$ \color{blue}{\fbox{ Tìm hiểu}\bigstar\text{ Một chút về tâm lí mỗi người...}\bigstar}$

T

thaonguyen25

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mỗi người chúng ta,ai cũng có một tính cách riêng,một cách sống riêng . Có người hướng ngoại,có người hướng nội ; có người vui vẻ hoạt bát,có người trầm tính,ít nói. Lại có người ngay thẳng thật thà ,người dối lừa người khác...Song,dù không thể hiện ra ngoài,một phần tính cách vẫn được chúng ta bộc lộ hàng ngày,hàng giờ,qua từng hành động,lời nói. Và,chỉ cần tinh ý một chút ,bạn sẽ nhận ra được điều đó...


for_chuyenvienthamvantamly_slideshow.jpg

Khi bạn thấy một người đang đan tay vào nhau,các ngón chà xát với nhau hoặc ngón nọ phủ lên ngón kia,bạn nghĩ người đấy đang có tâm trạng như nào?
.........

Hai người bắt tay nhau,bạn nghĩ người chủ động (hoặc có thứ bậc cao hơn) sẽ có tư thế như thế nào?

..........

Có câu:''Có tật giật mình''. Vậy ,thực sự có thể dựa vào điều đó để tìm ra kẻ nói dối không?

........


Hãy cùng nhau suy nghĩ và thảo luận nhé !
 
Last edited by a moderator:
K

kyucthoigian

Khi bạn thấy một người đang đan tay vào nhau,các ngón chà xát với nhau hoặc ngón nọ phủ lên ngón kia,bạn nghĩ người đấy đang có tâm trạng như nào?
-Mình nghĩ người đó đang lo lắng, bồn chồn về chuyện gì đó
 
D

demon311

Về cái có tật giật mình thì cũng tùy thôi
Có một số người dù không có tật nhưng tâm lý vào cảnh đó thì cung thọt như ai đó
CÒn mấy cha lỳ như thánh thì có mấy nó cũng bình từ như không có gì xảy ra
Bắt tay mà người ở phía trên có vẻ gì đó cao vế hơn mình
 
F

forum_

Thôi, khổ quá. Em có nguyên 1 quyển sách nói về cái này đây =))

A , thế tự hỏi rồi tự trả lời, nói chuyện 1 mình thì như thế nào ạ ? Em hay thế lắm

Rồi còn có cả ..... thích nhìn ảnh ai xinh xinh nữa thì sao ạ ? :p
 
V

vietanhluu0109

Hai người bắt tay nhau,bạn nghĩ người chủ động (hoặc có thứ bậc cao hơn) sẽ có tư thế như thế nào?

Thì sẽ có tư thế thoải mái, không làm sao và bắt tay sẽ nhịp nhàng, nhanh nữa
 
T

thaonguyen25

Cảm ơn đã đóng góp cho topic .:)

Khi bạn thấy một người đang đan tay vào nhau,các ngón chà xát với nhau hoặc ngón nọ phủ lên ngón kia,bạn nghĩ người đấy đang có tâm trạng như nào?
-Mình nghĩ người đó đang lo lắng, bồn chồn về chuyện gì đó
Mình cũng nghĩ vậy,họ đang gặp rắc rối trong chuyện gì đó.Và hành động đó như một cách tự trấn an bản thân. ^^

Mình nghĩa là có
có thể đưa ra một vài tình huống để "lôi" ra ngoài ánh sáng kẻ phạm tội .
Thường thì bằng lời nói bạn nhỉ?
Ví dụ như nhờ người mình nghi ăn cắp vặt đưa ra lời khuyên về cách trừng trị những kẻ ăn cắp như vậy chẳng hạn.Nếu gian dối thì ngưòi được hỏi chắc sẽ không nhiệt tình lắm đâu.

Về cái có tật giật mình thì cũng tùy thôi
Có một số người dù không có tật nhưng tâm lý vào cảnh đó thì cung thọt như ai đó
CÒn mấy cha lỳ như thánh thì có mấy nó cũng bình từ như không có gì xảy ra
Bắt tay mà người ở phía trên có vẻ gì đó cao vế hơn mình
Nhưng em nghĩ rồi cũng sẽ có biểu hiện lộ ra chứ anh. Chắc cũng tùy trường hợp ạ.

Thôi, khổ quá. Em có nguyên 1 quyển sách nói về cái này đây =))

A , thế tự hỏi rồi tự trả lời, nói chuyện 1 mình thì như thế nào ạ ? Em hay thế lắm

Rồi còn có cả ..... thích nhìn ảnh ai xinh xinh nữa thì sao ạ ? :p

Ôi chị :))
Chị giống em cái khoản tự hỏi tự trả lời . Cái này thì em cũng đến chịu ,không hiểu tại sao luôn ạ.Có lẽ như một dạng độc thoại nhằm nhìn lại bản thân hoặc gỡ bỏ rắc rối nào đó. Hoặc đơn giản,có thể là...cho vui :))

Hai người bắt tay nhau,bạn nghĩ người chủ động (hoặc có thứ bậc cao hơn) sẽ có tư thế như thế nào?

Thì sẽ có tư thế thoải mái, không làm sao và bắt tay sẽ nhịp nhàng, nhanh nữa

Mình tán thành ý kiến của bạn đó.Thường người chủ động sẽ là người đưa tay ra trước đúng không bạn nhỉ? Vì ngưòi đó muốn bắt tay và muốn chủ động trong hành động đó mà.
 
Last edited by a moderator:
D

demon311

Bắt tay thì ai bắt mà úp bàn tay thì có vẻ chủ động và thích làm chủ hơn
========================================
 
D

duc_2605





Có câu:''Có tật giật mình''. Vậy ,thực sự có thể dựa vào điều đó để tìm ra kẻ nói dối không?

........



[/FONT]

Cái này thì trong SGK TV ở tiểu học có 1 bài mình k nhớ rõ lắm nhưng đại loại thế này: Có 1 ông quan phá án rất giỏi được mời tới 1 ngôi chùa để tìm ra chú tiểu nào đã ăn cắp đồ của nhà chùa. Ông liền cho mỗi chú tiểu 1 nắm thóc ngâm nước và bảo: "Đức phật rất thiêng, ai gian thì thóc trong tay kẻ đó sẽ nảy mầm.". Mới chạy được vài vòng đã thấy 1 chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm nắm thóc ra. Vậy là : ....>
- Trong toán tuổi thơ năm 2009 cũng có 1 truyện , các bạn thử xem xem người thợ săn nào định bắt gấu nhé!
Có 2 chú gấu con chơi ở nhà 1 mình, bố chúng đi vắng. Có 1 tên thợ săn đến định bắt cóc 2 chú gấu nhưng gấu anh đã cào vào mặt và gấu em đã cắn vào tay hắn. tên thợ săn bỏ chạy. Lát sau, bác gác rừng nhận được thông báo từ gấu bố và bác mời 2 người thợ săn của khu rừng đó đến. Cả hai đều bị thương ở tay và mặt. Bác gác rừng nói rằng vừa có ai đó định bắt thú vật của khu rừng.Để gt ngưòi thứ nhất nói : Tôi k biết đâu! Tôi bị con mèo ở nhà cào mà!
Người thứ 2 nói: Tôi k biết con vật nào và con gấu nào hết. Tôi bị ngã vào bụi gai đấy chứ!
Nghe xong, bác gác rừng bắt 1 tên. Hắn là ai? Tại sao?
 
T

thaonguyen25

Mình nghĩ là người thứ 2.Vì bác gác rừng chỉ nói là ''có ai đó định bắt thú vật của khu rừng'',không có nhắc gì đến cụ thể một con vật nào cả. Vậy mà người thứ 2 lại nói :
-Tôi k biết con vật nào và con gấu nào hết. Tôi bị ngã vào bụi gai đấy chứ !
 
T

thaonguyen25

Tèn tén ten ! Chào các bạn. Xin lỗi tuần vừa rồi mình bận quá không chăm topic mấy.Chúng ta hãy cùng bắt đầu lại nhé !

Có câu,''Nét chữ,nết người''. Vậy,liệu có thể nhìn nét chữ mà suy ra được một phần tính cách con người không nhỉ ?
Hãy cùng thử nhé !

0

Nhìn nét chữ này,bạn có suy nghĩ gì về người viết ?
 
T

thaonguyen25

Con gái khi ''cảm nắng''

Bỗng vui vẻ, rạng ngời

Đối với những nàng mới bắt đầu bước vào chuyện tình cảm nghiêm túc thì một dấu hiệu để nhận biết rõ ràng nhất là nàng bỗng trở nên vui vẻ, rạng ngời. Từ một cô gái bình thường mọi ngày, bỗng nhiên nhìn các nàng tràn đầy sức sống, sự tươi trẻ. Bạn cũng sẽ thi thoảng thắc mắc, hình như các nàng ấy xinh hơn. Tất nhiên, những sự thay đổi này không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào tình yêu, nhưng không thể phủ nhận nó có tác động không hề nhỏ.

Đây là tâm lý chung của các nàng khi “chớm yêu”, bởi đơn giản cuộc sống của các nàng ấy có một sự thay đổi “nho nhỏ” và sẽ có nhiều điều thú vị, mới lạ hơn đang chờ các cô gái. Những tối thứ 7, thay vì hẹn hò với đám bạn thân, giờ đây nàng đã có “một nửa” cho riêng mình. Đang cảm nhận, trải nghiệm… những ngày đầu của câu chuyện tình yêu, vậy nên các nàng ấy sẽ có hàng tá câu chuyện để kể lể, tâm sự. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn thấy các nàng ấy hay nói, hay cười…

Buồn, ngẩn ngơ bất chợt

Các nàng ấy vui thường xuyên nhưng không tránh khỏi những lúc buồn “đột xuất”. Đôi khi chẳng hiểu sao nàng ấy sẽ ngẩn ngẩn ngơ ngơ không tập trung vào những câu chuyện đang nói. Nhiều khi bạn bè sẽ phát bực vì sự buồn, ngẩn ngơ của các nàng và chả có hứng nói chuyện tiếp. Mới bắt đầu yêu, con gái thường bị phân tâm nhiều bởi chuyện tình cảm, vậy nên đôi khi bạn bè cũng nên thông cảm với các nàng ấy nhé.

Nhiều nàng còn bỗng nhiên trở thành các “nàng thơ”, đa sầu đa cảm. Đôi khi, vì những chuyện nhỏ xảy ra giữa hai người cũng tác động nhiều đến tâm trạng của nàng. Dù đang ở lớp học hay đi chơi với hội bạn trong không khí rất vui, các nàng ấy vẫn không hết mình và cười thoải mái được vì vẫn đang… ngẩn ngơ buồn.

Giận dỗi vô cớ

Đây cũng là một biểu hiện tâm lý thường thấy của các cô gái khi “chớm yêu”. Sự việc không có gì, nhưng các nàng ấy cứ làm cho mọi thứ trở nên nghiêm trọng hóa. Giận dỗi vô cớ, thậm chí thỉnh thoảng còn cáu gắt vì những chuyện không đâu là một biểu hiện tâm lý tiêu cực của các nàng.

Theo hangcham / Pháp Luật Xã Hội
 
T

thaonguyen25

7 ngôn ngữ cơ thể gây thiện cảm ngay lập tức cho người đối diện

7 ngôn ngữ cơ thể gây thiện cảm ngay lập tức cho người đối diện​

Chẳng nghi ngờ gì nữa, ngôn ngữ cơ thể là một cách biểu đạt cảm xúc có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất. Và theo Leil Lowndes - tác giả của cuốn sách “Làm sao để nói chuyện với bất kỳ ai”, bạn có thể tạo được sự chú ý với tất cả mọi người mà không cần phải nói gì cả, chỉ thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Dưới đây là 7 ngôn ngữ cơ thể được xem là hữu hiệu nhất, dễ dàng gây thiện cảm cho người đối diện ngay lập tức.

Nụ người “ngập nắng”

Lowndes nói: “Khi chào hỏi, đừng vội làm cho người đối diện lóa mắt với nụ cười roi rói nhất của bạn”. Nếu làm như thế, sẽ dễ dàng để họ nghĩ rằng bạn chỉ đang giả lả và đối với bất cứ người nào bạn tiếp xúc, bạn cũng tươi y chang như thế. Thay vào đó, hãy ngưng lại một chút, nhìn vào mắt đối phương vài giây, sau đó bạn nở một nụ cười ấm áp, và chào hỏi họ với gương mặt và ánh mắt tươi tắn nhất.
64784.jpg

Ảnh: Internet

Dù rằng khoảnh khắc đó chỉ chậm lại vài giây thôi nhưng nó có tác dụng làm cho người đối diện cảm giác rằng nụ cười của bạn rất chân thành và thể hiện cảm tình đặc biệt với họ. Hay nói cách khác, nụ cười chậm lại có thể tạo thêm sự thân thiện và chiều sâu trong cách mà mọi người nhìn nhận về bạn.

Giao tiếp bằng ánh mắt

Hãy luôn giữ ánh mắt ấm áp, thiện cảm nhìn vào mắt người đối diện khi đang nói chuyện với họ. Ngay cả khi kết thúc cuộc trò chuyện, đừng vội đảo mắt đi ngay mà hãy từ từ, chậm rãi chuyển nhẹ nhàng ánh mắt sang hướng khác.

Bạn cũng có thể thử đếm từng cái chớp mắt của người đối diện. trong một nghiên cứu, những đối tượng được khảo sát cảm thấy được tôn trọng và yêu thích hơn khi người đối diện thực hiện phương pháp này.

Đôi mắt biết nói

Trong một nhóm bạn đang ngồi cùng nhau, thi thoảng bạn nên liếc nhìn sang người mà bạn quan tâm , bất kể là ai đang nói chuyện đi nữa. Nếu sự chú ý của bạn hướng đến người kia ngay cả khi họ không nói gì cả, bạn đang tỏ ra là mình cực kỳ quan tâm đến những phản ứng dù rất nhỏ của họ.
6589.jpg

Ảnh: Internet

Tuy vậy, cũng cần phải thật cẩn thận khi sử dụng ánh mắt quan tâm này bởi đối phương có thể sẽ cảm thấy bị “soi” quá đà và mất đi sự thoải mái, tự nhiên. Cách tốt nhất là bạn vẫn giữ mắt nhìn vào người nói nhưng sau khi họ kết thúc một câu, bạn có thể nhẹ nhàng, kín đáo nhìn sang hướng đối tượng quan tâm của mình.

Xoay người, hướng chú ý

Mỗi người chúng ta đều rất lo lắng về phản ứng của mọi người đối với mình, nhất là đối với những người mới. Do đó, khi bạn gặp một người bạn mới, hãy xoay toàn bộ người của bạn về phía họ và hướng sự chú ý của mình đến với nhân vật mới toanh này. Lowndes nói: “Động tác nhỏ thôi nhưng lại mang thông điệp lớn đến với người bạn kia rằng bạn thấy họ rất, rất đặc biệt!”

Hạn chế cử chỉ bồn chồn

Nếu bạn muốn mang đến cảm giác đáng tin cậy, hãy cố gắng đừng cử động và di chuyển quá nhiều trong những cuộc trò chuyện quan trọng. Chẳng hạn như không bồn chồn, vặn vẹo, lắc lư cơ thể… Các cử động tay liên tục gần khuôn mặt khiến người đối diện cảm giác như bạn đang nói dối hoặc đang rất hồi hợp. lo lắng. Thay vì vậy, hãy liên tục giữ giao tiếp bằng mắt và làm cho đối phương cảm thấy rằng bạn đang rất nghiêm túc tập trung cao độ vào câu chuyện đang nói.
6789.jpg


Ảnh: Internet

Xin chào, người bạn cũ!

Khi bạn mới gặp một người nào đó, hãy tưởng tượng đó là một người bạn từ rất lâu của mình. Như Lowndes tiết lộ, điều này sẽ tạo ra nhiều phản ứng trong tiềm thức của cơ thể bạn, từ sự mềm mại của khung chân mày cho đến những cử chỉ khi giao tiếp.

Một trong những cái lợi của phương pháp này là khi bạn hành động như thể bạn thích một ai đó, dần dà nó giống như là tự kỷ ám thị, và đến một lúc nào đó bạn nhận ra rằng bạn bắt đầu thích họ thật sự. Đơn giản hơn có thể nói rằng, tình yêu sẽ tạo ra tình yêu, sự tương đồng tạo ra sự tương đồng, sự tôn trọng tạo ra sự tôn trọng…

Ngẩng cao đầu

Mỗi khi bạn bước vào bất cứ một cánh cửa nào, hãy chú ý đến tư thế của mình: thẳng lưng, đẩy vai ra sau, ưỡn ngực ngẩng cao đầu và nhoẻn miệng cười. Mỗi ngày bạn sẽ đi qua rất nhiều cánh cửa, do đó, ghi nhớ điều này để thực hiện thường xuyên, lâu dần sẽ tạo thành thói quen của bạn. Thói quen giữ một tư thế thẳng thớm là một trong những dấu hiệu đầu tiên của người chiến thắng.


Bạn nghĩ mình đã áp dụng được bao nhiêu “chiêu” trong bài này để tạo ra những ấn tượng tốt với những người xung quanh?
 
T

thaonguyen25

Khám phá những hiệu ứng tâm lý thú vị​
Nguyễn Khắc Thái - Theo Trí Thức Trẻ

1. Hiệu ứng Pratfall

Có lẽ đây là hiệu ứng tâm lý thú vị nhất, mà ai cũng từng trải qua, dù có nhận thức được nó hay không. Hãy tượng tượng rằng bạn đang phải lòng một cô nàng, có vẻ là người tài giỏi, tốt bụng và duyên dáng. Tình cờ bạn thấy cô ấy vấp ngã trên đường. Vì nhiều lý do, cảm xúc mà bạn dành cho nàng sẽ tăng lên, và bạn thấy rằng mình thậm chí bị thu hút hơn vì sự vụng về ấy.

1-fa379.jpg

Trong các lĩnh vực thể thao, kinh doanh và chính trị, hiện tượng tâm lý này được gọi là hiệu ứng Pratfall, được phân tích và đặt tên bởi nhà nghiên cứu Elliot Aronson năm 1996. Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta có khuynh hướng thích những người không hoàn hảo, những người mắc lỗi và biết nhận lỗi. Tuy không đúng trong tất cả mọi trường hợp, ví dụ nam giới sẽ bị thu hút trước những cô nàng vụng về hơn là chiều ngược lại, nguyên lý cơ bản ở đây là là một người sẽ dễ được yêu mến hơn nếu họ cho thấy họ vẫn có những điểm không hoàn hảo.

2. Hiệu ứng Allee

Hiệu ứng Allee được phát biểu là tốc độ tăng kích thước của một quần thể tỉ lệ với số lượng cá thể của của quần thể đó. Nói cách khác, những con cái sẽ sinh nhiều hơn khi mật độ dân số cao hơn. Hiệu ứng này được đặt tên theo tên của nhà động vật học người Mỹ Walter Clyde Allee. Hiệu ứng này đã thay đổi những suy nghĩ thông thường về sự gia tăng kích thước quần thể theo sinh học thông thường.
Khám phá những hiệu ứng tâm lý thú vị
2-fa379.jpg
Tại thời điểm cuộc nghiên cứu diễn ra, mọi người vẫn tin rằng một loài sẽ phát triển thịnh vượng hơn tại một mức dân số thấp hơn, vì nguồn thức ăn khi ấy sẽ trở nên dồi dào hơn. Tuy nhiên, Allee đã chứng minh rằng khi dân số giảm sẽ khiến khả năng bảo vệ bầy đàn cũng theo đó mà giảm. Tức là, một nhóm càng đông thì sẽ càng phát triển nhanh, ở một giai đoạn nào đó.

3. Thuyết động lực và hiệu ứng khán giả.

Hiệu ứng khán giả nói đến sự ảnh hưởng của khán giả gây ra lên người biểu diễn. Hiện tượng này bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 1930, và được đưa ra trong 2 trường hợp: một số người sẽ càng tự tin khi nhiều người theo dõi, trong khi một số người khác sẽ bị stress và biểu diễn tệ hơn nhiều so với khả năng thực của họ.
3-fa379.jpg
Năm 1965, nhà tâm lý học Ribert Zajonc đưa ra giả thiết rằng thuyết động lực có thể giải thích cho hiệu ứng khán giả. Zajonc cho rằng yếu tố quyết định việc một đám đông gây ra ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực lên người biểu diễn phụ thuộc vào “độ dễ” của tiết mục đó. Nếu người biểu diễn tin rằng cô ấy/ anh ấy sẽ thành công, thì sự cổ vũ của khán giả sẽ tiếp thêm tự tin để hoàn thành phần biểu diễn và ngược lại, nếu ngay từ đầu đã mất tự tin thì sự cuồng nhiệt của khán giả sẽ càng làm cô ấy mất bình tĩnh.

4. Hiệu ứng Leidenfrost

Được đặt tên theo một bác sĩ người Đức Johann Gottlob Leidenfrost vào năm 1796, hiệu ứng Leidenfrost là hiện tượng vật chất xảy ra khi chất lỏng tiếp xúc với một mặt phẳng nóng hơn nhiệt độ sôi của nó. Hội đủ những điều kiện này, chất lỏng tạo ra một lớp hơi bảo vệ xung quanh nó để chống lại hiện tượng sôi lên nhanh chóng. Chính vì thế, nếu bạn vung những giọt nước nhỏ lên một cái chảo nóng, chúng chuyển động loạn xạ trên mặt chảo. Trong trường hợp trên, nước sẽ sôi và bốc hơi chậm hơn rất nhiều nếu nhiệt độ của chảo nằm giữa nhiệt độ sôi và điểm Leidenfrost.
4-fa379.jpg

5. Hiệu ứng Pygmalion
5-fa379.jpg

Hiệu ứng này được phát biểu là: mức độ mong đợi có xu hướng tương ứng với kết quả biểu diễn. Tất nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, nhưng theo nghiên cứu về các hiệu ứng tâm lý, nó chiếm đa số. Cái tên Pygmalion được lấy từ bộ phim “My Fair Lady”, còn được gọi là hiệu ứng Rosenthal. Hiệu ứng này bản chất là một kiểu tiên đoán về sự tự hài lòng với bản thân.
Khám phá những hiệu ứng tâm lý thú vị

Sự ảnh hưởng của Pygmalion được tìm hiểu rất nhiều trong những lĩnh vực thể thao, kinh doanh và đặc biệt là trong giáo dục. Trong kinh doanh, hiệu ứng này được kiểm nghiệm khi các nhà quản lý nhận được kết quả dựa trên những mong đợi của họ đối với nhân viên. Tương tự vậy, cuộc nghiên cứu của Robert Rosenthal và Lenore Jacobson về ảnh hưởng Pygmalion trong lớp học cho thấy: khi giáo viên trông đợi những kết quả cao từ học sinh thì những học sinh này thường không khiến họ thất vọng.

6. Hiệu ứng Bruce

Trong thời gian mang thai, con cái thuộc các loài gặm nhấm thường tự phá hủy cái thai của mình khi phát hiện ra mùi của một con đực lạ. Hiệu ứng này lần đầu được phát hiện bởi một nhà động vật học người Anh Hilda Bruce, khi ông quan sát một số loài chuột đồng, khỉ gelada và thậm chí cả sư tử. Nghi ngờ việc thực hiện nghiên cứu trên những loài động vật bị nhốt trong chuồng có thể dẫn đến kết quả sai, nhà nghiên cứu Eila Roberts tại đại học Michigan đã tiến hành nghiên cứu trong thế giới hoang dã. Nhưng cả hai trường hợp đều dẫn đến cùng một kết quả: tại sao một con thú mẹ có thể giết chết con mình?
6-fa379.jpg

Roberts dành 5 năm để nghiên cứu những con gelada ở Ethiophia, và thu thập dữ liệu từ 110 con cái trong 21 nhóm khác nhau. Sau khi phân tích những mẫu hormon liên quan đến việc mang thai, Roberts phát hiện ra rằng trong những nhóm có con gelada đực đầu đàn, rất nhiều con cái sẽ tự phá thai từ rất sớm. Những nhóm không có con đực nắm quyền có tỉ lệ sinh cao hơn. Câu trả lời là những con đực có khuynh hướng giết chết những con gelada sơ sinh, bởi con cái chỉ tiếp tục sinh sản sau khi nó không còn phải nuôi những con nhỏ nữa, và những con đực trở nên mất kiên nhẫn. Những con cái tự phá thai bởi nó biết được những đứa con thế nào cũng sẽ bị giết, và làm vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức.

7. Hiệu ứng toàn cảnh

Trong số những hiệu ứng tâm lý mà chúng ta đã từng biết đến, quan sát, hay nghiên cứu, hiệu ứng toàn cảnh có thể được xem là ít phổ biến nhất – chỉ 534 người có cơ hội trải qua những điều kiện để cảm nhận được hiệu ứng này. Khi những nhà du hành đang ở trong quỹ đạo hay trên bề mặt của mặt trăng, nơi mà họ có thể thấy toàn bộ trái đất, nhiều người tường thuật lại rằng họ có một cảm giác rất thật về quy mô và viễn cảnh.
7-fa379.jpg

Được đặt tên bởi nhà văn Frank White, hiệu ứng này có thể là sự chuyển động, bối rối, hứng khởi và cảm giác mạnh, như khi nhìn thấy được toàn cảnh của trái đất. Những phi hành gia trở về với một cảm nhận hoàn toàn khác về sự kết nối của con người, sự vô nghĩa của những ranh giới văn hóa, và họ quan tâm hơn đến môi trường.

8. Hiệu ứng Sleeper

8-fa379.jpg

Hiệu ứng Sleeper là một trạng thái tâm lý nhận được nhiều sự quan tâm và đồng thời cũng gây ra nhiều tranh luận, liên quan đến sự ảnh hưởng của những thông điệp mà một người nhận được đến ý thức của họ. Nhìn chung, khi một người xem một mẫu quảng cáo có nội dung tích cực, một mối quan hệ tích cực với thông điệp, hay sản phẩm ấy được hình thành. Tuy nhiên, qua một thời gian ngắn, nó phai dần và cuối cùng thì mất đi. Ngược lại, dưới một số điều kiện, nếu thông điệp đến kèm theo một điểm nhấn hoặc một liên hệ tri thức mật thiết với đời sống người xem thì sự kết nối với thông điệp đó sẽ tồn tại trong thời gian dài hơn.
 
T

thanchet_dethuong

tại sao người con gái lại tham lam. hay dứng núi này trông núi nọ hơn con trai nhỉ? phải chăng do họ nhạy cảm và có qá nhìu vệ tinh nên k bit chọn ai
 
T

thaonguyen25

tại sao người con gái lại tham lam. hay dứng núi này trông núi nọ hơn con trai nhỉ? phải chăng do họ nhạy cảm và có qá nhìu vệ tinh nên k bit chọn ai

Con gái nhiều khi hơi khó hiểu,nhỉ ?Nhiều khi chuyện đơn giản nhưng nghĩ lại hơi quá và suy nghĩ hướng về tình cảm nhiều hơn.Tình cảm thì chắc chắn không được rõ ràng,ổn định như lí trí rồi.

Bạn à,cái sự đứng núi này trông núi nọ nhiều khi không phải vì con gái tham lam mà là vì muốn chứng minh cho con trai thấy rằng họ không dễ dàng mà cưa đổ,rằng con gái cũng có cái giá hơi bị cao đấy :).

Còn việc quá nhiều ''cây si'',mình nghĩ vốn dĩ nhiều bạn nữ đã nhạy cảm hơn con trai (như bạn nói đấy),thêm vào đó là thiếu quyết đoán,dễ mủi lòng nên chả thế dứt khoát,rạch ròi với ai cả. Kiểu ''bỏ thì thương,vương thì tội''. Đương nhiên,đấy là một phần thôi,không phải ai cũng thế cả,phải không bạn nhỉ?:)Nhiều khi đấy là sự cố tình hoặc vô tình,ai mà biết đuợc... Mình là con gái mà nhiều khi còn không hiểu nổi con gái cơ mà =)).
 
T

thanchet_dethuong

tại sao con gái mới hôn tì ngượng e dè sau còn mãnh liệt hơn con trai nhỉ :)))))))))))))))))))))))))
 
Top Bottom