$\color{green}{\bigstar\text{[Sinh 8] Ôn tập HKI}\bigstar}$

Q

quanglong0409

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Sự trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào diễn ra như thế nào?
Câu 2:Cho biết các sản phẩm cuối cùng trong quá trình tiêu hóa thức ăn mà cơ thể háp thụ dược ?
Câu 3:Trình bày những con đường vận chuyển hấp thụ các chât, nêu vai trò của gan:confused:

tomandjerry789 said:
Chú ý tiêu đề: [Sinh 8] + Tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

1. • Trao đổi khí ở phổi: khí oxi khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu và khí cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí trong phế nang
• Trao đổi khí ở tế bào: khí oxi khuếch tán từ máu vào TB và khí cacbonic khuếch tán từ TB vào máu

2.
_ Các sản phẩm hấp thu được: đường đơn, axit amin, axit béo và glixerin
3. _ Vai trò của gan:
+ tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit
+ khử các chất độc lọt vào mao mạch máu cùng các chất dinh dưỡng
+ điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định
 
T

thongoc_97977

1. • Trao đổi khí ở phổi: khí oxi khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu và khí cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí trong phế nang
• Trao đổi khí ở tế bào: khí oxi khuếch tán từ máu vào TB và khí cacbonic khuếch tán từ TB vào máu

2.
_ Các sản phẩm hấp thu được: đường đơn, axit amin, axit béo và glixerin
3. _ Vai trò của gan:
+ tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit
+ khử các chất độc lọt vào mao mạch máu cùng các chất dinh dưỡng
+ điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định
e bổ sung thêm câu 3

những con đường vận chuyển hấp thụ các chât: có hai con đường
+Con đường máu: Đường đơn,axit amin,các vitamin tan trong nước,30% sản phẩm của lipit,các sản phẩm của axit nucleic,nước( có thể lẫn 1 số chất độc
+Con đường bạch huyết:Các vitamin tan trong dầu,70% lipit
 
T

tomandjerry789

[Sinh 8] Ôn tập HKI

Chào mọi người, tình hình là chỉ còn 1,2 tuần nữa là các bạn bước vào kì thi HKI. Vì thế hôm nay mình lập pic này để chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức. Mình sẽ post lên 1 số đề thi tham khảo để mọi người thảo luận. Mong mọi người ủng hộ pic. :)

I. Kiến thức:
_ Các bạn có thể tham khảo tại pic: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=127156

II. Một số đề tham khảo:
..........Đề 1:
1. Phản xạ là gì? Lấy ví dụ về phản xạ
2. Vòng tuần hoàn gồm những thành phần cấu tạo nào?
3. Những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? Hãy đề ra những biện pháp chống lại các tác nhân ấy?
4. Hoạt động tiêu hoá thức ăn ở ruột non? Hoạt động nào quan trọng? Vì sao?
 
C

c.huongcute

đề cương ôn thi HKI lớp 8

Câu 1:
a) Kể tên các cơ quan trong hệ hô hấp của người và những giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp?
b) Mô tả sự khuếch tán của khí Õi và khí Cácbonic trong sự TĐK ở phổi và tế bào?

Câu 2:
a) Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày và ruột non?
b) Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó?
c) Trình bày các con đường vận chuyển các chất được hấp thụ bằng sơ đồ và nêu nhận xét?

Câu 3:
a) Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu?
b) Nguyên tắc truyền máu? Giải thích?

Câu 4: Liên hệ thực tế
a) Vì sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt?
b) Vì sao đối với những bệnh nhân bị phẫu thuật cắt mật, bác sĩ lại khuyên họ không nên ăn thức ăn chứa nhiều Lipít?
c) Kể tên một số bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hệ tiêu hóa mà em biết và đề ra biện pháp để phòng tránh những bệnh đó?
 
R

r0se_evil_nd98

.

câu 1
a)

các cơ quan trong hệ hô hấp( mũi, thanh quản, khí quản, phế quản phổi)
Quá trình hô hấp bao gồm bốn giai đoạn:

  • Thông khí: là giai đoạn chuyển không khí từ môi trường vào phế nang và chuyển khí phế nang ra môi trường,
  • Khuếch tán: là giai đoạn các khí khuếch tán qua vách phế nang và thành mao mạch phổi, trong đó CO2 từ máu mao mạch phổi thấm vào lòng phế nang còn O2 từ lòng phế nang thấm vào máu mao mạch phổi.
  • Vận chuyển: là giai đoạn máu và hồng cầu tải O2 từ mao mạch phổi đến các mô, CO2 từ các mô về mao mạch phổi,
  • Hô hấp tế bào: là giai đoạn các tế bào cơ thể sử dụng O2 để đốt các mẫu cơ chất trong vòng Kreb để tạo năng lượng đồng thời sản sinh CO2 và nước.
câu 3:
a) CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU
- Kháng nguyên- kháng thể
- Hàng rào phòng thủ
b)nguyên tắc truyền máu
Phải truyền cùng nhóm và chắc chắn có chỉ định của bác sĩ.

Nhóm A ----------> A

B ---------- > B

O ---------- > O

AB ---------- > AB

Trước khi truyền máu phải chuẩn bị đầy đủ xét nghiệm cần thiết:

Nhóm máu, phản ứng chéo, kết dính...

. Kiểm tra chất lượng (3 lớp rõ ràng, màu sắc, số lượng, nhóm máu, số hiệu chai máu và đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn).

. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước truyền, nếu bất thường báo lại cho bác sĩ.

Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn (dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải đúng cỡ).

. Ðảm bảo tốc độ chảy của máu đúng thời gian theo y lệnh.

. Phải làm phản ứng sinh vật

. Khi chai máu đem về buồng bệnh không để quá 30 phút trước khi truyền cho bệnh nhân.

. Phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền đề phồng các tai biến có thể xảy ra.

. Trong trường hợp cấp cứu kông có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm nhưng phải thận trọng(không quá 500 ml)
câu 4:
a)Trong khoang miệng, chỉ có tinh bột trong thức ăn được biến đổi hoá học dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt. Amilaza thủy phân tinh bột thành đường mantôzơ.
amilaza
Tinh bột -------------------- → mantôzơ
Chính vì vậy mà khi ta ăn cơm nhai lâu tức là đường mantozơ được tạo ra càng nhiều dẫn đến ta càng có cảm giác ngọt.
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

Tiêu hoá ở khoang miệng
(*) Biến đổi lí học
- Tiết nước bọt
- Nhai
- Đảo trộn thức ăn
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
- Tạo viên thức ăn

fb2f8b880bd5ed4fea43c80b99e73e58_45144130.m.700x0.bmp
(*)Biến đổi hoá học
bab79ca6a479d2841f28ac23ef735e95_45144340.m2.700x0.bmp




Tiêu hoá ở dạ dày
(*)Biến đổi lý học:
- Co bóp trộn thức ăn với dịch vị
- Tiết dịch vị
- Đẩy thức ăn xuống ruột
(*) Biến đổi hoá học

df0f86eaa1e7dcbd486ae59e9ff73668_45195345.protein.700x0.bmp


Tiêu hoá ở ruột non
(*)Biến đổi lý học:
+ Thức ăn được hoà loãng và trộn đều với dd tiêu hoá
+Các khối lipit được các muối mật biệt lập len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lapj với nhau,tạo dạng nhũ tương hoá
(*) Biến đổi hoá học
b65c1f29eaacee4fd7677db010372af6_45210206.ruotjnon.700x0.bmp


câu 4:
a)Khi ta nhai cơm nhiều,trong nước bọt có enzim amilaza đã biến đổi 1 phần tinh bột thành đường Mantôzơ do đó ta có cảm giác ngọt
 
Last edited by a moderator:
I

icecreamngok

Câu hỏi ôn tập HKI mon Sinh 8

Câu 2 : Vẽ sơ đồ và trình bày sự tuần hoàn máu ?

Câu 3 : Trình bày quá trình hô hấp ? Để có hệ hô hấp khỏe mạnh cần phải làm gì ?

Câu 6 : Các hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu ?

Câu 8 : Đặc điểm cấu tạo của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động ?

Câu 9 : Cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể người ?


Iu m.n nhều nắm!^^... moa...!
 
V

vitconxauxi_vodoi


Câu 2 : Vẽ sơ đồ và trình bày sự tuần hoàn máu ?

_Sơ đồ:


_Sự tuần hoàn máu:

_Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch:
+Tim gồm 4 ngăn: hai tầm thất và hai tâm nhĩ
+Hệ mạch gồm:
-Động mạch: dẫn máu từ tim đến tế bào cơ quan với vận tốc và áp lực lớn
-Tĩnh mạch: máu từ cơ quan trở về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn
-Mao mạch: nối động mạch với tĩnh mạch,tỏa rộng tới từng tế bào các mô thực hiện sự trao đổi chất
_Máu trong tuần hoàn nhỏ:
Từ tâm thất phải động mạch phổi rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi và trở về tâm nhĩ trái .
_Máu trong vòng tuần hoàn lớn:
Từ tâm thất trái qua động mạch chủ, tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ các mao mạch trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải , từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới cũng trở về tâm nhĩ phải.
_Vai trò của tim :Co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch .
_Vai trò của hệ mạch : Dẫn máu từ tim tới các tế bào của cơ thể , rồi lại từ các tế bào trở về tim.
~> Vai trò của hệ tuần hoàn máu là lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.

Câu 9 : Cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể người ?
_Hệ vận động: Gồm cơ,xương
~>Chức năng: Nâng đỡ và vận động cơ thể(đi lại,chạy nhảy,lao động)
_Hệ tiêu hóa: Gồm miệng,ống tiêu hóa,tuyến tiêu hóa
~>Chức năng: Lấy thức ăn,nước và muối khoáng,thải chất bã.Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được vào máu
_Hệ hô hấp: Gồm phổi,đường dẫn khí
~>Chức năng: Lấy ôxi và thải cacbonic
_Hệ tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch
~>Chức năng: Vận chuyển chất dinh dưỡng và khí ôxi đến tế bào,nhận khí cacbonic từ tế bào đưa đến phổi,nhận bài tiết đưa đến cơ quan bài tiết.Ngoài ra hệ tuần hoàn còn vận chuyển hoocmon từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan để điều hòa hoạt động của các cơ quan
_Hệ bài tiết: Gồm thận,ống dẫn nước tiểu,bóng đ_á_i
~>Chức năng: Lọc từ máu các chất bài tiết thải ra môi trường,tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu của môi trường trong.

_Hệ thần kinh: Gồm não,tủy sống,dây thần kinh
~>Chức năng: Tiếp nhận kích thích của môi trường trong và môi trường ngoài,điều khiển điều hòa và phối hợp hoạt động trả lời các kích thích bằng hình thức phản xạ,đảm bảo sự thích nghi với mọi thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển
_Hệ sinh dục: có chức năng duy trì và phát triển nòi giống (buồng trứng,tinh trùng)
_Hệ nội tiết: Tiết hoocmon phối hợp với hệ thần kinh tham gia điều hòa hoạt động sinh lí của các cơ quan thông qua con đường máu
Câu8:Đặc điểm cấu tạo của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động ?
Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động:
-Hộp sọ phát triển,sọ lớn hơn mặt,đầu ở vị trí cân bằng trêm cổ trong tư thế đứng thẳng
-Cột sống cong ở 4 chỗ,lồng ngực nở sang hai bên
-Xương chi phân hóa :
+Chi trước có khớp linh hoạt hơn chi sau,đặc biệt là các khớp cổ tay,bàn tay giúp người sử dụng công cụ lao động khéo léo.
+Xương chi sau lớn,khớp chi sau chắc chắn,đặc biệt là khớp xương đùi và đai hông là khớp chỏm cầu có hố khớp sâu,tuy hạn chế về phạm vi hoạt động của chi nhưng tăng khả năng chống đỡ.
+Xương gót phát triển,xương bàn và xương ngón khớp với nhau tạo thành đế hình vòm vừa vững chắc vừa linh hoạt trong di chuyển

Câu 6 : Các hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu ?
_Thành phần của bạch cầu gồm:
+Bạch cầu trung tính
+Bạch cầu ưa kiềm
+Bạch cầu ưa axit
+Bạch cầu limpho
+Bạch cầu mono
_Vai trò: Khi vi khuẩn,vi rút xâm nhập vào cơ thể,các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra hàng rào bảo vệ:
_Thực bào: Do bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô bắt,nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng
-Limpho B:Tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên
-Limpho T: Phá hủy các tế bào cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm
-Bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hóa vi-rut nhưng ít hơn
~>Cơ chế:thực bào,tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên,phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh

Câu 3 : Trình bày quá trình hô hấp ? Để có hệ hô hấp khỏe mạnh cần phải làm gì?
_Quá trình hô hấp:

+Sự thở(sự thông khí ở phổi): lấy ôxi và thải cacbonic.Thông qua hoạt động hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí +Sự trao đổi khí ở phổi: gồm hoạt động khuếch tán của ôxi từ không khí ở phế nang vào máu và cacbonic từ máu vào không khí ở phế nang
+Sự trao đổi khí ở tế bào: gồm hoạt động khuếch tán của ôxi từ máu vào tế bào và cacbonic từ tế bào vào máu.
_Để có một hệ hô hấp khỏe mạnh cần:
+Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé.
+Luyện tập thể thao phải vừa sức, rèn luyện từ từ và thường xuyên để nâng dần hiêụ quả hô hấp.
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 1:
_Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường ngoài và môi trường trong dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
_Vì dụ về phản xạ: Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại;đèn chiếu sáng vào mắt thì đồng tử(con ngươi)co lại;thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết ra nước bọt,…
Câu 3:
_Những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp:
+Các vi sinh vật gây bệnh
+Bụi,các chất độc hại như NOx,Sox,CO,nicotin
_Những biện pháp chống lại các tác nhân đó :
+Trồng nhiều cây xanh trên đường phố,công sở,trường học,bệnh viện và nơi ở

~>Điều hòa thành phần không khí(chủ yếu là tỉ lệ ôxi và cacbonic)theo hướng có lợi cho hô hấp
+Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc
+Không hút thuốc lá
~>Hạn chế sự ô nhiễm không khí do các chất khí độc
+Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng,gió,tránh ẩm thấp
+Thường xuyên dọn vệ sinh
+Không khạc nhổ bừa bãi
~>Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh
+Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh
~>Hạn chế ô nhiễm không khí do bụi
Câu 4:
d1210ff5ee25e9669bad760fc6024486_51778189.quatrinhtieuhoathucanoruotnon.bmp

 
Last edited by a moderator:
N

ngocanh8897

[Sinh 8] Ôn tập Sinh

1.So sánh tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng, dạ dày, ruột non.

2. Phân biệt động mạch, tĩnh mạch.
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 2: Phân biệt động mạch với tĩnh mạch
_Động mạch:
+Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch
+Lòng hẹp hơn tĩnh mạch
~>Phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với áp lực lớn,vận tốc cao.
_Tĩnh mạch:
+Lòng rộng hơn động mạch
+Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch
+Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều
~>Phù hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với áp lực nhỏ nhưng với vận tốc cũng tương đối cao.
u 1: Đây là các ý cơ bản,bạn dựa vào đó mà kẻ bảng triển khai:

- Ở miệng: Có quá trình tiêu hoá vật lí và hoá học thức ăn. Trong đó quá trình vật lí là chủ yếu. Quá trình hoá học là enzim amilaza biến tinh bột thành đường mantozo
- Ở dạ dày: Bên cạnh biến đổi Vật lí thì chủ yếu là biến đổi hoá học với enzim pepsin cắt protêin chuỗi dài thành chuỗi ngắn( 3-10 axit amin), tinh bột tiếp tục tạo thành đường đôi glucôzơ.
- Ở ruột non, quá trình hoá học là chủ yếu, có nhiều loại enzim được tiết ra như tuyến tuỵ, tuyến mật... để phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thđược
 
T

thongoc_97977

câu 1:
Tiêu hoá ở khoang miệng
(*) Biến đổi lí học
- Tiết nước bọt
- Nhai
- Đảo trộn thức ăn
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
- Tạo viên thức ăn

fb2f8b880bd5ed4fea43c80b99e73e58_45144130.m.700x0.bmp
(*)Biến đổi hoá học
bab79ca6a479d2841f28ac23ef735e95_45144340.m2.700x0.bmp




Tiêu hoá ở dạ dày
(*)Biến đổi lý học:
- Co bóp trộn thức ăn với dịch vị
- Tiết dịch vị
- Đẩy thức ăn xuống ruột
(*) Biến đổi hoá học

df0f86eaa1e7dcbd486ae59e9ff73668_45195345.protein.700x0.bmp


Tiêu hoá ở ruột non
(*)Biến đổi lý học:
+ Thức ăn được hoà loãng và trộn đều với dd tiêu hoá
+Các khối lipit được các muối mật biệt lập len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lapj với nhau,tạo dạng nhũ tương hoá
(*) Biến đổi hoá học
b65c1f29eaacee4fd7677db010372af6_45210206.ruotjnon.700x0.bmp
 
C

cobehaudau81

Đề cương kiểm tra học kỳ I môn Sinh

1: So sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần nhỏ?
2: Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
3: Vai trò của sự tiêu hoá đối với cơ thể là gì?
4: Trình bày quá trình tiêu hoá ở ruột non?
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non như thế nào?
5: Trinh bày quá trình tiêu hoá ở dạ dày?
Giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?
 
E

egaj_9x

.

mọi cái ở diễn đàn đều có mà bạn.:D
câu 1



wol_error.gif
Bấm vào đây để xem ảnh nhỏ.
phanbiethetuanhoanlonvhetuanhoannho.jpg

câu 2
-Hô hấp là một quá trình luôn gắn liền với sự sống vì mọi hoạt động sống đều cần có năng lượng mà hô hấp ở tế bào tạo ra.Hoạt động hô hấp gồm các hoạt động trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
-Thông qua hoạt động trao đổi khí ở phổi giúp cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể và đồng thời vận chuyển Cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể
câu 3
Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được, thải bỏ các chất thừa trong thức ăn
câu 4
Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột:

- Hoạt động cơ học: Ruột non có 4 hình thức hoạt động cơ học

+ Co thắt: Có tác dụng chia nhũ trấp thành từng mẩu ngắn để dễ ngấm dịch tiêu hóa

+ Cử động quả lắc: Có tác dụng trộn đều nhũ trấp với dịch tiêu hóa để tăng tốc độ tiêu hóa

+ Nhu động: Là những làn sóng co bóp lan từ đoạn đầu đến cuối ruột non, có tác dụng đẩy thức ăn di chuyển trong ruột

+ Phản nhu động: Là những làn sóng co bóp ngược chiều với nhu động nhưng xuất hiện thưa và yếu hơn nhu động.

+ Phản nhu động phối hợp với nhu động làm chậm sự di chuyển của nhũ trấp để quá trình tiêu hóa và hấp thu triệt để hơn
câu 5

* Hoạt động tiêu hóa ở đày:

- Biến đổi cơ học:

+ Nghiền nhỏ thức ăn thêm nữa và trộn đều thức ăn với dịch vị để tạo thành nhũ trấp

+ Đẩy phần nhũ trấp nằm ở xung quanh đi xuống hang vị và ép vào khối nhũ trấp này một áp suất lớn để làm mở môn vị, đẩy nhũ trấp đi xuống tá tràng

- Biến đổi hóa học: Nhờ các enzyme trong dịch tiêu hóa ở dạ dày đã biến đổi thức ăn ( chủ yếu là protein ) thành các chất đơn giản hơn dưới tác dụng của HCl
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 4:
_Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra: môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị tới ruột non nhanh và liên tục hơn,thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa ở ruột non dẫn đến hiệu quả tiêu hóa thấp
_Tiêu hóa ở ruột non:
-Sự biến đổi lí học:
+Sự tiết dịch tiêu hóa do tuyến gan,tuyến tụy,tuyến ruột tiết ra đều hòa loãng thức ăn và trộn đều dịch tiêu hóa
+Muối mật(dịch mật)tách lipit thành giọt nhỏ biệt lập với nhau,tạo nhũ tương hóa
+Các cơ trên thành ruột co bóp,nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch tiêu hóa và tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột
-Sự biến đổi hóa học:
b65c1f29eaacee4fd7677db010372af6_45210206.ruotjnon.700x0.bmp

Câu 5:
_Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trên lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhầy do các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc,ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin
 
G

girlinvisible

giúp mk với, đề cương hok ki`

Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
 
P

p3nh0ctapy3u

- Protein trong thức ăn bị dicht vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
 
T

thongoc_97977

Chú ý: các mem post câu hỏi ôn tập học kì ở đây nhé
mình sẽ cho các đề thi để cùng nhau làm và củng cố kiến thức nhằm phục vụ cho kì thi học kì sắp tới của các bạn.
bắt đầu nhé!

đề 1:

I/Trắc nghiệm:(6 điểm)
Câu 1- Chức năng của chất tế bào là:
A- tổng hợp prôtêin B - B-thực hiện các hoạt động sống của tế bào
C- điều khiển các hoạt động sống của tế bào
D- giúp tế bào trao đổi chất

Câu 2- Chức năng của mô biểu bì là:
A- nâng đỡ và liên kết các cơ quan
B- tiếp nhận kích thích
C- bảo vệ hấp thụ ,tiết
D- neo giữ các cơ quan

Câu 3- Một cung phản xạ gồm:
A- 4 yếu tố
B- 3 yếu tố
C- 2 yếu tố
D-5yếu tố

Câu 4- Xương có tính đàn hồi và rắn chắc là vì :
A- xương có chất hữu cơ và vô cơ
B- xương có chất hữu cơ
C- xương có chứa muối khoáng
D- xương có cấu trúc hình ống

Câu 5- Thành phần cấu tạo của máu gồm: A-- nước mô và tế bào máu
B- hồng cầu ,bạch cầu ,tiểu cầu
C-huyết tương và hồng cầu
D- huyết tương và các tế bào máu

Câu 6- Sự trao đổi chất xảy ra ở bộ phận nào?
A-Phổi
B-Khí quản
C-Khí quản và phế quản
D- Dường dẫn khí

Câu 7- Thức ăn được tiêu hoá hoàn toàn ở:
A- ruột già
B- ruột non
C- tá tràng
D- dạ dày

Câu 8- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là quá trình trao đổi chất ở cấp độ:
A-phân tử
B- tế bào
C- cơ thể
D- nguyên tử

Câu9- Hai mặt của quá trình trao đổi chất là :
A- bài tiết và co cơ
B- phân giải và hấp thụ
C- đồng hoá và dị hoá
D-hô hấp và vận động

Câu 10: Các chất dinh dưỡng nào dưới đây được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết
A.Lipit và các vitamin tan trong dầu.
B.Lipit và các vitamin tan trong nước.
C.Axít béo và glixêrin.
D.Các muối khoáng.

Câu11- Vai trò của gan trong sự tiêu hoá thức ăn là:
A- tiết ra mật tiêu hoá prôtêin
B-tiết men tiêu hoá gluxit
C- hấp thụ chất dinh dưỡng
D- tiết ra mật tiêu hoá lipít

Câu12- Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của đường dẫn khí?
A-làm ẩm không khí
B- làm ấm không khí
C- bảo vệ phổi
D- làm tăng diện tích trao đổi khí

II/ TỰ LUẬN :( 4đ )
Câu 1: ( 2đ ) Bộ xương người có những đăc điểm nào tiến hoá hơn bộ xương thú ?
Câu 3: ( 1đ )? Người có nhóm máu A có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? ( giải thích)
 
Last edited by a moderator:
T

tybokute1

1) Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú?
2) Các thành phần cấu tạo của tế bào? Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể?
3) Vai trò của thanh quản là gì?
4) Các yếu tố làm thay đổi nhịp tim là gì?
5) Phân tích tác hại của thuốc lá đối với cơ thể và những người xung quanh
6) Trình bày thành phần cấu tạo của cơ quan tiêu hóa (ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa)
7) Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?
 
Top Bottom