$\color{BLUE}{\fbox{ĐỨC DỤC}\bigstar\text{SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC Ở 1 BỘ PHẬN GIỚI TRẺ}\bigstar}$

S

scientists

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đạo đức lớp trẻ đang suy thoái- ra sao và vì sao?

Cùng tìm hiểu nhé !

33-2.bmp

 
S

scientists

Đạo đức lớp trẻ đang suy thoái - vì sao?

LA-SEN.jpg


Ai sinh con ra mà lại không thương. Tục ngữ có câu: “Con vua, vua dấu, con chấu, chấu thương”. Lòng cha mẹ thương con có thể hy sinh cho con rất nhiều, nhưng biết phương pháp dạy con nên người lại rất hiếm.

Hiện nay trong khi nhiều thanh niên cố gắng phấn đấu học tập để lập thân, lập nghiệp, thì không ít thanh niên lao vào cuộc sống buông thả, đua đòi ăn chơi, thậm chí rơi vào cạm bẫy tệ nạn xã hội. Điều đáng lo ngại là số trẻ em hư ở độ tuổi vị thành niên ngày càng tăng. Môi trường văn hoá bị ô nhiễm bởi những sản phẩm xấu, độc đang hằng ngày, hằng giờ huỷ hoại lối sống đạo đức của thanh niên, thiếu niên.

Trên thị trường sách nhan nhản những cuốn truyện miêu tả tỉ mỉ cách làm tình một cách trần trụi. Trẻ em cũng thường xuyên nhìn thấy những cảnh ăn mặc hở hang trên các kênh truyền hình nước ngoài, trên Internet, ngay cả phim Việt Nam cũng bắt đầu lắm cảnh “nóng”. Tại TP.Hồ Chí Minh, nhất là các quận vùng ven, người ta đua nhau mở quán bar dành riêng cho trẻ em với những cái tên như Càphê Nhóc, Bar Nhóc, Nét Nhóc. Ở đây các em cũng ăn nhậu, chơi bời các kiểu.

Phải chăng, việc giáo dục đạo đức cho lớp trẻ hiện nay bị thả nổi, trong đó có trách nhiệm của những người làm công tác văn hoá? Thực tế cho thấy, nhiều NXB vì lợi nhuận, đã liên kết cùng một số tư nhân lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi, bất chấp việc xuất bản phẩm độc hại của họ đang đầu độc trẻ em như thế nào, gián tiếp làm tăng tỉ lệ tội phạm vị thành niên ra sao. Nếu chiểu theo luật, đây cần được xem là hành vi sản xuất, phổ biến, tuyên truyền văn hoá phẩm đồi trụy và phải bị xử lý theo pháp luật hình sự.

Lối sống đạo đức phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày ở trường học, gia đình và trong xã hội. Điều quan trọng nhất là giáo dục để lớp trẻ có được nhận thức đầy đủ về lối sống và đạo đức của con người, biết phân biệt đúng, sai để có bản lĩnh vững vàng trước những cảnh tượng phi văn hoá, phi đạo đức diễn ra quanh mình. Thuần phong mỹ tục của dân tộc và những giá trị của gia đình truyền thống phải ngấm sâu vào tâm hồn và suy nghĩ của các em.

Mỗi gia đình phải là mái ấm tình thương che chở, bảo vệ và hướng dẫn các em khi vào đời, trong đó người lớn phải gương mẫu để các em noi theo. Cần làm trong sạch môi trường văn hoá, tạo nhiều sân chơi văn hoá nghệ thuật lành mạnh cho thanh niên, thiếu niên, đồng thời kiên quyết xoá bỏ những sản phẩm văn hoá xấu, độc, với sự tham gia của chính lớp trẻ.
logo_tet.jpg


laodong.com.vn
 
S

scientists

Xã hội làm cho con người trở nên như vậy :|

Chính xác bạn à !

Vực dậy suy thoái đạo đức xã hội chắc phải mất cả một thế hệ?

Trong xã hội hiện nay, khi kinh tế đang được cải thiện, đời sống người dân không còn cảnh “đói kém” như trước, tại sao hiện tượng “hôi của” vẫn tái diễn liên tiếp. Ngay cả đến những thứ đôi khi lại nhỏ bé vô cùng như những bông hoa người ta cũng cướp?.

Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng vấn đề không phải là kinh tế mà là đạo đức. Đó là lòng tham và sự vô cảm của con người đang lớn dần.
hoi%20cua_12118174.jpg


Ảnh minh họa: Hôi của là hành vi tàn nhẫn

Lòng tham thì vô đáy. Ngày nay, có mấy ai đói ăn, thiếu mặc nữa đâu nhưng rõ ràng người ta vẫn tham, vẫn muốn vơ vét; thậm chí những thứ người ta không thể ăn, không thể mặc là những bông hoa cũng không nằm ngoài "tầm ngắm".

Sự việc hôi của không chỉ diễn ra một lần mà trái lại diễn ra ở bất cứ đâu trên khắp đất nước Việt Nam. Nguy hiểm hơn là hôi của đã len vào 1 bộ phận đội ngũ những trí thức như: công chức, giáo viên, bác sĩ,..

Từ cuối năm 2013 đến đầu 2014, chỉ khoảng thời gian đôi ba tháng mà những sự việc hôi của trắng trợn cứ liên tiếp xảy ra. Đầu tiên là vụ hôi bia ở Đồng Nai, rồi đến hôi nhãn ở Quảng Bình, tiếp đến là hôi gạo ở Hải Dương, rồi hôi hoa ở ngay lòng thủ đô Hà Nội.

Đó là những hình thức "hôi của" công khai mà chúng ta nhìn thấy, còn biết bao cách thức hôi của, vơ vét âm thầm, kín đáo mà chúng ta chưa nhìn thấy?.

Nói như TS Nguyễn Mạnh Hùng, mỗi người tham một cách khác nhau, bác sĩ tham bằng cách kê đơn thuốc ngoại, liều cao để ăn hoa hồng từ các hãng dược. Thầy cô giáo không giảng hết bài trên lớp để mở các lớp dạy thêm và ra đề thi mà chỉ những em đi học thêm mới có thể giải được. Công chức thì ăn cắp thời gian, thay vì làm 8 tiếng/ngày thì họ làm 6 tiếng, có khi còn ít hơn...Và vậy nên người nông dân, ít học hơn hẳn sẽ tham bằng cách phun thuốc sâu, thuốc kích thích,...Và những người không có cách nào khác thì nhặt nhạnh, như mấy bác ve chai thì lấy cắp từ đôi dép ngoài cửa, đến cưa cả cổng nhà người ta hay lấy ốc vít đường sắt để... bán sắt vụn.

Bên cạnh lòng tham là sự vô cảm. Nếu không vô cảm thì làm sao người ta có thể vơ vét, hôi của với chính những người bị nạn, thậm chí người ta còn thờ ơ thản nhiên "hôi của" của những bệnh nhân đang nằm vật vờ ở bệnh viện. Lòng tương thân, tương ái đã đi đâu mất hết rồi?.
Phải chăng đó là tâm thức cộng đồng, tâm lý bầy đàn, người ta lấy được thì dại gì mình không lấy đã hình thành những thói ăn nết ở đặc chất “giang hồ”, chỉ biết sao cho thỏa mãn nhu cầu bản năng. Đáng buồn là tâm thức cộng đồng đặc chất “giang hồ” đó vẫn tiếp tục tác động lên nếp nghĩ, nếp sống của người trẻ ngày nay. Đến nỗi ngôn ngữ cũng đầy bạo lực; nào là “máu lắm”, “thịt nó đi”, “xắt nó ra”,...

Phải chăng người ta đang quen dần với tình trạng xuống dốc của phẩm hạnh, để đến lúc những người lương thiện sẽ trở thành “sinh vật quý hiếm” trong xã hội?. Hẳn đó là một điều quá gay go cho sự tồn vong của cả một dân tộc. Hãy nhớ, từng có những đế chế vĩ đại trong quá khứ bị suy tàn chỉ vì vô lương và trụy lạc.
Nếu không sớm chấn chỉnh và thay đổi từ gốc rễ, tình trạng đánh mất phẩm hạnh ngày càng nghiêm trọng và chúng ta sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn mai sau trong việc phục hồi lại những giá trị nhân văn đã mất.

Có lẽ bài học “phẩm hạnh chính là thứ để nuôi con người sống được trong muôn vàn khắc nghiệt” cần phải được giảng dạy lại từ trong gia đình, chòm xóm, trường học,...
Nói như đại biểu quốc hội Huỳnh Minh Thiện (TP.HCM): Chúng ta có thể vực dậy kinh tế suy thoái trong 3 năm hoặc 5 năm nhưng vực dậy suy thoái đạo đức xã hội chắc phải mất cả một thế hệ.
logo_old.png
 
S

scientists

Hôi của đang trở thành “vấn nạn” đạo đức của người Việt

Không ít người đã lợi dụng các tai nạn giao thông, những vụ cháy nhà, cháy chợ, thậm chí những vụ chết người để hôi của. Liệu đó là mặt “xấu xí” của một bộ phận người Việt hay vấn nạn đạo đức của thời hiện đại?

Tai nạn giao thông: hôi từ xăng dầu đến khoai lang, tương ớt

Mới ngày 4/12, dư luận đã sốc khi chứng kiến hoặc xem clip quay lại vụ hôi của trong tai nạn tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp (P. Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), khi một chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia đi từ TP. Hồ Chí Minh ra Phan Thiết bất ngờ gặp nạn.

Hàng ngàn két bia đã đổ xuống đường, nhiều chai bia vỡ tung tóe nhưng nhiều thùng bia lon vẫn nguyên vẹn. Thấy vậy, hàng trăm người đi đường cũng như ở xung quanh hiện trường ập tới giành giật, mặc tài xế van xin, gào khóc. Một số người bị tài xế ngăn cản còn doạ đánh anh.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.jpg

Mạnh ai nấy "hôi" bia. Ảnh: Tuổi trẻ TV

Cảnh tượng đáng xấu xí này khiến dư luận vô cùng bàng hoàng về thái độ vô cảm trắng trợn của người dân ở hiện trường vụ tai nạn. Khi xảy ra tai nạn, thay vì giúp đỡ khổ chủ, không ít kẻ hám lợi đã lao vào hiện trường tai nạn tìm mọi cách “hôi” bất cứ thứ gì có thể lấy được.

Đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng hôi của trong tai nạn được ghi chép lại. Trước đó, ngày 8/7/2013, tại quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Thiên Tôn (Hoa Lư, Ninh Bình), một chiếc container chở hàng chục ống bê tông công trình và một lượng xăng dầu lớn gặp nạn. Khi xe bị lật, những thùng xăng này bị rò rỉ ra ngoài, “thu hút” nhiều người dân đem can, thùng ra để múc về nhà, khiến giao thông qua đoạn đường này bị ách tắc nghiêm trọng.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.JPG

"Hôi" xăng ở Ninh Bình. Nguồn ảnh: Zing

Trước đó, tháng 5/2012, một chiếc xe chở 25.000 lít xăng từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình bị lật nghiêng cũng trở thành miếng mồi béo bở cho những kẻ hôi của. Trong khi tài xế bị thương nặng, phải đưa đi viện cấp cứu và lực lượng chức năng tích cực rút bớt phần xăng trong bồn xe ra ngoài, tránh nguy cơ xe phát nổ thì hàng trăm người dân bất chấp tính mạng chen chân nhau ra hứng xăng chảy. Đám đông chỉ chịu rời đi khi lượng xăng trong bồn chảy ra gần hết.


hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.JPG

Bất chấp nguy hiểm, người dân lao vào cướp xăng xe bồn ở Hà Tĩnh. Ảnh: Dân Việt.

Chẳng cứ gì xăng, những xe chở hàng hóa như chiếc xe chở bia ở Đồng Nai khi gặp nạn cũng khó lòng còn nguyên vẹn với những kẻ cơ hội. Trung tuần tháng 3 năm nay, một chiếc xe tải biển số Cần Thơ chở hàng trăm thùng nhớt di chuyển từ Đồng Nai đi TP. Hồ Chí Minh gặp nạn tại vòng xoay ngã ba Vũng Tàu đã khiến hàng trăm thùng nhớt đổ ra đường.

Những thùng còn nguyên vẹn nhanh chóng được “dọn dẹp” giúp, những thùng nhớt vỡ cũng được trút qua can nhựa, thùng phuy của người dân. Trong khi đó, tài xế xe tải phải phá cửa kính chắn gió để thoát thân.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.jpg

Những thùng dầu còn nguyên hay đã vỡ đều được những kẻ hôi của "dọn" sạch. Ảnh: Dân Việt.

Ngay cả những loại hàng hóa không có giá trị quá cao như hoa quả, khoai lang cũng không nằm ngoài “tầm ngắm”. Cuối năm 2012, tại địa phận xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, Quảng Nam, xe tải BKS 36M-1018 chở hơn 5 tấn hoa quả các bị đâm vào cầu, lật xuống đường cũng được người dân sống hai bên đường “hỗ trợ” giải tán giúp.

Trước đó chưa lâu, tháng 7/2011, một xe tải chở chôm chôm khi lưu thông trên Km 648 thuộc Quốc lộ 1A (đoạn qua xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cũng gặp nạn, hàng hóa rơi tung tóe ra đường. Mặc cho tài xế kêu khóc, van xin, nhiều người dân nhào vào tranh nhau quyết liệt tạo nên cảnh tượng hỗn loạn, khiến cả đoạn đường bị ách tắc hơn 4 giờ.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.jpg

Mặc cho tài xế ngăn cản, người dân mang cả bao tải ra... hôi hoa quả. Ảnh: Người Lao động.

Tháng 4/2012, một chiếc xe tải mang biển số Thái Bình chở khoai lang từ Nam ra Bắc, đến địa phận xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, Nghệ An bị lật nhào cũng không tránh khỏi bị hôi của.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.jpg

Khoai lang cũng không lọt khỏi tầm mắt. Ảnh: Báo Công an Nghệ An.

Cũng trong năm đó, tại địa phận một huyện khác trên tỉnh Nghệ An, chiếc xe tải mang BKS 89K-3682 chở tương ớt ra Hà Nội cũng “dính” tai nạn. Tài xế mặc dù đã van xin người dân, nhưng những kẻ hôi của đã nhanh chóng gom từng thùng tương ớt rơi xuống đường và trong thùng xe tải. Bất lực, tài xế phải gọi điện cầu cứu cơ quan chức năng địa phương mới chấm dứt vụ việc, nhưng tài sản trong xe thì chẳng còn bao nhiêu.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.jpg

Chiếc xe tải chở đầy tương ớt lật nghiêng tại quốc lộ 1A đã bị người qua đường "hôi của". Ảnh: Nguyên Khoa.

Sập nhà, cháy chợ: hôi của như ăn cướp

Những kẻ “kền kền” hôi của không chỉ xuất hiện trong những vụ tai nạn giao thông ngoài quốc lộ mà còn hiện diện ở cả những vụ tai nạn “từ trên trời rơi xuống”. Dư luận ngỡ ngàng, xót xa cho những nạn nhân trong vụ nổ kho pháo hoa tại nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng (đóng tại xã Khải Xuân và xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, Phú Thọ) hôm 12/10 mới đây không chỉ bởi tai nạn đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, hủy hoại tài sản của hàng trăm gia đình mà còn bởi nạn hôi của trắng trợn.

Sau tiếng nổ vang trời lúc 7 giờ 50 sáng, hàng trăm công nhân Xí nghiệp 4 Nhà máy Z121 đã bỏ chạy khắp tứ phía. Không lâu sau đó, khi dư chấn như một trận động đất làm rúng động cả một khu vực rộng gần đó, chính quyền địa phương đã phải thông báo yêu cầu người dân nhanh chóng di tản ngoài bán kính 15 km để đảm bảo an toàn.

Hàng ngàn người dân đã bỏ chạy dọc theo tỉnh lộ 314 ngược lên địa phận huyện Hạ Hòa hoặc xuôi về thị xã Phú Thọ mà không kịp di tán tài sản hay định thần để khóa cửa nhà. Nhiều giờ sau vụ nổ, nhiều ngôi nhà mới có người đến trông coi giúp, không ít nhà cửa vẫn mở toang, đồ đạc rơi vỡ, vung vãi khắp nơi.

Đau lòng hơn, lợi dụng tình cảnh hỗn loạn đó, nhiều kẻ hôi của đã vào nhà dân để trộm cắp tài sản. Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ đã xác nhận việc này, sau khi một số người dân sinh sống trên địa bàn ảnh hưởng của vụ nổ thông báo về việc nhiều đồ đạc, tài sản có giá trị của họ trong nhà đã bị “khoắng” trong khi di tản.

Cũ hơn, vào cuối tháng 6/2011, nhiều tiểu thương ở khu chợ Vinh (TP. Vinh, Nghệ An) đã khốn đốn khi vừa phải đối phó với “bà hỏa” vừa phải chống chọi với những kẻ hôi của trong lúc ngọn lửa bùng cháy từ các gian hàng bán lưới, thuốc bắc, đồ nhựa, chiếu cói. Lợi dụng hỗn loạn, nhiều kẻ gian đã chạy vào giành giật hàng hóa của bà con và gây ảnh hưởng khiến công tác chữa cháy.

Trước đó, đầu tháng 4/2011, khi cả nước đang bàng hoàng về vụ sập mỏ đá Lèn Cờ ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An khiến hơn 20 người tử vong và thương vong, khi những người dân chung quanh về đây để tìm người thân hoặc chứng kiến vụ tai nạn thì những kẻ hôi của đã xuất hiện. Lợi dụng người đông, tình hình rối ren, kẻ gian đã ra tay “thó” trộm tài sản của người dân. Có ít nhất 9 chiếc xe máy của người dân ở đây đã bị kẻ gian lấy cắp tại khu vực này.

Cũng trong tháng 4/2013, khi ngôi nhà 5 tầng ở số 47 Huỳnh Thúc Kháng (Q. Đống Đa, Hà Nội) bất ngờ đổ sập hoàn toàn, kéo theo một phần lan can của tòa nhà 5 tầng bên cạnh sập theo, một nhóm khoảng 5 - 6 phụ nữ cũng nhanh nhảu len vào hiện trường để… lấy đi các biển bảng, sắt, thép... trong đống đổ nát cùng một số vật dụng khác của gia chủ.

“Ăn hôi” cả của người chết

Hôi của là một hiện tuợng đáng báo động trong xã hội hiện nay. Trong những vụ việc nói trên, hôi của đã là một hành động vô ý thức, chẳng khác gì cướp giật, nhưng mất nhân tính hơn là những vụ hôi của của những người đã khuất. Năm 2012, một xe ô tô “điên” đã gây tại nạn liên hoàn trên đường Lý Thái Tổ (Quận 10, TP.Hồ Chí Minh) khiến 3 ô tô khác bị ảnh hưởng, 12 chiếc xe máy bẹp dúm, 2 người chết và 17 người bị thương.

Nhưng những người gặp nạn hôm ấy còn bị mất hết tài sản bởi những kẻ hôi của. Nhân chứng tại hiện trường cho biết, lúc tai nạn có hàng loạt điện thoại, ví tiền, túi xách, tư trang... của nạn nhân rơi vãi khắp nơi và không ít kẻ đã xông vào nhặt rồi “chuồn” êm, mặc cho người bị nạn vật vã đau đớn trên đường.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.JPG

Hiện trường vụ tai nạn "xe điên" - nơi nhiều người bị hôi của. Ảnh: Vietnamnet.


(Còn nữa)
 
S

scientists

Chị N.T.H.H (30 tuổi), một nạn nhân sau cơn hôn mê may mắn tỉnh dậy đã bàng hoàng hay tin toàn bộ gia sản của chị, trong đó có khá nhiều tiền và đôla để trong cốp xe máy đã không cánh mà bay. Không may mắn giữ được mạng sống như chị H. , một nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn trên cũng bị “hôi” hết ví, túi xách đựng tiền và giấy tờ tùy thân nên công an không thể báo tin cho gia đình. 3 ngày sau khi tử vong, gia đình của nạn nhân này mới hay tin dữ.

Mất nhân tính không kém là vụ hôi của trong một tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra đêm 15/4/2011, tại đường Nguyễn Trãi (Quận Thanh Xuân, Hà Nội). Sau khi có va chạm trực diện giữa một xe máy chở 3 người và một xe tải đi ngược chiều, 1 người rơi vào tình trạng nguy kịch và 2 người bị thương nặng. Hai thanh niên đi xe máy đã dừng lại hiện trường, nhưng không phải để đưa người bị nạn đi cấp cứu mà để… trộm túi xách, bên trong có điện thoại di động, tiền của nạn nhân.

Vụ hôi của của người chết được phát hiện gần đây nhất là tại thành phố Lào Cai vào trung tuần tháng 9/2013. Khi nhiều người phát hiện thi thể một người đàn ông khoảng 40 tuổi nằm chết dưới gầm cầu ngã 6 thuộc đại lộ Trần Hưng Đạo (phường Bắc Cường, TP. Lào Cai), thi thể đã bị phân hủy và bốc mùi, nhiều người dân đã kéo đến thành cầu thả tiền xuống dưới như một cử chỉ an ủi cho nạn nhân xấu số. Vậy mà, nhân cơ hội đó, một số thanh niên đã chạy xuống dưới gầm cầu để… thu gom số tiền này, khiến không ít người chứng kiến bức xúc.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.jpg

Tiền phúng viếng của người chết cũng bị "hôi". Ảnh: Người đưa tin.

Hiện tượng hôi của, theo các chuyên gia tâm lý, không chỉ thể hiện sự “xấu xí” mà còn là biểu hiện của tâm lý tiểu nông, tiểu kỷ. Họ hôi của trong những vụ tai nạn cũng bởi tâm lý đám đông, người khác lấy được, mình cũng phải cố kiếm không thì… thiệt. Những hành vi này cũng cho thấy lòng tham và sự vô cảm của con người dường như đang lớn dần lên.

Ở góc độ pháp lý, hành vi hôi của có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” hoặc tội “Trộm cắp tài sản” với mức hình phạt tiền từ 5 triệu – 100 triệu đồng, thậm chí mức hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân.
afamily.vn
 
S

scientists

Sau vụ "hôi bia", bàn về "câu chuyện của lòng tự trọng"


(VTV Online) - Trong thời đại ngày nay, khi nhiều thứ được đánh giá và đong đếm bằng tiền, cùng sự vô cảm và lối sống vội đã làm mất đi nhân cách của một lớp người. Tuy nhiên, vẫn còn những người dù khó khăn nhưng vẫn tự vươn lên và đặt lòng tự trọng bản thân, sống vì mọi người lên trên tất cả.

Người tài xế trong vụ “hôi bia” – vụ việc đã gây nên những làn sóng phản đối trong dư luận suốt hai tuần qua, Anh Hồ Kim Hậu đã trả lại những nhà hảo tâm ủng hộ anh số tiền hơn 200 triệu đồng vì nhà máy đã không đòi anh bồi thường thiệt hại. Hành động của anh Hậu là hành động đáng trân trọng, đáng ghi nhận trong xã hội hiện đại. Lúc này, lớp trẻ, thế hệ nối tiếp khi nhìn vào sẽ vẫn thấy xã hội còn những người tốt, những mảng sáng.

Vào các buổi tối, anh Hậu vẫn miệt mài với công việc hằng ngày của mình. 7 ngày/tuần, khi mọi người bắt đầu đi ngủ thì cũng là lúc anh Hậu bắt đầu những chuyến đi đến các tỉnh.

Sau vụ bị hôi bia tại Đồng Nai, nỗi lo lắng và sự mệt mỏi vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt hốc hác của người đàn ông nhỏ nhắn, đen đúa. Tuy nhiên, lòng anh cũng ấm lại khi hàng trăm người tốt, có lòng hảo tâm đã chuyển đến giúp anh với số tiền hơn 200 triệu đồng. Anh và gia đình cũng rất cần số tiền này nhưng nghĩ mình còn khoẻ, có sức lao động nên anh quyết định chuyển trả lại hết số tiền mà các nhà hảo tâm để họ giúp những người khó khăn hơn mình.

Biết gia cảnh anh Hậu nghèo khó, phải sống trọ tại Đồng Nai và là lao động chính trong gia đình, nhiều nhà hảo tâm mong muốn anh sử dụng số tiền được quyên góp để làm vốn, trang trải cuộc sống khó khăn hiện tại. Nhưng với anh Hậu, được tiếp tục làm việc và không phải trả số tiền bị hôi bia, đối với anh đã là điều hạnh phúc.

“Hôi bia hay hôi của”, đó là điều mà anh Hậu trăn trở, suy nghĩ. Mỗi chuyến hàng anh chỉ nhận được 250 nghìn đồng tiền công nên với anh và gia đình, khoản tiền hơn 200 triệu là cả một tài sản. Tuy nhiên, với anh Hậu rõ ràng nếu của ấy không do mình làm ra thì cũng không nên giữ làm của riêng.

Đóng xong chuyến hàng lên xe khi đồng hồ đã điểm nửa đêm, anh Hậu vội vàng cầm lái bắt đầu cuộc hành trình đem hàng về các tỉnh. Vụ hôi bia cũng đã được giải quyết, số tiền được quyên góp anh cũng đã trả lại cho các nhà hảo tâm, anh cảm thấy nhẹ nhõm để tiếp tục hành trình kiếm sống trên đôi tay của chính mình.
hoi_bia_cau_chuyen_ve_long_tu_trong_201213.JPG
Người đàn ông nhỏ nhắn - Hồ Kim Hậu, đã để lại một bài học lớn về lòng tự trọng và tấm lòng chia sẻ trong xã hội. (Ảnh: VnE)

Ở xã hội hiện nay, những tình cảm và hành động như anh Hậu quả không quá nhiều. Khi nhận được thông tin anh Hậu trả lại hơn 200 triệu đồng cho các nhà hảo tâm đã quyên góp ủng hộ lúc gặp hoạn nạn, không ít người đã ngạc nhiên và thầm thán phục hành động của anh.

Trong chương trình Cuộc sống thường ngày với chủ đề Câu chuyện về lòng tự trọng, phóng viên VTV đã có cuộc trò chuyện với TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viên nghiên cứu phát triển xã hội.

TS Khuất Thu Hồng chia sẻ: Trong 2 tuần vừa qua, dư luận được 2 phen ngạc nhiên, ngạc nhiên đầu tiên trong vụ “hôi bia” là ngạc nhiên kèm theo sự phẫn nộ, sự đau sót về đạo đức xã hội. Ngạc nhiên thứ hai dễ chịu hơn nhiều và chính bản thân tôi cũng rất bất ngờ đó là việc anh Hậu quyết định trả lại số tiền đó.

Có nhiều người đã có ý kiến “Tội gì phải trả lại, dù sao tiền cũng đã là của mình”, nhưng hành động của anh Hậu đã khiến tôi nghĩ tới câu tục ngữ của ông cha ta “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hành động của anh Hậu rất đáng ngưỡng mộ, có lẽ hành động ấy cũng sẽ khiến những người hôi bia của anh phải suy nghĩ rất nhiều.

Tôi rất ấn tượng với những lời của anh nói, “Nếu tôi lấy số tiền đó có khác gì tôi hôi của, sẽ không khác gì những người đã hôi bia”. Anh Hậu đã mong muốn số tiền đó có thể đến được với người khó khăn hơn mình. Tôi nghĩ rằng, câu chuyện của anh Hậu không chỉ là lòng tự trọng mà hơn nữa đó còn là một tấm lòng.

 
S

scientists

Loạt ảnh chế hài hước sau vụ “hôi của bia” ở Đồng Nai
(ĐSPL) - Trong những ngày vừa qua dư luận chưa hết bức xúc trước hành động "hôi của" của người dân Đồng Nai khi một xe tải chở bia gặp nạn thì dân mạng lại một lần nữa vừa cười vừa suy ngẫm trước loạt ảnh chế về vụ việc này.

Theo thông tin mà các báo đã đưa, vào trưa ngày 4/12 khi một xe chở bia gặp nạn tại vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai) nhiều người dân tại đây đã có hành động hôi của gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Ngay lập tức những hình chế về sự việc này cũng được đăng tải làm nhiều người thích thú.
a1.jpg

Thực sự lúc này em mong xe chở…bị lật

a2.jpg

a3.jpg


Kèm theo giả dụ khó tả: “Nếu như một xe chở tiền mà bị lật thì chắc em nghĩ người dân mang dao ra chém nhau mà giành giật quá”

a4.jpg


Dựa theo ca dao Việt Nam phiên bản chế:
“Một con làm chẳng nên non,
một đàn bu lại không còn một lon”.
a9.jpg


Ông già Noel sang Việt Nam phát quà ngã xe tải bị hôi của mất
a10.jpg


Hại nhiều hơn lợi
a7.jpg


Lời chế nhưng cũng khiến người xem phải suy ngẫm: “chắc chắn một số người trong vụ hôi của xe bia bị lật giờ này đang muốn trả lại bia''
 
S

scientists

Hôi của hàng ngàn thùng bia: Đạo đức xuống dốc thảm hại?

(ĐSPL) – Hình ảnh xấu xí về những người đi đường chen lấn hôi của sau khi một chiếc xe chở bia gặp nạn khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đạo đức con người đang ngày càng xuống dốc trầm trọng?
Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, vào khoảng 13 giờ ngày 4/12 vừa qua, một chiếc xe tải do tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê Bình Định) điều khiển, chở khoảng 1.500 két bia Tiger chạy trên quốc lộ 11A đi từ TP.HCM ra Bình Thuận.
Khi đến vòng xoay Tam Hiệp, TP. Biên Hòa, Đồng Nai, do phải tránh một xe ô tô chạy cắt mặt phía trước nên tài xế Hậu phải đánh tay lái về bên phải khiến hàng ngàn két bia Tiger trên thùng đổ xuống đường.

hoi-cua-dang-tro-thanh-van-nan-dao-duc-cua-nguoi-viet.jpg


Hiện trường vụ việc.
Ngay lập tức nhiều người ở hiện trường đã không ngần ngại ập tới lấy đi các thùng bia, mặc cho tài xế bất lực gào khóc. Có những người khi bị tài xế ngăn lại còn dọa đánh. Chỉ sau khoảng 15 phút, số thùng bia đổ xuống đường đã bị người dân hôi của sạch trơn.
Vụ việc này một lần nữa lại réo lên hồi chuông về đạo đức người dân trước tai họa của người khác.
Clip đưa lên khiến nhiều độc giả bức xúc. Một bạn đọc nói: “Có lẽ nào để tình trạng hôi của ngang nhiên vậy mà không có biện pháp nào trong khi clip đã quay rõ mặt một số người hôi của. Họ thiếu nhân cách lẽ nào chúng ta bó tay, xã hội ta còn có pháp luật để chấm dứt những hành động của những người thiếu nhân cách này”.
Một độc giả khác lên án: “Buồn cho thái độ cướp cạn của những "kẻ" tham gia hôi của. Không đáng bao nhiêu tiền, nhưng cái vô giá là danh dự đã bị bôi nhọ, xấu hổ với con cháu và người chung quanh”.
Một bạn đọc khác thì cho rằng: “Người ta gặp hoạn nạn mình không giúp đỡ đã là "thẹn lương tâm" rồi. Ai lại đi làm chuyện đó? Không hiểu những người lấy những thùng bia, lon bia đó về uống có suy nghĩ như thế nào?
Liên tục các vụ hôi của, chen lấn tranh cướp hàng miễn phí xảy ra khiến người ta đặt câu hỏi: Liệu đạo đức con người đang xuống dốc? Hay tình thương đồng loại giữa con người với con người không còn tồn tại?
M.Đ
 
S

scientists

Đồng Nai hết "hôi bia" lại tới "hôi bắp"

(ĐSPL) - Vụ việc "hôi bắp" trong ngày đầu tiên của năm mới khiến nhiều người chua xót liên tưởng đến vụ "hôi bia" phản cảm tại vòng xoay ngã tư Tam Hiệp - TP Biên Hòa làm dư luận "dậy sóng" cuối năm vừa rồi.

Từ vụ "hôi bắp" đầu năm...
Trưa ngày 1/1, tài xế Nguyễn Đình Công Tuấn chở 15 tấn bắp (ngô) trên xe tải mang biển số 61L- 0399 đi trên quốc lộ 51 đoạn ngang qua ấp 1 (xã Phước Bình, huyện Long Thành, Đồng Nai) về giao cho công ty thì bị đổ tung tóe trên đường.

xa-hoi-hoi-bap-1%20%281%29.png


Dùng bao tải để "hôi bắp".
Khoảng 1 tấn ngô văng tung tóe xuống đoạn đường dài khoảng 500m, nhiều người đã lao vào hốt bỏ vào bao, chậu rồi mang về nhà.
xa-hoi-hoi-bap-2%20%281%29.png

"Hôi bắp" trước mặt trẻ thơ.
Tài xế Tuấn cho biết “Tôi thấy vậy đi năn nỉ, xin đừng lấy nhưng một số người dân cứ chạy ra hốt mang về nhà. Một mình tôi không thể cản nổi”.
xa-hoi-hoi-bap-3.png

Những người dân quét bắp giúp tài xế.
Hình ảnh của anh tài xế bị "hôi bắp" khiến mọi người nhớ đến hình ảnh của anh tài xế trong vụ "hôi bia" cuối năm vừa rồi.
Ngẫm lại vụ "hôi bia" cuối năm qua
Sự việc xảy ra vào đầu giờ chiều ngày 4/12, tài xế xe tải Hồ Kim Hậu chở 1.350 thùng bia Tiger từ TP.HCM đến huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) giao cho nhà phân phối, khi vừa gần tới vòng xoay Tam Hiệp (thuộc khu phố 1, phường Bình Đa, TP.Biên Hòa) do không làm chủ được tốc độ nên anh Hậu đánh lái sang đường bên phải để tránh gây tai nạn.
Tuy nhiên, vì ôm cua gấp nên xe bị nghiêng, hàng ngàn thùng bia đổ xuống đường. Phát hiện sự việc, anh Hậu tấp xe vào lề rồi cùng phụ xe chạy quay lại hiện trường để gom bia nhưng đã có rất nhiều người dân bên đường lao vào lấy.

xa-hoi-hoi-bia.jpg

Vụ "hôi bia" gây "dậy sóng" dư luận thời gian qua.

“Lúc đó tôi van xin mọi người, hãy thương cảnh làm thuê của chúng tôi mà dừng tay, đừng lấy bia nữa, nhưng tất cả đều bất lực… Người đến lấy bia mỗi lúc một đông, ước lên đến cả trăm người. Có người dùng cả xe ba gác để chở bia về nhà...” - tài xế Hậu cho biết.


Cũng theo tài xế Hậu, anh và phụ xe lúc đó chỉ biết van xin mọi người dừng tay; rơi nước mắt trước cảnh cả nghìn thùng bia đổ bị đám đông tranh cướp, mang đi mất.
Theo anh Hậu, khi bia bị đổ xuống đường, cũng có vài người dân tốt bụng gọi điện cho cơ quan chức năng, nhưng 30 phút sau, công an phường, bảo vệ dân phố mới có mặt. Nhưng tất cả đều muộn, người dân đã lấy hết số bia rơi vãi bên đường.
Số bia bị “hôi của” là hơn 1.000 thùng trị 310 triệu đồng. Số còn lại trên xe là 320 thùng.
Tài xế Hậu đã từng chua xót nói với phóng viên: “Số tiền thiệt hại bằng cả chục năm làm việc của gia đình tôi. Buồn cho mình một phần, nhưng buồn cho sự đời gấp 10 phần anh ạ”.
Từ vụ "hôi bia" này, hình ảnh của những người dân Đồng Nai đã bị nhiều cư dân mạng làm xấu và lên án. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ cho rằng "nhân vô thập toàn", những người "hôi của" chỉ là "con sâu" và đừng vì một con sâu mà đánh đổ cả nồi canh để đánh giá thiển cận về người Đồng Nai.
Chắc chắn vụ "hôi bắp" này sẽ tiếp tục làm dư luận "dậy sóng" và chủ đề về người dân Đồng Nai vẫn còn được nhiều người đưa ra "mổ xẻ".
Kim Linh (tổng hợp)
Báo Đời sốngpháp luật

 
S

scientists

Những khuôn mặt rạng rỡ vì hôi được bia ở Đồng Nai
logo_Vne05.png


Mặt ai cũng vui vẻ, có người còn mang cả xe ba gác ra để chở bia, những xe máy chất tới 6 thùng bia lên yên xe.

1456643-10201864266120143-1478-2696-6047-1386389527.jpg
hoi-bia-1-9912-1386389527.jpg
hoi-bia-2-6893-1386389527.jpg
hoi-bia-3-9706-1386389527.jpg
hoi-bia-4-7244-1386389527.jpg
hoi-bia-5-9629-1386389528.jpg
hoi-bia-6-7950-1386389528.jpg
hoi-bia-7-6729-1386389528.jpg
 
S

scientists

Một đám đông hôi của, cả đất nước ê chề

logo_Vne05.png
“Ui dào, thấy mọi người lao vào lấy thì tôi cũng lấy, mình lấy một ít đâu có ăn thua gì với so với số hàng kia”.

Video đám đông đổ xô vào hôi của khi một xe chở bia bị đổ ở Đồng Nai làm dư luận sững sờ mấy ngày qua khiến tôi nhớ lại cũng một vụ việc tương tự mới đây.
Lần ấy, đi ngang qua đường tôi chứng kiến cảnh một chiếc xe tải chở dưa hấu bị lật, tài xế đã được đưa đi bệnh viện trong khi người dân xung quanh xúm vào vác dưa hấu chất lên xe của mình. Tôi hỏi một anh đang mang "chiến lợi phẩm" về trong sự hân hoan: “Sao lại lấy đồ của người ta? Công sức và tiền bạc của người khác mà anh lại nỡ ẵm không như thế à?”. Anh đáp lời gọn lỏn: “Ui dào, thấy mọi người lao vào lấy thì tôi cũng lấy, mình lấy một quả đâu có ăn thua gì với so với số hàng kia”.
Nghĩ mà đau lòng. Những hành động như thế này có khác gì cướp ngày đâu. So với cách đây vài chục năm, đời sống của nhân dân ta đã khấm khá hơn rất nhiều nhưng nạn hôi của lại diễn ra khắp nơi và có chiều hướng ngày càng tăng.
Hôi của không phải là một hành vi của một con người, hoàn toàn trái với đạo lý, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Nước ta giàu có đến mấy mà sự phát triển về văn hóa và nhận thức con người không theo kịp thì đúng là bi kịch. Vậy xuất phát từ nguyên nhân nào người Việt lại có thói hôi của?
Nhiều người cho rằng nguyên nhân của tệ nạn trên là do dân ta còn nghèo quá. Thời buổi này, thất nghiệp tràn lan, cuộc mưu sinh trở nên vất vả hơn bao giờ hết, nhiều người càng dễ .
Với họ, những thứ như “lòng tốt, tương thân tương ái, giúp đỡ kẻ hoạn nạn…” chỉ có trong sách vở. Miễn sao họ kiếm thêm được chút để lo cho bản thân và gia đình là được. Dường như họ đã quên mất lời răn dạy của ông bà ta “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Nghèo nhưng không được hèn”...
20131206162447-hoi1-2i7nfgid8d-7285-5671-1386380412.jpg
Vụ người dâng mang xe ba gác ra hôi bia rúng động dư luận mấy ngày nay. Ảnh: Cắt từ clip
Đều là người lao động, đều khó khăn, khổ cực trên đường mưu sinh nhưng sự ích kỷ khiến họ trở thành những người chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không đoái hoài gì đến những thiệt hại về vật chất mà các tài xế chở bia, chở dưa hấu phải gánh chịu.
Khi thưởng thức những chai bia có được do ăn cắp, họ sẽ sung sướng hả hê như thế nào? Giả sử họ gặp phải hoàn cảnh trớ trêu như vậy, họ có đau xót và bất lực nhìn đống của cải bị chiếm hữu trắng trợn, có hận những kẻ hôi của như chính họ ngày hôm nay không?
Hôi của xuất phát từ lòng tham vô đáy và sự ích kỷ, dù họ ý thức được đó không phải là tài sản của mình nhưng lại dung túng bản thân, cho bản thân cái quyền ngang nhiên đút túi. Sự tham lam vô lối đã lấn át lý trí và lòng tự trọng khiến họ - những người hôi của – có thể biết rõ việc mình làm là sai nhưng vẫn làm, bỏ qua việc bị cả xã hội lên án.
Nhưng trong đám đông đổ xô hôi những lon bia tràn ngập trên mặt đường kia có những người không nghèo khổ mà tại sao họ vẫn ùa vào?
Căn nguyên sâu xa nhất của tệ nạn hôi của cũng như nhiều vấn nạn khác, theo tôi, là trách nhiệm cá nhân đã bị coi nhẹ trong cộng đồng, tâm lý đám đông đã ngấm vào máu, từ quan chức tới người dân. Nhiều vị quan nhà nước tham nhũng từ nhỏ đến lớn vì nghĩ rằng tham nhũng đầy ra đấy, thêm mình vào nữa đâu có sao. Còn người dân đổ xô hôi của, cướp giật hoa xuân, xả rác trên đường phố..., cũng tặc lưỡi bao nhiêu người đang làm vậy, thêm mình nữa nhằm nhò gì.
Thế nên Việt Nam vẫn còn nghèo. Thế nên chỉ một đám đông hôi của, mà cả đất nước cảm thấy ê chề.
Trách nhiệm cá nhân cần phải được quy định rõ ràng, dù nhỏ đến lớn đều phải bị chế tài, xử lý và trừng phạt theo pháp luật. Đã đến lúc nhà nước phải ban hành luật trừng phạt những hành vi như hôi của, cướp hoa... Nói ra nghe thật đau lòng, nhưng không còn cách nào khác.
 
Top Bottom