Vật lí 10 cơ học

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trên mặt phẳng ngang có một bán cầu khối lượng m.Từ điểm cao nhất của bán cầu có một vật nhỏ khối lượng m trượt không vận tốc đầu xuống.ma sát giữa vật nhỏ và bán cầu có thể bỏ qua.gọi [tex]\alpha[/tex] là góc giữa phương thẳng đứng và bán kính véc tơ nối tâm bán cầu với vật như hình vẽ
newaa.PNG
a,Bán cầu được giữ đứng yên.Xác định vận tốc của vật,áp lực của vật lên mặt bán cầu khi vật chưa rời bán cầu,từ đó tìm góc [tex]\alpha =\alpha _{m}[/tex] khi vật bắt đầu rời bán cầu.
b,Bán cầu có thể trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát trượt bằng hệ số ma sát nghỉ cực đại là [tex]\mu[/tex]. tìm [tex]\mu[/tex] biết khi [tex]\alpha =30^{o}[/tex] thì bán cầu bắt đầu trượt trên mặt phẳng ngang
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
trên mặt phẳng ngang có một bán cầu khối lượng m.Từ điểm cao nhất của bán cầu có một vật nhỏ khối lượng m trượt không vận tốc đầu xuống.ma sát giữa vật nhỏ và bán cầu có thể bỏ qua.gọi [tex]\alpha[/tex] là góc giữa phương thẳng đứng và bán kính véc tơ nối tâm bán cầu với vật như hình vẽ
View attachment 161968
a,Bán cầu được giữ đứng yên.Xác định vận tốc của vật,áp lực của vật lên mặt bán cầu khi vật chưa rời bán cầu,từ đó tìm góc [tex]\alpha =\alpha _{m}[/tex] khi vật bắt đầu rời bán cầu.
b,Bán cầu có thể trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát trượt bằng hệ số ma sát nghỉ cực đại là [tex]\mu[/tex]. tìm [tex]\mu[/tex] biết khi [tex]\alpha =30^{o}[/tex] thì bán cầu bắt đầu trượt trên mặt phẳng ngang
upload_2020-8-14_10-3-37.png
a) Câu này em sẽ phân tích lực ra, trong đó không có ma sát nên chỉ có trọng lượng P và Phản lực N. 2 lực này đóng vai trò tạo ra gia tốc tiếp tuyến với bán cầu và gia tốc hướng tâm.
Tiếp theo em bảo toàn cơ năng tại vị trí trên đỉnh và lúc vật chưa rời bán cầu => Tính được v và N
Vật rời bán cầu thì N=0 => tìm được [tex]\alpha_m[/tex]
b) Xét vị trí vật ở [tex]\alpha < \alpha_m[/tex]
Theo lực hướng tâm em sẽ tìm được áp lực của bán cầu lên sàn là [tex]N'=P_{cầu}+N.cos\alpha=mg(1-2cos\alpha+3cos^2\alpha)[/tex]
Dễ thấy [tex]\alpha =30^0 < \alpha_m[/tex] nên lúc đó vật chưa rời khỏi mặt cầu.
Thành phần lực nằm ngang gây ra vận tốc [tex]v_2[/tex] như trên hình vẽ là lực đẩy do vật tác dụng vào bán cầu, tức là
[tex]F=N.sin\alpha=...[/tex] (thay cái trên câu a vào)
Đến lúc đó [tex]F_{ms}=F=\mu N'[/tex]
[tex]\Rightarrow \mu=...[/tex]
 
Top Bottom