cơ học kỉ thuật

A

anhtien_nguyen

Mục tiêu của ngành Cơ học kỹ thuật là đào tạo các kỹ sư có khả năng thực hành tốt, nắm vững các kiến thức cơ bản về Cơ học, Toán học, Vật lý và đặc biệt là Công nghệ thông tin để nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp lý thuyết và thực nghiệm hiện đại, kỹ thuật mô hình hoá trong thực tiễn kỹ thuật cũng như trong công tác nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới. Kỹ sư tốt nghiệp ngành Cơ học kỹ thuật có thể công tác tại các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo, các cơ quan thiết kế, quản lý khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Đối với 3 chuyên ngành đào tạo tại Khoa Cơ học kỹ thuật, các mục tiêu có thể được làm rõ hơn như trình bày dưới đây:

+ Chuyên ngành Cơ học thủy khí công nghiệp và Môi trường đào tạo các kỹ sư đạt trình độ tiên tiến, nắm vững các kiến thức cơ bản về Cơ học, Toán học, Vật lý, Công nghệ thông tin và một số kiến thức về hoá học, sinh học:

Các kỹ sư này có khả năng sử dụng thành thạo kỹ thuật mô hình hoá (vật lý hay vật lý - toán), tính toán, đánh giá, phân tích các quá trình thủy khí công nghiệp (chú trọng dầu khí, năng lượng), tính toán dự báo, giám sát ô nhiễm, nắm vững những đặc thù của một số quá trình công nghệ môi trường, sử dụng thành thạo các phương pháp mới của công nghệ thông tin liên quan.

Kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành này có thể trở thành các chuyên gia kỹ thuật công nghệ hoạt động trong các cơ quan quản lý, các xí nghiệp sản xuất, cơ sở công nghiệp năng lượng, khai thác dầu khí, bảo vệ môi trường hoặc các Viện nghiên cứu liên quan.

+ Chuyên ngành Cơ học Kỹ thuật Biển đào tạo các kỹ sư đạt trình độ tiên tiến được:

Trang bị các kiến thức Cơ học cơ bản, hiện đại, tổng hợp và thực tế về kỹ thuật Biển.

Có khả năng ứng dụng các phương pháp hiện đại của cơ học kỹ thuật Biển trong tính toán cơ sở thiết kế, trong khai tác tài nguyên biển và các lĩnh vực liên quan.

Có khả năng làm việc trong các công ty thiết kế, xây dựng, có thể giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các cơ sở liên quan tới cơ học kỹ thuật Biển.

+ Chuyên ngành Cơ điện tử đào tạo các kỹ sư có kiến thức cơ bảnvững, có kỹ năng thực hành tốt, có khả năng nắm bắt các vấn đề kỹthuật, công nghệ luôn đổi mới trong lĩnh vực này. Trang bị cho sinh viên các kiến thức và khả năng tổng hợp liên ngành để sáng tạo, thiết kế và chế tạo sản phẩm mới trong ngành Cơ điện tử.

Các kỹ sư chuyên ngành Cơ điện tử có thể làm việc tại các phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng thí nghiệm của các nhà máy, tổng công ty, các liên hiệp sản xuất, có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai tại các trường đại học, các viện nghiên cứu về cơ học, điện tử, điều khiển, cơ khí, máy và tự động hoá.
 
Top Bottom