Cố Hương

A

anhbadao123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lỗ Tấn đã từng viết :"Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực , đâu là hư . Cũng giống như những con đường trên mặt đất ; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường . Người ta đi mãi thì thành đường thôi." Em hãy nêu suy nghĩ về ý kiến trên
 
L

lp_qt

1.Sự so sánh này có hàm ý: Tuy hi vọng không thể nói chắc đâu là thực, đâu là hư nhưng nếu cứ quyết tâm thực hiện thì sẽ đạt được.
2.
* Nội dung cốt lõi của vấn đề nghị luận: Sống trong cuộc đời, con người phải luôn biết hi vọng hướng về tương lai. Vì hi vọng chính là niềm tin, là động lực giúp ta vươn lên trong cuộc sống…

* Ý cơ bản cần thể hiện:

- Thế nào là hi vọng? Hy vọng là sự mong muốn và chờ đợi vào một điều tốt đẹp hơn. Có thể đó là những điều rất bình dị trong cuộc sống: hi vọng ngày mai trời nắng đẹp, bà mẹ hi vọng đứa con biết ăn năn sửa chữa lỗi lầm, bệnh nhân hi vọng sớm bình phục...Cũng có những niềm hi vọng lớn lao đối với cả một đời người (đó là ước mơ, hoài bão…).

"Hi vọng là giấc mơ về ngày mai. ”

(V. Bansal)


- Vì sao nói "Đã là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư”? Hi vọng là điều chưa diễn ra trong thực tại, do đó nó có thể sẽ xảy ra (là thực) hoặc không xảy ra (là hư). Có những hi vọng phụ thuộc vào yếu tố khách quan, con người không thể can thiệp vào. Nhưng cũng có những hi vọng phụ thuộc vào yếu tố chủ quan, con người có thể bằng nỗ lực của bản thân để biến nó thành hiện thực.

- Vì sao so sánh niềm hi vọng "cũng giống như những con đường trên mặt đất”?

Người ta đi mãi thành đường, cũng vậy con người có thể nỗ lực phấn đấu hành động để biến niềm hi vọng trở thành hiện thực...
 
A

anhkute_270200

Con đường

Phần cuối truyện Cố hương tác giả viết một câu văn rất lạ mà hay. Sau khi ông nói đến mọi thứ " tượng gỗ” và “sùng bái tượng gỗ", nói đến mong ước “gần gũi" và “xa vời", nói đến “thực" và “hư’' trong “hy vọng", rồi ông hạ bút. Đó là suy ngẫm của “tôi”: “ Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Có con đường mưu sinh phải xa quê. Có con đường tình nghĩa, không quản xa xôi, cách trở đã về thăm lại quê. Có con đường khổ ải. Có con đường hạnh phúc. Con đường gần, con đường xa, con đường hi vọng đi lên phía trước. Có con đường mòn... Cũng có chuyện phá lối mở đường. Con đường đến với mỗi người là con đường số phận. Con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Phải chăng đó là ý tưởng sâu sắc về hình tượng con đường trong Cố hương
Bạn có thể dựa vào đây để tìm ý viết bài nhé!
 
Top Bottom