Có phải là câu ghép?

B

baby9x8

Không phải đâu bạn ơi câu này không phải là câu ghép đâu vì có không có cụm C-V thứ hai không bị bao chứa bởi cụm C-V lớn.
Thế này mới là câu ghép nè:
" Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà bạn ấy còn rất hòa đồng"
(Nếu thấy đúng bạn thanks mình nha)
hì hì :):):):D:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
V

vuong.chieu.quan

Không phải đâu bạn ơi câu này không phải là câu ghép đâu vì có không có cụm C-V thứ hai không bị bao chứa bởi cụm C-V lớn.
Thế này mới là câu ghép nè:
" Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà bạn ấy còn rất hòa đồng"
(Nếu thấy đúng bạn thanks mình nha)
hì hì :):):):D:D:D:D

Câu này không phải là câu ghép đâu.


Nhưng vẫn có 1 số câu lượt bỏ chủ ngữ như ví dụ trong Sách giáo khoa mà!

Mình không hiểu rõ lắm. Dù là sách lượt, cô mình mở rộng đó cũng là câu ghép. Nhưng định nghĩa lại như vậy.

Có khi nào cô mình sai?
 
T

thoconcuame

"không những bạn lớp trưởng học giỏi mà còn rất hòa đồng "
đây là câu ghép , vì thành phần cn bị lược bỏ
 
C

changruabecon


Nhưng vẫn có 1 số câu lượt bỏ chủ ngữ như ví dụ trong Sách giáo khoa mà!

Mình không hiểu rõ lắm. Dù là sách lượt, cô mình mở rộng đó cũng là câu ghép. Nhưng định nghĩa lại như vậy.

Có khi nào cô mình sai?

Cô giáo của bạn không sai đâu!
Đây là câu ghép, sử dụng cặp quan hệ từ Bổ sung(không những mà còn). Nếu bạn gặp các câu nối 2 vế bằng 1 cặp quan hệ từ thì đó là câu ghép
(Trừ các câu mở rộng thành phần)
Bạn đừng nhầm lẫn giữa câu ghép với câu mở rộng thành phần.
Câu ghép: có 2 cặp chủ vị trở nên,không bao chứa nhau tạo thành.
VD': Bạn ấy không những hát hay mà còn (.....) học giỏi.
C1 V1 khuyết chủ V2
Câu mở rộng thành phần: Câu có Cum C-V cấu tạo giống câu đơn bình thường ,bị bao chứa bởi cụm chủ vị lớn,thường làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để mở rộng câu.
VD: Tôi/ mặc một (chiếc áo/ rất đẹp).
c v ( cụm chủ vụ làm bổ ngữ cho động từ "mặc"
C V
Mới đầu, mình cũng hay bị nhầm giữa 2 cái này, bây giừo thỉnh thoảng vẫn còn nhầm, nói chung câu mở rộng thành phần là câu khó.

 
K

kool_boy_98

Câu này là câu ghép chính phụ bạn nhé!

Mặc dù ta thấy ở cụm C-V thứ 2 không có chủ ngữ nhưng nó vẫn là câu ghép vì nó đã bị luợc bỏ đi!

Những dạng này trong sgk đều có cả!
 
M

mia_kul

Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà còn rất hòa đồng.

-Đây là câu có mở rộng thành phần vị ngữ, chứ không phải câu ghép. Thử định nghĩa lại câu ghép nhé: Câu ghép là câu có từ 2 cụm chủ-vị trở lên.
Trong câu trên chỉ có 1 cụm chủ-vị và đã được mở rộng thành phần vị ngữ.

 
C

changruabecon

Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà còn rất hòa đồng.

-Đây là câu có mở rộng thành phần vị ngữ, chứ không phải câu ghép. Thử định nghĩa lại câu ghép nhé: Câu ghép là câu có từ 2 cụm chủ-vị trở lên.
Trong câu trên chỉ có 1 cụm chủ-vị và đã được mở rộng thành phần vị ngữ.


Bạn thiếu cái định nghĩa đấy: phải là Cum C-V không bao chứa nhau tạo thành nữa.
Ở đây là câu ghép, không phải là câu mở rộng thành phần vì nó được tách thành 2 vế riêng biệt, đâu có bao chứa nhau mà là câu mở rộng tp được???????????
 
K

kool_boy_98

Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà còn rất hòa đồng.

-Đây là câu có mở rộng thành phần vị ngữ, chứ không phải câu ghép. Thử định nghĩa lại câu ghép nhé: Câu ghép là câu có từ 2 cụm chủ-vị trở lên.
Trong câu trên chỉ có 1 cụm chủ-vị và đã được mở rộng thành phần vị ngữ.


Không có đâu ạ

Mia xem lại đi nhé!

Câu trên bằng với câu này:

"Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà bạn ấy còn rất hòa đồng"

Vì Cụm C-V thứ hai bị lược bỏ CN nên ta có thể dễ dàng khôi phục lại (coi lại phần câu rút gọn)

Ps: bạn chưa học về phần rút gọn CN hoặc VN trong câu ghép sao? :|
 
M

meoconnhinhanh97

đây là câu đơn các em nhé
không phải câu ghép cũng không phải câu có cụm mở rộng
nếu phân tích cấu tạo ngữ pháp thì
Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà còn rất hòa đồng.
không những và mà còn là quan hệ từ
bạn lớp trưởng là chủ ngữ
vế sau là vĩ ngữ
@@::D
 
K

kool_boy_98

đây là câu đơn các em nhé
không phải câu ghép cũng không phải câu có cụm mở rộng
nếu phân tích cấu tạo ngữ pháp thì
Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà còn rất hòa đồng.
không những và mà còn là quan hệ từ
bạn lớp trưởng là chủ ngữ
vế sau là vĩ ngữ
@@::D

Không đâu chị ơi, câu ghép cũng dùng quan hệ từ mà

Dùng quan hệ từ để nối các vế của câu ghép ấy

Đây là câu ghép chính phụ mừ :-S

 
C

changruabecon

Không đâu chị ơi, câu ghép cũng dùng quan hệ từ mà

Dùng quan hệ từ để nối các vế của câu ghép ấy

Đây là câu ghép chính phụ mừ :-S

Tớ đồng ý với bạn, tớ cũng nghĩ đây là câu ghép. :D:D:D:D. Thế theo chị ấy là câu chỉ có C-V thì là câu dơn rồi còn gì.:D:D:D:D.Nói chung câu ghép mới là đúng.Nhưng câu ghép này là câu ghép chĩnh phụ hay khôntg thì tớ chịu.:(..................................................................................................
 
M

mia_kul

Không có đâu ạ

Mia xem lại đi nhé!

Câu trên bằng với câu này:

"Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà bạn ấy còn rất hòa đồng"

Vì Cụm C-V thứ hai bị lược bỏ CN nên ta có thể dễ dàng khôi phục lại (coi lại phần câu rút gọn)

Ps: bạn chưa học về phần rút gọn CN hoặc VN trong câu ghép sao? :|

-Dạ hình như là chưa học ạ :-j Tớ có học cũng chả nhớ :|
Tôi đã lục tung đống sách liên quan đến Văn 8, hỏi cả mẹ nữa.

kun boi said:
"Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà bạn ấy còn rất hòa đồng"
Câu của bạn chính xác là câu ghép, bởi nó có thêm từ "mà bạn ấy còn (chủ ngữ), nhưng câu chủ pic đưa ra hoàn toàn không phải câu ghép :|.

 
K

kool_boy_98

Bạn chưa học cái đấy cũng không sao vì nó không có trong chương trình sgk

Nhưng chắc bạn cũng học qua phần "Quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến: Không những...mà còn" rồi chứ?

Cái này là qht để nối các vế của câu ghép

Hiểu nữa hay không tùy bạn, mình xin khẳng định đây la câu ghép 100%
 
M

mia_kul

Không những bạn lớp trưởng học giỏi mà còn rất hòa đồng
Tớ thì tớ ứ có kiểu kệ làm người khác hoang mang đâu 8-}
-Mỗi cụm chủ vị là một vế của câu ghép. Xin hỏi, trong câu này có mấy cụm chủ-vị?
Wiki said:
Câu ghép thường có hai vế câu . Các câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên .Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách . Nhưng cách cơ bản nhất là nối trực tiếp , nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng .Câu ghép thường có hai loại là đẳng lập và Chính - Phụ . Đẳng lập là câu ghép được nối với nhau bằng cách sử dụng cách nối trực tiếp còn câu ghép chính - phụ được nối với nhau bằng cách sử dụng quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng ( SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 )

Phân tích câu:

20120620062435O88V____g.JPG

-ĐÚng như chị Meocon nói.
Mia không phải là người hiếu thắng, nhưng khi có căn cứ thì phải "cãi " :"> Chỉ thế thôi.
Không lẽ Mia đi hỏi giáo viên Văn, 2 người thì sai cả 2 sao?


 
C

codon9083

Theo mình thì câu này là câu ghép
Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ "không những ... mà còn..."

Nếu có gì sai sót thì bỏ qua cho mình nha :D:)
 
M

mituotroile

đây là câu ghép vì bị lược bỏ C-N
chúc bạn làm tốt nhe!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

nếu đúng thì thanks nhé
 
Top Bottom