CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

H

hocmai.hoahoc3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có thể bạn chưa biết?
Khi cho Al tác dụng với CuSO4 lại thấy khí H2 bay lên, rất nhiều bạn giải thích là do Al tác dụng với H2O, nhưng không phải thế!
Nguyên nhân là do trong dung dịch CuSO4 thì Cu2+ có khả năng tạo phức hidroxo (phản ứng thủy phân) khá mạnh:
Cu2+ + H2O <---> CuOH+ + H+
Nồng độ H+ có thể lên tới 0,01 mol/lit, tức là tương đương với HCl 0,01 M, đây là nồng độ rất lớn so với nồng độ H+ ở H2O nguyên chất là 10-7 M. Tức là lớn hơn khoảng 100000 lần! Vậy phải giải thích là do Al tác dụng với H+ do Cu2+ thủy phân ra mới đúng.
Một nguyên nhân nữa là do Cu sinh ra bám vào thanh Al, chúng tiếp xúc với nhau và cũng tiếp xúc với dd điện phân nên hình thành một pin điện trong đó Al là cực âm nên bị ăn mòn nhanh hơn.
 
H

hocmai.hoahoc3

Có thể bạn chưa biết?
Trong đoạn phim quảng cáo Kotex, cô gái có một cốc đựng dung dịch trong suốt, sau đó cô ấy lấy một ít bột mầu trắng cho vào, dùng thìa khuấy nhẹ, một lúc sau cô úp ngược cả cốc thì thấy dung dịch, thìa, cốc đã dính chặt vào nhau? Đó là dung dịch gì và chất bột mầu trắng là chất gì vậy?

Chất bột mầu trắng đó là Na2SO4 và dung dịch trong cốc cũng là dung dịch Na2SO4, nhưng là một dung dịch đặc biệt. Trước tiên điều chế dd Na2SO4 bão hòa ở nhiệt độ cao sau đó hạ chậm nhiệt độ xuống 32,4 độ C, bây giờ cô gái chỉ cần cho vài tinh thể Na2SO4 vào để khơi mào, lập tức muối sẽ kết tinh khiến cho thìa dính chặt vào cốc!

Nguyên nhân của hiện tượng này thế nào? Khi dung dịch bào hòa thì trong đó tồn tại cân bằng thật, nhưng nếu làm nguội chậm và cẩn thận ta sẽ thu được dung dịch quá bão hòa, tức là nồng độ chất tan vượt quá nồng độ chất tan trong dung dịch bão hòa và trong đó tồn tại một cân bằng giả. Cân bằng giả này rất dễ bị phá vỡ khi cọ xát hay cho thêm chất tan tạo những mầm kết tinh đầu tiên, chất tan dư sẽ theo mầm đó mà kết tinh cho tới khi dung dịch trở về trạng thái cân bằng thật. Ở trên cô gái đã cho ít tinh thể Na2SO4 vào để tạo mầm kết tinh, nhưng do độ quá bão hòa rất cao nên để trở về cân bằng thật thì Na2SO4 thoát ra đã hút H2O tạo tinh thể hidrat thể rắn và dính luôn thìa và cốc vào làm một.
 
H

hocmai.hoahoc3

Muối của các kim loại yếu và axit mạnh đều làm quỳ tím hóa đỏ?
Không phải vậy, nó còn phụ thuộc vào độ bền của hidroxit tương ứng với kim loại trong muối, nếu hidroxit này kém bền thì muối đó chỉ hơi có tính axit thôi. Chẳng hạn AgNO3, do AgOH là hidroxit kém bền nên tính axit của dung dịch AgNO3 rất yếu, pH chỉ nhỏ hơn 7 một chút.
 
H

hocmai.hoahoc3

Có thể bạn chưa biết:
1. Khi cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc nếu đun nóng quá lâu sẽ thấy mảnh Cu hóa đen, có kết tủa trắng, có khói trắng bốc mù mịt. Đó là những chất gì?
2. Cho Cu vào HCl đặc, có trường hợp Cu chuyển sang mầu vàng. Đó là chất gì?
3. Trong cân bằng: Fe3+ + 3SCN- <---> Fe(SCN)3 (Đó máu) Ta thấy không có NH4Cl tham gia vào cân bằng trên nhưng khi cho NH4Cl hay KCl vào mầu đỏ đều nhạt đi. Tại sao?
4. SO2 không mầu, nhưng 1 số phản ứng có sinh ra SO2 như S + O2, S + KClO3... lại thấy có khói trắng?
5. O2 không mùi, nhưng khi điều chế nó lại thấy có mùi hắc, xốc?
6. Tính oxi hóa mạnh của HClO có phải do O?
....
 
H

hocmai.hoahoc3

1.
Khi cho Cu vào H2SO4 đặc và đun quá lâu sẽ thấy mảnh Cu hóa đen, có kết tủa trắng, có khói trắng là những hiện tượng phụ không mong đợi khi chứng minh tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc bằng cách cho tác dụng với Cu và đun nóng.
Vì đun nóng quá nhiều nên nước bay hơi, H2SO4 lại hút nước nên kết tủa trắng chính là CuSO4 khan, có thể chứng minh điều này khi cho thêm H2O và lắc thì kết tủa này tan và dd có mầu xanh.
Khói trắng là mù sunfuric, chất này có được là do H2SO4 đặc còn lẫn olêum, khi bị đun nóng SO3 sẽ bay lên, kết hợp hơi H2O tạo mù sunfuric rất khó tan có mầu trắng như khói.
Về mảnh đồng hóa đen thì còn rất nhiều ý kiến khác nhau:
+ Có ý kiến thì cho rằng đó là CuO:
H2SO4 ---> SO2 + O2 + H2O
Cu + O2 ---> CuO
Tuy nhiên cách giải thích này mắc sai lầm là H2SO4 rất bền với nhiệt, chưa thể phân hủy tại nhiệt độ đó, hơn nữa mảnh Cu hóa đen nếu do CuO thì nó phải tan trong axit loãng, nhưng đây lại không mất mầu khi ngâm trong axit HCl loãng.
+ Có ý kiến cho rằng đó là một dạng tinh thể khác của Cu, do điều kiện nhiệt độ và môi trường như trên biến đổi đi tạo nên. Cách giải thích này vẫn gây tranh cãi vì hoád tinh thể cũng chưa làm rõ được dạng biến đổi trên của Cu.
+ Cách giải thích được chấp nhận đến bây giờ thì chất mầu đen đó là CuS, sau khi đã tính thế hóa học tại điều kiện đó thì thấy rằng Cu có khả năng khử được H2SO4 xuống H2S và H2S đã tác dụng lại với CuSO4 ngay trên bề mặt Cu tạo CuS bám luôn vào đó.
 
H

hocmai.hoahoc3

2. Khi đun nhẹ Cu trong HCl đặc, Cu đã thúc đẩy quá trình đẩy Cl2 ra khỏi HCl của O2 tan trong dd, một lượng nhỏ Cl2 sinh ra bám trên miếng Cu làm nó có mầu vàng.

3. Khi cho thêm Cl- vào dung dịch (Tất nhiên phải cho muối chứa Cl- khan để tránh giải thích rằng do dd loãng đi mà nhạt mầu) thì thấy dung dịch nhạt màu là do có sự tạo phức giữa Fe3+ với Cl- gây nên sự tranh chấp ion Fe3+ làm nồng độ Fe3+ giảm xuống nên dd nhạt mầu đi.

4. Tạm thời đang chấp nhận khói trắng đó là mù sunfuric, nhưng sự sinh ra mù sunfuric là khác nhau:
+ S tác dụng với hợp chất có tính oxi hóa mạnh như KClO3, KNO3... trong quá trình đun nóng chẩy các muối này, có một lượng nhỏ O3 sinh ra (Đã kiểm chứng khi thử khí oxi sinh ra từ KClO3/MnO2 bằng KI phát hiện thấy có O3), khi đó khí SO2 sẽ bị O3 oxi hóa lên SO3 kết hợp với hơi H2O do hóa chất ẩm bay lên tạo mù sunfuric.
+ S + O2 cũng có khói trắng, đó cũng là mù sunfuric nhưng sự hình thành lại khác. Trong S có một số kim loại nặng tạp chất có thể làm xúc tác cho sự chuyển SO2 --> SO3, trên nhãn các lọ S lớn có ghi rõ thành phần kim loại tạp chất này.

5. Như đã nói ở trên, đó là mùi của O3 cùng các tạp chất, tuy nhiên sự hình thành của nó cũng chưa được làm rõ.

6. Đến 90% các thầy cô đều nhầm khi giải thích tính oxi hóa mạnh của nước clo hay nước Javen, đó không phải là do O mà do chính ClO-, đơn giản là HClO chỉ phân ly ra oxi nguyên tử khi có ánh sáng trong khi nước clo có thể tẩy mầu trong bóng tối.
 
Top Bottom