$\color{DarkOrange}{\fbox{Ôn tập sinh 6 }\bigstar\text{ Học hỏi điều hay }\bigstar}$

C

chaobanhao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Loa Loa Loa các bạn ơi :Mloa_loa:

Chúng ta đã bắt đầu bước vào một cuộc thi học kì căng thẳng:khi (152):

Nên chúng ta sẽ có một topic nhằm ôn tập và trao đổi các kiến thức .

Tại nơi đây : $\color{DarkOrange}{\fbox{Ôn tập sinh 6 }\bigstar\text{ Học hỏi điều hay }\bigstar}$

Mình mở topic này nhằm giúp các bạn tìm hiểu và ôn tập lại những kiến thức đã học trong HKII và ôn tập sơ lược lại HKI.
Giải thưởng của các bạn chính là các điểm học tập và những lời cảm ơn. Nào cùng bắt đầu nhé !
 
Last edited by a moderator:
C

chaobanhao

Tại sao rừng được gọi là lá phổi xanh của Trái Đất ?
*************************************************************
 
L

leemin_28

Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường, vì vậy nên nó được xem là “Lá phổi của Trái đất”.
Hầu hết lượng oxy trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng.
Mỗi một năm, hệ thực vật trên Trái đất nhận 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được.
Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm
 
S

scientists

Lượng oxy trong không khí có vai trò rất lớn đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không thể ngừng hô hấp. Hầu hết lượng oxy trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng. Trong quá trình quang hợp, những thực vật này đã hút khí cacbonic và thải ra khí oxy. Tuy nhiên, những thực vật cũng cần phải hô hấp, nhưng dưới sự chiếu xạ của ánh nắng, tác dụng quang hợp của chúng phải lớn gấp 20 lần so với tác dụng hô hấp. Vì vậy mọi người gọi thực vật xanh là “Nhà máy sản xuất thiên nhiên” của oxy.
Cây cối thông qua quá trình quang hợp đã hút lượng khí cacbonic và thải ra môi trường lượng khí oxy. Nhờ đó mà con người và sinh vật mới có thể duy trì được sự sống của mình, khí hậu mới được ổn định. Có người làm một phép tính, cây dẻ cao 33 mét có khoảng 110 nghìn lá. Diện tích là 340m2. Một khu rừng có khoảng hơn 10 triệu cây thì diện tích lá cây che phủ là rất lớn, khả năng quang hợp cao. Mỗi một năm, hệ thực vật trên Trái đất nhận 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được.
Rừng giữ vai trò lớn trong việc làm sạch hoá bầu không khí. Những thực vật rừng có khả năng loại trừ toàn bộ những khí thải độc hại như: SO2, HF, Cl… SO2 là loại khí rất độc, có mặt ở nhiều nơi. Khi nồng độ SO2 trong không khí lên tới 10 ppm sẽ dẫn đến một số chứng bệnh như tim đập mạnh, loạn nhịp khó thở… Rừng có thể hấp thụ khí SO2 đó và chuyển chúng thành những thành phần cấu tạo nên các axit gốc amin trong các thân cây v.v… F cũng là một loại khí có hại với cơ thể con người. Nếu chúng ta ăn phải hoa quả, thực phẩm, rau có hàm lượng F cao sẽ bị nhiễm độc, sinh bệnh. Trong rừng có rất nhiều loại cây có thể hấp thụ thể khí này. Trung bình cứ một 1 ha cây ngân hoa có thể hấp thụ 11,8 kg F, 1 ha cây dâu tây là 4,3 kg F và 1 ha cây liễu thì hấp thụ 3,9 kg F.
Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm, lọc và hấp thụ lại chúng làm trong sạch môi trường. Các nhà khoa học đưa ra số liệu: trung bình 1 năm, cứ 15 mẫu đất trồng cây tùng có thể loại trừ được 36 tấn khói bụi trong không khí, 1 m2 cây phù du có thể ngăn được 3,39 tấn bụi thải. Trong rừng cành và lá cây tương đối rậm rạp um tùm nên làm giảm sức gió. Do vậy nên số bụi thải công nghiệp trong không khí đã bị giữ lại gần hết, sau một trận mưa lớn, số bụi còn lại được trở về với đất, nhờ vậy mà không khí được trong lành và mát mẻ hơn. Lá cây sau khi được sạch bụi lại tiếp tục quá trình giữ bụi và chu trình làm sạch không khí mới được bắt đầu.
Rừng quả thật là “Lá phổi của Trái đất”, không có rừng, tất cả mọi sinh vật trên Trái đất này kể cả con người sẽ không thể hô hấp, khó có thể sinh tồn và phát triển.(ST)
 
X

xuanquynh97

+ Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí.


+ Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.


+ Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
 
C

chaobanhao

Tiếp :
Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp một lá mầm và hai lá mầm là gì ?
Nhớ ấn lời giải hay hơn để nhận điểm học tập nhé.
 
C

chaobanhao

sao ko ai trả lời nữa vậy ****************************?
**********************************************************************************************************************************************
 
N

nhokdangyeu01

Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là số lá mầm của phôi. Lớp Hai lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm; lớp Một lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm
 
L

lovelyyoyo

- Cây 2 lá mầm: rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa thường có 5 hoặc 4 cánh, phôi có 2 lá mầm, thân đa dạng (thân gỗ, cỏ, leo...)
- Cây 1 lá mầm: rễ chùm, gân lá song song hoặc hình cung, hoa thường có 6 hoặc 3 cánh, phôi có 1 là mầm, thân cỏ hoặc thân cột
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm là số lá mầm của phôi
 
C

chaobanhao

Hãy nêu những điều kiện để 1 hạt giống nảy mầm???

***********************************************************************

***********************************************************************
 
N

nhokdangyeu01

Hãy nêu những điều kiện để 1 hạt giống nảy mầm???

+Điều kiện ngoại cảnh: Đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
+Điều kiện của hạt: Hạt chắc, phôi hạt còn nguuyên vẹn, không bị sâu mọt
 
N

nhokdangyeu01

Một số cây ăn quả đã được cảI tạo cho phẩm chất tôt: Cây vảI thiều , cây hồng, cây hoa hồng, cây lúa ,... .
 
N

nhokdangyeu01

Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp là:
- ánh sáng
- nước
- hàm lượng Cacbônic
- nhiệt độ
 
S

smile doll

Có 5 nhân tố:
- Ánh sáng
- Nước
- Nồng độ CO2
- Nhiệt độ
- Nguyên tố khoáng
 
A

anhtra23

h

Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp là:
- ánh sáng
- nước
- hàm lượng Cacbônic
- nhiệt độ
 
C

chaobanhao

Hạt trần khác với hạt kín ở điểm gì ?
Hãy nêu những đặc điểm của cây có hạt trần ?
Theo anh admin giờ hết cái vụ nhận điểm học tập nhé chỉ dùng để trao đổi kiến thức thôi
 
P

phananhbong

1)
:pHạt trần
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ cọc, thân gỗ, lá kim
- Cơ quan sinh sản: nón đực, nón cái, hạt nằm trên lá noãn hở.
:pHạt kín
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng: rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ; lá đơn, lá kép
- Cơ quan sinh sản: có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả
+ Trong các đặc điểm trên, đặc điểm quan trọng để phân biệt Hạt kín và Hạt trần là: hạt nằm trên lá noãn hở
__________________________________________________________
:khi (196)::khi (196)::khi (196)::khi (196)::khi (196)::khi (196):
 
H

hoangtubongtoi02

1) Hạt trần
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ cọc, thân gỗ, lá kim
- Cơ quan sinh sản: nón đực, nón cái, hạt nằm trên lá noãn hở.
Hạt kín
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng: rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ; lá đơn, lá kép
- Cơ quan sinh sản: có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả
+ Trong các đặc điểm trên, đặc điểm quan trọng để phân biệt Hạt kín và Hạt trần là: hạt nằm trên lá noãn hở
 
Top Bottom