co y kien cho rang diem trung cua xuan dieu,huy can,han mac tu,qua 3 bai tho voi vang,trang giang,da

V

vietphuonga1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

co y kien cho rang diem trung cua xuan dieu,huy can ,han mac tu,qua 3 bai tho voi vang,trang giang, day thon vi dala noi buon.tuy nhien doc nhung bai tho do nguoi doc van cam nhan duoc tinh yeu tha thiet cua cac tac gia voi cuoc doi voi thien nhien dat nuoc.hay chung minh nhan dinh tren.
 
T

tvxqfighting

♥ Vội vàng: Ở "Vội vàng", ta dễ dàng nhận ra thiên nhiên trong cảm nhận của thi nhân rất tình tứ, cảnh vật tràn ngập xuân tình. Với cách đảo trật tự các thành phần trong câu, nhà thơ đã nhấn mạnh ong bướm, yến anh dường như cũng mang dáng dấp tình nhân: "của ong bướm này đây tuần tháng mật, của yến anh này đây khúc tình si". Và hơn vậy, cái nhìn của nhà thơ hướng tới muôn vật là cái nhìn chiêm ngưỡng say sưa. Cảnh vật hiện lên đầy màu sắc tươi non, đáng yêu: màu xanh rì của hoa đồng nội, màu của cành tơ phơ phất tươi tắn, màu của buổi sớm mai tinh khôi với hình ảnh "thần Vui" gõ cửa. Rồi độc đáo hơn cả là một so sánh đầy tính nhục thể mà lại vô cùng thanh khiết: "tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Bỗng nhiên, tháng giêng về cùng hình ảnh đôi môi mọng thiếu nữ trở nên tình tứ biết bao nhiêu!
♥ Tràng Giang: 1. Vẻ đẹp cổ điển được:

- Đề tài và điểm nhìn cảnh vật: tả buổi chiều hoàng hôn trên sông dài rộng mênh mông, những gian bao quát toàn cảnh vật.


- Búp pháp miêu tả: lấy điểm tả diện: qua cảnh củi khô, bên cô liêu, cánh chim nhỏ để tả không gian bao la, hoang vắng.


- Cảm xúc: con người như thăng hoa, lẫn vào cảnh vật, vào không gian, thời gian. Mượn cảnh gợi tình, cảnh sông nước Tràng Giang của Huy Cận gợi nhớ đến cảnh sông nước Tràng Giang của thơ Đường trong Thơ Đỗ Phủ, Thôi Hiệu.


Nghệ thuật đối được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn tạo ra nhịp điệu thơ như trong thơ xưa.


2. Vẻ đẹp hiện đại:


Tuy vậy, Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới giai đoạn 1932 - 1945.


- Bút pháp hiện đại thể hiện với những chi tiết, hình ảnh thơ cụ thể, sống sít đời thường, chân thực với cành củi khô, cồn cát, cánh bèo, cánh chim nhỏ. Nói chung là quá nhiều hình ảnh, chi tiết được đưa vào bài thơ dường như ngẫu nhiên, tình cờ, không theo trình tự không gian, thời gian.


- Tâm trạng thơ, là một cái tôi của thế hệ thanh niên sống trên đất nước bị thực dân Pháp thống trị, một cái tôi cô đơn, lạc lõng, vô định giữa không gian bao la, muốn hoà nhập nhưng bất lực, bế tắc.


- Càng nhớ nhà, nhớ quê hương vì vậy sâu nặng, phát xuất tự đáy lòng nhà thơ chứ không cần ngoại cảnh như trong thơ xưa.


3. Bài làm tham khảo


Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ - Đây là một hồn thơ buồn, nỗi buồn của một con người gắn bó với đất nước, quê hương, nhưng cô đơn bất lực, thường tìm đến những cảnh mênh mông bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và đem đối lập nó với những sự vật gợi lên hình ảnh những thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp, bơ vơ trong tàn tạ và chia lìa. Bài thơ Tràng giang là một trường hợp tiêu biểu cho những đặc điểm phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại.


1/Tràng giang nghĩa là sông dài. Nhưng hai chữ nôm na “sông dài” không có được sắc thái trừu tượng và cổ xưa của hai âm Hán Việt “tràng giang”. Với hai âm Hán Việt, con sông trong thơ tự nhiên trở thành dài hơn, trong tâm tưởng người đọc, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng người đọc. Một con sông dường như của một thuở xa xưa nào đã từng chảy qua hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng trong hàng nghìn áng cổ thi. Cái cảm giác Tràng giang ấy lại được tô đậm thêm bởi lời thơ đề là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Nhớ hờ - Lửa thiêng)


2/ Khổ một: Ở hai câu đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đáng buồn. Nhưng lòng đã buồn thì tự nhiên vẫn thấy buồn. Đây là cái buồn tự trong lòng lan tỏa ra theo những gợn sóng nhỏ nhấp nhô “điệp điệp” với nhau trên mặt nước mông mênh. Cũng nỗi buồn ấy, tác giả thả trôi theo con thuyền xuôi mái lặng lẽ để lại sau mình những rẽ nước song song.


Ở hai câu sau, nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâu sắc hơn trong nỗi buồn của cảnh: ấy là sự chia lìa của “thuyền về nước lại” và nhất là cảnh ngộ của một cành củi lìa rừng không biết trôi về đâu giữa bao dòng xuôi ngược. Thử tưởng tượng: một cành củi khô gầy guộc chìm nổi giữa bát ngát tràng giang... Buồn biết mấy!


3/Khổ hai: Bức tranh vẽ thêm đất thêm người. Cái buồn ở đây gợi lên ở cái tiếng xào xạc chợ chiều đã vãn từ một làng xa nơi một cồn cát heo hút nào vẳng lại. Có thoáng hơi tiếng của con người đấy, nhưng mơ hồ và chỉ gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ, chia lìa. Hai câu cuối của khổ thơ đột ngột đẩy cao và mở rộng không gian của cảnh thơ thêm để càng làm cho cái bến sông vắng kia trở thành cô liêu hơn:


Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

4/Khổ ba: Cảnh mênh mông buồn vắng càng được nhấn mạnh hơn bằng hai lần phủ định:


Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật...

Không có một con đò, không có một cây cầu, nghĩa là hoàn toàn không bóng người hay một cái gì gợi đến tình người, lòng người muốn qua lại gặp gỡ nhau nơi sông nước.


Chỉ có những cánh bèo đang trôi dạt về đâu: lại thêm một hình ảnh của cô đơn, của tan tác, chia lìa.


5/Khổ bốn: Chỉ có một cánh chim xuất hiện trên cảnh thơ. Xưa nay thơ ca nói về cảnh hoàng hôn thường vẫn tô điểm thêm một cánh chim trên nền trời:


Chim hôm thoi thóp về rừng

(Nguyễn Du)

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Chim mỏi về rừng tìm chốn trú

(Hồ Chí Minh)

Bài thơ Huy Cận cũng có một cánh chim chiều nhưng đúng là một cánh chim chiều trong “thơ mới”, nên nó nhỏ nhoi hơn, cô đơn hơn. Nó chỉ là một cánh chim nhỏ (chim nghiêng cánh nhỏ) trên một nền trời “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Và cánh chim nhỏ đang sa xuống phía chân trời xa như một tia nắng chiều rớt xuống.


Người ta vẫn nói đến ý vị cổ điển của bài thơ. Nó thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình trước vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người. Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm thêm bằng một tứ thơ Đường.


Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Tác giả Tràng giang tuy nói “không khói hoàng hôn” nhưng chính là đã bằng cách ấy đưa thêm “khói hoàng hôn Thôi Hiệu” vào trong bài thơ của mình để làm giàu thêm cái buồn và nỗi nhớ của người lữ thứ trước cảnh tràng giang.


6/Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng đến một cảnh sông nước nào mình đã đi qua. Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở một cánh chim chiều.


Một nhà cách mạng hoạt động bí mật thời Pháp thuộc mỗi lần qua sông Hồng lại nhớ đến bài Tràng giang. Tình yêu đất nước quê hương là nội dung cảm động nhất của bài thơ.


Còn “cái tôi Thơ mới”, tất nhiên là phải buồn. Thơ Huy Cận lại càng buồn. Buồn thì cảnh không thể vui. Huống chi lại gặp cảnh buồn. Nhưng trong nỗi cô đơn của nhà thơ, ta cảm thấy một niềm khát khao được gần gũi,hòa hợp, cảm thông giữa người với người trong tình đất nước , tình nhân loại - niềm khát khao có một chuyến đò ngang hay một chiếc cầu thân mật nối liền hai bờ sông nước Tràng giang.

♥ Đây thôn Vĩ Dạ:
1. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” rút trong tập thơ Điên.

2. Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Dạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn.

Phân tích

1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Vĩ Giạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Giạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó…

Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

3. Ai biết tình ai có đậm đà?

Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Dạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Giạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”

Kết luận

“Đây thôn Vĩ Dạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm điệu thiết tha, tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa với, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ để ta nhớ và ta thương.
 
F

freakie_fuckie

@ tvxq... : tớ nghĩ bạn chỉ cần gạch gạch ý chính ra thôi :p Bạn cứ thế thành ra mem hóa con lười quen chép =.=


co y kien cho rang diem trung cua xuan dieu,huy can ,han mac tu,qua 3 bai tho voi vang,trang giang, day thon vi dala noi buon.tuy nhien doc nhung bai tho do nguoi doc van cam nhan duoc tinh yeu tha thiet cua cac tac gia voi cuoc doi voi thien nhien dat nuoc.hay chung minh nhan dinh tren.



Nỗi buồn:

Vội vàng:

Vội vàng của Xuân Diệu là một nỗi ngậm ngùi chung - một nỗi ngậm ngùi mới mẻ.
Ngậm ngùi vì tự ý thức được tầm kích có hạn và sự bất lực của con người trước cái vô hạn, tuần hoàn không lay chuyển được những dòng quy luật tự nhiên. Nỗi buồn của cái tôi trữ tình giấy lên từ cái mâu thuẫn trái chiều bất di bất dịch ấy.


Tràng giang:

Nỗi buồn của thi nhân là nỗi buồn cố hữu của con người, khi phải đối diện với cái mênh mông vô tận của không gian và tuần hoàn bất biến của thời gian, khi chợt nhận ra cá nhân sao thực nhỏ bé, thực lu mờ. Nỗi buồn ấy, đồng thời cũng là sự bơ vơ, cô đơn của con người trước cái hoang vắng, quạnh hiu của sông dài trời rộng bến cô liêu, trước cái rợn ngợp của dòng thời gian nghiệt ngã.


Đây thôn Vĩ Da:


Bài thơ là cái đớn đau của một con người hoàn toàn lạc lõng khỏi cuộc đời, bị "ném khỏi cuộc đời". Khao khát tình yêu mà tình yêu không đến, sợ cô đơn mà cô đơn bủa vây, mong được sống mà không được sống. Cái đớn đau ấy cũng là cái đớn đau của con người mâu thuẫn với cuộc đời đến tột độ, phải tìm đến cảnh mộng để được nhập thế nhưng rồi cảnh mộng cũng tiêu tan. Cái Quá khứ đẹp đẽ hiện ra chỉ để lấy đà đẩy cái tôi trữ tình vào vết cắt đớn đau của thực tại và tương lai. Thi nhân bí bách trong sự dồn ép đầy mâu thuẫn của các lớp trầm tích thời gian.


Lòng ham sống:

Vội vàng:

Lòng ham sống được thể hiện ở ý thức, khát khao sống vội vàng, sống cuống quýt, sống tranh thủ chạy đua với thời gian để được "tận hưởng và tận hiến"


Tràng Giang:

Nỗ lực lắng nghe và tìm kiếm âm thanh của sự sống

Đây thôn Vĩ Dạ


Đó là lòng khát khao được sống mức "tối thiểu", chạy đua với thời gian để được sống.



Có lẽ hơi sơ giản quá. Nhưng kiến thức giới hạn nên tớ chỉ...có thế này thôi :(

Chúc bạn vui.


 
  • Like
Reactions: Trịnh Cao Sơn
Top Bottom