$\color{Blue}{\fbox{Lý 12}\bigstar\text{DAO ĐỘNG CƠ}\bigstar}$

N

nhokdangyeu01

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một con lắc dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang với chu kỳ $T=2\pi$ (s). Khi con lắc đến vị trí biên dương thì một vật có khối lượng m chuyển động cùng phương ngược chiều đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với con lắc. Tốc độ chuyển động của m trước va chạm là 2 cm/s và sau va chạm vật m bật ngược trở lại với vận tốc 1 cm/s . Gia tốc của vật nặng của con lắc ngay trước va chạm là $-2 cm/s^2$. Sau va chạm con lắc đi được quãng đường bao nhiêu thì đổi chiều chuyển động?
 
L

langtungheoht

Một con lắc dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang với chu kỳ $T=2\pi$ (s). Khi con lắc đến vị trí biên dương thì một vật có khối lượng m chuyển động cùng phương ngược chiều đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với con lắc. Tốc độ chuyển động của m trước va chạm là 2 cm/s và sau va chạm vật m bật ngược trở lại với vận tốc 1 cm/s . Gia tốc của vật nặng của con lắc ngay trước va chạm là $-2 cm/s^2$. Sau va chạm con lắc đi được quãng đường bao nhiêu thì đổi chiều chuyển động?

gọi khối lượng vật dao động la M ta có (m-M)/(m+M)=1/2 =>M=m/3
=> vận tốc M ngay sau va chạm =2m.2/(4m/3)=3cm/s
ta lại có gia tốc trước va chạm =2 =1^2.A=>A=2cm
A'^2=A^2+(v/ômêga)^2=13
=>s=A'+A =2+căn13
 
K

king_wang.bbang

Một con lắc dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang với chu kỳ $T=2\pi$ (s). Khi con lắc đến vị trí biên dương thì một vật có khối lượng m chuyển động cùng phương ngược chiều đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với con lắc. Tốc độ chuyển động của m trước va chạm là 2 cm/s và sau va chạm vật m bật ngược trở lại với vận tốc 1 cm/s . Gia tốc của vật nặng của con lắc ngay trước va chạm là $-2 cm/s^2$. Sau va chạm con lắc đi được quãng đường bao nhiêu thì đổi chiều chuyển động?

Gọi M là khối lượng quả nặng.
v, v' lần lượt là vận tốc của vật trước và sau va chạm
v'' là vận tốc của con lắc sau va chạm
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng và động năng của hệ:
$\left\{ \begin{array}{l}
mv = Mv + mv' \to 2m = Mv'' - m\\
m{v^2} = Mv'{'^2} + mv{'^2} \to 4m = Mv{^2} + m
\end{array} \right.$
Từ hệ trên suy ra v" = 1 (cm/s)
A là biên độ lúc đầu: $a = - {\omega ^2}A \to A = 2cm$
A' là biên độ sau va chạm:$A{'^2} = {A^2} + {\left( {\dfrac{{{v_0}}}{\omega }} \right)^2} \to A' = \sqrt 5 cm$
Suy ra quãng đường đi từ lúc va chạm đến khi đổi chiều là: $S = A + A' = 2 + \sqrt 5 (cm)$
 
L

langtungheoht


Gọi M là khối lượng quả nặng.
v, v' lần lượt là vận tốc của vật trước và sau va chạm
v'' là vận tốc của con lắc sau va chạm
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng và động năng của hệ:
$\left\{ \begin{array}{l}
mv = Mv + mv' \to m(v-v') = Mv'' \\
m{v^2} = Mv'{'^2} + mv{'^2} \to 3m = Mv''{^2}
\end{array} \right.$
Từ hệ trên suy ra v" = 3 (cm/s)
A là biên độ lúc đầu: $a = - {\omega ^2}A \to A = 2cm$
A' là biên độ sau va chạm:$A{'^2} = {A^2} + {\left( {\dfrac{{{v_0}}}{\omega }} \right)^2} \to A' = \sqrt 13 cm$
Suy ra quãng đường đi từ lúc va chạm đến khi đổi chiều là: $S = A + A' = 2 + \sqrt 13 (cm)$
.........................................................................
 
K

king_wang.bbang

gọi khối lượng vật dao động la M ta có (m-M)/(m+M)=1/2 =>M=m/3
=> vận tốc M ngay sau va chạm =2m.2/(4m/3)=3cm/s
ta lại có gia tốc trước va chạm =2 =1^2.A=>A=2cm
A'^2=A^2+(v/ômêga)^2=13
=>s=A'+A =2+căn13
bài này của bạn cái chỗ (m-M)/(m+M)=1/2 =>M=m/3 là thế nào thế?
Với lại cũng cần chú ý rằng khi bảo toàn động lượng ta tính theo vectơ nên lấy giá trị đại số nhé ;)
 
L

langtungheoht

bài này của bạn cái chỗ (m-M)/(m+M)=1/2 =>M=m/3 là thế nào thế?
Với lại cũng cần chú ý rằng khi bảo toàn động lượng ta tính theo vectơ nên lấy giá trị đại số nhé ;)

cái này là tớ nhớ công thức à.
vật tốc của vật m sau va chạm v(m)=v(0).(m-M)/(m+M)
v(M)=2m.v(0)/(m+M)
mà v=v(0)/2 => v(M)=3 không biết tớ làm sai đoạn nào nữa
 
L

langtungheoht

đáp án là 2+căn 5 hả chủ top thế tớ sai rồi :((..............................
 
K

king_wang.bbang

cái này là tớ nhớ công thức à.
vật tốc của vật m sau va chạm v(m)=v(0).(m-M)/(m+M)
v(M)=2m.v(0)/(m+M)
mà v=v(0)/2 => v(M)=3 không biết tớ làm sai đoạn nào nữa

Công thức thì đúng rồi chỉ có điều như mình đã nói ở trên, vì vật m bật ngược trở lại nên vận tốc của nó phải là -1 cm/s
Tức là nếu theo công thức kia thì:
$\begin{array}{l}
- 1 = \dfrac{{2\left( {m - M} \right)}}{{m + M}} \to M = 3m\\
\to {v_M} = \dfrac{{2m.2}}{{m + 3m}} = 1(cm/s)
\end{array}$
Giờ thì giống rồi chứ ;)
 
Top Bottom