$\color{Green}{\fbox{♫ღ Đi giữa yêu thương ♫ღ}}$

V

vlong11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những câu chuyện về cuộc sống

Trên tuyết

Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất trên tuyết.
Một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to, vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi không để ý đến bà cụ.
Một người mẹ dẫn 2 con nhỏ tới nhà bà ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý.
Một viên chức ôm một chồng sách đi qua. Mải suy nghĩ nên cũng không để ý.
Bà cụ dùng cả hai tay để cố kéo lại hai vạt áo ngòai, vốn đã đứt hết cả khuy. Bà cụ dừng lại, nép vào một góc ở bến xe buýt. Một quý ông ăn mặc lịch lãm cũng đứng đợi ở bến xe buýt. Ông cố đứng tránh xa bà một chút. Tất nhiên là bà già rồi cũng chẳng làm hại được ai, nhưng nhỡ bà bị bệnh lây nhiếm thì sao...
Một cô gái cũng đứng đợi ở bến xe buýt. Cô liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không nói gì.
Xe buýt tới, bà cụ nặng nhọc bứơc lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế ngay sau người lái xe. Quý ông và cô kia vội vã chạy xuống phía cuối xe ngồi.
Người lái xe khẽ liếc bà cụ và thầm nghĩ "Mình không thích phải nhìn cảnh nghèo khổ này chút nào!"
Một cậu bé chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ:
- Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo chỉ có ai hư mới đi chân đất, đúng không mẹ?
Người mẹ hơi ngượng ngập, kéo tay con xuống:
- Andrew, không được chỉ vào người khác! - rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ
- Bà cụ này chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ! - Một phụ nữ mặc áo chòang lông thì thầm - con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới phải!
Người phụ nữ này bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình luôn quan tâm đầy đủ đến mẹ mình.
- Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm tiền! - Một chàng trai ăn mặc bảnh bao chêm vào - nếu bà ấy tiết kiệm từ khi còn trẻ thì đã không phải như bây giờ!
Một doanh nhân hào phóng cảm thấy ái ngại. Ông lấy trong ví ra một tờ
10$ ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà cụ, nói giọng hãnh diện:
- Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giày mà đi!
Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và tự hào về mình.
Xe buýt dừng lại khi tới bến, một vài người khách bước lên. Trong số đó có một cậu bé khoảng 16-17 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu xanh bà đeo ba lô cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe buýt và ngồi ngay chiếc ghế ngang hàng với bà cụ - chiếc ghế đã bị trống từ khi xe buýt mới khởi hành.
Cậu nhìn thấy bà cụ đi chân đất!
Cậu tắt nhạc, cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Cậu đang đi một đôi giày cổ lông dành cho trời tuyết. Đôi giày mới tinh và ấm sực. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu để mua được đôi giày này, bạn bè cậu đứa nào cũng khen.
Nhưng rồi cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giày, cởi tất, ngồi xuống sàn xe, cạnh đôi chân trần của bà cụ đang tím tái đi vì lạnh.
- Bà, cháu có giầy đây này - Cậu nói.
Một cách cẩn thận, cậu ta nhấc bàn chân lạnh cóng đang co quắp của bà cụ lên đi tất và giày của mình vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ.
Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên chào bà cụ và xuống xe. Cậu đi chân đất, trên tuyết. Hành khách trên xe nhấp nhổm, thò đầu ra cửa, nhìn đôi chân cậu thanh niên, xôn xao bình phẩm.
- Cậu ta làm sao thế nhỉ? - Một người lên tiếng hỏi
- Một thiên thần chăng?
- Hay là con trai của chúa?
Nhưng cậu bé con - người lúc đầu chỉ vào bà cụ - quay sang hỏi mẹ:
- Không phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà, anh ấy cũng chỉ là người bình thường thôi.
Và việc làm đó, thật sự cũng chỉ cần một người bình thường.

ST
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang
V

vlong11

Ông khách lịch sự

Ra khỏi thành phố Bắc Giang khoảng 20km thì có cơn mưa. Tôi chưa kịp tạt vào cái quán ven đường thì đã mưa như trút...
Cửa quán đã rủ liếp. Ào ào, ồ ồ. "Chủ quán ơi, chủ quán!". Tôi đập tay vào tấm liếp. Mở cửa nhanh lên! Tấm liếp vừa hé ra, tôi chui tọt vào trong, nguyên cả bộ quần áo đi mưa ướt sũng. Cái quán chật quá, bên trong khá tối, nước dột tí tách. Tôi nhìn quanh, một bà già ngồi thu lu trên chiếc ghế, co cả hai chân lên vì nước dưới sàn lênh láng. Bên cạnh là một ông khách, cũng co cả hai chân trên ghế.
- Ấy, mời chú ngồi đây!
Ông khách sục chân xuống nước tìm đôi dép, rồi đứng lên nhường ghế cho tôi.
Tôi cởi bộ đồ đi mưa, ngồi xuống chiếc ghế. Nước vẫn chảy tong tỏng xuống mặt bàn. Ông khách với tay lấy chiếc giẻ lau đặt lên đó để nước khỏi bắn lên quần áo tôi. Lúc này tôi mới kịp nhìn ông, cao lênh khênh, đứng phải khom người mới khỏi chạm vào nóc quán, bộ đồ bộ đội bạc phếch, tóc bết vào trán vì nước mưa...
- Chỗ bác dột đấy, bác ngồi chỗ cháu đi - Tôi nhổm lên định trả lại ghế.
- Thì chú cứ ngồi đi
Ông khách vuốt mặt, rồi lại vuốt. Dòng nước mưa chảy ngoằn ngoèo xuống cái cổ gầy nhẳng của ông...
Bà chủ quán giờ mới chép miệng: Cháu ngồi đi, để ông ấy đứng cũng được. Có cái ghế chỗ kia, ông ngồi tạm, cho cháu nó ăn quà... Cháu uống trà nhé, hút thuốc nhé!
Điếu thuốc rút ra giữa cái quán dột, ướt nhèm, châm mãi không cháy. Một cơn gió lùa qua, hắt mưa vào, thổi cái liếp sập xuống. Ông khách vội cầm cái sào đẩy tấm liếp lên. Bà già vẫn ngồi yên. Tấm liếp rung bần bật, chực lật nghiêng. Ông khách lấy cả hai tay giữ chặt nó.
- Thôi bác, để cháu giữ cho
-
- Hay bác cứ để nó sập xuống, càng đỡ hắt
- Sập xuống thì tối lắm, cháu ăn thuốc, nước làm sao được - bà già lên tiếng - Ông giữ cho chắc nhé!
Ngoài trời vẫn mưa như trút. Ông khách vẫn giữ tấm liếp và bà bán hàng vẫn ngồi im một góc như để quan sát, thỉnh thoảng mới lấy khăn lau mặt, bà cũng bị ướt.

*

Cơn mưa rồi cũng ngớt dần. Tôi đứng dậy chào ông khách lịch sự, rồi trả tiền nước, 1 điếu thuốc, 2 cái kẹo bột là 900đ, 3 cốc chè tươi thì không lấy tiền ( ai lại lấy tiền nước chú - bà già bảo). Tôi đưa cả một nghìn, bà già cảm ơn rối rít. Chợt bà quay sang ông khách "quở" một câu: Chứ ai cũng như ông thì tôi chết đói. Ai lại vào quán chỉ ngồi nhờ. Đấy nước chè tôi không lấy tiền đâu, ông cứ tự mà rót lấy!
Ông khách ngượng nghịu không nói gì, vuốt khuôn mặt ướt lên xe, tành tạch đạp đi. Tôi bần thần nhìn theo ông, chợt hiểu ra cái sự lịch sự kỳ lạ của ông trong suốt cơn mưa. Cơn mưa ấy bây giờ mới tạnh hẳn.

ST
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang
V

vlong11

Ai ???


Tít, tít, tít. Tin nhắn mới. "Ai ??? 09122030... Trưa nay, ăn cơm nhé, 26- THĐ".
Mấy dòng chữ đó vang vang trong đầu hắn trên đường đi làm, tự dưng khiến hắn xao xuyến là lùng...
Hắn mở tin nhắn ra đọc lại lần nữa. "Ai ???" Hắn không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu hắn nhìn số điện thoại này. Nửa năm trước, khi kẻ lạ mặt này "tấn công hắn bằng cái tin nhắn rất ấn tượng "lưu số máy này để nhắn cho nhau, anh yêu", hắn định lưu lại dưới cái tên "Ai" trong máy điện thoại. Máy hắn báo "Bạn có lưu đè lên "ai" không? Hắn chợt nhận ra rằng trong máy của hắn đã có 3 người lạ, lần lượt được lưu với tên "Ai", "Ai?", "Ai??" rồi. Chuyện đó cũng không có gì lạ lắm bởi trong hàng vạn vạn cái tin nhắn bay tứ tung trên bầu trời thiếu gì cái bị lạc? Vả lại cũng thiếu gì "cô" thích trêu chọc hắn mà nhắn bâng quơ mấy cái tin dở đùa dở thật.
Song hôm nay, cái tin nhắn của "Ai???" cứ làm hắn áy náy, bởi khác với những "Ai", "Ai?" "Ai??" - chỉ nhắn một lần hoặc đôi ba lần rồi chán. Suốt nửa năm nay, "Ai???" không thúc bách quyết liệt, không đùa bỡn, gạ gẫm mà cứ thản nhiên như không, cứ ân cần với hắn khi thì rủ đi ăn cơm trưa khi thì rủ đi xem phim, khi nhắn mua cho mấy tờ báo, khi thì nhắc hắn cắt tóc đi, khi thì bảo làm việc ít thôi... Rõ ràng "Ai???" ở rất gần hắn. Hắn phải xóa ngay sợ bị vợ la rầy.
"Ăn cơm nhé, 26 THĐ". Hắn lấy xe định đi ra đó, xem kẻ lạ mặt là ai. Đi một quãng hắn chợt nhận ra, hắn đã đi quá 26 THĐ, hắn hiểu rằng nếu đi nữa thì sẽ đến... cơ quan vợ hắn! Thật tệ. Cái quán ấy ở khoảng giữa cơ quan hắn và cơ quan vợ hắn... Hắn thấy không đành lòng hẹn với một người lạ mặt trên đường tới cơ quan vợ, dù chỉ vì tò mò. Hắn quyết định tạt vào cơ quan vợ vào buổi trưa, điều mà hắn chưa bao giờ làm kể từ hồi lấy nhau.
Vợ hắn thản nhiên như không lúc nhìn thấy hắn, mụ đang bận tíu tít. Hắn đành ngồi chờ. Mụ chạy ra mượn điện thoại hắn ( máy mụ lúc nào cũng hết tiền vì tiết kiệm!), nháy vào máy ai đó. Hắn hơi giật mình, thôi chết chưa kịp xóa cái tin của "Ai???". Vừa nhận lại điện thoại thì hắn giật bắn mình. "Ai???" đang gọi cho hắn. Hắn ấn "No" ngay lập tức. Điện thoại lại rung. Hắn định tắt luôn điện thoại thì vợ hắn chạy ra giật lấy để nghe. Hắn tái mặt. "Đúng, máy của chồng tôi đấy. Anh ấy đang ở đây" - mụ cười cười nói nói như không trong điện thoại. Toi rồi, kẻ cắp bà già gặp nhau rồi.
Vợ hắn dứt cuộc điện thoại, phăm phăm ra trước mặt hắn hỏi : Ơ sao số cái Hòang Lan phòng em, em bảo anh lưu lại để nhắn cho nhau, anh lại lưu với biệt danh là "Ai???". Hay nhỉ, ai ba chấm hỏi nghĩa là gì? Mà này, em nhắn cho anh suốt bằng máy của nó mà hôm nay anh mới rảnh rỗi để đi ăn trưa với em?

ST
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang
V

vlong11

Hai hàng bánh mỳ


Trưa nay, đi ăn, nhìn hai hàng bánh mỳ trên vỉa hè phố Hàng Chuối, hắn vẫn thấy hai cô bán hàng đon đả như mọi ngày, nhưng đột nhiên hắn ngài ngại...
Lúc đầu thì sự đon đả của hai cô còn cho hắn cảm giác khoan khóai. Hai cô rất mau mồm mau miệng, khách mới đến đã "anh ơi, anh ơi" rối rít, chạy ra tận đường để đón. Hai cô cùng trẻ như nhau, bán cùng thứ bánh mỳ kẹp hệt nhau, nghe đâu là bạn học cùng với nhau trong khu phố này nữa. Và lúc đầu, theo quán tính của một gã đàn ông, hắn chọn ngay hàng của cô cao, vì cô trắng hơn, xinh hơn... Hắn được cô "chăm" cho từng tí rau sống, từng tí dưa chuột một, được cô rưới thêm cho từng tí tương ớt, tí muối. Cô lại luôn miệng hỏi thăm "ăn có ngon không", "dạo này sao anh gầy thế, mặt xanh ơi là xanh", "sao hôm qua không ra ăn", "sao anh toàn đi một mình?" (chết, có tình với hắn sao?)... Rồi thì khách đông quá, cô phải quay sang "hầu chuyện" các anh Long, anh Hùng, anh Minh (cô nhớ tên khách tài thật)... Bọn này được thể vừa gặm bánh mỳ vừa cười đùa cợt nhả với cô. Tự dưng hắn thấy ngượng, cô tử tế và nhũn nhặn quá. Chỉ dám bỏ 4000đ cho bữa trưa là bọn "rách rưới" rồi, vậy mà bọn ấy còn nài thêm ở cô mấy cái bấm bẹo. Hắn cũng vậy, nhận bao nhiêu sự chăm sóc mà chỉ ăn có mỗi cái bánh mỳ. Chẳng hiểu sao những hôm sau hắn thôi ăn hàng cô cao, lặng lẽ sang hàng bên cạnh. Cô bán hàng bên này thấp hơn, kém xinh hơn, nên hắn cũng đỡ thấy ngượng với 4000đ của hắn.
Hai chậm rãi vừa nhai vừa nhìn hai cô bán hàng, hai cái quầy hàng giống hệt nhau, hai cô cũng trẻ như nhau, cùng mời lôi mời lả như nhau. Tự dưng hắn nghĩ, khách có ngần đấy người, không cần mời mọc nhiều người ta cũng vào. Số khách đó chia đổ đầu mỗi cô một nửa, có đỡ phải mỏi mồm không. Đằng này... Rồi hắn ái ngại thay cho cô thấp, sau những câu mời chào tới tấp, mặt cô lại xị vì khách hàng sang hàng cô cao, cô quay sang mắng ông khách vì tội dựng xe chắn hàng mình.
Đang thẫn thờ nghĩ hắn thấy có tiếng quát "Cái anh kia". Rồi hắn thấy cô cao cầm con dao mổ bánh mỳ chĩa về phía hắn, (đích là chĩa vào hắn rồi, vì phía này chỉ có mình hắn) "Trả ghế cho người ta bán hàng, ngồi phải có mắt chứ!".
Hắn nhìn xuống. Đúng là hắn nhầm ghế thật, bởi hai cái hàng gần nhau quá, ghế xếp lung tung.
Hắn đâm ra tự ái. Cũng như trưa nay, hắn thấy mùi trứng rán trộng patê trong chảo nóng, quệt thêm một chút bơ dậy mùi thơm phức. Cô thấp tươi cười từ xa vẫy tay gọi tên hắn... Cô cao cũng vẫy tay, chắc cô không nhận ra hắn. Nhưng hắn cứ lẳng lặng bước qua...

ST
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang
V

vlong11

Chuyện tình "Bốn Mê"


Hắn đâu có biết là nó phiêu du khắp thế giới, như một hạt bụi nhỏ nhoi, mà còn phiêu du hơn cả hạt bụi. Đó là những dòng chữ của hắn và nàng. Thời kỳ đầu, hắn chọn buổi trưa, lúc vắng người nhất, vào thư viện Allians (hồi còn ở phố Yết Kiêu), để mở hộp thư chung ra. Hộp thư nàng lập vào cái ngày đẹp nhất trong cuộc đời hai người, cũng là cái thời mà sự vào Internet còn hết sức xa xỉ. Lập để dùng chung. Hai người có thể mở ra, viết vào đó, lưu lại để người kia giở ra đọc, và cứ thế... Nàng nhẩm tính (nàng học tự nhiên nên sành "net" lắm, còn hắn cứ há hốc mồm nghe): "Hộp thư này dung lượng Bốn Mê (4M), tức là chúng mình có 6000 trang giấy ảo để viết cho nhau. Mỗi ngày 2 trang thì gần 10 năm mới hết. 10 chúng mình chỉ viết cho nhau, kể cho nhau những câu chuyện vui buồn. Sau đó in ra thành tiểu thuyết". "10 năm ư, hắn bảo, nếu nó đã đầy, mà lời anh chưa cạn thì anh biết phải làm sao?".
Nàng nhìn hắn rồi cả hai cùng phá lên cười...
2. Từ Biên Hòa xa xôi, hắn nhận được email của nàng đều đặn, và hắn cũng viết đều đặn. Lúc này thì hắn đã biết rằng chẳng cứ phải đến đúng cái máy ấy ở Allians mới mở được hộp thư. Nó trôi lang thang khắp thế giới, như một hạt bụi nhỏ nhoi, nhưng cánh cửa đi vào nó thì luôn mở ra sát hai người. "Chúng mình sẽ coi nhau như chồng/vợ. Bốn Mê là ngôi nhà hạnh phúc, là trái tim chung của nhau".
... Buổi sáng, mở trái tim chung ra, hắn bàng hòang thấy quãng đường hai người đi là 20% sụt xuống còn có một nửa. Bao nhiêu lá thư hai người "nhét" vào con lợn đất này sẽ mất đi quá nửa hay sao? Hắn hớt hải gọi điện cho nàng (lần đầu tiên hắn gọi kể từ khi hắn lấy vợ). Nàng cười tủm tỉm: Bốn Mê đã thành Mười Mê rồi, anh ơi. Chúng mình lại còn 23 năm nữa (đến khi con em lớn - em sắp lấy chồng mà) để đi hết trái tim chung này...
3. Chỉ tại "thằng" Yahoo lên Mười Mê, hắn cứ có cảm giác về một con đường đi quá xa, quá dài, không thể đi hết...
4. Hắn lại đi ra phố Yết Kiêu, đột nhiên hắn nhớ tới thư viện Allians, nay đã không còn nữa. Hắn nhớ nàng ghê gớm. Hắn muốn báo cho nàng biết (vì từ khi có con, nàng trở nên dốt về net một cách đáng thương) rằng lần này thì quãng đường của hai người sẽ là 250 năm vì "thằng" Yahoo đã lên tới 100 Mê rồi và hai người sẽ phải sống hai - cuộc đời - rưỡi mới đi hết... Mà không phải, hình như nó đã lên tới Một Nghìn Mê, chết thật, lâu lắm không vào "net".
Hắn tạt vào quán "net". "Hộp thư của bạn có vấn đề, xin gõ lại mật khẩu". Hắn ngẩn người nhìn dòng chữ từ chối. "Hộp thư của bạn quá lâu không sử dụng đã không còn tồn tại!".
Hắn đâu có biết rằng nó sẽ mất tăm như một hạt bụi nhỏ nhoi phiêu du ngoài không gian kia. Mà nó còn nhỏ nhoi hơn cả một hạt bụi!

ST
 
V

vlong11

Muối mặn


Cửa sổ nhà tôi nhìn xuống đường, một con đường chính ở trung tâm thành phố. Đôi khi nhìn xuống, đường phố khi náo nhiệt, lúc buồn tênh, những dòng người xe tất tưởi xuôi ngược khiến ta có cảm giác nhìn xuống một dòng sông không ngừng chảy. Và nhiều lúc, trong cái dòng chảy không ngừng của đoàn người xe trên phố ấy, có một cái gì đó mắc lại trong mắt nhìn của tôi. Sáng nay cái mắc lại ấy là một bao tải muối.
Một bao tải muối bị đổ, muối trắng tung ra giữa phố, ngay gần ngã tư.
Người bán muối trong thành phố, các bạn biết đấy, hầu hết là những phụ nữ từ một vùng ngoại ô nào đó, mỗi ngày chở trên xe đạp một vài bao tải muối, đi rao ở những ngõ ngách xa trung tâm. Ở trung tâm thường người ta vào chợ hay siêu thị mua muối sạch. Muối thì rẻ, một vài nghìn đồng một lần là người mua đủ cho cả tháng trời dùng muối. Thế nên một bao tải muối của người bán chẳng đáng bao nhiêu tiền. Đã thế, những hạt muối lại rất nhỏ, và khi bị đổ ra, như thế này, thì rất khó nhặt nhạnh lại.
Chật vật dựng xe đạp vào bên đường, chị bán muối cuống quýt dùng hai bàn tay không hót muối trở lại một cái túi, muối bẩn khó bán lắm.
Những dòng người xe đi qua, vội vàng. Không ai để ý, không ai dừng lại - chuyện bình thường ở thành phố này. Người ta chỉ hay xúm đông xúm đỏ mỗi khi có tai nạn, còn ai gặp chuyện rủi ro thì ít khi gặp người chịu khó dừng xe lại giúp đỡ lắm. Tôi nhìn thấy những người phụ nữ phóng xe máy qua, có nhiều người cán cả vào bãi muối trắng, mà không chịu giảm tốc độ. Một người, rồi nhiều người.
Nhưng rồi cũng có, may quá, một phụ nữ nước ngoài đi qua, áo may ô, quần cộc, chắc đi tập thể dục buổi sáng về. Chị ta dừng lại bên đống muối, cúi xuống, dùng tay không, như chị bán hàng, để bốc muối vào túi.
Một lúc nữa, một bà cụ nhà ở bên đường cầm chổi và cái hót rác chạy ra. Cả ba cùng làm. Tôi không biết họ có nói gì với nhau không. Hình như không. Cả ba, lại thêm dụng cụ nữa, nên bao tải muối được thu gọn lại nhanh hơn. Chị bán hàng được người phụ nữ nước ngoài giúp nâng bao tải muối lên xe đạp, buộc dây cao su lại cẩn thận. Rồi vẫy tay, đi tiếp con đường của mình. Những hạt muối còn lại trên đường chẳng mấy chốc tan biến dưới bánh xe của những người đi qua đi lại.
Chuyện nhỏ thế mà làm tôi vương vít suốt buổi sáng. Sự thờ ơ trong chúng ta sao mà lớn quá. Cũng may chưa phải là tất cả. Muối vẫn còn vị mặn với đôi người.

ST
 
V

vlong11

"Tuấn mãi mãi yêu Lan"


Hôm nào có việc, đi ra ga Hà Nội, tôi cũng đi vòng qua cái ngõ ấy. Đường tuy dài, khúc khuỷu hơn, nhưng bù lại, tôi được nhìn thấy dòng chữ ấy: "Tuấn mãi mãi yêu Lan" (chữ đàn ông rắn rỏi) và bên dưới là dòng chữ con gái nắn nót "Lan cũng mãi yêu Tuấn"!
Được viết bằng sơn đỏ trên bức tường ở góc cua cuối ngõ; hai dòng chữ ấy, thật ra cũng không có gì đặc biệt lắm giữa một rừng những "khoan cắt bê tông", "thông tắc bể phốt", "cấm đái bậy"... Nhưng không hiểu sao, tôi rất nhớ. Có thể vì các chữ "a" trong từ "Tuấn" và "Lan" được viết thành hình trái tim cách điệu, có mũi tên xuyên qua rất chi là "đường phố". Và thời gian trôi đi, nước sơn bạc đi, nó gây cho tôi cảm giác về sự thuỷ chung. Từ ngày tôi nhìn thấy nó, đã ba bốn năm nay, tôi cũng đã mất hai cuộc tình, nhưng lần nào qua đây, tôi vẫn chỉ thấy đinh ninh một lời đỏ thắm: "Tuấn mãi mãi yêu Lan", "Lan cũng mãi yêu Tuấn". Ừ, thứ sơn này phải hai ba mươi năm mới bạc hết.
Không biết cậu Tuấn với cô Lan là ai nhỉ? Một bận, khi đi qua góc cua, tôi gặp một bác già đang kẻ vẽ ở bờ tường bên kia. Bác kẻ vẽ một khẩu hiện đứng đắn chứ không phải vẽ bậy. "Vâng, tôi là tổ trưởng dân phố, anh hỏi cậu Tuấn à?" - bác ta nhìn tôi từ đầu đến chân, bất chợt hỏi dồn dập. "Anh tên gì, ở đâu? Hỏi đối tượng Tuấn có việc gì? Quan hệ với đối tượng này như thế nào?..."
Trong các câu hỏi dồn một cách đầy trách nhiệm của bác, tôi hiểu ra rằng ở đây có tay Tuấn "xì ke" nào đó đang bị "quản thúc". Sau khi trình bày mình là nhà báo, bác tổ trưởng trở nên vui vẻ và cho biết nhiều chuyện: "Ở đây cũng có cô Lan. Lan "cắt tóc gội đầu", có chồng rồi. Bốn năm trước cô này có học cùng đối tượng Tuấn, nhưng hiện giờ không rõ quan hệ với hắn", giọng bác cương quyết, Nếu anh cần điều tra quan hệ giữa cô Lan với đối tượng Túân, tôi sẽ báo cáo bên công an theo dõi, đây có thể là mấu chốt của vụ việc... Mà nguồn tin ấy từ đâu ra thế?".
Tôi trả lời lấp lửng cho qua chuyện. Hoá ra bác ấy không để ý đến những từ trên bức tường. Có lẽ với tất cả mọi người, dòng chữ ấy đơn thuần chỉ là một trong muôn vàn những "khoan cắt bê tông" ở bên cạnh.


*


Đã mấy tháng trôi qua, hôm nay tôi mới qua ngõ đó. Bỗng thấy một cảm giác trống trơn. Thì ra, tấm thảm "khoan cắt bê tông" đặc kịt đã bị xóa loang lổ bằng vôi trắng. Riêng dòng chữ "Tuấn mãi mãi yêu Lan" và "Lan cũng mãi yêu Tuấn" thì bị chà đi chà lại đến độ không còn lộ một vệt sơn đỏ nào nữa. Ai xóa nhỉ? Thành phố vừa cấp kinh phí chỉnh trang đô thị ư? Hay bác tổ trưởng cần nhiều diện tích kẻ vẽ hơn đã mang vôi ra xóa? Hay là, bác đã "đánh động" thế nào đó khiến cô Lan ấy giật mình vội xóa đi quá khứ này? Hay là...
Tôi cảm thấy ân hận vì sự tò mò của mình đã làm mất đi dấu ấn của một cuộc tình. Từ đó, ra ga Hà Nội, tôi toàn đi đường phố chính...

ST
 
V

vlong11

Chị tôi


Có một truyện ngắn đọc đã lâu rồi mà tôi vẫn nhớ. Người chị gái (mà em trai mình không biết mặt) bán thuốc lá rong trên sân ga cứ tìm cách đưa thuốc lá cho em nhưng bị ngờ vực và bị hắt hủi. Sau này người em mới biết bà bán thuốc lá rong lạ kỳ đó, nón sùm sụp trên mặt, chính là người chị tưởng đã đi lấy chồng xa, nhà khá giả, vẫn gửi tiền ăn học cho mình. Anh ta biết, chỉ sau khi người chị bị tai nạn ngay trên đường sắt mà chết.
Câu chuyện buồn lắm. Nhưng không phải vì nó buồn mà tôi nhớ lâu thế (tính tôi không hay nhớ những chuyện buồn). Tôi nhớ lâu có vì tôi cũng có một chị gái. Chị tôi cũng yêu tôi lắm, và chị tôi cũng bán thuốc lá rong, chỉ khác trong truyện là không phải chị tôi bán thuốc lá rong ngoài sân ga thôi.
Chị tôi bao giờ cũng phải dậy từ rất sớm để đi làm. Bán thuốc lá rong phải vậy. Gọi là bán thuốc lá rong, thực ra là đi tiếp thị thuốc lá, một hãng thuốc lá danh tiếng. Chị tôi đến quán cà phê khá lớn và khá sang trọng ở trung tâm thành phố, sinh viên chúng tôi ít khi vào đấy. Chị thay một chiếc váy dài rất đẹp. Giá đừng là đồng phục của hãng, tôi thấy nó cũng hợp với chị lắm. Váy lụa mềm bóng bảy màu lam, vai và tay trần. Khi chị đem bộ váy đó về nhà giặt, mẹ kêu là vai hở rộng quá, nhưng tôi cương quyết bênh chị, bảo rằng nó đẹp. Chị cười buồn: "Nó chỉ không xấu thôi, đồng phục ấy mà..." Nhưng tôi thấy đúng là chị mặc bộ đồ ấy đẹp thật. Chị mảnh mai, cổ cao, da trắng, hợp với màu lam quý phái ấy lắm. Tôi hình dung ra chị trong quán cà phê kín mít thảm, bàn ghế bọc nỉ màu và đèn đủ loại đủ màu, chắc ai cũng phải nhìn chị.
Trước khi đi làm, chị cho tôi tiền ăn sáng, sáng nào cũng thế: đừng có nhịn ăn mà chơi games đấy, chị bảo, cố mà học không thì trượt đại học như chị thì khổ.
Tôi chỉ biết nghề bán thuốc lá rong chị không khổ lắm, như người chị bán thuốc lá rong ngoài sân ga trong truyện, tôi cầm tiền chị cho áy náy vừa phải. Cho đến một ngày tôi ngồi vào trong quán cà phê tương tự, nhìn mấy cô tiếp thị thuốc lá áo xanh lam sang trọng cầm những hộp thuốc lá sang trọng đi khắp các bàn mời khách. Những cái lắc đầu từ chối, vẻ lạnh nhạt, cười cợt hay ban phát khi mua cho một vài điếu của khách hàng làm tôi nóng mặt, dù cô tiếp thị chẳng phải chị tôi. Tôi hình dung ra chị ở một quán cà phê khác cũng đang cầm thuốc lá đi từng bàn như thế mà lòng nhói đau. Chị tôi không ăn mặc rách rưới, không đội nón sùm sụp che mặt, chị tôi sang trọng thanh nhã trong chiếc váy dài màu lam, nhưng chị tôi vẫn là người bán thuốc lá rong.

ST
 
V

vlong11

Cơ hội

Xe buýt đang ở bến, may quá, lại còn may nữa là bên cạnh cô gái xinh đẹp ngồi trên xe là một chỗ trống. Thực ra xinh đẹp hay không tôi không biết, vì cô gái đang quay mặt ra phía ngòai, gần như áp mặt vào cửa xe, nhưng mà tóc ngắn mềm như tơ, lưng thon, áo hai quai để hở một khỏang vai và cổ trắng nuột... thóang cái là nhìn thấy ngay. Bọn nam sinh viên lớp tôi thường gọi những tình huống thế này là cơ hội vàng. Xe còn đầy chỗ trống, nhưng cái chỗ trống cạnh cô gái là chỗ trống duy nhất tôi muốn ngồi vào. Mà đúng là may thật, chỉ mấy giây sau thôi, khi tôi vừa kịp ngồi xuống, thì không còn một ghế trống nào, cả người đứng cũng chen nhau, xe bắt đầu chuyển bánh. Và tôi bắt đầu toan tính tận dụng cơ hội vàng của mình với một lời làm quen mở đầu, chẳng hạn "Bạn học trường nào?", cái câu lãng xẹt ấy tuy thế thường đem lại kết quả, vì nó có vẻ hiền lành và dễ trả lời.
- Bạn học trường nào ?
Tôi đã hỏi đến lần thứ 2, lần trước thật khẽ khàng dịu dàng, lần sau to hơn chút xíu nhưng cô gái không quay lại. Hỏi lần thứ hai tôi mới dám nhìn kỹ sang cô gái ngồi cạnh. Khỉ thật sao tôi không nhìn thấy ngay từ đầu cơ chứ. Cô ta đang khóc, vai rung bần bật. Tác dụng của câu hỏi lãng xẹt của tôi chỉ là làm cho đôi vai ấy rung mạnh hơn, và những tiếng nấc bất chợt buông ra bởi đã bị kìm nén quá mức. Nấc mỗi lúc một thổn thức hơn, vai cô rung lên bần bật, cô gái vẫn chưa ngẩng mặt lên.
Tôi biết cơ hội vàng chưa chấm dứt, thậm chí còn dễ dàng hơn nữa... nếu nổi máu lên một chút, có khi tôi chinh phục nàng ngay lập tức ấy chứ, tóc óng như tơ, vai và cổ trắng ngần... Nhưng ngay vào thời điểm ấy, bất ngờ và đau đớn, tôi nhận ra con người thật của mình, tôi chẳng có tí máu anh hùng nào cả, tôi hèn, tôi ngại...
Rồi trên xe người ta bắt đầu nhìn tôi, nhìn chúng tôi, cô gái đã quay lại một chút, vẫn úp mặt vào tay, nhưng cũng có thể nhìn thấy một vệt tím bầm bằng quả trứng bên mắt trái, một vết rách nhỏ bên mép còn đọng chút máu và ngực áo bị giật rách một vệt khá lớn. Người ta nhìn tôi như thể chính tôi gây ra vết rách ấy, vêt tím ấy, giọt máu ấy. Tự dưng tôi ngồi ra xa một chút. Xe đông tôi hoang mang không biết có nên xuống trước bến của mình hay không. Tôi giả vờ quay mặt ra phía khác, chẳng ai hỏi, tôi chỉ muốn nói rằng tôi vô can. Tôi lại ngồi xa thêm một chút nữa khi người ngồi ngoài đứng dậy. Tiếng nấc bên cạnh nhẹ đi chút ít. Tôi cảm thấy mặt cô gái rắn lại, chỉ cảm thôi, tôi không còn dám nhìn sang cô nữa. Tôi vô can tôi ngồi trên xe. Tôi thấy may vì những ánh mắt dò xét bớt dần đi.
Tôi xuống xe không nhìn sang bên cạnh. Chỉ có điều nhiều ngày sau đó, tôi vẫn thầm mong tôi biết được vì cớ gì cô gái ngồi cạnh tôi trên xe đã khóc. Tôi sẽ không bao giờ biết được về cô, tôi chỉ biết về tôi khi tôi nhích dần ra đầu ghế để tránh đôi vai trắng rung bần bật. Với tôi, đó không hề là một cơ hội, giờ chỉ còn là một nỗi xấu hổ lặng thầm.

ST
 
V

vlong11

Giã biệt tay mềm


Một ông bạn làm nghề kiến trúc ở Hà Nội gọi điện thoại mời tôi đến nhà chơi, nhưng tôi biết là anh muốn khoe với tôi việc nhà anh vừa mới mua được cái máy... mát-xa. Sướng lắm ông ạ! - Anh bắt đầu thao thao bất tuyệt về cái sự đa năng của máy - nào là nó có thể làm tất cả các động tác đấm bóp, xoa, day, rồi rung, giật, ấn huyệt... Mà tiện nhất là lúc nào thấy mỏi thì cứ việc nằm vào, ấn nút là nó "hầu" mình đến nơi đến chốn.
Anh kể, làm nghề này phải ngồi suốt cả ngày, đôi khi lại phải đi xe máy đường xa nên cái lưng nó hay mỏi, thi thoảng phải nhờ "bà xã" đấm hộ. Hồi đầu "nàng" nhiệt tình lắm, coi đó là dịp để được gần gũi, vuốt ve âu yếm chồng và có thể "nàng" cho đó là bổn phận, vì sức khoẻ của người mình yêu... Lâu dần, hình như cô ấy bận rộn hơn vì công việc, hoặc là "nàng" cảm thấy nhàm chán. Có thể không phải chán tôi mà là chán cái việc đấm bóp lưng cho chồng, vốn ngày càng ít cảm hứng. Tôi đâm ra ao ước được mát-xa một cách chuyên nghiệp. Giá như có cái máy như của anh có phải tốt không? Kẹt nỗi, cũng phải một khoản tiền kha khá. Thế là mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, sợ phiền đến vợ, tôi thường ghé vào quán mát-xa hay quán cắt tóc thư giãn bên đường, bỏ ra vài chục nghìn nhờ các em tẩm quất cho một chầu "lành mạnh" là thấy sảng khoái ra... Chẳng biết cô ấy có phát hiện ra điều đó không, nhưng một lần tôi bắt gặp "nàng" có vẻ nghi vấn khi ngửi thấy mùi lạ ở áo tôi. May mà mọi việc cũng qua đi. Ráng chờ đủ tiền mua cái máy mát-xa vậy.
Ít lâu sau gặp lại, anh có vẻ hơi buồn. Hỏi ra mới hay họ đã ly thân. Bây giờ anh vẫn đi về căn nhà ấy nhưng họ không ăn ở cùng. Cái nhà ba tầng được chia ra làm đôi: anh ở tầng ba, chị tầng hai, còn tầng trệt dùng để xe và nấu nướng. Tôi chỉ quan tâm đến cái máy mát-xa, nên bảo anh cho tôi dùng thử, đỡ tiền ra quán, và lại khỏi bị vợ nghi. Anh bảo nằm thử vào máy rồi bật công tắc... Trên cái nệm êm ái tôi như bị những cái búa từ bên dưới nện huỳnh huỵch vào lưng, rồi có cái gì như bánh xa chạy miết vào sườn nghe sướng rơn... Trên cái ghế-máy ấy, trong cái cảm giác lạ lùng cùng với âm thanh của máy móc, tôi chợt rùng mình phát hiện ra rằng sướng thì sướng thật, nhưng hình như vẫn thiếu nhiều thứ lắm.
Anh bảo: "Hay là ông đến nhà tôi lôi về mà dùng. Lâu nay tôi có sờ đến đâu". Tôi hỏi bộ ông giàu muốn ra cho các em mát-xa hả? Anh bảo: "Hôm nào đau lưng mỏi gối quá thì ghé vào tiệm mát-xa hoặc mấy hàng tẩm quất. Nơi ấy dù quan hệ thông qua tiền nong nhưng nó còn có hơi người ông ạ! Tôi sợ cái máy ấy cứ ùynh uỵch đấm lưng mình vô cảm lắm. Nó thiếu hơi ấm từ bàn tay con người... Không khéo đỡ đau lưng thì lại bị hội chứng khác, đau đầu lắm...".
Tôi giật mình... Tôi ngờ rằng cái máy chết tiệt ấy lại là một phần nguyên nhân của sự tan vỡ gia đình họ?

ST
 
V

vlong11

Một bữa cơm

Ngày... tháng... năm 2005

Cứ vào tầm giữa trưa là quán cơm thật đông khách. Người ra người vào nườm nượp. Bầu không khí càng trở nên nóng nực và ồn ào. Hầu như ai cũng ăn cho thật lẹ để tranh thủ một chút thì giờ nghỉ ngơi rồi tiếp tục phần công việc còn lại vào buổi chiều.

Nhưng chắc chắn rằng ai cũng phải thấy một người đàn ông ăn mặc bẩn thỉu, tay cầm cọc vé số đi mời từng bàn. Có chăng thì những cặp mắt đó cũng vờ lờ đi như không thấy gì vì cảnh nghèo đói, bần cùng đã quá đỗi bình thường nên họ không cần sẻ chia, không cần quan tâm.

Mặc dù tay vẫn kiên trì mời khách từng tờ vé số nhưng cặp mắt khổ cực đó lại chú ý đến những bàn mà khách sắp ăn xong. Chỉ chờ có thế, khách vừa đứng dậy là người đàn ông đó nhảy vồ vào bàn, đổ những thức ăn còn thừa vào một cái dĩa và ăn lấy ăn để. Nếu chậm chân thì sẽ bị dọn đi mất.

Một thanh niên trẻ tuổi, với bộ đồng phục trên người là công nhân của một xưởng in gần đó, đang ăn cơm ở bàn bên cạnh đã nhìn thấy. Anh mời người đàn ông đó một bữa cơm đúng tư cách là một vị khách của quán. Ông ta ngồi xuống không nói gì, chỉ biết ăn và ăn. Lúc ăn xong, ông ta đứng dậy cũng không nói gì, không một lời cảm ơn chỉ biết tiếp tục công việc của mình là mời vé số. Nhưng lạ thay, trên khuôn mặt của anh thanh niên trẻ đó hiện lên một niềm hạnh phúc kỳ lạ.

Ngày...tháng...năm 2005

Đã hơn 2 giờ chiều nên quán chỉ lai rai khách. Một bác ngoài 40 tuổi, mặc đồng phục của công trường xây dựng cầu Thủ Thiêm, với cặp kính lão trông rất phúc hậu. Bác đang ngồi đọc báo nghỉ ngơi sau bữa cơm trưa."Tính tiền cơm cháu ơi !". Vừa dạ vừa bước nhanh tới bàn, anh thanh niên bán cơm nói: "Tổng cộng của bác là 12.000 đồng, một đỉa cơm và một chai nước ngọt". Vị khách tiếp lời: "Thế tiền cơm của bà bán vé số ngồi kia hết bao nhiêu cho bác gửi luôn". Anh bán cơm cười: "Dạ 3.000 đồng, nhưng anh trai vừa ra khỏi quán đã gửi tiền rồi, cám ơn bác nhiều".

Cuộc sống cần có sự chia sẻ biết bao. Có những lúc chỉ cần chia một bát cơm, một bát nước, hay một chỗ trọ qua đêm... Thậm chí chỉ cần một lời chia sẻ, động viên cũng đủ làm cuộc sống thêm tươi đẹp. Hạt muối cắn đôi mới thật sự tình nghĩa, mới đẹp lòng người.

ST
 
V

vlong11

Ông bố "vũ phu"


Ngày xuân ra chợ quê chơi. Chợ quê nghèo chả có gì, chỉ thấy những người quê lam lũ, bỗng lại gặp chuyện không vui. Cái thằng oắt con ấy, chỉ độ 7-8 tuổi, chợ đông thế mà nó chạy như không có mắt, xô cả vào người tôi. Không sai mà, nó đâm bổ tiếp vào bà hàng trứng. Gay rồi. Bà hàng trứng kêu "ối" một tiếng, cái đòn gánh xoay 180 độ, hai sọt trứng văng ra đổ hết xuống đất...
"Ối giời ơi, làng nước ơi, con nhà ai thế này!" - bà hàng trứng kêu lên, túm ngay lấy thằng bé. "Mày giết tao rồi, hơn trăm quả trứng gà so của tao", bà giơ tay lên toan đánh vào mặt nó. Một phụ nữ mang bầu giằng tay bà. Đám đông xôn xao: "Bố mẹ nó đâu? Con dại cái mang không lôi thôi gì cả". Chị mang bầu kêu to: "Các người không được đánh trẻ con. Đánh trẻ con là dã man...", giọng chị lạc đi vì sự dũng cảm bất ngờ của chính mình và vì những từ đao to búa lớn mà chị vừa thuộc trong cuốn sách về chăm sóc bà mẹ và trẻ em..."Hãy đợi bố mẹ nó đến!", chị quát to, mặt đỏ ửng.
Vừa nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đã đến. Bố nó, dáng điệu hùng hùng hổ hổ. Ông nhảy bổ vào giữa đám đông, vẻ mặt hầm hầm. Những tưởng ông định hành hung bà hàng trứng (bà đang túm tóc thằng bé). Không, ông nhảy vào và giáng cho thằng bé một cái tát. Đứa trẻ khóc òa lên. "Các ông các bà ơi, để tôi đánh chết cái thằng bất hiếu này đi" - ông bố rống lên - "Giời ơi, tôi bảo nó ở nhà trông mẹ nó ốm, thế mà nó chạy biến ra chợ, lại gây ra tội vạ thế này!". Ông giơ tay toan tát nó thêm cái nữa. Chị mang bầu hiên ngang chặn tay ông: "Cái ông này, thôi đi. Ông có phải là bố nó không?". "Nó làm hại tôi biết bao thứ rồi. Nó làm chết bỏng em gái nó. Tôi không đánh qùe nó, nó không chừa được". Ông dúi thằng bé ngã xuống đất, giơ chân định đạp vào bụng nó. Ông mà đạp thì thằng này chắc chết. Mọi người xô cả lại... Chị mang bầu quát "Ông là đồ vũ phu!". Chính bà hàng trứng cũng mủi lòng "Thôi mà ông, tha cho nó - bà nhặt mấy quả trứng lăn lóc dưới đất - cũng là do tôi mải mua cau không để ý". Ông bố chỉ mặt thằng con: "Mày cút ngay về cho khuất mắt tao!".

*

Phiên chợ đâu xuân thành ra mất vui. Tôi quanh quẩn ra hàng ăn. Thóang thấy thằng bé tôi vội chạy theo, định bụng cho nó ít tiền. Ông bố vũ phu đang dắt nó. Tôi do dự, không muốn lại gần. "Có đau lắm không?", ông bố cúi xuống hỏi, lau nước mắt cho nó. "Bố cho con đi chợ, sao vừa nãy lại nói rằng con phải ở nhà trông mẹ ốm? Mà con làm chết bỏng em hồi nào?" - thằng bé ấm ức. "Bố thương, bố thương, bố không nói thế thì người ta bắt bố con mình mất. Kiếm đâu tiền đền bây giờ. Bố tát con một cái, bây giờ bố đền con một cái bánh rán nhé!".
Thằng bé ngoan ngoan gật đầu. Ông bố móc trong túi lấy ra mấy tờ tiền nhàu nát, dắt con vào hàng bánh rán...

ST
 
V

vlong11

Mong manh



Anh ta chả đam mê gì. Chỉ "kết"... điện thoại di động. Máy bật suốt đêm. Dưới gối. Tắm, để máy trên bồn rửa mặt. Chơi thể thao thì kè kè bên hông. Bất cứ cuộc gọi nhỡ nào cũng "truy tìm". Dù có 8 trong 10 cuộc là nhầm số. Một thằng bạn buồn tay nhắn tin vào giữa đêm : Ngu chua? (ngủ chưa?). Lật đật tung chăn để reply, hỏi thăm, chúc ngủ ngon. Trao đi đổi lại. Rồi quá giấc, tỉnh như sáo trên giường. Tết, người ta chỉ cop dăm câu tụng sáo rỗng. Rồi send khắp các địa chỉ lưu trong máy. Anh ta thì khác. Hì hục soạn lời chúc cho từng người. Không cái nào giống cái nào. Cho thế mới thật lòng. Đi công tác. Chỉ cần một giờ ở vùng không phủ sóng là thấy bứt rứt.
Thế rồi anh ta gặp nạn. Tông xe máy. Tỉnh dậy trong bệnh viện. Anh cho ngay tay vào quần tìm...điện thoại. Nó bay luôn trong vụ tai nạn. Chết thôi ! Mọi mối quan hệ của bao năm lăn lóc ngoài đời đi tong. 500 số điện thoại lưu trong máy. 500 số nữa giấu trong sim. Không có lấy một số ghi vào não. Vừa câm, vừa điếc, vừa mất trí nhớ. Cuộc sống sẽ ra sao?
Vài ngày đầu, thấy thiếu và nhớ. Mấy ngày sau dịu dần. Rồi quen. Rồi quên. Rồi thấy...ổn. Vắng những cuộc gọi liên tiếp, những tin nhắn đọc không kịp thì trái đất vẫn quay. Anh ta lại chẳng mò ra số của ai để báo tin dữ. Cũng chả thấy buồn. Các mối quan hệ bên ngoài tưởng là mật thiết lắm. Hóa ra làm gì đến mức ấy. Bạn và bè bấm theo số cũ. Nghe tút ngắn. Thì thôi. Điện thoại nhà riêng ư? Chẳng để ý. Địa chỉ nhà? Không biết. Thói thường các bên vẫn gọi, nhắn cho nhau qua di động, hẹn gặp ở quán cà phê, quán bia, quán rượu. Chả có nhu cầu ngó đến ổ của nhau.
Ở đầu thế kỷ 21, con người ràng buộc với con người bằng 10 chữ số. Tưởng là chặt chẽ. Lặn ở xó nào cũng lôi ra được. Thực chất quá mong manh. Mất máy. Hay làm mất máy. Thế là đứt tung một mắt trong chuỗi xích.
Lại hai tuần nữa trôi vèo. Vết sẹo trên trán mờ dần. Anh ta chẳng buồn sắm một cái dắt lưng mới. Từ đam mê chuyển sang dửng dưng. Kể ra nó cũng mong manh thật !

ST
 
V

vlong11

Quà cho mẹ


Có một hôm Minh thấy mẹ buồn, rất buồn. Nó không hiểu vì sao. Trẻ con buồn vui có cớ chứ người lớn thì chịu. Người lớn thấy trẻ con buồn, thường là biểu hiện giản đơn bằng nước mắt. Còn người lớn thì phức tạp lắm, buồn, nhưng chẳng phải lúc nào cũng khóc, chỉ im im, phải nhìn mà đoán. Có hỏi lại bị mắng là trẻ con vớ vẩn. Minh vào lớp mà cứ nghĩ ngợi lung tung. Nói chung, người lớn không nên tỏ ra buồn để trẻ con phải nghĩ nhiều như thế.
Minh nghĩ về chuyện mẹ có vẻ buồn cho đến tận lúc tan lớp chờ mẹ đón. Đúng ra, lúc tan lớp chờ mẹ đón thì Minh nhớ ra rằng hôm nay trông mẹ buồn, vì cả ngày chơi với bạn vui quá quên mất. Chú ta muốn làm một cái gì đó cho mẹ. Hôm nay không có bài kiểm tra, chẳng kiếm được điểm 10 nào, chán thế. Cũng may hôm nay các anh chị lớp trên lại bày ra một lô những hàng thủ công làm tay trên một cái bàn nhỏ ở vườn hoa. Hình như các anh chị tập kinh doanh. Minh quyết định nhịn ăn sữa chua, mua quà cho mẹ. Một cái vòng mảnh mảnh bằng dây đồng, có quả chuông nhỏ. Chắc là mẹ thich. Minh cầm sẵn cái vòng ở tay, sà ngay ra khi mẹ dừng xe :
- Mẹ, con mua quà cho mẹ đây này, một cái vòng!
Mẹ ngạc nhiên lắm, Minh biết, có lần mẹ bảo trong nhà chẳng ai biết mua quà cho mẹ, mồng 8-3 cũng không có hoa, mấy bố con là đàn ông đều đoảng như nhau. Hôm nay là lần đầu tiên mẹ được tặng quà.
Mẹ ngạc nhiên thật, và nói đúng một câu như thế thật.
- Lần đầu tiên mẹ được tặng quà đấy. Cảm ơn con! Nhưng có đúng là con mua cho mẹ không?
- Đúng mà, Minh phấn khởi, con mua cho mẹ, bằng tiền sữa chua. Mẹ sẽ đeo cái vòng này nhé.
Mẹ đột nhiên cười rũ.
Mẹ không đeo cái vòng này được, con yêu ạ. Vì đây là vòng đeo cổ chó, con nhìn quả chuông nhỏ này mà xem, khi nào con chó chạy, chuông sẽ lắc rất vui tai. Đấy, có một con chó nhỏ trong vườn hoa đang chạy đấy, nó đeo đúng cái vòng như thế này, con trông thấy không?
Minh tý nữa thì khóc.
Không sao đâu, mẹ rất thich cái vòng này, mẹ sẽ giữ nó. Món quà đầu tiên con mua cho mẹ mà - mẹ lại cười. Cười rất nhiều.
Mẹ cười. Minh không còn nhìn thấy vẻ buồn trên mặt mẹ sáng nay nữa. Hay nhất là nhiều lần sau đó, mỗi lần mẹ có vẻ buồn, hình như mẹ lại lấy cái vòng đeo cổ chó đó ra xem, và mỗi lần thế, mẹ đều cười.

ST
 
V

vlong11

Gì cũng đếm được


Bùng binh Lê Lợi - Nguyễn Huệ này dễ tôi đã đi qua một trăm lần, nhưng đi bộ thì hiếm. Cả năm, nay là lần đầu. Mất một lúc tôi mới tìm ra chỗ gửi xe. Lúng túng. Chuyện nhỏ nhưng đủ khiến tôi nghi ngờ về sự biết Sài Gòn của mình sau nhiều ngày ở xa về. Thành phố lúc nào cũng có gì đó đang thay đổi.
Gửi được xe, tôi đi qua vườn hoa trước tòa nhà Ủy ban. Ở đó, mấy chiếc ghế đá đã bị các chị bán nước dừa chiếm cứ. Đứng im lìm dưới bóng cây là một phụ nữ chụp hình dạo, mặt đen sạm, hai tay đỡ ống kính dài trước ngực. Nghề này tưởng đã biến mất từ lâu, giờ thì du khách tay ai cũng lăm lăm chiếc máy ảnh kỹ thuật số mỏng dính, xịch qua, xịch lại, nhoẻn cười. Như đám du khách này. Click. Click. Lên xe đi tiếp. Chị đứng tránh qua một bên, không mời chào ai, như biết thân phận của mình. Tôi trông chị quen lắm. Không khéo là nguời đã chụp cho chúng tôi tấm hình cách nay 20 năm, cũng tại nơi này, khi vừa tốt nghiệp.
Tôi đến, bảo chị chụp cho một tấm hình. Chị hơi ngỡ ngàng, nhưng cũng bảo tôi đứng vào ô gạch kia, chính xác ô gạch kia. Tại sao thế? Vì đứng ở đó sẽ lấy được trọn vẹn khung cảnh phía sau, toàn nhà Ủy ban và mẩu trời xanh. Rồi chị lùi lại, đứng vào đúng ô gạch của chị, nheo mắt, ngắm. Khoảng cách này chính là một đời. Tôi có 15 năm đi làm, đường từ nhà đến nơi làm dài 2 km. Một tuần, tôi đi không hết 50 km, giá xăng dầu tăng cũng chẳng đáng quan tâm. Đi lại là tự do, mà còn khoanh vùng thành thói quen được, nói gì mấy viên gạch. Khoảng cách chụp phải nhất nhất từng ấy viên. Cố định thế, không đổi, để khỏi nghĩ nhiều nếu muốn sống cùng nhau lâu dài. Chị bảo, này, nghiêng đầu qua một tí. Tôi thấy trống trải. Bên phải, bên trái, phía sau không có ai. Không còn bạn bè chen chúc bá vai tìm cách ló mặt ra cho rõ, cho xứng với tấm ảnh cuối cùng của một thời. Hai mươi năm, nay không còn ai bên mình nữa.
Chị bảo xong rồi, sao còn đứng thần ra. Tôi gửi tiền. Chị đưa biên lai, chỉ cho con hẻm nơi có cái quầy chiều quay lại lấy hình. Như ngày xưa, y hệt ngày xưa. Bỏ một ít tiền, mà quay về lại được ngày xưa. Mua được một lúc cả vui cả buồn. Tôi hỏi, thời buổi ai cũng có máy ảnh làm nghề này sao sống được. Chị bảo, chủ yếu là chụp cho những người dưới quê lên Sài Gòn chơi, như em.

ST
 
V

vlong11

Hỏi linh tinh


Người nước ngoài mới đến Việt Nam hay hỏi nhiều câu bất ngờ. Nếu hỏi GDP là bao nhiêu, tình hình kinh tế chính trị xã hội thế nào, thì còn dễ, còn trả bài được. Nhưng thường thì sự tò mò đẩy mọi chuyện ra khỏi tầm kiểm soát. Như câu này:
Tại sao gốc cây có quét vôi trắng?
Tôi nhớ ngày xưa đi học đã từng được nghe, là làm như thế để phòng sâu bệnh cho cây. Anh bạn tóc vàng mũi lõ nhất định không chịu: "Thế sao chân cột điện cũng được quét vôi trắng như thế?" Tôi ra ngoài kiểm tra, thấy quả có thế thật. Nhưng bêtông không thể hấp dẫn sâu bọ được. Nghi ngờ chính mình, tôi đi hỏi nhiều người, chỉ để rước thêm sự hoang mang. Có người phủ nhận chuyện sâu róm, khẳng định quét vôi thuộc về an toàn giao thông, nhằm để người đi xe máy ban đêm vội vã (lúc nào chẳng vội chỉ không biết vội để làm gì) không húc vào. Nhưng cũng có người từng trải bảo, có gì phức tạp đâu, chẳng qua mấy anh chị quét vôi cây tiện tay (hay sẵn vôi) quét luôn chân cột điện đấy thôi.
Đại khái thế, nhiều câu hỏi ngây ngô mà gây bối rối. Tại sao trong giờ làm việc mà đường phố vẫn đông? Những người đi xe máy nhan nhản kia đi đâu trong giờ này? Tại sao ở Hà Nội có nhiều người già, đánh cờ, uống nước chè, tụm năm tụm ba, nhưng ở Sài Gòn không thấy? Do ít người già, hay họ thích ở trong nhà? Tại sao ở đây người ta không đi bộ, lúc nào cũng đi xe máy? Do lười, do thói quen, do trời nắng nóng, hay do không có vỉa hè? Nhiều lắm, kiểu hỏi linh tinh ấy. Nhưng chưa thấy ai hỏi vì sao lề đường ở ngã tư không vạt xuôi xuống cho xe lăn đi qua, kẻo không lại phải nghe thắc mắc kiểu, hay do ở đây không có người tàn tật? Mấy ông nước ngoài tôi gặp đều thuộc loại khoẻ mạnh, yêu đời, nhờ thế nên cũng vô tâm như mình.


*


Tôi chở Tí đi chơi lần nào về cũng mệt rũ rượi. Ngồi sau Tí cứ luôn miệng hỏi, những câu hỏi trẻ con: Tại sao thế này, tại sao thế kia... Câu nào cũng ngây ngô, vô tư. Trẻ con mà. Nhưng mệt. Lắm khi mệt quá, muốn bảo im, nhưng nhớ đến lúc trong một tương lai không xa, Tí nhà ta hì hục tìm cách trả lời những câu hỏi linh tinh trên, lại thôi. Phải trân trọng khả năng gây khó chịu này của con trẻ, nếu không sau này lại có thêm một người lớn quên mất cách đặt câu hỏi cho mình và cho thế giới quanh mình.
Mà đã không biết hỏi, thì sao biết cách trả lời.

ST
 
V

vlong11

Mộng du



Tôi dậy lúc nửa đêm, chính xác là 12h45, bởi tiếng nhạc bóng đá ở truyền hình nhà nào bật hơi lớn tiếng. Chính xác hơn nữa thì không phải do truyền hình là bởi tôi mất ngủ và kiếm đựơc một cớ chính đáng để rời khỏi giường.
Tôi sợ rằng ngày nào đó, tôi sẽ mắc bệnh mộng du.
Ý tưởng làm một cuộc du ngoạn trong đêm đến với tôi ngày một nhiều hơn và lặp lại, thậm chí nó sắp trở thành một mong muốn. Tôi hé một cánh cửa sổ để nhìn ra ngoài. Đêm của tháng hè đã chớm sang thu, cây ngọc lan một nhà cuối ngõ thả hương đủ cho đêm của cả xóm trở thành thanh cao.
Đang nhẹ nhõm tận hưởng sự thanh cao ấy, bỗng tôi nhìn thấy, qua cửa sổ mở hé nhà mình, một xe đạp từ đâu đó trong đêm tiến lại không tiếng động dưới chân cột đèn. Hai thanh niên mũ cối sùm sụp trên đầu, nhìn vô cùng khả nghi, từ trên xe nhảy xuống, gõ cửa nhà ông hàng xóm của tôi một cách khẽ khàng và thận trọng. Đêm thanh cao lập tức có mùi hình sự, tôi nín thở chờ xem chuyện gì xảy ra, khi cánh cửa nhà ông hàng xóm hé mở và ông ta nhô đầu ra thầm thì:
- Khẽ thôi kẻo thằng bé thức!
Hai thanh niên gật đầu, một người ra hiệu bằng tay. Chủ nhà thụt đầu vào, rồi hé rộng cửa hơn, để kéo ra một cái gì đó, tôi nhỏm hẳn người ra cửa sổ để nhìn. Con Bi, con chó yêu của thằng bé nhà ông ta. Bi chắc đã bị uống thuốc ngủ nên không phản ứng gì khi bị kéo lết ra khỏi nhà. Khổ thân con chó, tôi lập tức hiểu ngay rằng bố thằng bé vì lý do gì không biết, đã lén lút bán con Bi cho những tên trộm chó chuyên nghiệp. Chắc chắn vì thằng bé phản đối dữ lắm nên mới phải bán chó ban đêm thế này. Sự việc diễn ra trong vòng vài phút, trước khi bị bao tải chụp lên đầu, hình như Bi có tru lên một tiếng thê thảm, hay tôi tưởng thế, một tiếng thôi, rất ngắn, rồi đêm trở lại im lìm như cũ, hai thanh niên đạp xe đi, mùi ngọc lan lại toả ngát như chưa hề có chuyện gì. Tôi thì cả đêm thôi không chợp mắt nữa.
Tôi chờ đến sáng xem phản ứng của thằng bé hàng xóm thế nào. Trước khi đi học, nó gọi chó nhiều lần, tôi nghe não cả lòng, rồi chiều về tôi thấy nó mắt đỏ hoe ngồi ở ngoài cửa: - Con Bi của cháu dạo này mắc chứng mộng du, cháu đã xích lại không cho ra ngoài ban đêm mà nó vẫn tháo được xích để đi, nên hôm qua bị trộm bắt mất rồi.
- Sao cháu biết nó mắc chứng mộng du? - Tôi hỏi thằng bé.
- Vì bố cháu bảo nó già rồi, già hay mắc bệnh lắm, mọi khi nó nằm trong phòng cháu nhưng bố cháu bắt phải đưa nó ra ngoài, đêm nào cháu cũng thấy nó chuyển chỗ ngủ, mộng du mà.
Nước mắt làm thằng bé nghẹn cả lời...
Tôi thôi hẳn ý tưởng một ngày nào đó du ngoạn trong đêm. Tôi biết chắc từ bây giờ mình sẽ chẳng thể nào mắc chứng mộng du được nữa.

ST
 
V

vlong11

Học cách im lặng


Ông là người nóng tính. Gặp chuyện bất bình ông thường xông vào can thiệp. Có lẽ vì vậy mà nhiều người quý ông, nhưng cũng nhiều người ghét ông. Ở cơ quan ông thường thẳng băng khi nhận xét khuyết điểm của người khác. Với các thủ trưởng, ông cũng chẳng kiêng dè gì. Chính vì vậy mà người ta cho ông về hưu sớm, ở tuổi 53.
Vậy mà bây giờ ông gần như khác ngày xưa. Một năm sau ngày nghỉ hưu, ông có vẻ trầm lắng, suy nghĩ nhiều. Sau đó ông quyết định mở công ty và chuyển sang kinh doanh. Cách kinh doanh của ông cũng khác người: Đào tạo lại nhân viên cho các công ty khác. Theo ông, một trong những điểm yếu của nhiều công ty là buộc phải sử dụng các nhân viên không thực sự giỏi, nhưng không phải là cách nhân viên không có khả năng. Công ty của ông làm ăn khá phát đạt. Vậy điều gì khiến ông, một con người đã ngoại ngũ tuần, tính tình thẳng băng, lại có thể thay đổi đến như vậy? Bí quyết không nằm ở cái gì cao siêu mà chính ở một điều mà cuối cùng mới tâm niệm ra: Luôn biết im lặng đúng lúc. Ngày xưa chẳng bao giờ ông chịu im lặng khi thấy chuyện bất bình. Bây giờ, trước rất nhiều vấn đề, ông đã biêt bình tĩnh im lặng để suy xét trước khi đưa ra quyết định. Và ông đã học được một nghệ thuật rất cần thiết để việc kinh doanh của mình phát triển: Biết im lặng. Tôi hỏi ông vì sao lại học được sự im lặng trong khi đó không phải là bản tính của ông? Ông trầm ngâm một lát rồi giải thích: Có những cái tôi phải học cả đời. Như việc biết giữ im lặng. Tôi đọc một cuốn sách dạy "Thuật làm người" của Mỹ và trong cuốn sách này có 1 chương nói rằng muốn thành công bạn hãy thử học cách im lặng. Nó quá hay và tôi thử. Hóa ra nó hữu ích thật.
Có một câu ngạn ngữ nói rằng: "Để học nói mất 1 năm, nhưng để học im lặng phải mất cả một đời". Câu này trong trường hợp của ông quả thật quá đúng.

ST
 
V

vlong11

CÂU CHUYỆN CHƯA PHẢI LÀ TÌNH YÊU

Có một chàng trai bị bệnh ung thư. Chàng mới 19 tuổi, nhưng có thể chết bất kì lúc nào vì căn bệnh quái ác này. Suốt ngày, chàng trai phải nằm trong nhà, được sự chăm sóc cẩn thận đến nghiêm ngặt của bố mẹ. Do đó, chàng trai luôn mong ước được ra ngoài chơi, dù chỉ một lúc cũng được.

Sau rất nhiều lần năn nỉ, bố mẹ cậu cũng đồng ý. Chàng trai đi dọc theo con phố- con phố nhà mình mà vô cùng mới mẻ- từ cưả hàng này sang cửa hàng khác. Khi đi qua một cưả hàng bán CD nhạc, chàng trai nhìn qua cưả kính và thấy một cô gái. Cô gái rất xinh đẹp với một nụ cười hiền lành.- và chàng trai biết đó là "tình yêu từ ánh mắt đầu tiên". Chàng trai vào cưả hàng và lại gần bàn cô gái đang ngồiCô gái ngẩng lên hỏi :

- Tôi có thể giúp gì được cho anh ?

Cô gái mỉm cười, và đó là nụ cười đẹp nhất mà chàng trai từng thấy.

- Ơ...chàng trai lúng túng.

- Tôi muốn mua một CD...

Chàng chỉ bừa một cái CD trên giá rồi trả tiền.

- Anh có cần tôi gói lại không ? Cô gái hỏi, và lại mỉm cười.

Khi chàng gật đầu, cô gái đem chiếc CD vào trong.

Khi cô gái quay lại với chiếc CD đã được gói cẩn thận, chàng trai tần ngần cầm lấy và đi về.

Từ hôm đó, ngày nào chàng trai cũng tới cưả hàng, mua một chiếc CD và cô gái bán hàng lại gói cho anh.

Những chiếc Cd đó, cháng đem về nhà và cất ngay vào tủ.

Anh rất ngại, không dám hỏi tên hay làm quen với cô gái.

Nhưng cuối cùng, mẹ anh cũng phát hiện ra việc này và khuyên anh cứ nên làm quen với cô gái xinh đẹp kia.

Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, chàng trai lại đến cưả hàng bán CD,

rồi khi cô gái đem chiếc CD vào trong để gói,

anh đã để một mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của mình lên bàn.

Rồi anh cầm chiếc CD đã được gói- như tất cả mọi ngày- đem về.

Vài ngày sau...

Reeeeeeeeeeeeeeng !!!.

Mẹ chàng trai nhấc điện thoại :- " Alô ? "

Đầu dây bên kia là cô gái ở cưả hàng bán CD. Cô xin gặp chàng trai nhưng bà mẹ òa lên khóc :

- Cháu không biết sao ? Nó đã mất rồi...hôm qua...

Im lặng một lúc. Cô gái xin lỗi, chia buồn rồi đặt máy.

Chiều hôm ấy, bà mẹ vào phòng cậu con trai.

Bà muốn sắp xếp lại quần áo cuả cậu, nên đã mở cưả tủ.

Bà sững người khi nhìn thấy hàng chồng, hàng chồng CD được gói bọc cẩn thận, chưa hề được mở.

Bà mẹ rất ngạc nhiên, cầm một cái lên, mở ra xem.

Bên trong lớp giấy bọc là một chiếc CD cùng với một mảnh giấy ghi : " chào anh, anh dễ thương lắm-Jacelyn"

Bà mẹ mở thêm một cái nưã.

Lại thêm một mảnh giấy ghi : " chào anh, anh khoẻ không ? Mình làm bạn nhé ?- Jacelyn"

Một cái nữa, thêm nữa... trong mỗi cái CD là một mảnh giấy.....

Trong mỗi cử chỉ đều có thể tiềm ẩn một món quà. Giá như chúng ta đừng ngần ngại mở tất cả những món quà mà cuộc sống đem lại.

ST
 
V

vlong11

Câu chuyện tình yêu

Cynthia và Alvin chơi với nhau từ nhỏ , và khi lớn lên một chút , tình bạn của họ chuyển thành tình yêu , nhưng bố mẹ hai bên không đồng ý .
Rồi Alvin nhận được một học bổng du lịch . Sợ tình yêu sẽ ảnh hưởng đến việc học của Alvin , bố mẹ cậu tím đến Cynthia , yêu cầu cô tránh mặt Alvin . Nghĩ đến sự nghiệp của Alvin nên Cynthia đồng ý .
Alvin cực kỳ suy sụp . Vài ngày sau ,Cynthia nghe chị gái Alvin nói rằng cậu đã tới London .
Nhiều tháng trôi qua , Cynthia không nhận được tin gì từ Alvin . Đôi khi , ko chịu nổi nữa , cô gọi điện cho chị gái Alvin để hỏi thăm . Chị Alvin nói rằng cậu vẫn khỏe mạnh , học giỏi và đã có bạn gái mới .
Cynthia cảm thấy mọi thứ như đều đảo lộn , dù biết đó là điều tốt nhất của Alvin . Cô cố quên Alvin , nhưng ko thể . Cynthia trở nên tuyệt vọng , mệt mỏi và hay khóc .
Một đêm , khi Cynthia đang khóc , thì có tiếng chuông điện thoại . Đầu dây bên kia là tiếng của Alvin :
- Cynthia , đừng khóc . Anh sắp về nhà rồi , chờ anh nhé !
Chỉ được có thế , rồi Alvin vội vã gác điện thoại .
Đêm hôm đó , Cynthia nằm mơ thấy Alvin . Họ gặp nhau ở khu công viên trước đây hai người thường đến chơi . Alvin nói rằng cậu rất vui được gặp lại Cynthia , rằng cậu ko hề có bạn gái mới . Nhưng trước khi Cynthia kịp hỏi gì thì Alvin đã biến mất .
Sáng hôm sau , Cynthia vội vã gọi điện cho chị của Alvin , kể lại mọi chuyện và hỏi có phải Alvin sắp về không .Chị gái Alvin chợt òa khóc :
- Cynthia , xin lỗi em , tất cả là do chị nói dối đấy . Alvin đã mất cách đây 6 tháng, nó bị tai nạn ô tô .... Alvin từng nói là nó không chịu được khi thấy em buồn ..... Chị đã nghĩ là có thể nói dối để em quên Alvin đi....
Cho dù Cynthia khẳng định một ngàn lần rằng đêm hôm trước , Alvin đã thật sự gọi điện về cho cô, thì chị gái Alvin vẫn khăng khăng rằng đó chỉ là do cô tưởng tượng và sự thật là Alvin đã mất rồi .
Nhưng Cynthia không tin . Cô tin rằng Alvin sẽ gọi điện lần nữa . Và đúng như thế , khoảng bằng giờ đêm trước , điện thoại reo . Cynthia nhấc máy ngay lập tức .
Lần này , Alvin nói nhiều hơn , rằng cậu chưa bao giờ quên Cynthia , rằng cậu không ở cạnh Cynthia được , nhưng họ vẫn có thể nói chuyện qua điện thoại như vậy .
- Anh đã sửa điện thoại rồi à ? - Mẹ Cynthia hỏi bố cô như vậy khi ông vừa bước vào nhà - Em thấy Cynthia nói chuyện điện thoại với ai đó suốt đêm hôm qua .
- Em làm sao thế ? - Bố Cynthia lắc đầu khó hiểu - Anh đã sửa điện thoại đâu , máy vẫn hỏng mà !
*******
Câu chuyện thật buồn , nó nhắc chúng ta nếu chúng ta yêu thương một người , hãy biết trân trọng khi bạn còn có thể .Bởi không ai nói trước được tương lai , đừng bao giờ để mình phải hối hận vì mình đã không đủ quan tâm , không đủ yêu thương , hoặc không đủ can đảm để vượt qua những khó khăn , để giữ những gì mình yêu quý ..... Hãy gởi chuyện này cho những người bạn quan tâm , và nói với họ những gì bạn cảm thấy , nói với họ rằng bạn yêu quý họ đến mức nào ...

ST
 
Top Bottom