$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{Vật Lí Vui}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
P

phuong_july

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

$\fbox{Vật Lí Vui}$
Tén tén tén tèn. *Phựt* Bắn pháo hoa. :)
Topic $\fbox{Vật Lí Vui}$ chính thức ra mắt toàn thể mọi người. Topic sẽ là nơi trú ngụ những nhà bác học vật lý bị "tẩu hoả nhập ma" sau thời gian làm việc với công suất lớn. Topic là nơi "chứa chất" các câu đố vật lý hay, các hiện tượng vật lý trên Trái Đất chúng ta, và có thể mở rộng sang toàn hệ Mặt Trời của chúng ta nữa nhé! Hi vọng topic sẽ được nhiều người ủng hộ. :D:D
Bắt đầu với 1 hiện tượng khá lí thú nhé! ;);)
$\fbox{'Cầu vồng ngược' hiếm có trên bầu trời}$
Bầu trời nước Anh bỗng sáng rực với nụ cười bảy sắc cầu vồng rực rỡ. "Cầu vồng ngược" này thực ra không phải là cầu vồng.
sky1.jpg

"Cầu vồng ngược" trên bầu trời nước Anh. Ảnh: National Pictures.
Thay vì được tạo ra bởi các hạt mưa, đó là kết quả của một hiện tượng hiếm gặp của bầu khí quyển bên ngoài Bắc cực và Nam cực.
Bình thường cầu vồng được tạo ra khi ánh sáng xuyên qua các hạt mưa và chiếu ra phía bên kia mà không thay đổi hướng, thì "nụ cười lung linh" này được hình thành khi ánh sáng chiếu qua muôn triệu tinh thể băng bé xíu trong lớp mây mỏng.
Do các tinh thể ở dạng dẹt và có 6 cạnh, chúng chuyển hướng ánh sáng và tạo ra một đường cong ngược, gọi là vòng cung thiên đỉnh. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mặt trời ở thấp, khoảng dưới 32 độ tính từ đường chân trời.
Đường cong có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, và hiện thoáng qua trên bầu trời, bởi mây thường trôi rất nhanh.
Nigel Blackwell, điều hành một doanh nghiệp tại Copthorne, gần Crawley, đã chụp được cảnh tượng ngoạn mục này vào tháng 2 năm nay. Hôm qua, ông cho biết: "Đó là một buổi sáng thứ bảy và con trai tôi đang rửa xe thì nhìn thấy nó. Cu cậu rất ngạc nhiên và gọi tôi ra xem. Tôi đã lấy máy ảnh và chụp hình. 'Nụ cười' xuất hiện trên bầu trời trong khoảng 5 phút rồi tự nhiên biến mất".
"Ấn tượng đầu tiên của tôi là nó là một cầu vồng ngược, nhưng hôm đó là một ngày nắng trong. Thật thú vị khi nhìn thấy bầu trời đang mỉm cười với mình".
Chuyên gia khí tượng học John Hammond nhận định: "Đây là một ví dụ tuyệt vời về vòng cung thiên đỉnh. Thật hiếm khi bắt gặp hiện tượng rõ rệt đến vậy".
"Ngoài việc xuất hiện tại nơi thích hợp và vào đúng thời điểm, mặt trời và mây cần phải tạo ra một góc sao cho vòng cung có thể hiện rõ như vậy ở phía dưới".
Sưu tầm.
Mọi người đã ai thấy hiện tượng này ở ngoài bao giờ chưa?? :D:D. Chắc ở VN chẳng ai thấy được đâu nhỉ?? Vì hiện tượng này cần có băng là "chất xúc tác" mà nhỉ?? :)
Nếu chưa biết lí do có hiện tượng này. Tớ sẽ tưởng tượng như thế này: Có 1 thế giới khác tồn tại song song với thế giới của chúng ta. Chúng ta không thể nhìn thấy họ và họ cũng thế. Cầu vồng ngược là ở thế giới của họ (ngược với chúng ta nhưng lại "xuôi" với họ). Cái cầu vồng bị lọt vào lỗ hổng thời gian về đến thế giới của chúng ta. Ai đã xem phim "Upside down" rồi nhỉ? Hai thế giới cùng tồn tại với nhau đấy. :D:D.
Chú ý: Ai thấy hiện tượng này thì hãy nhanh tay lấy máy ảnh, điện thoại,... cái gì chụp được "tách" ngay và chia sẻ với topic nhé! ;);)


 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{Câu Đố Vui}$
Lật sang với các câu đố nhé! :D
$\fbox{Câu 01}$ : Quyển Vật Lý học đầu tiên trong lịch sử loài người do ai viết ?


$\fbox{Câu 02}$ : Sự kiện gì trong lịch sử đã chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu ?


$\fbox{Câu 03}$: Nhà bác học Vật Lý nào đưa ra lý thuyết với nội dung Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời đầu tiên ?


$\fbox{Câu 04}$: Ai là người bác bỏ quan điểm vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ ?


$\fbox{Câu 05}$ : Nhà Bác học là người mở một cuộc cách mạng khoa học vĩ đại và ông cũng là ông tổ nghành cơ học ?

 
P

phuong_july

Yeah! Chị congratulation11 trả lời chính xác rồi! :):)
Nhà Vật Lý học Galiléo ( 1564 – 1642 ) người ý làm thí nghiệm thả rơi tự do vật từ tháp nghiên Pisa ở Ý. Và Newton đã tiến hành thí nghiệm thả rơi viên chì và lông chim trong ống nghiệm chân không.
 
S

saodo_3

Quyển Vật Lí đầu tiên: Hình như do một nhà vật lí - triết học viết. Tên gì quên mất :-?

Sự kiện chứng minh Trái Đất hình cầu: Ma giăng Len vòng quanh thế giới. Cái này nhớ không nhầm thì trong truyện đọc lớp 5.

Nhà bác học đưa ra thuyết Nhật tâm: Cô péc nic. Ông yêu cầu khắc lên mộ mình sau khi chết (nhớ thế).

Ông tổ ngành cơ học chỉ có thể là Niu tơn.
 
P

phuong_july

Mọi người trả lời chính xác rồi. :)
Câu 01. Do Nhà bác học Aristote viết vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên ở Hy Lạp. Quyển Vật Lý mang tính duy vật lẫn duy tâm.
Nội dung: -Vật chất tồn tại khách quan.
- Không bao giờ công nhận chân không.
-Mọi vật được tạo thành từ 4 nguyên tố : Đất, Nước, Không Khí và Lửa.
Câu 02 :Từ năm 1519 – 1522 Magellen ( 1470 – 1521 ) đã thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất từ Châu Âu qua Đại Tây Dương sang Châu Mỹ , qua Thái Bình Dương đến Châu Á, qua Ấn Độ Dương trở về Châu Âu. ( Cụ thể là bắt đầu từ ngày 20 – 9 – 1519 đến ngày 8 – 9 – 1522 : Tổng cộng là 1083 ngày ). Đã chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu.
Câu 03 :
nhà Bác học Copernic ( Người Ba Lan : 1473 – 1543 ) với thuyết nhật tâm vào 1530
Nội dung :
- Mặt Trời bất động là trung tâm của vũ trụ.
- Trái Đất quay quanh Mặt Trời như các hành tinh khác.
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất .
- Các vì sao nằm bất động trên mặt cầu rất xa.
-Quỹ đạo các hành tinh là đường tròn.
Câu 05 : Nhà Bác Học người Anh I.Newton (1642 – 1727) đã đưa ra ba định luật cơ học mang tên ông cùng các định luật Vật Lý khác.
 
P

phuong_july

Tiếp tục! :)

Câu 06 Tại sao con người chịu nóng ở $60^oC$ trong không khí mà lại bị bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ?

Câu 07:Vẩy nước lên thanh sắt được nung ở $100^oC$ và thanh sắt đã nung đỏ chói thì giọt nước ở thanh nào bay hơi nhanh hơn ?
Câu 08: Lấy quẹt diêm đốt bầu thủy ngân nhiệt kế , cột thủy ngân trong nhiệt kế bắt đầu dâng lên hay hạ xuống ?
Câu 09: Phân biệt sự khác nhau và giống nhau của lăng kính và thấu kính ?
Câu 10: Khi cảm kháng $Z_L$ lớn hơn dung kháng $Z_C$ thì hiệu điện thế giữa hai đầu nhanh hay chậm pha hơn cường độ dòng điện qua mạch ? Tại sao ?
 
K

kjhkhk

Tiếp tục! :)

Câu 06 Tại sao con người chịu nóng ở $60^oC$ trong không khí mà lại bị bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ?

Câu 07:Vẩy nước lên thanh sắt được nung ở $100^oC$ và thanh sắt đã nung đỏ chói thì giọt nước ở thanh nào bay hơi nhanh hơn ?
Câu 08: Lấy quẹt diêm đốt bầu thủy ngân nhiệt kế , cột thủy ngân trong nhiệt kế bắt đầu dâng lên hay hạ xuống ?
Câu 09: Phân biệt sự khác nhau và giống nhau của lăng kính và thấu kính ?
Câu 10: Khi cảm kháng $Z_L$ lớn hơn dung kháng $Z_C$ thì hiệu điện thế giữa hai đầu nhanh hay chậm pha hơn cường độ dòng điện qua mạch ? Tại sao ?
Câu 6. Vì ở nhiệt độ cao trong không khí , cơ thể người đổ mồ hôi và bốc hơi trên da , khi đó nhiệt lượng bay hơi lấy từ cơ thể làm nhiệt độ cơ thể giảmnên da không bị bỏng. Trong nước nóng không thể có sự bay hơi, qua đó không có sự giảm nhiệt độ của da nên da bị bỏng.
Câu 7. Giọt nước trên thanh sắt được nung ở $100^oC$ bốc hơi nhanh hơn. Giọt nước trên thanh sắt đã nung đỏ chói bốc hơi chậm hơn vì khi đó xung quanh giọt nước xuất hiện một lớp hơi nước bao bộc, lớp hơi nước này dẫn nhiệt kém nên giọt nước cứ nhảy bắn lên bắn xuống trong một khoảng thời gian. Trong khi đó ở thanh sắt kia , giọt nước lan tràn tức khắc và bốc hơi ngay.
Câu 8. Trước hết, cột thủy ngân tụt xuống vì bầu thủy tinh nhiệt kế được đốt nóng và nở ra có thể tích tăng lên. Sau đó nhiệt độ mới truyền từ thủy tinh sang thủy ngân , lúc ấy, cột thủy ngân mới tăng vọt lên.
Câu 9. -Giống nhau : Cùng là khối chất trong suốt
-Khác nhau :
+Lăng kính : Là môi trường giới hạn bởi hình lăng trụ đứng, tiết diện là tam giác
+Thấu kính : Là môi trường giới hạn bởi giao hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và 1 mặt cong.

Câu 10. U nhanh pha hơn ?
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

Tiếp tục với các câu đố sau nhé! :)
Câu 11. Nó là khối khí cầu có nhiều màu bao gồm đỏ, vàng, xanh và trắng, chủ yếu là nhất là màu vàng, nó trông có vẻ to bởi vì nó ở gần chúng ta nhất so với các ngôi sao khác trong dãy Ngân Hà. Nó là gì ?
Câu 12.
Vào mỗi buổi bình minh người ta gọi nó là Sao Mai, và những buổi hoàng hôn, người ta gọi nó là Sao Hôm. Đó là hành tinh nào trong 9 hành tinh của thái dương hệ Mặt Trời chúng ta ?
Câu 13. T
ừ hai địa điểm AB cách nhau 100 km, có hai chiếc ôtô chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau lần lượt với vận tốc 36 km/h và 64 km/h. Có một chú ruồi từ ôtô thứ nhất bay thẳng đều sang chạm vào ôtô thư hai, rồi lại bay thẳng đều sang chạm ôtô thứ nhất và cứ thế với vận tốc không đổi là 120 km/h. Biết thời gian ruồi chạm chạm vào ôtô không đáng kể. Hỏi khi hai hai xe gặp nhau thì chú ruồi bay được tổng quãng đường là bao nhiêu ?
Câu 14.
Ngắm chừng ở vô cực là :
( Trong các câu sau đây, câu nào đúng )
a) Mắt nhìn vật ở vô cực.
b) Mắt nhìn ảnh ở vô cực.
c) Mắt nhìn ảnh thật ở vô cực qua kính
d) Mắt nhìn ảnh ảo ở vô cực qua kính
Câu 15. Đoán xem trên Mặt Trăng bầu trời có màu xanh như ở Trái Đất chúng ta hay không ?
$\fbox{ Câu Đố Đặc Biệt}$. Đây là 1 câu đố của Anh-xtanh.

Vào cuối thế kỉ 19, Einstein ra câu đố này và nói rằng chỉ có nhiều nhất là 2% dân số trên thế giới giải được. Bạn có muốn vào con số ít ỏi thế không? Nếu tự giải được thì chỉ số IQ của bạn không dưới 140 đâu nhé.
Giả thiết:

1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà có một màu khác nhau.
2. Trong mỗi nhà ở một người có quốc tịch khác nhau.
3. Mỗi cư dân chỉ thích một loại nước uống, hút thuốc một hãng và nuôi một con vật trong nhà.
4. Cả 5 cư dân không có cùng thích một loại nước uống, hút thuốc cùng một hãng hay nuôi cùng một con vật trong nhà như người hàng xóm của mình.
Câu hỏi: Ai nuôi cá ?
Bạn có thêm các chỉ dẫn sau:
1.Ngườì Anh ở trong nhà màu đỏ.
2.Ngườì Thuỵ-điển nuôi chó.
3.Ngườì Đan-mạch thích uống trà.
4.Ngôi nhà màu xanh lá cây nằm bên trái ngôi nhà màu trắng.
5.Ngườì ở nhà màu xanh lá cây thích uống cà phê.
6.Ngườì hút thuốc hiệu Pall Mall nuôi chim.
7. Ngườì ở nhà màu vàng hút thuốc hiệu Dunhill.
8. Ngườì ở nhà nằm giữa thích uống sữa.
9.Ngườì Na-uy ở nhà đầu tiên.
10.Ngườì hút thuốc hiệu Blends ở cạnh nhà ngườì có nuôi mèo.
11.Ngườì có nuôi ngựa ở cạnh nhà ngườì hút thuốc hiệu Dunhill.
12.Ngườì hút thuốc hiệu Blue Master thích uống bia.
13.Ngườì Đức hút thuốc hiệu Prince.
14.Ngườì Na-uy ở cạnh nhà màu xanh lơ.
15.Ngườì hút thuốc hiệu Blends có ngườì hàng xóm thích uống nước khoáng.
 
P

phuong_july

$\fbox{Phương Trình Như Những Bài Thơ}$
Có thể nói không ngoa rằng linh hồn của khoa học hiện đại chính là những phương trình lớn, những phương trình mô tả các định luật cơ bản của thế giới tự nhiên. Những phương trình này cũng có thể “lột” ra từng lớp một, và những liên kết tinh vi của chúng cũng theo đó mà dần dần hiện ra tương tự , trong một bài thơ hay, mỗi câu thơ, thậm chí mỗi lời thơ, khi được phân tích cẩn thận, từng ý nghĩa được phơi bày, lôi cuốn người thưởng thức tìm hiểu thêm về thông điệp sâu xa của bài thơ. Nhưng hiện thân của phương trình là đặc tính và hệ quả, chứ không phải ý nghĩa như một bài thơ.
Cho đến nay, trong giới văn học, hình như chưa ai đưa ra được một định nghĩa hoàn chỉnh và thống nhất thế nào là một bài thơ. Nhưng trong toán học, không ai phải tranh cãi thế nào là một phương trình. Phương trình toán học là một biểu thức hoàn toàn cân đối: phía bên trái bằng phía bên phải của phương trình. Đối với các nhà toán học thuần tuý, không quan tâm đến khoa học, mỗi phương trình là một phát biểu trừu tượng không có dính dáng gì đến thế giới thực tế. Thành ra, khi các nhà toán học nhìn một phương trình như y = x + 1, họ nghĩ đến y và x như là những kí hiệu trừu tượng, không đại diện cho một thực thể nào ngoài đời.
Có thể tưởng tượng ra một vũ trụ mà trong đó các phương trình toán học không dính dáng gì đến hệ thống vận hành của thiên nhiên. Song, điều kì diệu là mối liên hệ giữa phương trình và thiên nhiên có thật. Các nhà khoa học hay mô tả những qui luật khoa học bằng phương trình với các kí hiệu đại diện cho những khối lượng có thể đo lường được qua thí nghiệm. Qua cách miêu tả bằng kí hiệu này, phương trình đã trở thành một loại vũ khí lợi hại của giới khoa học.


Một trong những phương trình toán học nổi tiếng nhất thế giới có lẽ là $E=mc^2$, do Nhà vật lí học lừng danh, Albert Einstein đề nghị vào năm 1905. Cũng giống như phần lớn các phương trình nổi tiếng khác, phương trình của Einstein xác nhận sự tương đương giữa các sự vật mà lúc đầu mới nhìn qua rất khác nhau – năng lượng (E, energy), khối lượng (m, mass), và tốc độ ánh sáng trong không gian trống (c). Qua phương trình này, Einstein tiên đoán rằng, với bất cứ khối lượng nào, nếu chúng ta nhân nó 2 lần với tốc độ ánh sáng, kết quả sẽ tương đương với năng lượng của khối. Cũng giống như mọi phương trình khác, $E=mc^2$ nói đến sự tương đương giữa hai khối lượng.

Những phương trình vĩ đại cũng giống như những bài thơ trứ danh ở một thể chất: đó là nội lực. Thơ là một hình thức súc tích nhất của ngôn ngữ, cũng giống như phương trình là một cách diễn đạt cô đọng nhất về một hiện tượng tự nhiên. $E=mc^2$tự nó là một biểu hiện lớn: những kí hiệu tóm lược tri thức có thể áp dụng cho mỗi hoán chuyển năng lượng, từ mỗi tế bào sống trong mỗi sinh vật trên Trái đất, đến những bùng nổ ngoài vũ trụ xa xăm. Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, phương trình này vẫn đúng.Phương trình trứ danh này khởi đầu bằng một suy đoán đầy tự tin, và chỉ sau nhiều thập niên nó trở thành một bộ phận quan trọng trong kho tàng tri thức nhân loại, sau nhiều thí nghiệm cho thấy quả nó nhất quán với thế giới tự nhiên. Cùng với các phương trình nổi tiếng khác, $E=mc^2$ cũng giống như một bài thơ lớn. Cũng giống như một bài thơ trữ tình tuyệt hão có thể bị hư hỏng nếu một chữ, hay một cách phát âm, hay một chấm câu bị thay đổi, không một chi tiết nào của phương trình $E=mc^2$ có thể thay đổi nếu không muốn cho nó trở nên vô dụng. Những phương trình vĩ đại cũng giống như những bài thơ trứ danh ở một thể chất: đó là nội lực. Thơ là một hình thức súc tích nhất của ngôn ngữ, cũng giống như phương trình là một cách diễn đạt cô đọng nhất về một hiện tượng tự nhiên. $E = mc^2$ tự nó là một biểu hiện lớn: những kí hiệu tóm lược tri thức có thể áp dụng cho mỗi hoán chuyển năng lượng, từ mỗi tế bào sống trong mỗi sinh vật trên Trái đất, đến những bùng nổ ngoài vũ trụ xa xăm. Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, phương trình này vẫn đúng.

Những phương trình vĩ đại cũng có một khả năng kích thích phong phú như thơ: đó là sự tưởng tượng. Văn hào Shakespeare không thể nào thấy trước được nhiều ý nghĩa mà độc giả đời sau đã cảm nhận qua câu “Shall I compare thee to a summer's day?”. Tương tự, Einstein cũng không thể nào tiên đoán được vô số hệ quả của phương trình tương đối mà ông đề ra.

Nói như thế không có nghĩa là thơ và phương trình giống nhau. Mỗi bài thơ được viết bằng một ngôn ngữ đặc thù và sức lôi cuốn có thể bị suy giảm khi được dịch sang một ngôn ngữ khác. Nhưng phương trình được viết bằng một ngôn ngữ phổ quát của toán học: dù viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt Nam, $E = mc^2$ vẫn là $E = mc^2$. Ngoài ra, nhà thơ tìm tòi nhiều ý nghĩa trong một bài thơ và những liên đới giữa từ ngữ và ý tưởng, trong khi đó nhà khoa học có ý định truyền đạt một ý tưởng logic duy nhất qua phương trình.

Cái ý nghĩa mà một phương trình khoa học cung cấp cho chúng ta là một định luật tự nhiên. Có thể dùng một ví dụ của Nhà vật lí lừng danh Richard Feynman để giải thích mối quan hệ giữa phương trình và luật tự nhiên. Hãy tưởng tượng khán giả đang xem một trận đấu cờ. Nếu khán giả cuộc tranh tài không biết các luật lệ của cuộc chơi cờ, họ có thể chỉ quan sát cách đi và đường hướng di chuyển của các tay chơi. Hãy tưởng tượng nếu những tay chơi thuộc thành phần thượng thặng, và cách đi cờ của họ phức tạp hơn các tay chơi cờ thường. Đối với khán giả, muốn tìm hiểu luật lệ của cuộc chơi cờ, họ phải quan sát cực kì cẩn thận, định hướng, và nhìn kĩ tất cả các đầu mối mà họ có thể tập trung. Cơ bản của cách làm việc đó là phạm trù của các nhà khoa học. Giới khoa học quan sát thế giới tự nhiên một cách cẩn thận – những chuyển động của từng bộ phận – và cố gắng thu thập dữ liệu, để rồi phát triển thành những định luật.
Hàng ngàn nhà tư tưởng từng bị thất bại thê thảm trước những bí ẩn của tự nhiên, họ không hiểu tại sao có quá nhiều luật tự nhiên không thể mô tả một cách gọn gàng bằng những phương trình. Trong vật lí, phương trình tương đối của Einstein cho ra đời một lí thuyết mới về trọng lực, bằng cách đối chiếu không gian / thời gian với năng lượng của vật chất. Trong lí thuyết lượng tử, phương trình của Schrodinger mô tả tác động của vật chất trong một thế giới vi mô, giúp chúng ta hiểu được nguyên tử và phân tử mà trước đó chúng ta không thể nào biết được với những ý tưởng cũ. Trong sinh thái học, phương trình mô tả sự sản sinh của cá từ một thế hệ này sang thế hệ khác cũng đem đến cho chúng ta một hiểu biết về sự phân phối trong thiên nhiên. John Nash, nhà toán học nổi tiếng với giải Nobel, bị chứng tâm thần phân liệt, đề xuất một phương trình xác định cách thức mà hai người phải hành động trong một cuộc tranh tài. Sau này, các nhà kinh tế học và sinh vật học tìm thấy phương trình của John Nash cực kì hữu dụng trong nghiên cứu lí thuyết chọn lọc tự nhiên (theory of natural selection theory).



Tại sao có nhiều qui luật tự nhiên lại có thể diễn đạt bằng những phương trình có tính cách xác định, như hai khối lượng không liên hệ với nhau lại bằng nhau một cách chính xác như thế? Tại sao những qui luật cơ bản này lại tồn tại? Một nhận xét thông thường nhưng mang ít nhiều mỉa mai cho rằng Thượng đế là một nhà toán học, một ý tưởng không mấy có ích trong những câu hỏi quan trọng mà chúng ta không thể nào kiểm định được!



Một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi hơn cả vấn đề lai lịch của các phương trình khoa học là câu hỏi các phương trình này được sáng tạo ra hay khám phá. Nhà vật lí học thiên thể người Mỹ gốc Ấn Độ, Subrahmanyan Chandrasekhar, cho rằng khi ông tìm thấy một dữ kiện mới hay hiểu thấu được một vấn đề, thì có một cái gì đó hình như luôn luôn nằm ở đó, và ông ta chỉ cần nhặt nó lên. Theo quan điểm này, những phương trình mô tả vận hành cơ bản của vũ trụ, ở một góc độ nào đó, “luôn ở đó,” tồn tại độc lập với sự có mặt của con người, như thể các nhà khoa học là những nhà khảo cổ vũ trụ, cố khai quật những định luật đã được giấu kín kể từ khi thời gian bắt đầu. Còn nguồn gốc của các định luật vẫn còn là một điều bí ẩn!



Trong số hàng trăm ngàn nhà khoa học, chỉ có một số cực kì ít có phương trình gắn liền với tên của họ. Hai nhà khoa học có công khám phá những phương trình cơ bản tỏ ra am hiểu một cách sâu sắc về vai trò của toán học trong khoa học là Albert Einstein và Paul Dirac, một nhà vật lí học cũng không kém lỗi lạc so với Einstein. Cả hai đều không phải là nhà toán học, nhưng cả hai đều có một năng khiếu đặc biệt trong việc viết xuống những phương trình mới có khả năng ”sinh sản” phì nhiêu như những bài thơ đẹp. Cả hai đều chịu sự quyến rũ của một niềm tin cho rằng những phương trình cơ bản vật lí phải là những phương trình đẹp.
DiracLuscoFusco.jpg

einstein.jpg

Còn nữa.

 
P

phuong_july

$\fbox{Phương Trình Như Những Bài Thơ(Tiếp)}$
Dirac và Einstein là hai nhà khoa học đã đem lại cho khoa học hiện đại một số phương trình cơ bản, mà qua tính xúc tích, đơn giản, và năng lực mạnh mẽ, các phương trình đó có thể được xem là những bài thơ đẹp nhất của nhân loại của thế kỉ 21.
Điều này thoạt đầu nghe qua có vẻ hơi lập dị. Cái quan niệm đẹp không khi nào được giới trí thức ân cần, và nhất định là không có địa vị trong giới phê bình khoa bảng. Song, nó là một thế giới sẵn sàng đi vào tâm hồn tất cả chúng ta, khi chúng ta cảm thấy dao động trước một nụ cười của một hài nhi, trước một cảnh núi rừng hùng vĩ, hay trước một đóa lan thanh tú. Một phương trình đẹp có nghĩa gì? Về cơ bản, nó có nghĩa là phương trình đó có khả năng gợi lên một cảm giác mê li, cho chúng ta một trạng thái như chúng ta đứng trước một cảnh đẹp. Cũng giống như những tác phẩm nghệ thuật lớn, một phương trình đẹp không chỉ hấp dẫn, mà còn phải có tính phổ quát, phải đơn giản, tính đương nhiên, và năng lực mạnh mẽ. Đứng trước những tác phẩm trứ danh như Táo và Lê (Apples and Pears) của Cézanné, hay Đo đạc hình vòm (Geodesic dome) của Buckminster Fuller, Lady Macbeth của Judi Dench, Manhattan của Ella Fitzgerald, chúng ta có cảm giác như đang đứng trước một khái niệm đồ sộ, bất hủ, tinh khiết, không có những u lồi, và được sáng tác một cách cực kì cẩn thận như thể năng lực của chúng sẽ biến tan đi nếu chỉ một chi tiết trong tác phẩm bị thay đổi.

Một phẩm chất khác của một phương trình khoa học là nó có một vẻ đẹp thiết thực. Nó phải ăn khớp với kết quả của mỗi thí nghiệm, và tốt hơn nữa, cung cấp cho chúng ta một tiên đoán mà chưa ai làm trước đó. Khía cạnh thực dụng này của một phương trình cũng giống như cái đẹp của một cỗ máy được sáng chế một cách tinh vi. Trong phim Full Metal Jacket của Stanley Kubrick, Gomer Pyle tán dương những đường nét tỉ mỉ của khẩu súng, hài lòng với phẩm chất tuyệt vời của nó, nhưng chỉ khó chịu cái là nó chỉ thích hợp cho một mục tiêu chết người! Dù biết thế, nhưng một khẩu súng sẽ không “đẹp” nếu nó không vận hành.

Quan niệm đẹp đặc biệt quan trọng đối với Einstein. Theo như người con trai của ông, Hans Einstein, “Tính ba tôi giống như tính của một nghệ sĩ hơn là của một khoa học gia. Chẳng hạn như ông thường hay tán thưởng một lí thuyết không phải gì nó đúng với thực tế, nhưng vì nó đẹp.” Einstein có lần viết rằng “Những lí thuyết vật lí mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận là những lí thuyết đẹp,” tức nó phải nhất quán với kết quả thực nghiệm.
Paul Dirac thậm chí còn dứt khoát hơn Eisntein về cái đẹp. Dirac cho rằng toán học là một tiêu chuẩn về chất lượng của một lí thuyết. Trong những năm cuối đời, Dirac tiêu ra nhiều thời giờ đi vòng quanh thế giới, thuyết giảng về nguồn gốc của các phương trình mang tên ông, nhấn mạnh rằng việc theo đuổi cái đẹp luôn luôn là nguyên tắc chỉ đạo cũng như là một cảm hứng. Trong một hội nghị ở Moscow vào năm 1955, khi được hỏi tóm lược triết lí của ông về vật lí, Dirac viết ngay trên bảng đen một hàng chữ hoa “Định luật vật lí cần phải có vẻ đẹp toán học” ("Physical laws should have mathematical beauty.")
Dirac và Einstein là hai nhà khoa học đã đem lại cho khoa học hiện đại một số phương trình cơ bản, mà qua tính xúc tích, đơn giản, và năng lực mạnh mẽ, các phương trình đó có thể được xem là những bài thơ đẹp nhất của nhân loại của thế kỉ 21.


 
K

kjhkhk

Tiếp tục với các câu đố sau nhé! :)
Câu 11. Nó là khối khí cầu có nhiều màu bao gồm đỏ, vàng, xanh và trắng, chủ yếu là nhất là màu vàng, nó trông có vẻ to bởi vì nó ở gần chúng ta nhất so với các ngôi sao khác trong dãy Ngân Hà. Nó là gì ?
Câu 12.
Vào mỗi buổi bình minh người ta gọi nó là Sao Mai, và những buổi hoàng hôn, người ta gọi nó là Sao Hôm. Đó là hành tinh nào trong 9 hành tinh của thái dương hệ Mặt Trời chúng ta ?
Câu 13. T
ừ hai địa điểm AB cách nhau 100 km, có hai chiếc ôtô chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau lần lượt với vận tốc 36 km/h và 64 km/h. Có một chú ruồi từ ôtô thứ nhất bay thẳng đều sang chạm vào ôtô thư hai, rồi lại bay thẳng đều sang chạm ôtô thứ nhất và cứ thế với vận tốc không đổi là 120 km/h. Biết thời gian ruồi chạm chạm vào ôtô không đáng kể. Hỏi khi hai hai xe gặp nhau thì chú ruồi bay được tổng quãng đường là bao nhiêu ?
Câu 14.
Ngắm chừng ở vô cực là :
( Trong các câu sau đây, câu nào đúng )
a) Mắt nhìn vật ở vô cực.
b) Mắt nhìn ảnh ở vô cực.
c) Mắt nhìn ảnh thật ở vô cực qua kính
d) Mắt nhìn ảnh ảo ở vô cực qua kính
Câu 15. Đoán xem trên Mặt Trăng bầu trời có màu xanh như ở Trái Đất chúng ta hay không ?
$\fbox{ Câu Đố Đặc Biệt}$. Đây là 1 câu đố của Anh-xtanh.

Vào cuối thế kỉ 19, Einstein ra câu đố này và nói rằng chỉ có nhiều nhất là 2% dân số trên thế giới giải được. Bạn có muốn vào con số ít ỏi thế không? Nếu tự giải được thì chỉ số IQ của bạn không dưới 140 đâu nhé.
Giả thiết:

1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà có một màu khác nhau.
2. Trong mỗi nhà ở một người có quốc tịch khác nhau.
3. Mỗi cư dân chỉ thích một loại nước uống, hút thuốc một hãng và nuôi một con vật trong nhà.
4. Cả 5 cư dân không có cùng thích một loại nước uống, hút thuốc cùng một hãng hay nuôi cùng một con vật trong nhà như người hàng xóm của mình.
Câu hỏi: Ai nuôi cá ?
Bạn có thêm các chỉ dẫn sau:
1.Ngườì Anh ở trong nhà màu đỏ.
2.Ngườì Thuỵ-điển nuôi chó.
3.Ngườì Đan-mạch thích uống trà.
4.Ngôi nhà màu xanh lá cây nằm bên trái ngôi nhà màu trắng.
5.Ngườì ở nhà màu xanh lá cây thích uống cà phê.
6.Ngườì hút thuốc hiệu Pall Mall nuôi chim.
7. Ngườì ở nhà màu vàng hút thuốc hiệu Dunhill.
8. Ngườì ở nhà nằm giữa thích uống sữa.
9.Ngườì Na-uy ở nhà đầu tiên.
10.Ngườì hút thuốc hiệu Blends ở cạnh nhà ngườì có nuôi mèo.
11.Ngườì có nuôi ngựa ở cạnh nhà ngườì hút thuốc hiệu Dunhill.
12.Ngườì hút thuốc hiệu Blue Master thích uống bia.
13.Ngườì Đức hút thuốc hiệu Prince.
14.Ngườì Na-uy ở cạnh nhà màu xanh lơ.
15.Ngườì hút thuốc hiệu Blends có ngườì hàng xóm thích uống nước khoáng.
Câu 11. Mặt Trời : Mặt Trời là một ngôi sao màu vàng , kích cỡ trung bình . Nó trông có vẻ to bởi vì nó ở gần chúng ta nhất so với các ngôi sao khác trong dãy ngân hà. Mặt Trời ch Trái Đất ánh sáng và hơi nóng, không có Mặt Trời chúng ta không thể sống được. Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời là 6000 độ C và tâm là khoảng 15 triệu độ C.
Câu 12 .Nó là kim tinh hay còn gọi là sao kim và là hành tinh thứ 2 trong 9 hành tinh của thái dương hệ Mặt Trời chúng ta ?
Câu 13. Vì AB cách nhau 100 km nên để hai ôtô gặp nhau thì ôtô thứ nhất phải chuyển động một đoạn 36 km và ôtô thứ hai chuyển động một đoạn 64 km, nghĩa là hai ôtô sẽ gặp nhau sau 1 h, khi đó chú ruồi bay được quãng đường là 120 km.
Câu 14. d
Câu 15. Ở Trái Đất nhìn lên bầu trời thấy màu xanh là do hiện tượng khếch tán của ánh sáng Mặt Trời trong bầu khí quyển ( được xem như lăng kính khổng lồ) . Sự khuếch tán mạnh đặc biệt với ánh sáng có bước sóng ngắn là phần màu xanh của dãi quang phổ ánh sáng Mặt Trời nên bầu trời có màu xanh. Còn ở Mặt Trăng không có tầng khí quyển cho nên ánh sáng không bị khuếch tán vì thế khi đứng trên Mặt Trăng ta nhìn thấy bầu trời màu đen.
 
P

phuong_july

Tại sao không gì có thể di chuyển được bằng tốc độ ánh sáng?(trừ ánh sáng chính nó)? :D:D
 
S

saodo_3

Tại sao không gì có thể di chuyển được bằng tốc độ ánh sáng?(trừ ánh sáng chính nó)? :D:D

Câu này chắc em hỏi vì tò mò?

Vì sao thì anh nghĩ chỉ có anhxtanh mới biết thôi. Tuy nhiên trong vũ trụ này vận tốc ánh sáng chưa chắc đã nhanh nhất.

Người ta bảo là trong hố đen vũ trụ, mọi định luật vật lí dường như không còn đúng nữa. Ngay cả ánh sáng cũng không thoát khỏi được nó.

Hoặc cũng có thể tồn tại vật nào đó chuyển động nhanh hơn ánh sáng mà chúng ta không thấy được - vì khi chuyển động với vận tốc ánh sáng, kích thước của vật co lại bằng 0.
 
P

phuong_july

-Cái gì mỏng nhất?
-Tại sao khi bơm xe, ống bơm lại nóng lên?

- Nếu ta tác dụng vào vật một lực thì vật sẽ tác dụng lại một lực bằng lực ta đã tác dụng. Nếu có một con ngựa kéo một xe củi đi bằng một lực nào đó thì con ngựa cũng sẽ phải chịu một lực bằng lực con ngựa đã kéo. Vậy thì lẽ ra xe củi phải đứng yên nhưng tại sao xe lại chạy về phái của con ngựa?

 
T

thaolovely1412

-Cái gì mỏng nhất?
-Tại sao khi bơm xe, ống bơm lại nóng lên?




-Màng xà phòng là mỏng nhất
-Nguyên nhân khi bơm xe, ống bơm lại nóng lên là do: Ngoài lực ma sát giữa piston và xylanh ra, còn vì khi ta nén khí, ( quá trình này xem như đoạn nhiệt) áp suất tăng nên nhiệt độ tăng

 
N

nguyentranminhhb

- Nếu ta tác dụng vào vật một lực thì vật sẽ tác dụng lại một lực bằng lực ta đã tác dụng. Nếu có một con ngựa kéo một xe củi đi bằng một lực nào đó thì con ngựa cũng sẽ phải chịu một lực bằng lực con ngựa đã kéo. Vậy thì lẽ ra xe củi phải đứng yên nhưng tại sao xe lại chạy về phái của con ngựa?


Nếu không có lực ma sát thì áp dụng định luật số 3 của Newton vào trường hợp này luôn đúng. Nhưng trên thực tế thì lực ma sát của xe củi bé hơn so lực ma sát của con ngựa( vì bánh xe củi hình tròn :D) nên xe củi sẽ di chuyển về phía con ngựa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom