coffee chiều thứ 7

A

akjto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai đã đọc H2T chắc sẽ ko bỏ qua chuyên mục CCT7 chứ.những câu chuyện rất hay và ý nghĩa phải ko.đọc lại 1 vài bài nhé

Tình bạn

Một đôi bạn thân cùng nhau đi du lịch. Trong một lần tranh luận, họ cãi nhau, một người đã tát người kia. Người bị tát cảm thấy bị xúc phạm, không nói gì mà chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn thân của tôi đã tát tôi".
Họ tiếp tục chuyến du lịch đến một vùng hoang vu, người bị tát suýt bị cát vùi, may mắn dược bạn cứu. Tỉnh lại, người đó lại khắc lên đá: "Hôm nay người bạn tốt của tôi đã cứu tôi". Đứng bên cạnh, người bạn hiếu kỳ hỏi: "Tại sao lúc mình tát cậu, cậu lại viết lên cát, bây giờ lại khắc lên đá?" Người này trả lời: "Khi bị bạn làm tổn thương nên viết vào nơi dễ quên, gió sẽ thổi lấp đi. Ngược lại, nếu được giúp đỡ hãy nên khắc sâu trong đáy lòng. Ở nơi đó, bất cứ ngọn gió nào cũng không thể xoá lấp được."
Bạn bè nếu xảy ra va chạm là nhất thời vô tâm, giúp đỡ mới là thật lòng. Hãy quên đi những gì bạn bè đã gây ra, ghi nhớ sự giúp đỡ của họ, chúng ta sẽ thấy trên thế giới này toàn là bạn tốt.
:)
 
A

akjto

Những bài học từ cuộc sống

- Những đứa trẻ sống giữa những người phê phán thì học thói hay lên án.
- Những đứa trẻ sống trong bầu không khí thù địch thì hay đánh nhau.
- Những đứa trẻ sống trong sự hãi hùng thì học được thói sợ sệt.
- Những đứa trẻ sống trong cảnh đau xót thì học được sự đồng cảm.
- Những đứa trẻ sống trong không khí đố kỵ thì học được thế nào là tham vọng.
- Những đứa trẻ sống trong bầu không khí khoan dung thì học được sự nhẫn nại.
- Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học được lòng tin.
- Những đứa trẻ sống giữa những lời khen tặng đúng lúc thì học được cách đánh giá cao những gì bao quanh chúng.
- Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học cách phấn đấu.
- Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và sự công minh thì học được chân lý và lẽ công bằng.
- Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới này là một nơi tốt đẹp để sống.
 
A

akjto

Những lời khuyên thú vị

- Cuộc sống quả là có rất nhiều điều thú vị, phải không bạn? Và khi bạn thực hiện những điều sau đây, bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui bất ngờ và thấy rằng c uộc sống này thật đáng yêu biết bao.
- Hãy cho mọi người nhiều hơn những gì họ mong đợi và làm điều đó một cách vui vẻ.
- Nên lấy một người mà bạn thích nói chuyện với người ấy. Vì khi bạn già đi thì kỹ năng trò chuyện của họ cũng quan trọng như bất kỳ điều gì khác.
- Khi bạn nói "Anh (em) yêu em (anh) , hãy thật lòng.
- Khi bạn nói "Tôi rất lấy làm tiếc/xin lỗi, hãy nhìn vào mắt người đối diện.
- Nên tìm hiểu nhau ít nhất là 6 tháng trước khi kết hôn.
- Hãy yêu sâu sắc và nồng nàn. Có thể bạn sẽ bị tổn thương, nhưng đó chính là cách để sống trọn vẹn.
- Nói chậm thôi, nhưng hãy suy nghĩ thật nhanh.
- Khi người ta hỏi bạn một câu mà bạn không muốn trả lời, hãy mỉm cười và nói: "Tại sao anh/cô lại muốn biết?"
- Ðừng để một bất hòa nhỏ làm tổn thương tình bạn cao cả.
- Khi bạn nhấc máy điện thoại để trả lời, hãy mỉm cười. Người gọi sẽ nghe được nó qua giọng nói của bạn.
- Khi nhận ra lỗi lầm, hãy tiến hành khắc phục ngay.
- Khi bạn thất bại, cũng đừng để mất luôn bài học.
- Ðừng nên cười nhạo ước mơ của bất cứ ai. Những người không có ước mơ chẳng có gì nhiều đâu.
- Ðừng đánh giá người khác qua những người thân của họ.
- Nên nhớ: thành tựu và tình yêu vĩ đại thường liên quan đến các rủi ro khôn lường.
- Khi có bất hòa, hãy thẳng thắn tranh luận với nhau.
- Ðừng nói xấu sau lưng người khác.
- Nên nhớ 3 điều sau: tôn trọng bản thân mình; tôn trọng người khác và tự chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình.
:D
 
A

akjto

Mình biết cậu sẽ tới

Trong Thế chiến thứ nhất, nỗi kinh hoàng đã bóp nghẹt trái tim người lính khi anh chứng kiến cảnh người đồng đội chí thiết của mình ngã xuống trong trận đánh. Lúc đó, anh đang nằm trong chiến hào và những viên đạn vẫn bay lướt qua đầu. Anh hỏi viên trung úy liệu rằng anh có thể ra khu vực phi quân sự giữa những chiến hào để mang bạn anh về không?

- Anh có thể đi- viên trung úy nói, nhưng tôi nghĩ rằng không đáng phải làm như thế. Bạn anh có lẽ đã chết, còn anh thì phí phạm mạng sống của mình.

Những lời nói ấy không gây tác động gì với người lính và anh bắt đầu bò đi.

Thật kỳ diệu, anh đã đến được chỗ người bạn, vác anh ta lên vai và quay về chiến hào. Khi hai người cùng ngã lăn xuống đáy hào, người chỉ huy xem xét cho anh lính bị thương rồi dịu dàng nhìn sang người bạn: "Tôi đã nói là không đáng rồi mà. Bạn anh đã chết, còn anh thì bị thương nặng".

- Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy rất xứng đáng, thưa ông- người lính nói.

- Anh nói "đáng" nghĩa là sao?- trung úy hỏi- bây giờ bạn anh chết rồi mà.

Người lính lặng lẽ trả lời:

- Đúng thế, thưa ông. Nhưng đó vẫn là một chuyện đáng làm vì khi tôi đến bên cạnh bạn tôi, anh ấy vẫn còn sống. Anh ấy nói với tôi: "Jim, mình biết là cậu sẽ tới". Đối với tôi, như thế đã là quá đủ rồi.
:-x
 
A

akjto

Hình như trên cao Vũ đang cười

Buổi chiều, nắng toả rực rỡ trên mọi nẻo đường. Chiếc xe tang vẫn lăn chầm chậm. Nhìn Vũ trong bức ảnh vời nụ cười rạng rỡ, Khanh lại thấy mắt cay cay và khẽ nói:
-Vũ ơi cậu vẫn đang cười với mình và mọi người đấy phải không ? Hôm nay nắng đẹp lắm đấy Vũ ạ...
***
Với bản tính năng nổ và ưa thích tham gia hoạt động nên khi nghe tin phường tổ chức một đội tuyên truyền phòng chống HIV-AIDS, Khanh đã hăng hái tham gia. Sau mười lăm ngày được học và tìm hiểu về HIV, hôm nay những thành viên mới của đội tuyên truyền được gặp những người đang làm để làm quen và học hỏi kinh nghiệm. Và Khanh bỗng nhận ra rằng công việc không dễ dàng như cô nghĩ.
Đang lào thào thì nhỏ Hoài khẽ thúc tay vào mạng sườn Khanh cằn nhằn:
- Nghiêm túc tí đi mày! Đến màn giới thiệu chào hỏi rồi kìa !
Khanh nghiêm chỉnh ngồi lại và chăm chú nhìn gã con trai đang đứng đó để chuẩn bị giới thiệu về mình :
- Tôi xin tự giới thiệu: Tên tôi là Nguyễn Minh Vũ. Tôi 18 tuổi và tôi đi làm công tác tuyên truyền này đã một năm. Và - Vũ bỗng ngập ngừng - hiện nay tôi ...đang bị nhiễm HIV.
Cả gian phòng ồn ào chợt im ắng. Những tuyên truyền viên mới thì tròn mắt ngạc nhiên. Khanh há hốc mồm nhìn Vũ đang đứng đó và cười ngượng ngịu. Cô bỗng thấy người hơi gai gai.
Kễ từ lúc nghe Vũ giới thiệu, Khanh chả quan tâm gì khác ngoài chuyện chỉ đưa mắt nhìn và quan sát Vũ. Đã được học và tìm hiểu kỹ về HIV nhưng đây là lần đầu tiên Khanh nhìn thấy một người bị nhiễm và Khanh thấy mình cứ làm sao đó. Nhiễm HIV, không phải như người ta nói mang án tử hình sao ? Vậy mà Vũ vẫn vui vẻ, không dấu diếm mọi người bệnh của minh. Vẫn...
-Chào bạn ! - Mãi nghĩ, Khanh không nhận ra rằng Vũ đã đang đứng trước mặt mình và chìa tay. Khanh sực tỉnh nhìn lên. Nhìn bàn tay Vũ đang chìa ra trước mặt Khanh chợt lúng túng. Học và tìm hiểu HIV, sẽ đi tuyên truyền về phòng và chống HIV cho mọi người nhưng Khanh cũng hiểu đấy chỉ là lý thuyết. Còn đây, một người bị nhiễm HIV thực sự đang đứng trước mặt Khanh. Khanh lần chần và cô bỗng hoảng sợ. Thấy vậy, Vũ nở một nụ cười rất tười và cất giọng hóm hỉnh hỏi:
- Bình tĩnh và nhớ lại đi nào. HIV không lây truyền qua ôm hôn và bắt tay !
Nghe vậy, Khanh đỏ bừng mặt và vội vã chìa tay. Bày tay Vũ mềm mại và ấm áp. Xong Khanh vội vã rút tay lại. Cô cũng không hiểu vì sao mình làm thế.
Vừa đạp xe về nhà, Khanh vừa nghĩ về buổi gặp mặt hôm nay. Hình ảnh Vũ cứ lởn vởn hiện lên trong đầu Khanh và cô hơi ân hận vì hành động rụt tay của mình. Nhưng mà lần đầu ai chả thế. Khanh tặc lưỡi và cho qua. Tuy vậy cô vẫn thấy như Vũ đang đứng trước mặt mình.
- Khanh cũng về đường này à ? - Khanh giật mình nhìn lên. Vũ đang đi xe cạnh cô. Khanh lúng túng gật đầu. Thế rồi cô chẳng bết nói gì, chỉ cắm cúi đạp xe.
- Hình như Khanh đang sợ mình phải không ?
Khanh bỗng bất ngờ vì câu hỏi của Vũ. Vũ đã nói rõ ràng cái cảm giác đang tồn tại trong cô.
- Mình không sợ. Nếu sợ mình đã không tham gia đội tuyên truyền - Không hiểu sao Khanh lại nói dối một cách trơn tru.
Nhìn mặt Khanh, Vũ bật cười rồi nó i:
- Thật không ? Thế có dám bắt tay lần nữa không ?
Khanh đang căng thẳng cũng phì cười và cô thấy sự sợ hãi của mình đã bay đâu mất.
Càng tiếp xúc với Vũ lâu, Khanh càng nhận thấy ở Vũ những điều tốt đẹp. Và trong thâm tâm, Khanh thấy phục Vũ vô cùng bởi cách sống và sự lạc quan của Vũ. Nhưng cô vẫn chưa dám hỏi vì sao Vũ bị nhiễm HIV. Cô sợ mình sẽ chạm đến nỗi đau của Vũ bằng câu hòi ấy.
Buổi tuyên truyền kết thúc, Khanh và Vũ đạp xe ra về. Bây giờ Khanh và Vũ không chỉ là những người bạn cùng một đội tuyên truyền mà hai người đã trở thành những người bạn khá thân. Khanh đang nghĩ ra chuyện để nói thì bỗng đột ngột nghe Vũ hỏi :
- Tại sao chưa bao giờ Khanh hỏi mình làm sao bị nhiễm HIV ?
Khanh phăng kít xe lại rồi nhìn xoáy vào mắt Vũ. Đôi mắt lúc nào cũng như cười nhưng ẩn chứa một nỗi buồn sâu thẳm. Khanh bỗng ấp úng :
- Mình sợ....
Không để Khanh nói hết câu, Vũ đã ngắt lời :
- Sợ chạm vào nỗi đau của mình hả ? Khanh tốt quá !
Khanh bất ngờ bởi Vũ đổi sang giọng lạnh tanh. Vũ quay đi nhìn sang hướng khác với nét mặt thẫn thờ pha chút đau khổ. Nét mặt mà có lẽ không bao giờ Khanh quên được.
- Ai cũng sợ, ai cũng tránh chạm vào chuyện ấy. Nhưng mình lại muốn không ai tránh né nó, Khanh hiểu không. Thà mọi người chứ chửi rủa mình còn hơn là e dè không dám nói để rồi thương hại mình - Câu cuối cùng Vũ hơi cao giọng khiến một số người đi đường đưa ánh mắt tò mò nhìn hai đứa.
- Mình hiểu - Khanh nói rồi chỉ sang quán cà phê ven đường :
- Vào kia đã nhé ?
Vũ khẽ gật đầu.
- Đúng đấy, mình không dám nói vì sợ Vũ buồn. Mình xin lỗi - Vừa ngồi xuống ghế Khanh đã nói. Vũ đã bình tĩnh lại và cũng nở một nụ cười :
- Mình xin lỗi. Thỉnh thoảng vẫn thế ấy mà.
Khanh chợt muốn khóc. Thỉnh thoảng Vũ mới thế thôi sao ? Nếu là Khanh thì cô chưa biết mình sẽ như thế nào. Có lẽ phải khủng khiếp lắm.
- Thế tại sao Vũ lại bị nhiễm HIV ?
Nghe Khanh hỏi, Vũ nuốt ực miếng nước rồi hắng giọng kể. Giọng Vũ cứ đều đều và bình thản. "Khi mình được mười lăm tuổi, bố mẹ mình đưa đơn ra toà li dị. Chưa bao giờ mình lại nghĩ rằng cái gia đình mà bấy lâu nay mình vẫn tự hào lại bị chia đôi cả. Mình xấu hổ với bạn bè. Suốt một thời gian mình buồn và nghi ngờ mọi thứ. Và rồi một lần mình đã chìa tay cho mấy gã nghiện cùng khu tiêm vào một thứ nước đen đen. Mình biết đó là thuốc phiện nhưng chúng bảo sẽ quên được buồn. Nhưng buồn thì chả quên được mà mình lại bị sốc gần chết và mình sợ vô cùng. Nhưng chỉ một lần duy nhất ấy thôi đã kết thúc mọi chuyện.
- Vũ có thấy sợ khi biết bị nhiễm HIV không ?
Nghe Khanh hỏi, Vũ chợt nở một nụ cười nhẹ rồi nói tiếp :
- Mười sáu tuổi, biết tin bị nhiểm HIV, mình chỉ biết ôm lấy cô bác sĩ mà gào thét. Nhưng mọi chuyện đã qua rồi, giờ thì mình vẫn đang ngồi đây với Khanh đấy thôi. Khanh có biết vì sao không ? Vì có những tấm lòng, vì có những lời khuyên và vì có những người không sợ Vũ như Khanh đấy.
Khanh chợt thấy xấu hổ. Cố thấy mặt mình nóng rực lên. Vũ ơi, mình cũng đâu có tốt như cậu nghĩ. Cậu đâu có biết ngày đầu mình sợ cậu ra sao. Nếu không có sự vui vẻ lạc quan và yêu đời của cậu thì có lẽ mình không hết sợ cậu đâu. Cậu mới là người đáng quý. Khanh thầm nghĩ.
- Mình tham gia tuyên truyền là muốn mọi người hiểu hơn về HIV và không muốn ai giống mình cả. Khanh biết không, một người bình thường như Khanh đi tuyên truyền cũng rất hiệu quả nhưng có khi sẽ không hiệu quả bắng mình đâu nhé. Thế nên mình đi.
Một chút nắng chiều hắt vào chỗ hai đứa ngồi. Vũ bỗng trở nên mơ màng nói :
- Khanh có biết sau khi chết, mình muốn thành gì không ?
Khanh thảng thốt nhìn Vũ. Vũ nói đến cái chêt mà nhẹ nhàng như vậy sao ?
- Mình muốn thành nắng, dù chỉ là một tia nắng nhỏ thôi. Bởi nắng ấm áp. Như vậy có lãng mạn quá không ?
Khanh thấy mắt cay xè. Cô nắm tay Vũ nghẹn ngào :
- Rất lãng mạn, Vũ ạ. Cậu sẽ là nắng, mình tin thế.
***
Hôm nay, vừa đạp xe, Khanh vừa lo lắng. Vũ vào viện đã hơn nửa tháng rồi.
Vừa nhìn thấy Vũ, Khanh lại thấy lòng xao động ghê gớm. Vũ nằm đó, gầy guộc và mong manh đến không ngờ. Thấy Khanh, Vũ nở một nụ cười yếu ớt nói :
- Khanh đừng khóc nhé. Nhìn mình sợ lắm phải không ? Nhưng Khanh hãy nhìn mình cho kỹ nhé. Nhìn để đi tuyên truyền làm sao cho đừng ai giống bị gống mình thế này Khanh nhé !
Khanh nghẹn ngào và gật đầu :
- MÌnh hứa !
Vũ lại cười :
- Khanh hứa rồi nhé !
Đôi mắt Vũ chợt lạc đi. Khanh hốt hoảng. Và rồi Khanh không nghe được Vũ nói gì nữa. Cô chỉ thấy môi Vũ mấp máy và hình như cô nghe được từ "nắng". Khanh thấy ngực thắt lại, Vũ nằm đó, nét mặt thanh thản và trên môi thoáng một nụ cười.....
***
Đoàn xe tang vẫn đi chậm chậm. Qua tán cây, một tia nắng lọt xuống và nhảy nhót trên tay Khanh. Khanh xoè tay và khẽ thì thầm : "Có phải cậu đấy không, Vũ?". Nheo mắt nhìn lên, Khanh thấy mặt trời sau tán cây lấp lánh. Vũ ơi, mình hứa với cậu mình sẽ là một người tuyên truyền tốt. Mình hứa đấy.
Nắng vẫn vàng rực rỡ và hình như trên cao. Vũ đang cười. Một nụ cười như nắng.
 
A

akjto

Khi người ta gửi đi một nụ cười

Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn. Anh nhớ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn. Người bạn này vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi, sau bữa trưa anh boa một món tiền lớn cho chị hầu bàn. Chị hầu bàn ngạc nhiên vì món tiền boa quá lớn, đã quyết định mang tất cả đi mua xổ số. Và trúng số. Ngày hôm sau chị đi nhận giải và cho một người ăn mày trên phố một ít tiền lẻ. Người ăn mày rất biết ơn vì đã hai ngày nay anh ta chẳng được ăn gì. Sau bữa tối anh ta trở về căn phòng tối tăm của mình. Trên đường về, anh ta thấy một chú chó con đang rét run cầm cập, anh mang nó về để sưởi ấm cho nó. Chú chó rất vui mừng vì được cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến gần. Ðêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó con sủa róng riết. Chú sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi người trong nhà dậy và cứu tất cả mọi người thoát chết. Một trong những chú bé được cứu thoát đêm ấy sau này trở thành bác sĩ tìm ra một loại vắc-xin chữa khỏi một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho loài người. Tất cả là nhờ một nụ cười.
:) :p :D
 
A

akjto

Eddie và chiếc áo khoác màu da cam

Nếu bạn đã từng gặp, thế nào bạn cũng rất yêu mến cô Hazei. Cô biết hát, chơi đàn piano, làm trọng tài cho những trận bóng, vẽ bằng bút chì hoặc chổi sơn, kể chuyện, nhất là làm cho chúng tôi nhớ lớp học vào những ngày nghỉ học. Và cô có một chiếc áo khoác kỳ diệu. Nó màu da cam.

Trong tháng đầu tiên chúng tôi đi học, cô Hazei luôn lấy chiếc áo màu da cam ra, cho tất cả lớp vào phòng thay quần áo, trừ một đứa được ở lại trong lớp và trốn dưới chiếc áo da cam kì diệu. Khi bước vào lớp, chúng tôi phải nói được đầy đủ tên họ của bạn đang trốn dưới chiếc áo khoác da cam. Tất nhiên, chúng tôi phải nhìn quanh cả lớp xem lớp đang thiếu bạn nào thì mới biết ai núp dưới cái áo. Trò chơi này làm chúng tôi để ý đến nhau hơn và thuộc tên họ của nhau.Khi nào có một học sinh mới vào lớp, người đó sẽ được chui vào chiếc áo khoác ngay hôm ấy. Ví dụ, hôm Eddie chuyển vào lớp, bạn ấy được giới thiệu trước lớp một lần, rồi sau giờ ăn trưa, bạn ấy lại được chui vào dưới áo khoác, và khi chui ra, cô Hazei giới thiệu bạn ấy thêm lần nữa.

- Eddie là người dễ nhận ra nhất – Franco nói giọng ác ý – Nó là người duy nhất trong lớp này có bướu trên lưng và cái chân giả bằng kim loại.

Tuy nhiên, Eddie nhanh chóng được yêu mến, dù vừa bé nhỏ, lại dị tật, Eddie luôn là người thừa trong các cuộc đá bóng, đánh cầu của lớp.Lúc chơi bóng bàn, cậu ấy toàn đỡ trượt. Lúc chơi đuổi bắt, kể cả bọn con gái cũng dễ dàng tóm được cậu ấy. Nhưng Eddie chưa bao giờ ngừng mỉm cười và cố gắng. Cho nên những lúc chơi trốn tìm, đôi khi tôi giả vờ không nhìn thấy cậy ấy, để cậu ấy đập tay vào lưng tôi và sung sướng vì đã thắng cuộc.

Chúng tôi trở thành một cặp lạ lùng: một đứa cao to với một đứa bé tẹo, khuyết tật. Nhưng chúng tôi rất quý mến nhau. Nụ cười của Eddie luôn làm tôi cảm thấy thoái mái. Tôi giúp Eddie đánh vần những từ khó và làm các phép tính.

Rồi một ngày, khi đang cố gắng chơi bóng cùng cả lớp, Eddie đỡ quả bóng và trượt chân, ngã ngửa ra sau, đập lưng xuống sàn. Cái bướu bị va đập mạnh, hình như rất đau, cái chân bằng kim loại của cậu cũng rời ra. Eddie thở gấp gáp.Cô Hazei vội gọi cấp cứu. Các bác sĩ đến, đưa người bạn của tôi vào bệnh viện.

Rồi, như thể bị chiếc áo màu da cam nuốt chửng, Eddie biến mất. Tôi không bao gờ nhìn thấy người bạn có bướu ở lưng nữa. Phải chăng Eddie đã chuyển nhà? Hoặc chuyển tới một trường đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật? Chúng tôi chỉ nghe nói Eddie sẽ không quay lại lớp nữa.

Nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục trong lớp học của cô Hazei. Chúng tôi đọc nhiều hơn, viết nhiều hơn và nhanh hơn. Chúng tôi học những bài hát mới. Cô Hazei vẫn dạy chúng tôi vẽ, chơi bóng và cần phải nhớ tên họ của bạn bè trong lớp mình.Nhưng tôi vẫn nhớ tới Eddie. Có lần tôi hỏi cô Hazei về Eddie, cô lấy cho tôi cái áo khoác màu da cam.

Nó vẫn là chiếc áo khoác kỳ diệu. Bây giờ nó là của em. Em hãy đem nó về và nhớ rằng Eddie vẫn núp trong chiếc áo này. Em có thể nói chuyện với Eddie lúc nào em muốn và lắng nghe Eddie bằng trái tim. Eddie luôn ở bên em.Eddie luôn ở bên tôi và cô Hazei cũng vậy.
 
A

akjto

Người Bạn

Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán Chó Con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đo,ù có một cậu bé xuất hiện. "Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy?" cậu bé hỏi.
Ông chủ trả lời "Khoảng từ $30 cho tới $50."
Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. "Cháu có $2.37," cậu nói, "cháu có thể coi chúng được không?"
Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với năm cái nắm lông be bé xinh xinh chạy theo. Một con chó con chạy cà nhắc lết theo sau. Ngay lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó "Con chó con này bị làm sao vậy?"
Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã coi và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông. Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi. Đứa bé rất xúc động. "Cháu muốn mua con chó con đó."
Người chủ nói rằng "Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn nó thì chú sẽ cho cháu luôn."
Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng "Cháu không muốn chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho chú đủ giá tiền cho nó. Thật ra, cháu sẽ đưa cho chú $2.37 bây giờ và 50cent mỗi tháng cho đến khi cháu trả đủ số tiền."
Người chủ phản đối "Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác."
Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị vặn vẹo, teo quắt và phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ "Vâng, cháu cũng không có chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người có thể hiểu được nó!"
 
A

akjto

14 điều bạn cần làm trước khi 20 tuổi

1) Ðối diện với sự sợ hãi của bản thân. Nếu bạn sợ độ cao, hãy tìm đến Saigon Wonderland và chơi trò chơi lượn vòng. Nếu bạn sợ nhện, tìm hiểu về chúng và bạn sẽ cảm thấy chúng chẳng đáng sợ như bạn nghĩ. Bạn có thể thắng nỗi sợ hãi của chính bạn, thật đấy! (và đôi lúc, bạn còn thích hoặc đam mê chúng cơ! Tin tôi đi !)

2) Hãy nhìn bình minh một lần: tham gia buổi cắm trại cùng bạn bè, vui vẻ dậy sớm để đón chào cảnh huy hoàng của một ngày mới ! Khi đó, bạn sẽ nhận ra rằng, chúng ta đang sống trong một quãng thời gian thật đẹp ! Do đó, hãy sống như mình cần phải sống, bởi tuổi trẻ chẳng bao giờ trở lại một lần nữa đâu, bạn à !

3) Ði xem một buổi trình diễn ca nhạc. Hãy hưởng thụ cuộc sống và nhiệt tình với mọi người, bạn có thấy rằng cuộc sống này đẹp lắm không, bạn quan tâm đến mọi người, và cũng như thế, mọi người sẽ quan tâm yêu quý bạn ! Đâu phải cuộc sống lúc nào cũng u ám, đúng không ?

4) Liếc xung quanh bạn xem có ánh mắt nào đang trộm nhìn bạn không ? Nếu có, hãy tự hào mà nghĩ rằng mình thật dễ thương ! Còn không á, cũng chẳng có gì đâu, hãy tự tin và vui vẻ lên, tôi tin rằng lúc đó chắc chắn bạn sẽ phải đỏ mặt lên tự hỏi rằng sao mà nhiều người chú ý đến mình thế !

5) Hãy tìm cơ hội vào internet, đăng kí cho mình một địa chỉ internet tại yahoo.com hay hotmail.com! Bạn sẽ phải bất ngờ vì sự rộng lớn và đa dạng của thế giới này đấy !

6) Làm việc! Chẳng có gì đáng sai trái nếu làm ra tiền khi bạn chưa đủ 16 tuổi ! Lũ bạn tôi bên Pháp và Thụy Sĩ không chỉ rủng rỉnh tiền tiêu vặt mà còn rất tự tin khi đối diện với cuộc sống bên ngoài, chỉ vì chúng đi làm thêm từ nhỏ, nghĩ lại mình mà ...

7) Mỗi tuần hãy đọc ít nhất một câu truyện hoặc một quyển sách ! Bởi, chẳng có người bạn nào tốt hơn sách vở đâu, bạn à !

8) Hãy làm một điều gì phá cách một chút như cắt đầu tóc thật ngắn này, hoặc nhuộm tóc, hoặc dán hình xăm decan nào đấy ( chỉ cần bạn đi tắm thì chúng sẽ tự trôi mất !). Bạn có thấy mình thật lạ không ? Vậy thì đừng bao giờ phải sợ sự thay đổi nhá, bởi vì dù sao đi nữa, bạn vẫn là bạn, đúng không nào?

9) Hãy làm một điều mà bạn nghi ngờ rằng mình không thể làm được như làm một cuốn phim của riêng bạn. Mượn một máy camera, tự viết kịch bản, đạo diễn với sự giúp đỡ của bạn bè ! Kết quả sẽ rất bất ngờ đấy ! Do đó, bạn còn gì nghi ngờ mà không tự nhủ rằng mình có thể làm mọi thứ, chỉ cần mình thật sự thích và cố gắng thôi !

10) Hãy gần gũi với bạn bè hơn ! Tổ chức một buổi tiệc với bạn bè này, hãy nói những gì các bạn nghĩ về nhau, thành thật và thẳng thắn ! Sau đó, hãy thông cảm, chấp nhận và hiểu cho nhau, các bạn có thấy rằng tình bạn của mình thật đẹp không?

11) Viết ra giấy những ước mơ của bạn mà mọi người vẫn nghĩ là buồn cười ! Lấy tờ giấy ấy ra thường xuyên và hãy thêm vào những ước mơ mới ! Chúng sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu của cuộc đời mình hơn !

12) Hãy tham gia vào các hoạt động xã hội : thanh niên tình nguyện hoặc một công tác nào đấy ! Bạn có nhận thấy sức mạnh của sự đoàn kết và lòng yêu thương không?

13) Hãy đăng kí học một lớp ngoại khóa nào đó: như vẽ, nhạc, hát, võ thuật ... ! Bạn có nhận ra rằng mình đã tìm ra một niềm đam mê mới không ? Cuộc sống này tràn đầy niềm vui và sự đam mê, chỉ cần bạn mở rộng lòng mình mà thôi !

14) Học cách nói : "I LOVE YOU" bằng chính ngôn ngữ của bạn một cách thật nhuần nhuyễn nhá ! Sau đó, hãy nói với tất cả những người mà bạn yêu quý ấy, bạn có thấy rằng đôi mắt họ đang sáng lên không ? Còn bạn, bạn có vui khi làm điều ấy không ?

Coi như đây là một cái Resolution đi hén :-x
 
A

akjto

Cách Nhìn Mới Về Cuộc Sống



Khi tôi bắt đầu tập đạp xe đạp cách đây vài năm, tôi không bao giờ nghĩ rằng chuyện tôi luyện tập đạp xe sẽ trở thành một điều gì lớn hơn là một vài cuốc xe lòng vòng. Nhưng khi tôi khỏe lên, bạn bè tôi khuyến khích tôi nâng cao mức tập luyện và thử sức với vài cuộc đường dài. Cuộc thử sức đầu tiên là đoạn đường 150 dặm (hơn 200km), MS-150, một cuộc đua xe hàng năm quyên góp tiền cho việc nghiên cứu chống lại bệnh xơ cứng.
Khi tôi mới đăng ký dự thi, ý tưởng này dường như rất tuyệt vời - ủng hộ quyên góp cho một việc từ thiện khi chạy xe đường dài - và tôi rất hăng hái luyện tập. Nhưng khi cuộc đua đến, sự thiếu tự tin đã chiến thắng trong tôi. Tôi vẫn muốn quyên góp cho việc từ thiện, nhưng tôi không còn muốn chạy một đoạn đường dài như vậy trong xuốt hai ngày liền.
Cuộc đua bắt đầu vào sáng ngày Chủ nhật tại vùng quê Georgia yên bình, và trong vài giờ đầu tiên tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Đây chính là điều mà tôi tưởng tượng, và tinh thần của tôi rất mạnh mẽ. Nhưng vào cuối ngày, tôi cảm thấy quá kiệt sức, nóng nảy.
Nếu ai đó tin rằng thể xác được nối với linh hồn, tôi đây sẽ là một ví dụ cụ thể. Mỗi điều than thở mà não đưa ra dường như đi thẳng tới hai chân tôi. "Mình không thể chịu nổi nữa," thì chân bắt đầu một cơn chuột rút, và "những người khác đều giỏi hơn mình" được tiếp theo là cảm giác hụt hơi, thiếu dưỡng khí. Tôi muốn bỏ cuộc.
Lên đến đỉnh đồi, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp nơi chân trời xa đã giúp tôi đi tiếp được vài phút nữa. Khi đó tôi bỗng chú ý một vận động viên trước tôi một khoảng xa, đang đạp xe rất chậm trong bóng chiều đỏ rực. Tôi cảm thấy người này có điều gì đó khác lạ, nhưng tôi không rõ là điều gì. Vì thế tôi cố chạy đuổi theo. Cô ta đang chạy, đạp chậm nhưng đều đều vững vàng, với khuôn mặt mỉm cười nhẹ nhàng và cương quyết – và rồi tôi nhận thấy rằng cô ấy chỉ có một chân.
Sự tập trung của tôi thay đổi ngay lập tức. Cả ngày tôi không tin tưởng vào thể xác của chính mình. Nhưng bây giờ tôi đã biết - không phải là thể xác mà chính là ý chí sẽ giúp tôi đạt được đích đến của mình.
Cả ngày hôm sau mưa. Tôi không trông thấy người nữ vận động viên một chân nữa, nhưng tôi tiếp tục chạy mà không than thở, vì tôi biết rằng cô ấy đang cùng với tôi ở đâu đó trên đoạn đường. Và vào cuối ngày, vẫn cảm thấy mạnh mẽ, tôi đã hoàn tất được 150 dặm của mình.
 
A

akjto

Hạnh Phúc

Trong một căn phòng ở bệnh viện có hai người đàn ông lớn tuổi đang bị bệnh rất nặng. Một trong số hai người được phép ngồi dậy một giờ mỗi buổi chiều. Trong phòng chỉ có mỗi một cửa sổ nhìn ra bên ngoài lại nằm cạnh giường người đàn ông này. Người thứ hai bị buộc phải nằm bất động trên giường mà không được đi lại hay ngồi dậy. Hai người đàn ông nói chuyện với nhau rất nhiều. Họ kể cho nhau nghe về vợ con, gia đình, công việc, về cuộc sống của họ trong quân ngũ và cả về nơi họ đã đi nghỉ mát.
Vào mỗi buổi chiều khi người đàn ông có giường bên cạnh cửa sổ ngồi dậy, ông ta kể cho người bạn cùng phòng của mình nghe về những điều ông thấy bên ngoài cánh cửa. Người thứ hai dần dần chỉ sống bằng những khoảng một tiếng, khi mà cuộc sống buồn chán của ông được làm tươi sáng và sinh động hơn bởi những hoạt động và màu sắc từ thế giới bên ngoài cửa sổ. Khung cửa nhìn ra một công viên với một hồ nước rất đẹp. Vịt trời và thiên nga bơi lội trên mặt nước trong khi những đứa trẻ thả những con thuyền nhỏ của chúng bên bờ hồ. Những cặp tình nhân đi dạo tay trong tay giữa rừng hoa muôn màu.
Người đàn ông bên cửa sổ mô tả những cảnh này chi tiết đến mức người thứ hai có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng ra toàn bộ khung cảnh. Có ngày người ngồi bên cửa sổ kể về một cuộc diễu hành đi ngang qua. Dù lúc đó người thứ hai không nghe thấy tiếng nhạc, ông ta vẫn có thể tưởng tượng được qua những mô tả của người thứ nhất. Ngày lại ngày trôi qua như vậy.
Một buổi sáng, khi y tá đến thăm, người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời trong đêm. Ai cũng rất đau buồn vì chuyện này. Sau khi mọi việc đã qua, người thứ hai hỏi xin được chuyển đến bên cửa sổ. Cô y tá chuyển người này và sau đó rời khỏi phòng.
Chậm rãi và đau đớn, người đàn ông cố nhấc mình lên để nhìn ra ngoài cửa sổ lần đầu tiên. Cuối cùng, ông cũng có thể tự mình nhìn ra ngoài. Ông cố gắng xoay người nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài là một bức tường rất cao che hết tầm nhìn. Người đàn ông vô cùng ngạc nhiên. Ông hỏi cô y tá tại sao mà người bạn cùng phòng vừa mới qua đời có thể kể về những điều kỳ diệu như vậy, hệt như ông ta đang nhìn thấy thật. Cô y tá suy nghĩ một chút rồi trả lời. "Có lẽ ông ta muốn khích lệ ông đó," cô y tá nói.
Hạnh phúc thay khi có thể làm cho người khác hạnh phúc, bất kể chúng ta đang ở trong tình cảnh nào. Chia buồn làm giảm nỗi đau, nhưng chung vui lại làm tăng niềm hạnh phúc. Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc không thể mua được.
Tác giả của câu chuyện này không rõ là ai, nhưng nó đem lại hạnh phúc và may mắn cho những ai đọc nó. Đây là một lá thư, nhưng đừng giữ lại lá thư này, cũng đừng gửi tiền cho ai cả. Hãy gửi lá thư này cho những người bạn của bạn mà bạn ước muốn đem lại may mắn cho họ. Bạn sẽ thấy rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn trong thời gian gần nhất!
Hãy nhớ rằng, khi bạn bắt đầu tin tưởng, bạn đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình... và một ngày kia, khi mà bạn ít ngờ tới nhất, ước mơ của bạn sẽ thành sự thật!! Đừng bao giờ mất niềm tin nơi bản thân mình và những ước mơ của bạn bởi vì có thể một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra với chính bạn!!!
Chúc bạn may mắn!!!
 
A

akjto

Bản Chất

Vào một buổi chiều chủ nhật nắng vàng ấm áp tại Oklahoma City, Bobby Lewis, một người cha tuyệt vời, đưa hai đứa con trai nhỏ đi đến sân chơi thiếu nhi. Anh đến quầy bán vé và hỏi "Giá vé bao nhiêu vậy anh?"
Người bán vé trả lời "Ba đô cho anh và ba đô cho trẻ em trên sáu tuổi. Nếu mà bé nào bằng hoặc dưới sáu tuổi thì vào cửa tự do. Các con của anh bao nhiêu tuổi rồi?"
Bobby trả lời "Bé này 3 tuổi và bé này 7 tuổi, vậy tôi phải trả cho anh 6 đô."
Người bán vé kêu lên "Anh trúng xổ số hay sao? Nếu anh nói đứa con lớn của anh 6 tuổi anh có thể tiết kiệm được 3 đô. Tôi đâu có nhận ra được." Bobby trả lời "Đúng, anh không nhận ra được nhưng những đứa trẻ này nhận ra được."
Trong mọi lúc, nhất là những lúc khó khăn, khi mà đạo đức trở nên quan trọng hơn tất cả, bạn hãy làm sao để trở thành gương mẫu cho mỗi người bạn đang cũng làm việc và cùng sống.
 
A

akjto

Cậu bé duới bóng cây



Trong mùa hè giữa năm thứ nhất và năm thứ hai đại học, tôi được mời vào làm phụ trách một trại hè cho học sinh trung học thuộc một trường đại học ở Michigan. Tôi đã từng tham gia rất nhiều hoạt động của trại nên tôi nhận lời ngay lập tức.
Một giờ sau khi tôi bắt đầu ngày đầu tiên ở trại hè, giữa một đám ồn ào hỗn loạn các anh phụ trách và học sinh, tôi nhận ra một cậu bé ở dưới bóng cây. Cậu rất nhỏ bé và gậy guộc. Rõ ràng việc cậu đang mất tự nhiên và xấu hổ rụt rè càng làm cho cậu trở nên yếu đuối, mỏng manh. Chỉ 50 bước gần đó, 200 trại viên đang hăm hở rượt đuổi, chơi đùa, và gặp gỡ lẫn nhau như đã thân nhau từ lâu lắm chứ không phải chỉ mới quen. Nhưng cậu bé dưới bóng cây dường như đang ở một thế giới khác. Vẻ cô đơn đến tột độ của cậu đã làm tôi khựng lại, nhưng nhớ lại lời những anh chị phụ trách lớn tuổi hơn rằng phải chú ý đến các trại viên có vẻ tách biệt ra, thế là tôi bước đến.
Đến gần cậu bé, tôi nói "Chào em, anh tên là Kevin. Anh là một trong các phụ trách ở đây. Anh rất vui được gặp em. Em khỏe không vậy?" Với một giọng nói run run bẽn lẽn, cậu bé cố sức trả lời, "Dạ em bình thường." Tôi nhẹ nhàng hỏi cậu rằng cậu muốn tham gia những sinh hoạt và gặp các bạn bè mới không. Cậu trả lời nhỏ "Dạ không, em không thích lắm."
Tôi có thể cảm nhận được rằng cậu đang ở trong một thế giới hoàn toàn riêng tư. Trại hè quá mới, quá xa lạ đối với cậu. Nhưng bằng cách nào đó, tôi cũng biết rằng cũng không nên ép cậu bé. Cậu không cần một lời cổ vũ, cậu cần một người bạn. Sau một lúc lâu im lặng, câu chuyện của chúng tôi chấm dứt.
Sau bữa trưa ngày thứ hai, tôi hét bể cuống họng của mình để điểu khiển cả trại hát. Tất cả trại đều tham gia hăm hở. Ánh mắt tình cờ xuyên qua đám đông ồn ào lộn xộn và thấy hình ảnh cậu bé đó đang ngồi một mình, nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi suýt nữa đã quên mất lời bài hát đang phải hướng dẫn. Khi lại có cơ hội gặp cậu bé, tôi cố thử một lần nữa, với những câu nói hệt như trước "Em có khỏe không? Em có sao không?" Và cậu bé lại trả lời "Dạ vâng, em khỏe. Em chỉ chưa quen thôi." Khi tôi rời nơi cậu bé ngồi, tôi hiểu rằng để cậu bé hòa đồng phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn tôi tưởng – dù tôi không biết rằng tôi và cậu bé có thể cởi mở được với nhau hay không nữa.
Vào buổi tối hôm đó khi họp với những người phụ trách của trại, tôi kể ra những điều lo lắng của mình về cậu bé. Tôi giải thích cho các bạn phụ trách ấn tượng của tôi về cậu bé, yêu cầu họ chú ý và dành thêm thời gian cho cậu nếu có dịp.
Những ngày ở trại trôi qua nhanh hơn tôi tưởng. Thật là tiếc, nhưng rồi đêm cuối cùng ở trại cũng đến và tôi đang theo dõi "bữa tiệc chia tay". Các học sinh đang tận hưởng những giây phút cuối cùng của mình với các "bạn tốt nhất" của họ - những người bạn mà có thể họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại.
Ngắm nhìn các trại viên cùng nhau chia sẻ những giây phút cuối bên nhau, tôi bất ngờ thấy được một hình ảnh mà sẽ lưu mãi trong cuộc đời tôi. Cậu bé mà từng ngồi một mình dưới gốc cây đó đang làm một điều kỳ diệu. Cậu đang chia xẻ cùng hai cô bé khác những món quà lưu niệm. Tôi nhìn cậu đang có nhưng giây phút thân mật đầy ý nghĩa với những người mà cậu chưa bao giờ gặp chỉ mấy ngày trước đó. Tôi không thể tin nổi đó chính là cậu bé dưới bóng cây.
Vào một đêm tháng 10 năm đó, tiếng chuông điện thoại kéo tôi ra khỏi cuốn sách hóa học. Giọng một người lạ, rất nhẹ nhàng và lịch sự hỏi tôi "Dạ có phải là anh Kevin không ạ?"
"Dạ chính là tôi, xin lỗi ai đầu dây đó ạ?" "Tôi là mẹ của Tom Johnson. Cậu có nhớ Tommy từ trại hè không ạ?" Cậu bé dưới bóng cây! Làm sao tôi có thể quên được? "Dạ cháu nhớ rồi," tôi nói. "Cậu bé rất dễ thương. Bây giờ cậu bé ra sao ạ?"
Chợt lặng đi một hồi lâu, sau đó bà Johnson nói,”Tuần này trên đường từ trường về, Tommy của tôi đã bị một chiếc xe đâm phải… Tommy đã không còn nữa rồi” Bàng hoàng, tôi chia buồn cùng bà mẹ.
"Tôi muốn gọi cho cậu," bà ta nói, "bởi vì Tommy nhắc đến cậu nhiều lần. Tôi muốn cậu biết rằng nó đã trở lại trường mùa thu rồi như một con người mới. Nó đã có nhiều bạn mới. Kết quả học tập lên cao. Và nó còn hò hẹn với bạn gái vài lần nữa. Tôi chỉ muốn cám ơn cậu đã làm cho Tom thay đổi như vậy. Những tháng cuối cùng là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời nó."
Vào lúc đó tôi đã nghiệm ra: hãy dành sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia với mọi người quanh bạn. Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ần cần, chân thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nào đâu. Tôi kể lại chuyện này mỗi lần có dịp, và khi tôi kể xong, tôi thôi thúc người khác nhìn ra bên ngoài và tìm cho mình một "cậu bé dưới bóng cây".
 
A

akjto

Nếu uớc mơ đủ lớn



Tôi vẫn thường nhìn cô bé đó từ cửa sổ nhà bếp và bật cười. Cô bé trông thật bé nhỏ khi chen chúc giữa một đám con trai trên sân chơi. Trường học nằm đối diện với nhà chúng tôi và tôi thường đứng ở bên cửa sổ, tay bận làm việc nhưng mắt vẫn nhìn đám trẻ đang vui chơi trong giờ giải lao. Một biển học trò, nhưng đối với tôi, cô bé vẫn có thể nhận ra được trong đám trẻ đó.
Tôi vẫn nhớ bữa đầu tiên tôi thấy cô bé chơi bóng rổ. Thật tuyệt vời khi cô bé chạy vòng quanh các đứa trẻ khác, nhảy lên ném bóng vào trong rổ ngay trên đầu của chúng. Những đứa con trai luôn cố cản cô bé nhưng không đứa nào làm được cả.
Tôi cũng chú ý đến cô bé vào những lần khác, cũng tại chỗ đó, với banh trong tay đang chơi một mình. Cô có thể tập đi tập lại dắt bóng và ném bóng cho đến khi trời tối mịt. Một ngày kia, tôi hỏi cô bé tại sao cô tập luyện nhiều như vậy. Xoay nhanh người, mái tóc đuôi gà nhún nhảy, cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi. Không một chút do dự, cô bé nói, "Cháu muốn vào học Đại học. Cha cháu đã không thể vào Đại học được nên ngay từ khi cháu còn bé, cha đã thường nói là muốn sau này cháu phải học đại học… Cách duy nhất cháu có thể vào học được là phải có một học bổng. Cháu thích bóng rổ. Cháu nghĩ rằng nếu cháu chơi bóng giỏi thì cháu sẽ nhận được học bổng vào Đại học. Cháu sẽ chơi bóng rổ cho trường Đại học. Cháu muốn thành xịn nhất. Cha cháu nói với cháu rằng nếu ước mơ thật sự lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ." Sau đó cô bé cười và chạy đi tập tiếp.
Vậy đó, tôi cũng chào thua cô bé - cô bé đã tự định đoạt số mệnh của mình. Tôi đã theo dõi cô bé suốt những năm đầu của Trung học. Mỗi tuần, cô bé dẫn dắt đội bóng của mình chiến thắng. Thật làthích thú khi xem cô bé chơi.
Vào một ngày trong năm cuối cùng bậc Trung học, tôi thấy cô bé ngồi trên bãi cỏ, đầu giấu vào trong cánh tay. Tôi bước qua đường và ngồi xuống bãi cỏ cạnh cô bé. Tôi hỏi nhỏ chuyện gì đã xảy ra với cô vậy. "O,À không có gì," câu trả lời thật khẽ. "Cháu quá thấp." Huấn luyện viên nói với cô bé là với chiều cao thấp như vậy côù sẽ chẳng bao giờ chơi cho một đội hạng nhất được - chưa nói đến học bổng - bởi vậy cô nên bỏ ước mơ vào đại học đi.
Cô bé thật đau khổ. Tôi cảm thấy lòng mình thắt lại khi nhận thấy sự thất vọng của cô bé. Tôi hỏi xem cô đã nói cho cha cô biết chưa. Cô bé nhấc đầu lên khỏi cánh tay và kể rằng cha cô nói tất cả các huấn luyện viên đều sai bét cả. Họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Ông nói với cô bé rằng nếu cô muốn chơi cho một trường Đại học tốt, nếu cô thật sự muốn có học bổng, thì không có gì có thể ngăn cản cô được ngoại trừ một điều - thái độ của chính mình. Ông nói với cô một lần nữa, "Nếu ước mơ đủ lớn thì tất cả những điều khác chỉ là chuyện nhỏ."
Năm kế tiếp, khi cô và đội của cô chơi cho giải vô địch Bắc California, cô đã được một huấn luyện viên chú ý đến. Cô được mời vào trường, với học bổng, để đến với một đội bóng rổ nữ trong giải hạng nhất của NCAA. Cô bé ấy được nhận vào học. Cô đạt được việc học đại học mà cô hằng mơ ước và cố gắng phấn đấu từ nhiều năm qua. Và cô bé đã được tham gia thi đấu nhiều nhất trong lịch sử nhà trường.
Vào một đêm nọ, cha cô gọi cô. "Cha đang bị bệnh, cưng ạ. Cha bị ung thư. Không, con đừng nghỉ học và cũng không cần trở về nhà. Mọi việc sẽ tốt thôi con. Cha yêu con lắm."
Sáu tuần sau người cha - thần tượng của cô bé – đã qua đời. Trước đó, cô bé nghỉ học vài ngày để về an ủi mẹ và chăm sóc cha. Một đêm kia, trước khi qua đời, cha cô gọi cô đến bên giường. Khi cô đến gần, người cha nắm lấy tay cô và gắng sức nói "Rachel, con cứ tiếp tục ước mơ đi. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Hứa với cha đi." ông nài nỉ. "Hứa đi con." Trong những giây phút hiếm hoi còn được ở bên cạnh nhau đó cô bé trả lời "Dạ con xin hứa với cha."
Những năm sau đó thật là nặng nề với cô bé. Cô phải luân phiên giữa trường và ở nhà, nơi mẹ cô ở một mình với đứa trẻ mới sinh ra và ba đứa con khác. Sự đau đớn mất cha mà cô cảm nhận được vẫn còn đó, giấu kín trong lòng cô, vẫn chờ đến một lúc nào không ngờ tới được bùng nổ lên để đánh quỵ cô.
Mọi thứ dường như càng ngày càng khó khăn hơn. Cô phải chống chọi với sợ hãi, nghi ngờ và vỡ mộng. Khó khăn đã làm cho cô phải học mất 3 năm mới đủ chứng chỉ cho một năm. Những giáo viên trong trường không tin nổi rằng cô vượt qua được dù chỉ một học kỳ. Mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ những lời cha cô "Rachel, hãy tiếp tục ước mơ. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Nếu ước mơ của con đủ lớn, con có thể làm mọi việc. Cha tin ở con." Và dĩ nhiên, cô luôn nhớ đến lời hứa của mình với cha.Cô bé đã thực hiện được lời hứa và hoàn tất chương trình đại học. Cô phải mất đến 6 năm, nhưng cô không bỏ cuộc. Cô vẫn tiếp tục chơi bóng rổ vào những lúc chiều xuống. Và nhiều lần tôi nghe cô nói với bạn bè "Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại là chuyện nhỏ.”
 
A

akjto

[Ủng hộ



Một vài thành công lớn nhất trong lịch sử thường đi kèm theo một câu chuyện về sự ủng hộ hoặc tin tưởng của người yêu hay những người thân. Nếu không có người vợ tên Sophia, chúng ta đã có thể không được biết đến một tên tuổi lớn trong văn học, Nathaniel Hawthorne. Khi Nathaniel Hawthorne với tâm trạng đau khổ về báo cho vợ mình biết rằng ông đã thất bại, và đã bị cho nghỉ việc tại sở Hải quan, vợ ông đã làm ông ngạc nhiên với biểu hiện vui sướng.
"Bây giờ," cô nói với vẻ đắc thắng, "anh có thể viết cuốn sách của anh!"
"Ừ," người đàn ông đã chùn bước "nhưng chúng ta sẽ sống bằng cách nào trong khi anh viết?"
Trong kinh ngạc, ông nhìn thấy vợ mình lấy từ trong tủ ra một nắm tiền lớn.
"Em lấy nó ở đâu ra vậy?" ông hỏi.
"Em luôn nghĩ anh là một thiên tài," cô nói. "Em biết là một ngày nào đó anh sẽ viết một tác phẩm tuyệt vời. Bởi vậy mỗi tuần, từ số tiền anh đưa em để lo việc nhà, em tiết kiệm một ít. Và bây giờ số tiền này đủ cho chúng ta sống trong vòng một năm."
Từ sự tin tưởng của cô, một trong số các tác phẩm lớn nhất trong lịch sử văn học Hoa Kỳ ra đời: Chữ A màu đỏ. (The Scarlet Letter)
 
A

akjto

NGHĨ THỬ XEM

Jack Canfield & Mark V. Hansen

Bạn hãy nghĩ thử xem:

Sau khi Fred Astaire thử vai lần đầu tiên vào năm 1933, ghi chú của vị điều hành cuộc thi của MGM, "Không biết diễn! Hơi nhàm chán! Biết nhảy một chút!" Astaire lưu giữ tờ giấy ngay phía trên lò sưởi nhà mình tại Bevery Hills.
Một tay chuyên gia nói về Vince Lombardi: "Anh ta biết rất ít về bóng đá. Thiếu động cơ."

Socrates đã bị gọi là "Kẻ vô đạo đức, người làm hỏng thế hệ trẻ."

Khi Peter J. Daniel học lớp 4, cô giáo của anh, bà Phillips vẫn thường nói "Peter J. Daniel, em không tốt, em chẳng làm được cái gì cả và em sẽ chẳng đạt được điều gì cả." Peter vẫn dốt đặc và mù chữ cho đến năm 26 tuổi. Một người bạn thức với anh một đêm và đọc cho anh cuốn sách "Suy nghĩ và làm giàu" (Think and Grow Rich). Bây giờ anh làm chủ khu phố hồi xưa anh lớn lên và đã xuất bản cuốn sách "Bà Phillips, bà đã lầm!"
Louisa May Alcott, tác giả cuốn "Những người đàn bà nhỏ" (Little Women), đã được gia đình khuyên nên đi làm hầu gái hay thợ may.

Beethoven chơi rất dở đàn violin và thay vì phải tập luyện liên tục ông chơi những bản nhạc tự mình sáng tác. Thầy giáo của ông nói rằng ông không có cơ hội để trở thành nhà soạn nhạc.
Cha mẹ của ca sĩ opera nổi tiếng Enrico Caruso muốn anh trở thành kỹ sư. Thầy giáo của anh nói anh hoàn toàn không có giọng và không biết hát.

Charles Darwin, cha đẻ thuyết Tiến hóa, bỏ học Y khoa và cha ông nói với ông "Mày chẳng làm được gì ngoài việc bắn, bắt chuột và nuôi bọn chó của mày." Trong hồi ký của mình Darwin viết: "Tất cả các giáo viên và cả cha tôi đều coi tôi là một cậu bé bình thường với trí tuệ chưa đạt mức trung bình."
Walt Disney bị đá rà khỏi toà soạn báo vì thiếu sức sáng tạo. Trước khi tạo ra Disneyland ông đã phá sản vài lần.

Các giáo viên của Thomas Edison khẳng định rằng để mà có thể học điều gì thì ông quá ngu dốt.

Albert Einstein cho tới 4 tuổi vẫn chưa biết nói và đến 7 tuổi vẫn chưa biết đọc. Giáo viên mô tả ông như làmột đứa trẻ "chưa phát triển đầy đủ về trí tuệ, không hoà hợp, lúc nào cũng trên mây với những giấc mơ ngu đần." Ông bị đuổi khỏi trường và ĐH Bách khoa Zurich không chịu nhận ông vào học.

Louis Pasteur chỉ là sinh viên bình thường trong trường ĐH và trong môn Hóa chỉ đứng thứ 15 trên tổng số 22 sinh viên.
Isaac Newton học tiểu học rất kém.

Cha của nhà điêu khắc Rodin khẳng định "Tôi có đứa con trai ngu đần." Ông nổi tiếng là đứa học trò kém nhất trong trường. Ba lần thi rớt vào trường Mỹ thuật. Chú của ông coi ông là một đứa mất dạy.

Leo Tolstoy tác giả "Chiến tranh và Hòa Bình", bị đuổi khỏi trường đại học. Ông thiếu "khả năng và ý chí muốn học."
Tennessee Williams, tác giả nhiều kịch bản sân khấu, rất nổi giận trong thời kỳ còn đi học ĐH Washington khi mà một vở kịch của ông bị rớt cuộc thi giữa các sinh viên cùng năm học. Một giáo viên của ông nhớ lại rằng ông đã phê phán công khai quan điểm của ban giám khảo và trí thông minh của họ.

F.W. Woolworth đã từng làm trong tiệm giặt ủi. Những người thuê mướn ông kể lại rằng ông không biết cách giao tiếp với khách hàng.

Trước khi Henry Ford thành công ông đã 5 lần thất bại và trắng tay.

Babe Ruth được nhiều nhà bình luận thể thao chọn làm vận động viên điền kinh giỏi nhất mọi thời đại. Anh nổi tiếng vì tạo được kỷ lục chạy "home run" trong baseball nhưng cũng nổi tiếng vì giữ kỷ lục bị phạt nhiều nhất.

Winston Churchill bị rớt lớp 6. Đến năm 62 tuổi chưa bao giờ ông là Thủ tướng chính phủ và chỉ trở thành Thủ tướng sau nhiều va vấp, thất bại. Những thành công của ông chỉ đến khi đã trở thành người "đứng tuổi".
19 nhà xuất bản từ chối xuất bản cuốn "Jonathan Livingston Seagull" của Richard Bach - cuốn sách về một con chim hải âu chưa đến 10,000 từ. Cuối cùng thì vào năm 1970 Macmillan chịu xuất bản. Đến năm 1975 riêng ở Mỹ đã bán được hơn 7 triệu bản.

Richard Hooker làm việc 7 năm để viết cuốn tiểu thuyết hài hước M.A.S.H. để sau đó bị 21 nhà xuất bản từ chối in. Cuối cùng thì nhà xuất bản Morrow chịu in. Cuốn tiểu thuyết trở thành bestseller (sách bán chạy nhất), được dựng thành một phim nhựa tuyệt vời và cả một bộ phim truyền hình rất thành công.
 
A

akjto

Vết sẹo

Lih Yuh Kou

Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm."
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
 
A

akjto

Chạy đi, Patti, chạy đi


Ngay từ nhỏ, Patti Wilson đã được bác sĩ bảo rằng cô bị bệnh động kinh (epileptic). Cha của cô, Jim Wilson, là người thường xuyên tập luyện chạy bộ vào buổi sáng. Một ngày kia cô nói với cha cô "Cha ơi, con rất muốn chạy với cha hàng ngày, nhưng con sợ con sẽ bị lên cơn." Cha cô nói với cô "Nếu con bị thì cha đã biết cần phải làm gì rồi nên đừng sợ, chúng ta cùng bắt đầu chạy."

Rồi họ chạy mỗi ngày. Thật là điều kỳ diệu đối với họ làø cô bé đã không bị lên cơn lần nào. Sau vài tuần, cô nói với cha "Cha ơi, con thật sự muốn phá kỷ lục thế giới quãng đường chạy dài nhất của nữ." Cha cô tìm trong cuốn sách các kỷ lục thế giới Guiness và thấy rằng khoảng cách lớn nhất mà có người phụ nữ đã từng chạy là 80 dặm. Lúc đó Patti mới vào năm đầu tiên ở trung học, cô tuyên bố "Con sẽ chạy từ quận Cam (Orange County) tới San Francisco." (Khoảng cách 400 dặm.) "Ðến năm thứ hai, con sẽ chạy tới Portland, Oregon." (Khoảng hơn 1500 dặm.) "Tới năm thứ 3, con sẽ chạy tới St. Louis." (Khoảng 2000 dặm.) "Tới năm cuối, con sẽ chạy tới Nhà Trắng." (Khoảng hơn 3000 dặm đường.)

Patti đầy nghị lực cũng như say mê hăng hái, cô chỉ coi bệnh của mình như là một điều "bất tiện". Cô không tập trung vào cái cô mất đi mà tập trung vào điều mà cô đang còn có.

Vào năm đó cô hoàn thành cuộc chạy đến San Francisco với chiếc áo thun ghi dòng chữ "I Love Epileptics." Cha của cô chạy bên cạnh cô trên suốt quãng đường, và mẹ cô, một nữ y tá, thì lái xe theo để đề phòng mọi trường hợp có thể xảy ra.

Vào năm thứ hai, các bạn học của Patti đã ủng hộ cô. Họ dựng lên một áp phích quảng cáo khổng lồ ghi "Chạy đi, Patti, chạy đi!" (Run, Patti, Run! - và sau đó đã trở thành khẩu hiệu của cô cũng như tựa đề cuốn sách sau này cô viết.) Trên đường thực hiện cuộc chạy đường dài mà đích đến là Portland, cô đã bị nứt gãy xương ở chân. Bác sĩ nói với cô rằng cô phải dừng không thể được chạy nữa. Ông nói "Tôi phải cố định khớp mắt cá của cháu để cháu không bị tật vĩnh viễn." "Bác sĩ, bác không hiểu rồi," cô nói "đây không phải là ý nghĩ bất chợt của cháu, nó thật sự là tấm lòng của cháu! Cháu không làm điều này vì bản thân cháu, cháu làm vậy để phá bung những xiềng xích trong suy nghĩ của nhiều người khác. Có cách nào để cháu vẫn có thể chạy tiếp được không hả bác?" Bác sĩ cho cô một lựa chọn. Ông chỉ băng bó lại thay vì bó bột cố định nó. Ông cảnh cáo cô rằng nó sẽ rất đau, sẽ bị sưng tấy lên. Cô nói với bác sĩ hãy băng chặt lại cho cô.

Cô hoàn thành cuộc chạy đến Portland với Thống đốc bang cùng chạy chung trên dặm đường cuối cùng. Bạn cũng có thể đã thấy những tờ báo với tiêu đề "Người Vận Ðộng Viên Chạy Siêu Ðẳng, Patti Wilson, Ðã Hoàn Thành Cuộc Marathon Cho Người Bị Bệnh Ðộng Kinh Vào Sinh Nhật Thứ 17 Của Cô."

Sau bốn tháng chạy gần liên tục từ bờ Tây sang bờ Ðông, Patti đã tới Washington và bắt tay Tổng thống Hoa Kỳ. Cô nói với ông "Cháu muốn mọi người biết rằng người bị động kinh chỉ là những con người bình thường với cuộc sống bình thường."

Tôi kể về câu chuyện này một lần trong một buổi hội thảo của tôi cách đây không lâu, và sau đó một người đàn ông cao lớn đến gặp tôi. Ông đưa bàn tay khổng lồ cho tôi bắt và nói "Mark, tôi tên là Jim Wilson. Anh vừa kể về con gái tôi, Patti." Ông kể rằng nhờ vào sự cố gắng không ngừng của cô bé, kết quả là đã kêu gọi đóng góp để mở được 19 trung tâm chữa bệnh động kinh trị giá nhiều triệu đô la.

Patti Wilson cần thật ít để có thể làm được được thật nhiều như vậy. Còn bạn thì sao? Bạn có thể làm gì để vượt lên chính bản thân mình trong khi có đầy đủ sức khỏe?
 
A

akjto

Câu Chuyện Ba Số 3
Bob Proctor

Tôi vẫn thường điều khiển các buổi hội thảo vào cuối tuần tại Deerhurst Lodge, bắc Toronto. Vào một đêm, cơn bão đã quét ngang một thị trấn nhỏ ở phía bắc chúng tôi, Barrie, giết hại nhiều người và thiệt hại lên đến hàng triệu đô la. Vào đêm Chủ nhật, trên đường về nhà, tôi dừng xe khi chạy ngang qua Barrie. Tôi dừng lại bên đường cao tốc và nhìn quanh. Ngổn ngang. Khắp mọi nơi đều là những căn nhà đổ nát và những chiếc xe bị lật ngược.
Cũng vào đêm đo,ù Bob Templeton cũng chạy trên con đường cao tốc đó. Cũng như tôi, anh ấy cũng dừng lại để xem sự thiệt hại do thiên tai tạo ra, nhưng suy nghĩ của anh ấy hơn tôi nhiều. Bob là phó chủ tịch của Telemedia Communications, công ty sở hữu một loạt các đài phát thanh ở Ontario và Quebec. Anh ấy nghĩ rằng có thể giúp được những con người khốn khổ này với các đài phát thanh mà công ty anh có.
Đêm kế tiếp, tôi lại điều khiển một hội thảo khác ở Toronto. Bob Templeton và Bob Johnson, một phó chủ tịch khác của Telemedia, cùng đến và họp với nhau. Họ chia xẻ với nhau suy nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó mà họ có thể làm cho người dân Barrie. Sau hội thảo chúng tôi cùng đến văn phòng của Bob. Anh ấy được tất cả mọi người ủy nhiệm trong việc tìm ra phương pháp giúp đỡ mọi người bị thiệt hại sau cơn bão.
Vào tối thứ Sáu, anh ta gọi toàn bộ cấp lãnh đạo của Telemedia vào phòng của anh. Ở phía trên cùng tấm bảng anh viết ba số 3. Anh nói với các vị lãnh đạo "Bằng cách nào các anh có thể kêu gọi được 3 triệu đô trong 3 giờ và chuẩn bị việc này chỉ trong vòng 3 ngày là chuyển số tiền đó cho người dân Barrie vừa gặp thiên tai?" Cả phòng im phăng phắc. Cuối cùng một người lên tiếng "Templeton, anh điên rồi. Không có cách nào để làm được điều đó."
Bob nói "Chờ chút xíu, Tôi không hỏi các anh là chúng ta có thể hay chúng ta nên. Tôi chỉ hỏi là các anh có muốn không." Tất cả đều nói "Chắc chắn là chúng tôi muốn mà." Anh ấy liền gạch dọc chia đôi tấm bảng ra làm 2 phần. Một bên anh viết "Tại sao chúng ta không thể". Bên kia anh viết "Bằng cách nào chúng ta có thể".
"Tôi sẽ xóa phần 'Tại sao chúng ta không thể.' Chúng ta không phí thời gian cho việc suy nghĩ tại sao chúng ta không thể. Nó vô giá trị. Phía bên kia chúng ta sẽ ghi ra toàn bộ những ý kiến chúng ta nghĩ ra bằng cách nào chúng ta có thể làm được. Chúng ta sẽ không ra khỏi phòng cho đến khi chúng ta chưa tìm ra cách." Cả phòng lại chìm vào im lặng.
Cuối cùng một người nói "Chúng ta có thể làm một buổi phát thanh trên khắp Canada."
Bob nói "Đó là ý kiến rất tuyệt," và ghi nó lên bảng.
Trước khi anh viết xong đã có người nói "Anh không thể làm buổi phát thanh trên toàn Canada được. Chúng ta không có các đài radio trên toàn Canada." Đó thật sự là một lời phản đối hợp lý. Họ chỉ có đài tại Ontario và Quebec.
Templeton nói "Đó là cái ta có thể làm. Ý kiến đó vẫn ở lại." Nhưng thật sự lời phản đối đó rất mạnh vì các đài radio cạnh tranh nhau dữ dội. Họ không chịu hợp tác với nhau và gần như là không thể làm được điều đó nếu chỉ theo cách suy nghĩ thông thường.
Bất ngờ một người đề nghị "Anh có thể mời Harvey Kirk và Lloyd Robertson, những tên tuổi lớn nhất trong ngành truyền thông ở Canada hướng dẫn chương trình." Từ thời điểm đo,ù biết bao nhiêu ý kiến sáng tạo đã được nghĩ ra nhanh chóng và mạnh mẽ đến kỳ diệu.
Đó là vào thứ Sáu. Vào thứ Ba họ có một chương trình phát thanh khổng lồ. Có 50 đài phát radio trên toàn quốc đồng ý phát tiếp sóng chương trình. Chẳng ai chú ý đến việc ai có lợi trong chuyện này ngoài chuyện làm sao người dân ở Barrie có được tiền. Harvey Kirk và Lloyd Robertson hướng dẫn chương trình và họ thành công trong việc kêu gọi được 3 triệu đô la cho những người dân gặp thiên tai trong 3 giờ và trong vòng 3 ngày.
Bạn thấy đó, bạn có thể làm được mọi điều nếu bạn tập trung vào việc bằng cách nào đạt được điều đó hơn là vào những điều tại sao bạn không làm được nó.
 
A

akjto

Amy Graham
Mark V. Hansen

Sau một đêm bay từ Washington D.C., tôi rất mệt mỏi và tôi tới nhà thờ Mile High ở Denver để chỉ đạo 3 dịch vụ và một phân xưởng sao cho phát triển tốt. Khi tôi bước vào, tiến sĩ Fred Vogt hỏi tôi, "Anh có biết về Tổ chức từ thiện Hãy-Có-Một-Ước-Mơ?"
"Có," tôi trả lời.
"Tốt, Amy Graham được chẩn đoán là bị bệnh bạch cầu giai đoạn cuối. Họ cho cô bé 3 ngày. Cô ấy khát khao được tham dự một buổi nói chuyện của anh."
Tôi choáng váng. Một cảm giác tự hào nhưng cả sự sợ hãi và nghi ngờ cùng có trong tôi. Tôi không thể tin nổi. Tôi nghĩ rằng những đứa trẻ sắp chết muốn đi chơi Disneyland, hoặc gặp các nhân vật nổi tiếng, những siêu sao. Chắc chắn rằng mấy đứa trẻ đó không muốn dành mấy ngày cuối cùng của cuộc đời để nghe Mark Victor Hansen. Tại sao một đứa trẻ chỉ còn sống vài ngày cuối cùng lại muốn tới nghe một nhà diễn thuyết về động lực tinh thần. Đột ngột, những suy nghĩ của tôi bị cắt đứt...
"Đây là Amy," Vogt nói và đặt vào tay tôi bàn tay yếu đuối của cô bé. Trước mắt tôi là một cô bé 17 tuổi choàng một cái khăn màu đỏ và cam trên đầu, che đi toàn bộ mái đầu đã không còn tóc sau những cuộc trị liệu. Thân thể xanh xao của cô bé trông vô cùng yếu đuối. Cô bé nói, "Cháu có hai mục tiêu là tốt nghiệp phổ thông và tham dự buổi thuyết trình của bác. Các bác sĩ đã không tin rằng cháu có thể thực hiện được. Họ không nghĩ rằng cháu còn có đủ sức. Cháu đã được trả về cho gia đình... Đây là bố và mẹ của cháu."
Nước mắt trào lên; tôi dường như nghẹt thở. Tôi cảm thấy chao đảo, xúc động. Để lấy lại giọng nói của mình, tôi đằng hắng, mỉm cười và nói "Cháu và bố mẹ sẽ là khách mời của chúng tôi. Xin cảm ơn vì cháu đã tới tham dự." Chúng tôi ôm lấy nhau, lau nước mắt và chia tay.
Tôi đã tham gia rất nhiều hội thảo về chữa bệnh tại Hoa Kỳ, Canada, Malaysia, New Zealand và Australia. Tôi đã coi những nhà chữa bệnh giỏi nhất làm việc và tôi đã học, nghiên cứu, nghe, cân nhắc và hỏi điều gì đã hoạt động, tại sao và như thế nào. Vào buổi chiều Chủ nhật đó, tôi điều khiển một hội thảo mà Amy và bố mẹ em tham dự. Cả ngàn khán giả tràn ngập phòng họp, háo hức muốn học, phát triển những khả năng mà trước nay họ không biết đến.
Tôi nhẹ nhàng hỏi khán giả xem họ có muốn học một quy trình chữa bệnh mà có thể giúp họ trong cả cuộc đời không. Từ trên bục diễn thuyết tôi có thể thấy mọi người đều giơ cao tay lên trời. Tất cả đều đồng lòng muốn học. Tôi chỉ cho mọi người cách xoa mạnh hai bàn tay vào nhau rồi tách nó ra khoảng 5 cm và cảm nhận được nguồn năng lượng chữa bệnh phát ra từ nó. Tôi bắt cặp từng người lại với nhau để họ có thể cảm nhận được nguồn năng lượng từ người này đến người kia. Tôi nói "Nếu các bạn muốn chữa bệnh, hãy làm tại đây và ngay bây giờ."
Khán giả liên kết lại với nhau và đó là một cảm giác ngây ngất tuyệt vời. Tôi giải thích rằng mỗi người đều có một năng lượng chữa bệnh và khả năng chữa bệnh. Năm phần trăm trong số chúng ta có được nó rõ ràng và mạnh mẽ đến mức có thể hành nghề. Tôi nói, "Sáng hôm nay, tôi vừa được giới thiệu với Amy Graham, một cô gái 17 tuổi, người có ước muốn cuối cùng trong đời là tham dự buổi thuyết trình này. Tôi muốn đưa cô lên trên đây và các bạn hãy gửi những năng lượng chữa bệnh tự nhiên của các bạn lên cho cô. Có lẽ chúng ta giúp được cho cô bé. Cô không yêu cầu điều đó. Tôi chỉ làm điều này một cách tự động vì cảm thấy nó đúng."
Khán giả hô "Phải! Phải! Phải! Phải!"
Bố của Amy dắt cô lên trên bục. Cô nhìn thật yếu ớt sau tất cả những cuộc hóa trị liệu pháp, những ngày dài trên giường bệnh và sự thiếu vận động. (Các bác sĩ còn không cho cô đi lại hai tuần trước khi tới tham gia với chúng tôi.)

Tôi kêu mọi người làm nóng hai bàn tay, và gửi đến cho cô năng lượng chữa bệnh của họ. Sau đó mọi người đứng dậy vỗ tay hoan hô cô mà ai nấy đều nước mắt lưng tròng.
Hai tuần sau đó, cô gọi điện và báo rằng các bác sĩ sau khi kiểm tra sức khỏe cô đãø cho cô về và chính cô cũng cảm thấy có sự thuyên giảm đáng kể. Hai năm sau đó cô gọi điện báo tôi biết rằng cô lập gia đình.
Tôi rút ra được rằng, không nên coi thường sức mạnh mà tất cả chúng ta đều có. Nó luôn luôn sẵn sàng để dùng cho mục đích cao đẹp nhất. Chúng ta phải nhớ đến việc sử dụng nó.
 
Top Bottom