$\color{BLUE}{\fbox{ĐỨC DỤC}\bigstar\text{NHỮNG BÀI HỌC ĐẠC ĐỨC}\bigstar}$

S

scientists

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

33-2.bmp

 
S

scientists

Câu hỏi đơn giản mà khó trả lời

Chỉ cần một chút kiến thức du lịch, có thể dễ dàng nhận ra những tấm bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ngòai Hà Nội. Ngừơi xưa quan niệm rùa là lòai vật tượng trưng sự thông thái, trường thọ, nên trong các đền Việt Nam xưa thường có những tượng con hạc đứng trên con rùa ở 2 bên bàn thờ chính. Ở trường Quốc Tử Giám các cụ rùa được giao nhiệm vụ quan trọng là đội trên người các tấm bia khắc tên tất cả những thí sinh đã đậu các kỳ thi, từ Tiến sĩ, Phó tiến sĩ, Bảng nhãn, Thám hoa.....
Thế là con cháu chúng ta ngày nay, thấm nhuần tư tưởng cha ông, cũng xem rùa, đặc biệt là các cụ rùa đội bảng tại Văn Miếu, là mang lại sự thông thái và may mắn, đặc biệt cho các bạn sĩ tử.
Thế là người người hàng ngày vào thăm Văn Miếu, nhất là các bạn sắp thi Đại Học, đều thích thú sờ sọang, xoa xoa đầu các cụ rùa, hình như tin rằng sờ càng nhiều đầu rùa điểm thi Đại Học càng cao.
Thế là sau khi tui đi Hà Nội về, có hơn 1 người đã hỏi "Ra có thăm Văn Miếu không? có sờ đầu rùa không?". Tui đã trả lời cho người thứ nhất "Mấy đứa sờ đầu rùa trong Văn Miếu là mấy đứa đáng rớt ĐH nhất.", cho người thứ 2 "Em không sờ, mà người ta cũng để biển cấm nói rõ không được sờ, dẫm chân lên các con rùa và bia đá". Cả 2 có chung phản ứng "Nó bằng đá thôi mà làm gì mà cấm dữ vậy, sờ thì sờ chứ có sao!"
Tui thậm chí còn đố người thứ nhất tại sao người ta cấm sờ đầu rùa. Sau 1 ngày 1 đêm suy nghĩ trằn trọc, thằng bạn đó mới trả lời là "Tại các cụ rùa tượng trưng cho sự thông thái, sờ đầu các cụ là bất kính".
Câu hỏi đơn giản mà khó trả lời ở đây là "Tại sao không được sờ vào các bia đá và con rùa tại Văn Miếu?"
Chắc có người trả lời được liền. Ai chưa nghĩ ra, hãy suy nghĩ thêm "Tại sao người ta cấm sờ vào hiện vật trong bảo tàng?"
Đơn giản, người ta sợ hư! Chắc sẽ có người phì cười trước câu trả lời này, cũng như thằng bạn và đồng nghiệp tui đã cười vậy. Vì trong tâm thức của nhiều người VN, việc bảo vệ, gìn giữ những công trình văn hóa, lịch sử, nghệ thuật...vẫn còn là điều khá xa lạ.
Stonehenge ở Anh là một trong những thắng cảnh lịch sử nổi tiếng nhất thế giới. Chắc là nhiều người biết, nó chỉ là những cột đá hình nhữ nhật thật cao, dựng sát nhau quây thành vòng tròn. Các nhà nghiên cứu tin rằng người xưa dùng các cột đá này để làm “lịch”, ánh sáng mặt trời chiếu xuống tạo bóng các cột đá trên mặt đất, nhìn vào bóng đá người ta tính thời gian. Sau một thời gian cho du khách tha hồ tham quan, sờ sọang, chính phủ Anh đã cho ngăng dây xung quanh Stonehenge, từ lâu du khách chỉ có thể đứng từ xa quan sát công trình độc đáo này. Vì sao?
Một người sờ vào sẽ không là vấn đề, nhưng thử tuởng tượng hàng trăm lượt du khách tham quan hàng tuần, hàng ngàn lượt mỗi tháng, ai cũng vuốt ve nó cho sướng tay, để về nhà còn khoe là tui đã được sờ vào các cột đá Stonehenge, thì cho dù làm bằng đá, nó có muốn không bị mòn cũng ko được. Con người quá coi thường khả năng phá họai của mình. Mấy cột đá đứng hàng ngàn năm, qua bao gió, mưa, sét… ko sao, đến khi bị con người phát hiện ra là hư hỏng thấy rõ.
Người ta ko biết là ngay cả hơi thở của mình, thải ra khí CO2, cũng góp phần làm oxy hóa các công trình, khiến cho đá, các tượng điêu khắc cũng bị đen (cách tẩy trắng các tượng hiện nay là bắn tia lase để phân hủy các phân tử đá đã bị oxy hóa). Ai có dịp vào Văn Miếu thì tận mắt mà coi các đầu rùa đã trở nên đen bóng như thế nào.
Thậm chí các bước chân của chúng ta, của hàng vạn con người cũng gây mòn nhanh chóng cho vùng đất quanh Stonehenge, cho Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Cho nên người ta mới phải rào cả 1 khu đất thật rộng quanh đó, chứ không phải chỉ rào những cột đá. Cho nên chính phủ TQ mới phải cho xây 1 nền đá giả làm nền của Tử Cấm Thành, để nền đá thật ko bị hư hại.
Khi đi tour đến Văn Miếu, chị hướng dẫn viên vừa nói với tụi khách nước ngòai trong đòan “Đừng sờ vào tượng bia”, thì ngay lúc ấy 1 nhóm thanh niên VN chạy lại sờ lấy sờ để từng đầu rùa một. Tui ko muốn tả lại cảm giác lúc đó, nhưng tui đã quay mặt đi thật nhanh và mong rằng những người khách kia đã ko nhìn thấy cảnh đó. Tui nghĩ còn rất nhiều người VN, chắc có một số người đọc blog này nữa, cho rằng việc sờ đầu rùa là bình thường. Nếu được, tui sẽ kiến nghị cho chăng dây quanh các bia đá, như người Anh đã làm với Stonehenge vậy!
Chỉ mong bất cứ ai khi tham quan 1 di tích, thắng cảnh nào, ở bất cứ đâu, hãy tôn trọng từng vật dụng, từng ngóc ngách của công trình ấy. Đơn giản hãy là 1 người văn minh!
Sưu tầm
 
S

scientists

Sờ đầu rùa: Hành vi của sự lên án ?

(GDVN) - Hành động của nam sinh đè đầu cưỡi cổ lên cụ rùa có phải là hậu quả của một nền giáo dục chạy theo thành tích mà không chú trọng về vấn đề đạo đức?



LTS: Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Sốc: Nam sinh đạp, ngồi lên đầu “cụ rùa” ở Văn Miếu”, tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi bức xúc của độc giả. Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ lá thư của độc giả Khôi Nguyên chia sẻ về vấn đề này.

Người bạn của tôi ở nước ngoài kể rằng, bạn đi trên đường phố Việt Nam mà thấy... khiếp đảm. Ở nước bạn, còn có cả những biển báo giao thông giành cho động vật. Tình trạng ô tô xếp hàng chờ cho một chú rùa qua đường là điều bình thường.

Lại nhắc đến bài thơ Mùa lá rụng của Olga Berggoltz, trên những đại lộ nước Nga vào mùa thu đều treo lời đề dẫn: Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng: “Những đàn sếu bay qua/ Sương mù và khói tỏa/ Mát-xcơ-va, lại đã Thu rồi/ Bao khu vườn như lửa chói ngời/ Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ/ Những tấm biển treo dọc theo đại lộ/ Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi/ Nhắc cả những ai cô độc trong đời/ Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng”. Người Nga rất chân thành và mến khách, yêu thiên nhiên cây cỏ như yêu chính con người họ vậy. Nơi đây, những chiếc lá vàng óng kia, đang được bảo vệ cẩn trọng như những báu vật.


Sẽ thật buồn nếu bạn quay lại nhìn đất nước Việt Nam, ngay cả đến những di tích, giá trị lịch sử cũng không được coi trọng. Không cần đi đâu xa cả, hãy cứ đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày thí sinh lên "lai kinh ứng thí" sẽ thấy rõ ràng điều đó. Trong kỳ thi Cao đẳng vừa qua, có một sĩ tử vào Văn Miếu cầu may, nhưng vì quá khích nên đã trèo lên cả đầu cụ rùa để "tự sướng" mà không nghĩ đến hậu quả của hành động, đó là sự "báng bổ". Để rồi khắp các diễn đàn, người ta một lần nữa phải bàn tới "thói vô văn hóa của nhiều người trẻ".

truy_tim_nam_sinh_treo_dau_rua_van_mieu_giaoduc.net.vn.jpg


Cư dân mạng "điên cuồng" đòi xử lý nam sinh giẫm cả hai chân lên đầu rùa ở Văn Miếu.

Từ nhiều năm nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng cho sự ham học của người dân Việt Nam đã trở thành nơi cầu đỗ đạt của học sinh, sinh viên cả nước trước mỗi kỳ thi. Chẳng biết từ khi nào, nơi đây, học sinh, sinh viên có lệ đến đây... sờ đầu rùa, vặn cổ rùa mong được đỗ đạt trong thi cử.

Rùa là một trong tứ linh của Việt Nam cùng với long (rồng), lân, phụng (phượng hoàng) và đặc biệt nó còn là con vật tượng trưng cho sức sống trường thọ. Vì thế đặt bia đá trên lưng rùa còn có ý nghĩa mong cho tên tuổi các vị tiến sĩ được khắc trên đó sẽ mãi mãi vang danh như biểu trưng của loài vật này.

Trong dịp này, Ban quản lý di tích đã bổ sung hàng rào chắn buộc lụa đỏ tại khu vực bia tiến sĩ, khu vực gác chuông, trống, nhằm hạn chế học sinh sờ đầu rùa và các di vật trên. Đội sinh viên tình nguyện đến từ các trường khác nhau đứng bảo vệ khu vực cấm, nhắc nhở học sinh nếu vi phạm.

Thế nhưng, tất cả những điều đó không giảm bớt được tình trạng luồn lách, cố tình sờ đầu rùa của các sĩ tử. Mặc dù đã có chăng dây đỏ và biển cấm, thế nhưng học sinh vẫn hồn nhiên trèo qua dây đỏ để vào tận trong sờ đầu rùa. Thậm chí có bạn còn đứng lên cả thân rùa, đè đầu cưỡi cổ cụ rùa. Có những ý kiến cho rằng, cơ quan công an nên vào cuộc để điều tra, tìm ra thủ phạm có hành vi vô văn hóa như trên.


Thử hỏi, đây có phải là thành quả của một nền giáo dục chạy theo thành tích mà không chú trọng về vấn đề đạo đức? Trong khi đó, các em đều là những người có ăn, có học, ít nhất đã qua kỳ thi tốt nghiệp THPT mà không thấy được những lễ nghĩa thông thường này thì thật đáng trách.



Khi các em còn trẻ, chưa nhận thức đúng đắn hành động của mình thì mong rằng, người lớn, các bậc phụ huynh sẽ có những chỉ dẫn chu đáo cho các em về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chứ không đơn thuần chỉ là phương án ngăn chặn, cấm các em... sờ đầu rùa trong những ngày thi cử cận kề.

Chuyện ứng xử văn hóa hàng ngày không chỉ dừng lại ở một hành vi sờ đầu rùa mà còn nhan nhản quanh cuộc sống, đó là cảnh chen lấn trước quầy vé tàu, xe, xếp hàng thanh toán trong siêu thị... Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến bạn bè các nước có cái nhìn không tốt về Việt Nam.


Nguồn gốc của văn minh và văn hóa của một cá nhân hay một dân tộc bắt đầu từ những hành động nhỏ nhặt và đơn giản. Friedrich Nietzsche đã từng nói: “Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động”. Mong rằng, thế hệ trẻ, những con người của tương lai hãy biết nhìn nhận.
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

Fan cuồng K-pop và sự tâm thần loạn trí

(GDVN) - “Mê thần tượng đến nỗi sẵn sàng giết cha mẹ thì không còn gọi là mê muội mà phải gọi là mất dạy, bất hiếu, ngu ***… Cha mẹ đẻ ra chưa trả hiếu ngày nào mà vì một thằng đầu xanh, đầu đỏ đòi giết cha mẹ. Nghịch tử, thà sinh ra cái trứng để ăn còn đáng hơn…”.

LTS: Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam liên tiếp nhận được những phản hồi bức xúc, phẫn nộ, lo lắng của độc giả xung quanh câu chuyện đề thi văn khối D về lá thư của fan cuồng gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đòi một lời xin lỗi. Để rộng đường dư luận, Báo Giáo dục Việt Nam tiếp tục trích đăng những phản hồi từ độc giả về vấn đề này.

than-tuong-2-giaoduc.net.vn.jpg
Hội những người ủng hộ đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

"Nên người" chả nên lại nên “cuồng”…

Độc giả Hoang PA bức xúc: “Sau khi đọc bức thư này, mình cảm thấy vừa buồn cười vừa bức xúc! Buồn cười vì cái suy nghĩ ấu trĩ không theo tuổi của các bạn fan cuồng Kpop, bức xúc là vì sao họ lại có thể thốt ra những lời lẽ như vậy. Họ coi thường mạng sống, khinh miệt bố mẹ, vứt bỏ tương lai chỉ vì mấy ca sĩ ở một xứ sở xa xôi… Họ hâm mộ thì cũng không sao nhưng đừng làm ảnh hưởng xấu đến người khác như vậy chứ.

Phần cuối bức thư có một câu: "Máu sẽ nhuộm khắp Việt Nam…", đọc lên mà rùng mình, thật đáng lo ngại cho suy nghĩ của giới trẻ bây giờ! Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, tôi mong Bộ Văn hóa - Thông tin nên tiến hành kiểm duyệt và hạn chế phát sóng nhạc Hàn trên truyền hình và các trang mạng vì chính những hình thức như vậy không khác gì nối giáo cho giặc cả…”.

Độc giả Nguyễn Chước Minh bày tỏ quan điểm: “Mình năm nay cũng thi ĐH, qua nhiều lần đọc và được biết bức thư của bạn Lê Minh Hồ, mình thấy rất bức xúc! Không biết thần tượng của bạn là gì mà bạn có thể nói họ như là một “đấng toàn năng” như vậy? Chẳng qua họ có tiếng hát, họ mang cái tài năng đó ra để mua vui cho thiên hạ (nói theo cách ngày xưa đó) mà thôi.

Vẫn biết rằng, văn hóa có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và suy nghĩ của nhiều bạn trẻ hiện nay, nhưng hãy cứ nghĩ xem, ai cho các bạn sự sống, ai nuôi các bạn đến bây giờ? Chắc không phải idol chứ...? Bố mẹ cho các bạn ăn học đàng hoàng, nên người chả nên lại "nên cuồng". Cuồng ngang hàng với "điên"với "khùng" đó. Thử hỏi xem gia đình, xã hội có những người con điên khùng như vậy thì có thể phát triển được sao?

Tôi rất tiếc cho những ai như vậy và qua đây tôi cũng muốn nói thêm về nền giáo dục của Việt Nam. Hãy chú trọng thêm đến nhận thức và tâm lý của thế hệ trẻ hiện nay. Một xã hội bền vững khi cái gốc của nó vững bền mà thôi. Tiên học lễ, hâu học văn mà. Chúc các bạn trẻ ngày hôm nay có một tương lai tốt đẹp…”.

Những bản coppy bị lỗi fond chẳng ai đọc được…

Độc giả Trần Văn Tưởng lại cho rằng: “Không thể tưởng tượng được! Tôi nghĩ bọn trẻ bây giờ đang nghèo nàn các hình thức hưởng thụ văn hóa nên chỉ biết có các ban nhạc này nọ. Cha ông ta ngày xưa đã phải dầm mưa dãi nắng, chịu đói, chịu rét, chịu khổ đau, lấy máu và nước mắt để đổi về hòa bình, hạnh phúc cho các thế hệ hôm nay mà… hưởng thụ Kpop. Chua xót quá!

Đại tá Nguyễn Văn Thương 7 lần bị giặc cưa chân vẫn kiên trung không chịu khai. Đó là thần tượng, và còn biết bao tấm gương khác nữa…

Cha mẹ mang nặng đẻ đau, vất vả nuôi dưỡng chúng nên người, nhưng đã khi nào chúng tự tay nấu cho mẹ bát cháo khi mẹ ốm chưa, đã khóc khi thấy bố vất vả chưa...? Nói đúng hơn là mấy fan cuồng này đang yêu chính chúng, yếu cái ích kỷ trong chúng, yêu cái tự tôn ảo vọng trong chúng mà quên đi ai sinh ra chúng, ai cung cấp đầy đủ vật chất để chúng ngồi nhà nghe Kpop hay gì gì đó.

Thử đặt vị trí là bạn học sinh nghèo đạp 300 km đi thi ĐH, lúc đó sẽ biết Kpop hay Suju gì đó có cho chúng bữa cơm khi đói lòng, miếng nước khi khô họng.

Hưởng thụ âm nhạc là một phần của hưởng thụ tinh thần nhưng họ không biết dừng lại mà chuyển hóa thành bi lụy và lệ thuộc vào âm nhạc. Âm nhạc sẽ làm cuộc sống thêm thú vị, cho ta cảm giác xoa dịu khi đau khổ, cho ta niềm an ủi khi cô đơn... chứ không phải là đau khổ vì nó, đớn đau vì nó.

Ngưỡng mộ một ai đó không đồng nghĩa là đánh mất chính mình mà phải để sự ngưỡng mộ đó nâng cao giá trị bản thân mình thông qua học hỏi cái hay ở họ. Thế nhưng, họ cũng là con người, họ cũng không phải hoàn hảo, "có chăng chỉ là bề ngoài" nên phải biết cái gì không đúng, không hợp thì bỏ qua. Thần tượng là phải ăn, ngủ, mặc... phải giống thần tượng thì các bạn đã tự đánh mất giá trị bản thân mà trở thành một bản copy nhưng bị lỗi fond chữ chẳng ai đọc được.

than-tuong-giaoduc.net.vn_copy.png
Bức thư của Fan cuồng gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến dư luận phẫn nộ và lo lắng.

 
S

scientists

Fan cuồng đòi Bộ Giáo dục xin lỗi nên... đi tẩy não

(GDVN) - Trong con mắt của một bộ phận giới trẻ, thần tượng biến thành thiên tài, được xem như thần thánh, Fan sẵn sàng hi sinh luôn liêm sỉ và văn hóa của bản thân để thể hiện tình yêu với thần tượng. Hàng loạt các bạn nữ đã hôn chiếc ghế mà ca sĩ Bi Rain ngồi là hiện tượng khiến nhiều người cảm thấy kinh tởm. Những biểu hiện bệnh hoạn, quá khích, lệch lạc là hồi chuông báo động đối với toàn xã hội.



Đề thi môn văn khối D của Bộ Giáo dục và Đào tạo được cộng đồng mạng được phen "dậy sóng" dữ dội giữa các luồng ý kiến trái chiều nhau. Đề văn như sau: "Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là thảm họa". Báo GDVN nhận được bức thư của độc giả Phạm Lâm Tùng gửi Fan cuồng thần tượng như sau:

Sau buổi thi môn Văn kỳ thi DDH 2012, dạo qua các diễn đàn tôi nhận thấy cộng đồng Fan cuồng vô cùng hung hãn, đã xỉa xói đề thi của Bộ Giáo dục, cho rằng đề thi "đá đểu", "xoáy vào Kpop". Chưa hết, Fan cuồng này còn dọa "chém chết" một thí sinh khác hào hứng chê bai thần tượng của mình là nhóm nhạc Suju (Super Junior). Một nam thí sinh khác viết: "Đại học không thi năm nay thì năm sau, trượt thì thôi, nhưng tình yêu của mình dành cho Suju nó gọi là mãi mãi, vĩnh viễn không thay đổi. Em yêu các anh, sẽ mãi mãi".

Trong con mắt của một bộ phận giới trẻ, thần tượng biến thành thiên tài, được xem như thần thánh, Fan sẵn sàng hi sinh luôn liêm sỉ và văn hóa của bản thân để thể hiện tình yêu với thần tượng. Hàng loạt các bạn nữ đã hôn chiếc ghế mà ca sĩ Bi Rain ngồi là hiện tượng khiến nhiều người cảm thấy kinh hoàng. Những biểu hiện bệnh hoạn, quá khích, lệch lạc là hồi chuông báo động đối với toàn xã hội.

Một Fan cuồng nữ đã tuyên bố trên diễn đàn: "Em sẵn sàng giết bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju biểu diễn. Thật vui vì cuối cùng ông bà già cũng biết điều và để mình đi". Những dòng bình luận của Fan cùng hội cùng thuyền tiếp theo: “Khi cha mẹ trở thành vật ngáng đường con cái đến với tình yêu đích thực của đời mình chỉ còn cách là tiêu diệt”. “Gia đình là phù du, Suju là tất cả" là một tuyên ngôn gây shock đã được rất nhiều người hưởng ứng.

Thật bất hạnh cho một gia đình nào có những người con như thế. Tôi nghĩ, phải đem các bạn trẻ này đi tẩy não mới mong cứu vớt lại được. Họ quá mê muội, không còn ý thức về hành vi điên rồ của mình nữa.

Trên Facebook còn có Hội những người tẩy chay đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi chưa từng nghe thấy một hội nào lại nhảm nhí như vậy. Xin các bạn hãy đọc kỹ lại đề bài, không hề có ý nào nói "không cần thần tượng" mà đề thi chỉ tạo cơ hội cho thí sinh được thể hiện suy nghĩ của mình về thần tượng. Đề có ý "mê muội thần tượng" chứ có phải là "mê muội thần tượng K-pop" đâu mà các fan cuồng K-pop lại phản ứng như thế? Chính sự phản ứng của các bạn là dẫn chứng thực tế, sâu sắc nhất về thảm họa.

Theo tôi, hành động cuồng thần tượng thực sự không phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Cứ thử bây giờ mà xem, đi ra ngoài đường là nhan nhản các cậu ấm, cô chiêu đầu xanh, đầu đỏ, hát và nghe các thể loại ru ngủ. Không lo học tập, làm việc, chả mấy chốc họ thành những người não ngắn, gánh nặng cho xã hội mà thôi.


Nhiều thí sinh không làm đề thi văn khối D vì không muốn bôi nhọ thần tượng của mình. Các bạn lầm tưởng đó là biểu hiện của tình yêu cao thượng hay sao? Chả hiểu các bạn đã học được gì, làm được gì trong suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường? Nếu trượt, liệu các bạn có thể nhờ thần tượng K-pop của mình thi giúp, hay ít ra cũng nuôi các bạn ăn học để đi thi hay không? Hay đó chỉ là những người mà các bạn chưa bao giờ gặp mặt?


Hỡi các bạn trẻ, hãy tỉnh ngộ đi thôi. Mười hai năm học mà không phân biệt được hai khái niệm "ngưỡng mộ""mê muội" thì thật đáng chê cười. Chính bản thân các bạn không có tư cách để ngồi trên ghế giảng đường. Vì vậy, tôi cho rằng, thành công của đề thi năm nay là có tính loại bỏ thí sinh rất cao, không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức.
 
S

scientists

Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây

(Dân trí) - Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.
“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.
Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
1-0aa9f.jpg

Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

2-0aa9f.jpg

Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.


3-0aa9f.jpg

Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.

4-0aa9f.jpg

Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.

5-0aa9f.jpg

Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

6-0aa9f.jpg

Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.

7-0aa9f.jpg

Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.

8-0aa9f.jpg

Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.

9-0aa9f.jpg

Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.

10-0aa9f.jpg

Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.

11-0aa9f.jpg

Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.

12-0aa9f.jpg

Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.

13-0aa9f.jpg

Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.

14-0aa9f.jpg

Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.

15-0aa9f.jpg

Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

16-0aa9f.jpg

Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

17-0aa9f.jpg

Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.

18-0aa9f.jpg

Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).

19-0aa9f.jpg

Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.

20-0aa9f.jpg

Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.

21-0aa9f.jpg

Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.

22-0aa9f.jpg

Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.

23-0aa9f.jpg

Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.
Bích Ngọc
Theo Bored Panda
 
Top Bottom