$\color{Blue}{\fbox{Sinh học 11 }\bigstar\text{ ĐIỂM 10 HỌC KÌ KHÔNG KHÓ. }\bigstar}$

S

sasani

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Vâng cứ mỗi dịp Tết sắp tới, halloween đã qua thì chúng ta lại bắt đầu kì thi cuối kì I . Nếu như kì thi cuối năm diễn ra khi cái nóng, nắng thì kì thi cuối kì I diẽn ra trong cái lạnh đặc biệt mem miền Bắc.
1.gif



Vì vậy, tránh tình trạng học đề nặng khi chỉ còn 1 vài ngày nữa các bạn thi rồi thì cũng nhau làm 1 số bài kiểm tra tại Pic này để xem xem khả năng học của mình đang ở đâu, đang ở vị trí nào và cần bồi đắp khoảng nào.

Chú ý, bạn hãy học kĩ trước khi xem những bài tập ở đây và khi làm đừng lật sách mở Google vì coi như đang làm bài KT nhé.
13.gif



Điểm 10 không khó phải không các bạn!
1.gif
 
S

sasani

Đề luyện tập số 1.


PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Câu 1. Vì sao lưỡng cư sống đưởc nước và cạn?
A. Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.
B. Vì da luôn cần ẩm ướt.
C. Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.
D. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

Câu 2. Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
A.Ngựa, thỏ, chuột.
B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
C. Trâu, bò, cừu, dê.
D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

Câu 3. Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
A.Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg.
B. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.
C. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHg.
D. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 70mmHg.

Câu 4. Nồng độ CO2 trong không khí là bao nhiêu để thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp?
A. 0,02%.
B. 0,04%
C. 0,01%.
D. 0,03%.

Câu 5. Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 6. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
A. Tổng hợp prôtêin.
B. Tổng hợp lipit.
C. Tổng hợp ADN.
D.Tổng hợp cacbôhđrat.

Câu 7. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
A. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 8. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
A. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
B.Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
C. Được cung cấp ATP.
D. Có các lực khử mạnh.

Câu 9. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
B. Răng nanh cắn và giữ mồi
C. Răng cửa giữ thức ăn.
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 10. Vì sao sau kho bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
C.Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

PHẦN I : TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

CÂU 1 : Nêu khái niệm điện thế hoạt động và cơ chế hình thành điên thế hoạt động (2 điểm)

CÂU 2 : Viết sơ đồ pha tối và tóm tắt các giai đoạn (2 điểm)

CÂU 3 : vì sao mạch gỗ là các tế bào chết con mạch rây lại là các tế bào sống (1 điểm)



Chú ý: các bạn làm bài gửi ngay tại đây nhá!
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Câu 1. Vì sao lưỡng cư sống đưởc nước và cạn?
A. Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.
B. Vì da luôn cần ẩm ướt.
C. Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.
D. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

Câu 2. Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
A.Ngựa, thỏ, chuột.
B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
C. Trâu, bò, cừu, dê.
D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

Câu 3. Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
A.Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg.
B. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.
C. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHg.
D. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 70mmHg.

Câu 4. Nồng độ CO2 trong không khí là bao nhiêu để thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp?
A. 0,02%.
B. 0,04%
C. 0,01%.
D. 0,03%.

Câu 5. Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 6. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
A. Tổng hợp prôtêin.
B. Tổng hợp lipit.
C. Tổng hợp ADN.
D.Tổng hợp cacbôhđrat.

Câu 7. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
A. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 8. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
A. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
B.Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
C. Được cung cấp ATP.
D. Có các lực khử mạnh.

Câu 9. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
B. Răng nanh cắn và giữ mồi
C. Răng cửa giữ thức ăn.
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 10. Vì sao sau kho bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
C.Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
 
S

sasani

Chuẩn lun.

Còn phần tự luận:

CÂU 1 : Nêu khái niệm điện thế hoạt động và cơ chế hình thành điên thế hoạt động (2 điểm)

CÂU 2 : Viết sơ đồ pha tối và tóm tắt các giai đoạn (2 điểm)

CÂU 3 : vì sao mạch gỗ là các tế bào chết con mạch rây lại là các tế bào sống (1 điểm)


Nhanh tay nhanh tay!
 
S

sasani

Đây là đề phần TL đề của mình mới thi hôm qua giờ mới up.
(trắc nghiệm 20 câu toàn lý thuyết sắp xếp lung tung beng đọc xong loạn đầu)

TL:
1, Câu hỏi về tuần hoàn
Nêu khái niện tính tự động và giải thích tính tự động của tim ? Trình bày chu kì tim. (còn 1 ý nữa mình không nhớ)
2, câu hỏi về xinap.
Khái niệm xinap? Nêu cấu tạo của xinap hoá học? Tại sao tin truyền qua xinap chỉ theo 1 chiều?

Khá đơn giản nhưng ngồi chơi được đúng 5 phút.
 
L

lililovely

Chuẩn lun.


CÂU 3 : vì sao mạch gỗ là các tế bào chết con mạch rây lại là các tế bào sống (1 điểm)


Nhanh tay nhanh tay!


Mạch gỗ gồm toàn tế bào chết vì bị suberin hoá, nghĩa là thành của tế bào này bị thấm chất suberin. Suberin là chất làm cho thành tế bào cứng và ko thấm nước, do đó tế bào không thể trao đổi chất với môi trường (nếu có cũng rất ít). Do đó tế bào chết đi, để lại bộ khung vừa cứng, vừa ko thấm nước, dùng để vận chuyển nước, như ta đã biết.
- Các tế bào mạch rây mang chức năng vận chuyển các chất hữu cơ từ lá tổng hợp được đem đi đến khắp cái cây để nuôi sống cái cây đó.Bởi vì mang chức năng phân bố các chất nên nó phải là các tế bào sống vì nếu là tế bào sống thì dòng chất di chuyển trong nó không nhanh và mạnh như nước ở mạch gỗ để phù hợp với việc trao đổi chất dinh dưỡng một cách chậm ở các tế bào lân cận,bởi vì gặp lực cản của chất nguyên sinh và không bào có trong tế bào sống,ngoài ra các tế bào thực vật sống còn có các sợi liên bào nối liền các tế bào lại với nhau,do đó các chất có thể di chuyển một cách dễ dàng qua lại giữa hai tế bào sống theo nồng độ từ cao đến thấp,như mạch máu con người.
Nếu là tế bào sống,nó sẽ không như mạch gỗ,ở trong mạch gỗ nước và muối khoáng vận chuyển tự do còn trong mạch rây nhờ có các tế bào sống mà các chất dinh dưỡng được đảm bảo phân bố theo một chiều nhất định và dễ kiểm soát.
 
L

lililovely

Đây là đề phần TL đề của mình mới thi hôm qua giờ mới up.
(trắc nghiệm 20 câu toàn lý thuyết sắp xếp lung tung beng đọc xong loạn đầu)

TL:
1, Câu hỏi về tuần hoàn
Trình bày chu kì tim.
2, câu hỏi về xinap.
Khái niệm xinap? Nêu cấu tạo của xinap hoá học? Tại sao tin truyền qua xinap chỉ theo 1 chiều?

Khá đơn giản nhưng ngồi chơi được đúng 5 phút.
1.Một chu kỳ tim khoảng 0,8s gồm 3 giai đoạn: Nhĩ thu, thất thu và tâm trương toàn bộ:

1. Chu kỳ tim
Giai đoạn tâm nhĩ thu: (0,1s)
Đẩy nốt lượng máu còn lại (35%) từ nhĩ xuống thất (trong 1 chu kỳ tim)

2. Giai đoạn tâm thất thu: (0,3s) chia làm 2 thời kỳ
Thời kỳ tăng áp (0,05s)
Thời kỳ tống máu (0,25s)------>4/5 lượng máu trong tâm thất được tống vào động mạch

3. Giai đoạn tâm trương toàn bộ (0,4s)
------>chiếm 65% lượng máu từ nhĩ xuống thất.(trong 1 chu kỳ tim)
556587_400958789957804_1014234960_n.jpg


2.
Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).
cấu tạo của xinap hoá học
images

tin truyền qua xinap chỉ theo 1 chiều?

Vì màng trước Xináp chỉ có các bóng chứa chất trung gian hóa học mà không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học, còn ở màng sau Xináp chỉ có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học mà không có bóng chứa chất trung gian hóa học.

Cho nên lúc đầu chất trung gian hóa học chỉ có thể chứa ở bóng chứa của màng trước Xináp rồi sau đó truyền qua khe Xináp đến màng sau và gắn vào thụ thể của màng sau Xináp mà không có chiều ngược lại ----> Quá trình truyền tin qua Xináp chỉ truyền theo 1 chiều.
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

mình thêm câu hỏi nữa này^^

Câu 1. Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của phản xạ ở động vật có hệ thần kinh? Nêu các thành phần của cơ sở vật chất này.

Câu 2. Cho biết cách phản ứng của động vật trước các kích thích từ môi trường ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác nhau. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh được thực nhiện như thế nào?

Câu 3. Nêu các thành phần cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống. Cho biết đặc điểm về số lượng, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh trong hệ thống này? Ý nghĩa của những đặc điểm này?

Câu 4. Trình bày hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.

Câu 5. Khái niệm điện thế nghỉ. Các đặc điểm của hệ thần kinh dạng ống.

Câu 6. Khái niệm điện thế hoạt động. Nêu các giai đoạn của điện thế hoạt động.

Câu 7. Trình bày sự la truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh không có và có bao miêlin.

Câu 8. Khái niệm xináp. Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp kết nối, có những loại xi náp nào?

Câu 9. Căn cứ và thành phần cấu tạo (hay bản chất hoạt động), có những loại xináp nào?

Câu 10. Nêu các thành phần cấu tạo của xináp hóa học. Trình bày ngắn gọn quá trình truyền tin qua xináp hóa học.

Câu 11. Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp?

Câu 12. Tập tính là gì? Tùy theo bản chất, có những loại tập tính nào? Cơ sở thần kinh của tập tính?

Câu 13. Đặc điểm của tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

Câu 14. Nêu một số hình thức học tập ở động vật mà em biết? Hình thức nào chỉ có ở động vật có tổ chức thần kinh cao cấp?

Câu 15. Nêu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật?

Câu 16. Khái niệm sinh trưởng, phát triển.

Câu 17. Thế nào là mô phân sinh? Có những loại mô phân sinh nào? Mô phân sinh nào có ở thực vật Một Lá Mầm, Hai Lá Mầm?

Câu 18. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp? Các hình thức sinh trưởng này, lần lượt có ở Lớp thực vật nào?

Câu 19. Nêu các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật.

Câu 20. Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật?

Câu 21. Trình bày nơi tiết, tác động sinh lí (ở mức tế bào và mức cơ thể) và ứng dụng của các hoocmôn thực vật.

Câu 22. Nêu các nhân tố chi phối sự ra hoa. Trình bày cơ chế điều khiển hiện tượng xuân hóa và quang chu kì ở thực vật.

Câu 23. Thế nào là biến thái ở động vật? Dựa vào biến thái, ở động vật có những kiểu phát triển nào?

Câu 24. Thế nào là phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Trình bày các giai đoạn của phát triển qua biến thái hoàn toàn.

Câu 25. Trình bày tác động sinh lí của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống và động vật có xương sống?

Câu 26. Khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. Nêu những hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

Câu 27. Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật hạt kín

Câu 28. Trình bày quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa. Nêu các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

Câu 29. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

Câu 30. Trình bày sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng ở động vật. Nêu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
 
L

lililovely

1.Loài chịm cánh cụt có kiểu phân bố các cá thể một cách tương đối đồng đều trong vùng phân bố .Hãy cho biết loài có tập tính gì và tập tính đó đem lại lới ích gì cho loài?

2Giai thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học.Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học nhưng đại bộ phận các xinap ở đv là xinap hoá học
 
S

sasani

2Giai thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học.Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học nhưng đại bộ phận các xinap ở đv là xinap hoá học

Về cơ chế truyền tin qua xinap hoá học:

Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến … có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.
- Xinap gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chùy xinap có các bọc chứa chất trung gian hóa học.
- Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin
Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau:
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
- Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp

Giải thích xinap hoá học phổ biến hơn xinap điện vì:
+ Xinap điện được cấu tạo từ kênh ion nối giữa 2 màng tế bào cạnh nhau. Do đó tính phổ biến về cấu trúc không cao (phải có kênh ion nối giữa 2 màng tế bào)
 
S

sasani

Câu 1. Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của phản xạ ở động vật có hệ thần kinh? Nêu các thành phần của cơ sở vật chất này.


cảm ứng của động vật là phản ứng trả lời các kích thích của môi trường ngoài từ dộng vật.

cơ sở vật chất của phản xã ở động vật có hệ thần kinh là các cung phản xạ.
Thành phần của cung phản xạ gồm:
+ Cơ quan tiếp nhận kích thích da...
+ noron hướng tâm.
+ Cơ quan trung ương thần kinh.
+Noron ngoại biên.
+ Cơ quan trả lời kích thích: cơ....

Câu 2. Cho biết cách phản ứng của động vật trước các kích thích từ môi trường ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác nhau. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh được thực nhiện như thế nào?

+ Động vật chưa có cơ quan thần kinh => co rút toàn bộ cơ thể.
+ Động vật có HTK dạng lưới: co rút toàn bộ cơ thể.
+ Động vật có HTK dạng chuỗi hạch: trả lời bằng 1 số cơ quan chuyên biệt, trong 1 số TH thì co rút toàn cơ thể.
+ Động vật có HTK dạng ống: trả lời bằng cơ quan chuyên biệt.
 
S

sasani

Câu 5. Khái niệm điện thế nghỉ. Các đặc điểm của hệ thần kinh dạng ống.

Điện thế nghỉ là chênh lệch HDT giữa hai màng tế bào thần kinh giữa màng trong và màng ngoài khi tế bào ở trạng thái không bị kích thích. Màng trong mang điện tích âm, màng ngoài mang điện tích dương.

Đặc điểm HTK dạng ống: các dây TK tập trung lại thành ống dài khắp chiều dài cơ thể, một đầu phình to tạo thành não.


Câu 6. Khái niệm điện thế hoạt động. Nêu các giai đoạn của điện thế hoạt động.

Điện thế hoạt động là sự chênh lệch điện thế giữa hai màng tế bào thần kinh ở trạng thái không bị kích thích.

Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn:
+ Mất phân cực.
+ Đảo cực.
+ Tái phân cực.
 
S

sasani

Câu 20. Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật?


Hoocmon thục vật là một dạng hợp chất hữu cơ đặc biệt được cơ thể thực vật tiết ra nhằm điều tiết các hoạt động sống của cây.

Đặc điểm chung:
+ Nồng độ nhỏ, hiệu quả lớn.
+ Tạo ra ở 1 nơi nhưng có tác dụng với cơ quan khác.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn so với hoocmon động vật.

Câu 11. Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp?

Do trên màng trước xinap không có thụ thể để nhận các chất hoá học được truyền ra để truyền tín hiệu.

Câu 13. Đặc điểm của tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

* Giống nhau: đều là tập tính của động vật.
*Khác:
- Bẩm sinh: sinh ra đã có, mang tính di truyền, không bị mất đi; có sự tham gia của một số TB thần kinh.
- Học được: qua quá trình học được, không qua di truyền, có thể mất đi; do nhiều tế bào thần kinh tham gia
 
S

sasani

Phần sinh học học kì 2 thì đơn giản và gần gũi với chúng ta. Điều này có thể thấy là số tiết trong tuần là 1 và nội dung bài học khá nhẹ nhàng. Song để có thể đạt điểm tối đa cũng như việc có thể trả lời được những câu hỏi khó thì đó vẫn là một điều ai không phải ai cũng có thể.

Vì vậy, theo mình nghĩ đây sẽ là nơi để ôn tập cho các bài kiểm tra và đây cũng là một sân chơi cho những bạn muôn tìm hiểu sâu hơn kiến thức cũng như khám phá những điều rất đỗi đơn giản quanh ta.

Để thuận tiện hơn thì mình nghĩ sẽ chia như sau:
+ Vào các ngày thứ 2, thứ 5 , thứ 7 mình sẽ đưa ra các vấn đề liên quan đến bài học và chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu sâu vấn đề trọng tâm bài học đó để có cái nhìn tổng quan nhất.
+Vào chủ nhật hàng tuần sẽ là bài kiểm tra ngắn kiểm tra lại kiến thức.
+ Ngày CN đầu tiên của tháng sẽ là nơi vinh danh các thành viên có nhiều bài viết và cống hiến cho Pic này.

Sẽ bắt đầu từ hôm nay nha các bạn!
 
Top Bottom