấp ba thì con đi lên Sài Gòn kiếm sống.

Người ta kháo rằng muốn làm diễn viên phải đi học đóng kịch ở Sài Gòn. Con khăn gói lên Sài Gòn để đi làm có tiền học làm diễn viên. Kiếm được miếng cơm manh áo làm con cứng cáp, nhưng làm mềm lòng của mẹ.

Con đi làm thuê làm mướn, chật vật ở xứ người. Bẵng qua mấy năm thì ước mơ tàn lụi. Lắm khi con về quê xem phim cùng mẹ, mẹ thấy ánh mắt của con đượm buồn vời vợi nhìn lơ đãng lên màn hình. Mẹ biết, con chỉ có thể là diễn viên của cuộc đời con, và mẹ là khán giả duy nhất ngồi xem cuộc đời ấy mà thôi. Mẹ lén chui vào mùng nằm chùi nước mắt.



 
Last edited by a moderator:
P

pesaubuon98


<P2>


Lần này mẹ mừng. Con trai nhín tiền, nói mẹ đi chơi nhe, con mua vé máy bay rồi, mẹ hổng đi bỏ uổng tiền lắm. Mẹ ừ. Mừng chứ sao hổng mừng. Mẹ đi khoe với bà con dòng họ bên nội lẫn bên ngoại. Chưa hết, gặp ai mẹ cũng khoe. Khoe với ông bán dừa, rồi khoe luôn với con nhỏ bán bún mắm ngoài chợ. Gặp ai thì kiếm cớ hỏi này hỏi nọ, vậy chứ chú/thím/con biết Đà Nẵng chưa? Chưa hả? Mèn ơi, chị/bác/dì/thím sắp đi ra ngoài đó nè. Có mần ăn gì đâu, đi du lịch chơi thôi. Con trai nó bao. Đi bằng máy bay…

Hàng xóm tụ tập. Bà con cũng hỏi thăm. Chắc là tò mò, hay là ghen tỵ? Mẹ mặc kệ. Đi máy bay trên trời, chứ phải đi xe đò thì khoe làm gì cho hao nước miếng! Mẹ không dám kể lại với con chuyện người ta thắc mắc, sợ nó mặt mày chù ụ khi biết mẹ khoe. Khoe gì nỗi mà khoe. Máy bay giá rẻ, chẳng dám mua thêm hành lý ký gửi sợ tốn tiền nữa kìa mẹ!

Mẹ khoe con, chứ khoe làm chi chuyến đi du lịch, càng khoe làm gì chiếc máy bay đâu phải sở hữu của mẹ. Mẹ mát lòng khi người ta xúm vào chắt lưỡi hít hà, con trai có hiếu quá trời quá đất!

Vậy là mẹ bắt vịt nấu cháo, mời người ta ở lại. Không dám nói là tiệc tùng, chỉ nói đại khái rằng thôi thì huỡn huỡn ở lại ăn cháo vịt chơi! Cứ như là mẹ sắp từ biệt họ để đi nước ngoài không bằng.

Khách khứa về rồi, mẹ ngồi rửa chén và khóc một mình. Mẹ sợ tốn tiền của con. Nghe bà con tới chơi nói rằng có người phải bán vàng để mua vé máy bay. Mẹ sợ điếng hồn. Vội vàng nín khóc, hỉ mũi, chùi tay vào quần, mẹ vào buồng lục tìm khoen vàng mẹ may giấu trong lớp áo bà ba để phòng khi gia đình có người đau yếu. Mẹ xỏ nó vào ngón tay, lẩm bẩm, thôi kệ, lên Sài Gòn rồi bán cũng được…

Mẹ lấy cớ đường xa, lên Sài Gòn trước một đêm để được ở với con. Con trai nằm kế bên, thình lình quay sang ôm mẹ chặt cứng. Nó cười hăng hắc, nói mẹ nôn lắm sao mà ngủ hông được, lêu lêu, con nít sáu mươi tuổi đây nè! Tổ cha mày…

Mẹ nằm im nghe con ngáy đều đều, rồi lén rờ bàn tay của con. Lâu rồi mẹ chưa đụng vào da thịt của con. Bàn tay chai sần, nóng hổi. Mẹ nghe như máu thịt của mình đang tan chảy dần sang bàn tay của con. Người ta giàu có cho con cái của mình bàn tay hồng hào phúc đức. Mẹ nghèo hèn chỉ đủ mua phong trần chai sạn vào lòng bàn tay của con mà thôi.

Con trai của mẹ nằm nghiêng một bên. Sống mũi cao cao, trán rộng ngang tàng. Mẹ thèm được vuốt lên tóc của nó một chút, rồi hít vào trán của nó, ngửi mùi mồ hôi của nó, nghe mùi nắng Sài Gòn làm săn lại những vết chân chim bên khóe mắt của nó. Mẹ chỉ dám nhìn, không dám chạm vào con, sợ nó trở mình, sợ nó buông mình ra rồi lăn qua bên kia ngủ tiếp.

Mẹ thao thức suốt cả đêm, ước gì ngày nào mình cũng có cớ đi du lịch như thế này để được nằm bên con. Đó là ước mơ xa xỉ, còn hơn cả việc đi máy bay. Sài Gòn rộng lớn biết bao, cuộc đời bất tận. Đêm trường rồi khép lại, bình minh sẽ đưa con đến tận đâu, hả con?

Lúc ra sân bay, mẹ sợ thiệt. Thấy ai ai cũng ăn mặc xinh đẹp, giàu sang, đi ngang bốc mùi thơm phức. Nghe giọng cô nào đó phát loa báo hành khách lên chuyến bay này chuyến bay nọ, lại thấy người ta nói tiếng tây xí xô xí xào. Mẹ sợ quéo cả người. Sợ người ta hỏi mình không biết đường trả lời. Mẹ bám vào tay con.

Cô gái ở quầy kiểm tra vé quát vào mẹ. Dì này, kỳ vậy nè! Giấy chứng minh nhân dân hết hạn từ đời cố lũy nào, lúc con còn chưa sinh ra nữa là, vậy làm sao mà đi được! Quái lạ, đi xe đò có ai kiểm thẻ căn cước của tui đâu cô! Dì này, kỳ vậy nè! Đi máy bay chứ phải xe đò sao dì nói!

Con trai đứng bên năn nỉ, em thông cảm, mẹ anh ở quê ra, anh lại sơ ý mua vé mà quên hỏi mẹ giấy tờ! Thông cảm gì mà thông cảm… Ngó mặt ra chợt thấy anh chàng đẹp trai, nên cô dịu giọng, thôi anh lại đằng phòng vé, đổi vé ngày mai đi, rồi tranh thủ làm một tờ đơn xác nhận bà này là bà này nè, không có đi tù phạm tội gì hết… Trời, đi máy bay phải xét cả tù tội nữa hả con?

Con buồn vì phải tốn thêm tiền đổi ngày đi. Mẹ mừng thầm vì lại ở được với con thêm một đêm, được nhìn cái trán rộng, sống mũi cao của nó cho đến sáng. Nhưng lại sờ sợ, vì thời gian cứ trôi. Đêm trường sẽ hết và ngày mới lại bắt đầu. Mẹ bỏ bàn tay của con ra, lúc con vừa trở mình ban sáng…
 
Last edited by a moderator:
P

pesaubuon98



<P3>


Hôm sau mẹ con ra sân bay lần nữa. Mẹ lập cập trình tờ giấy nhăn đùm mà thằng cháu cố công chạy ra công an xã chứng nhận lúc nửa đêm rồi hộc tốc chạy xe máy một lèo lên Sài Gòn để trao tận tay cho bà dì để đi máy bay. Lạ thiệt, lần này cô gái kiểm tra vé chỉ nhìn con trai của mẹ chằm chằm, cười tươi roi rói, nói anh đi vui vẻ nhe. Vậy là xong. Tự nhiên mẹ thấy mừng mừng, thì ra con mẹ trông cũng bảnh bao. Bây giờ mẹ mới nhìn kỹ con. Nó đẹp trai thiệt, ăn mặc lịch thiệp đàng hoàng, nào ai dám nói nó là con của bà già nhà quê như mẹ nữa.

Nhưng mẹ lại chạnh lòng. Quần áo bóng bẩy này phải đổi bằng những vết chai sạn trong lòng bàn tay, mà lẽ ra tất cả những chai sạn đó phải thuộc về phần của mẹ. Như quán tính, mẹ nắm lấy bàn tay con, sợ rằng vết chai sần đó sẽ thuộc về người khác…

Chân mẹ quíu lại khi bước lên cầu thang chiếc máy bay. Sao chiếc máy bay này dài thòng bằng mấy chiếc xe đò vậy ta? Mẹ lóng ngóng đi đằng trước. Con trai lịch sự nhường đường cho một cô gái trẻ đẹp nũng nịu nên đứng lại đằng sau. Một ông tây hỏi mẹ cái gì đó, mẹ ậm ừ, nói bừa, dạ tui đi Đà Nẵng chú ơi! Chú đi đâu mà có mình ên vậy hả? Anh thanh niên đứng kế bên cười sằng sặc, bà bác ơi, ổng hỏi bác ngồi ghế số mấy, phải 9A không? Dạ, vậy ha? Mèn ơi, bác có biết đâu nè con, bộ không phải ngồi ghế nào cũng được hả con?

Mừng quá, con trai đến rồi. Nó cười cười, nói con nhỏ đằng sau dễ thương ác đạn thiệt! Nhìn theo ánh mắt của con, mẹ thấy cô gái đang cong môi đỏ chót với con của mình. Xem ra con cái nhà giàu có, son phấn đủ đầy, nhưng sao ăn mặc lại kém cỏi đến thế, không sợ đi máy bay lạnh run người sao mặc chi cái áo mỏng mảnh thế hở con?

Mẹ nén tiếng thở dài, chẳng trông mong đứa con gái đó để mắt đến con của mình. Quần áo lượt là của con trai cũng chỉ là quần áo che đậy thân thể mà thôi. Tự nhiên mẹ muốn mua hai tờ vé số, giống như bữa hổm ngồi chồm hỗm ở bến xe chờ con trai đến đón, mẹ mua cầu may hai tờ vé số vậy mà. Có tiền rồi mẹ sẽ hỏi cuộc đời bao nhiêu tiền một vết chai sạn trong lòng bàn tay của con. Và mẹ cũng sẽ nắm lấy tay con đi lên Sài Gòn hỏi trường nào dạy con tôi đóng kịch, để được một lần con hát trên vô tuyến cho mẹ xem. Mẹ quay qua con càm ràm, quái lạ, bến máy bay này không bằng một góc bến xe miền Tây, muốn mua vé số ở đây cũng khó nữa con ạ!

… Con trai dắt mẹ vào ghế ngồi cạnh cửa sổ, rồi vòng người qua để thắt dây an toàn cho mẹ. Mẹ bảo, thôi cứ để thí đại nó đi, cột lại không thoải mái cái bụng con à! Con cười ha hả, mẹ ơi, phải thắt dây lại cho an toàn, nếu không sẽ té nhủi về phía trước hay bay bổng lên trên khi máy bay có chuyện bất thường! Ấy chết, đừng có nói chuyện gở như vậy nghe con!

Máy bay chạy ào ào trên đường băng. Mẹ không dám nhìn ra bên ngoài. Tự nhiên mẹ sợ. Nó chạy nhanh hơn xe đò nhiều lắm, đèn bên trong lại bị tắt tối mờ mờ, nhìn sang con chỉ thấy nó đang mỉm cười nhìn mẹ. Ánh mắt của nó trong veo, hệt như năm lên sáu tuổi mẹ dắt nó băng qua bờ cơm nếp ngoài đồng để đến trường và nó ngây ngô hỏi, mình đi qua nhà ngoại chơi hả mẹ? Không phải, mẹ dắt con vào đời từ đây con nhé!

Máy bay bỗng đột ngột cất mình lên. Đôi tai của mẹ lùng bùng như có ai lấy bông cỏ may ngoái vào. Trời đất đảo lộn tùm lum. Sài Gòn nhỏ xíu xanh xanh, ngang hông mẹ là mây lớp lớp. Máy bay rùng rùng đi vào đám mây trắng xóa, Sài Gòn mất tiêu. Tim mẹ đập thình thịch. Mẹ chưa từng lên cao như thế này bao giờ. Nếu lỡ máy bay lên cao hết nổi nữa thì sao? Thì nó sẽ rớt tan tành chứ sao!

Mẹ hoảng sợ. Mẹ niệm kinh cứu khổ cứu nạn, lạy đức Quan Thế Âm từ bi cứu lấy con trai của con, con chí thành đảnh lễ, nguyện cầu cứu giúp con trai của con! Mẹ muốn quay qua con và nói, thôi con ơi, mình về nhà thôi con ơi! Con trai của mẹ không thể nào rớt ịch xuống đất được! Vầng trán đó, sống mũi đó là của con. Con là diễn viên của cuộc đời riêng con. Mẹ không thể nào đánh mất con được! Mẹ giơ tay lên, muốn chạm vào da thịt của con, mẹ không thèm đi máy bay, mẹ cũng không thèm đi du lịch!

Máy bay vẫn bay đều đều, bồng bềnh lâng lâng trong những tầng mây. Tay mẹ bất chợt nằm gọn lỏn trong bàn tay của con, nằm thật ngoan trong những vết chai sạn của cuộc đời.

Hãy để con dắt mẹ đi 700 cây số cuộc đời mẹ nhé! Chỉ 700 cây số trong khoảng một tiếng đồng hồ, như mẹ từng nắm tay con đi hơn vạn dặm, từ hồi lẫm đẫm tập đi cho đến khi giang hồ bụi bặm. Con cầm bàn tay run run của mẹ và bước vào cuộc đời.

… Lần đầu mẹ đi máy bay. Lúc sáu mươi tuổi, tóc mẹ bạc tựa mây bên trời.


 
Last edited by a moderator:
P

pesaubuon98

Con để dành phòng khi đau ốm​

Câu chuyện về một bà mẹ già ở miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con được 25 năm. Lúc đứa con gái lớn khôn thành danh ở Mỹ, tháng nào cũng gửi về cho bà một lá thư và 200$ tiêu xài.
Hết xuân này đến xuân kia, cô con gái luôn viện cớ này cớ nọ, không chịu về thăm người mẹ thương yêu. Khi người mẹ mất, cô về làm đáng tang rất to nhưng tuyệt nhiên cô không rơi một giọt nước mắt.
Đến khi mở chiếc rương mà bà cụ luôn để ở đầu giường, bỗng cô òa lên khóc nức nở, ôm lấy quan tài mẹ mình hét lên như điên dại: “Mẹ… Mẹ ơi…”

Mọi người vây nhau xem trong chiếc rương có gì. À, thì ra là những tờ đô-la mới toanh còn buộc dây. Và còn một mảnh giấy đã úa vàng, viết nguệch ngoạc được dán dính lại với tấm hình cô con gái lúc mới lọt lòng:

“Tiền nhiều quá, mẹ xài không hết con à. Mẹ nhớ con lắm, mỗi khi nghe tiếng xe ông-đa (honda) là mẹ chạy ra. Lần nào cũng không phải là con hết. Số tiền này mẹ để lại cho con, CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM nghe con.”
Cô con gái đã có tất cả những gì một người phụ nữ có thể có: tiền, danh vọng, địa vị, chồng thành đạt, con ngoan. Nhưng cô đã mất một điều vô cùng thiêng liêng: MẸ!



 
P

pesaubuon98

Người mẹ mù một bên mắt!​
<P1>


Chuyện kể rằng có một người con trai. Từ bé mồ côi cha. Lớn lên và trưởng thành trong sự bao bọc và tình yêu thương của mẹ. Suốt mấy chục năm trời, Bà cực nhọc, ròng rã nuôi con.
Nhưng suốt thời thơ ấu cả khi lớn lên, lúc nào Người Con cũng ghét Người Mẹ, không bao giờ giới thiệu cho ai gặp Mẹ mình cả, không cho Mẹ đến trường vì sợ bạn bè trêu chọc, chế giễu mình. Và lí do chỉ đơn giản là… bà mẹ bị mù một mắt.

Ngày nọ, Người Mẹ nhớ người Con quá, ghé qua trường thăm con. Người Con thấy mẹ đến liền ra nói: “Tại sao bà lại đến đây? Bà đến đây làm gì? Bà làm tôi xấu hổ và ngượng ngùng với tất cả mọi người… tôi thực sự ghét bà”. Người Mẹ mù buồn bã đau đớn, nước mắt bà chảy ra một bên mắt kia. Lặng lẽ nhìn đứa con trai rồi ra về.

Ngày hôm sau Người Con đến lớp, các bạn học cùng lớp la lên chế giễu: “Ôi mày ời! Kinh quá. Nhìn ****** xấu xí quá. haha” cả lớp mỉa mai. Chế giễu người con thậm tệ. Cậu ta khóc, khóc vì tủi nhục, khóc vì mẹ mình xấu xí đến kinh sợ.

Lúc về nhà Người Con nói với mẹ mình: “Tôi muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Tôi muốn bà không ở ngôi nhà này nữa. Bà làm tôi xấu hổ ghê gớm đấy. Bạn bè tôi chế giễu tôi. Họ khinh thường tôi. Họ ghê tởm bà. Bà hiểu không?”. Bội bạc. Đó là 2 từ để dành cho những lời lẽ vô lương tâm của anh ta. Anh ta không hề để ý đến cảm xúc của mẹ. Không thể hiểu hết được cái giá trị của tình thương… Và cũng đâu hiểu được sau sự thật ấy là cả một nỗi buồn u uất mà suốt đời bà mẹ dám hi sinh… dám đối mặt để cho con một hình hài như bây giờ. Anh ta trốn chạy thoát khỏi căn nhà u ám đấy. Bỏ mặc người mẹ già cô đơn, đau đớn… Bà nín thinh. Bà không dám gọi một tiếng con để mong chờ anh ta quay lại. Bà chỉ biết giấu nỗi buồn qua những giọt nước mắt chảy ngược vào tim…

Anh ta trưởng thành.. Và bắt đầu một cuộc sống mới.. Một cuộc sống khi không có mẹ kề bên và chăm chút nữa… Và rồi sau những tháng ngày miệt mài và cần mẫn bên đèn sách. Anh ta đã dành được 1 suất học bổng du học bên Singapore. Anh ta chắc hẳn hạnh phúc lắm! Niềm vui đạt được nguyện vọng mà chính mình đặt ra. Sung sướng khi được đền đáp bởi những nỗ lực không ngừng. Anh ta đâu biết, bên cạnh niềm vui ấy, còn đâu đó những nỗi buồn đọng lại trong kí ức người mẹ… Đâu đó những nỗi lòng thổn thức không thể cất lên thành tiếng.

5 năm sau Người Con học thành tài lập gia đình. Anh ta có vợ và có 2 con đều giàu có, có một gia đình hạnh phúc và ấm cúng. Người Con cũng gửi tiền về xây cho mẹ một ngôi nhà nhỏ và hàng tháng gửi chút tiền về cho mẹ. Người Con tự nhủ thế là mình đã làm tròn bổn phận của người làm con.

Và giữa anh với mẹ có một giao ước. A ta không bao giờ muốn gặp bà mẹ… Không bao giờ muốn nhìn thấy bà mẹ trên cõi đời này nữa… “HÃY TRÁNH XA TÔI RA”…

Và rồi một ngày. Khi nỗi nhớ trong lòng bà mẹ cồn cào lên, dâng cao lên. Bà không thể chịu đựng được nữa. Bà quyết định sang Singapore bằng được. Để được nhìn thấy đứa cháu nội lớn lên như thế nào. Để được một lần cuối trông thấy hình hài đứa con trai nay giờ ra sao. Chỉ một lần thôi… Và cũng là lần cuối.

Đứng trước cái cổng cao lớn và sang trọng nhà người con trai. Bà thầm vui, thầm mỉm cười vì con mình giờ đây thành đạt và yên ấm đến thế nào. Trước cái cổng đồ sộ với những đường nét thiết kế tinh xảo và tuyệt đẹp ấy. Người ta thấy một bà lão già nua, ốm yếu. Bịt một bên mắt. Tay cầm chiếc nón lá, Với bộ quần áo đơn sơ trông thật thảm thiết. Một sự đối lập hoàn toàn…

Chợt!!! đứa cháu nhỏ chạy ra. Theo một phản xạ tự nhiên khi có người lạ tới… Chưa kịp vui… Chưa kịp hồ hởi và mừng rỡ… Người mẹ đã phải kìm nén những giọt nước mắt mặn đắng. Khi đứa cháu khóc thét lên và sợ hãi với hình dạng của bà.

Người con trai từ trong bước ra. Ngạc nhiên và phần nào bực tức. Anh ta quát mắng: “Bà còn sang đây làm quái gì nữa? Bà đã làm tôi xấu hổ và tủi nhục đến thế nào rồi. Giờ bà không buông tha cho tôi? Không để tôi có một cuộc sống bình yên nữa sao?”. Thế đấy… đó là những gì bà chờ đợi và mong mỏi thì giờ đây lại bị đối xử như vậy đấy! Bà ngoảnh lại… Chào con và nhìn đứa cháu ngây thơ bé dại… Lặng lẽ đi về. Trong lòng không khỏi những nỗi đau xót. Bà bước đi… Vẫn cứ bước… Những bước chân lê thê dài vô định…

Một hôm Người Con nhận được thư gửi tới nhà, mời về họp lớp cũ tại Việt Nam . Anh ta phải nói dối vợ là đi công tác xa nhà. Người Mẹ biết tin Con về họp lớp tại quê nhà. Bà vui lắm… Nhưng không dám gặp con. Bà sợ bị con hắt hủi. Sợ cái ánh mắt tức giận ghê gớm ấy lại hiện lên trong con. Trong suốt buổi họp lớp đó, có những người bạn thân hỏi han anh ta về gia đình, và… về “mẹ”… Chợt… Những kí ức lại ùa về. Những yêu thương nào đâu đã vút bay theo năm tháng… Mẹ anh giờ ra sao? Mẹ anh như thế nào? Bà sống tốt hay bệnh tật gì không?… Hàng tá những câu hỏi. Những thắc mắc khiến anh không khỏi suy nghĩ… Và… Anh nhớ… Và có chút đau… Anh vội vã về thăm mẹ. Anh muốn được nhìn thấy mẹ. Muốn… và có những cái muốn chẳng thế điễn tả thành lời…
 
P

pesaubuon98


<P2>

Nhưng nào ngờ. Khi chưa kịp nói ra những nỗi lòng thổn thức. Chưa kịp ôm hôn mẹ lần cuối.. Mẹ anh đã qua đời.. Đã vĩnh viễn ra đi…

Cầm trên tay lá thư những người hàng xóm còn giữ lại… Họ cũng nghẹn ngào… Họ nói. Mẹ anh khi chết. Tay vẫn nắm chặt tờ giấy và ghi rõ rành mạch: “Phải gửi con trai tôi…” Đó cũng là lời trăn trối cuối cùng của mẹ dành cho anh…

“Con trai yêu!

Mẹ xin lỗi vì đã không đem đến cho con những tháng ngày bình yên thuở bé…. Mẹ xin lỗi vì đã làm trò cười cho thiên hạ. Khiến con lún sâu vào vòng quay của sự tủi nhục và đau đớn. Mẹ muốn lắm. Muốn ra đi. Muốn sống ở thế giới khác. Để cho con khỏi lo phiền. Khỏi bực tức khi mẹ còn trên cõi đời nữa… Và giờ mẹ đã được toại nguyện..

Con biết không? Mẹ yêu con… Nhiều lắm! Mẹ có thể đánh đổi. Có thể hi sinh đôi mắt của mình dành cho con… Hi sinh cuộc sống của mẹ để cho con được thấy ánh sáng mặt trời… Con đã bị hỏng một bên mắt do một vụ tai nạn hồi bé… Mẹ thật sự khóc rất nhiều… Khóc vì đứa con tôi không mang hình hài nguyên vẹn như những đứa trẻ cùng lứa. Nhà mình nghèo lắm. Mẹ không thể có đủ tiền chữa trị cho con. Mẹ bán hết tất cả những đồ đạc trong nhà, làm mọi cách để bác sĩ thay mắt cho con. Mẹ chưa bao giờ cảm thấy hối hận. Chưa bao giờ biết đau. Mẹ yêu con không thể nào kể xiết. Và mẹ muốn đem lại cho con những gì tuyệt vời nhất mà mẹ có thể…

Hi vọng khi mẹ rời xa con rồi. Đừng xa lánh. Đừng ruồng rẫy ghét ***** nữa nhé! Con hãy sống tốt và chăm lo những đứa cháu nội nhé..

Yêu con!…”


Cầm trên tay lá thư… Anh khóc!… Đó là những giọt nước mắt thật sự. Nó không chứa đựng tủi nhục. Không phải là vì lòng tự tôn như trước nữa, mà bằng cả con tim, bằng cả nỗi đau đớn… nỗi oán hận bản thân khi đã đối xử tệ bạc với mẹ… Và chắc gì… Người mẹ của anh đã ra đi trong sự thanh thản mà bà hằng mong ước… Ra đi, nhưng chưa đc nghe thấy tiếng con gọi… Ra đi, mà trong lòng nặng trĩu những uất ức… Ra đi… Mãi mãi. Sẽ chẳng có sự hồi sinh lần nào nữa. Sẽ chẳng có một ai… thương yêu anh ta… Và dám đánh đổi tất cả để cho con 1 cuộc sống tốt đẹp sau này.

Đôi mắt của anh… cũng là đôi mắt của mẹ. Ánh sáng của anh… Cũng là bóng tối của mẹ. Trong khi a được nhìn thấy cuộc sống mới thì cũng là lúc anh mất đi tất cả… Mất rồi… Sẽ chẳng bao giờ lấy lại được đâu… Vì vậy! Hãy trân trọng những gì mà ta có. Để rồi mất đi đừng bao giờ hối tiếc!

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom