Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân.Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn.Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ:”Có công mài sắt có ngày nên cây”.Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, mỗi chúng ta cần nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Vì thế câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” dùng để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ gồm hai vế, một về là nguyên nhân, một vế là kết quả. Hai vế này có hai cặp từ hô ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Vế trước chỉ sự nỗ lực,vế sau chỉ thành quả mà thông qua sự nỗ lực ấy mà đạt được.
Đọc câu tục ngữ, trước tiên ta thấy ngay nghĩa đen. Một thanh sắt thô sơ, cứng cáp, ngày này qua ngày khác thanh sắt đó được mài dũa, mài dũa thì thanh sắt đó sẽ trở thành một cây kim bé mảnh, tinh xảo . Mài sắt thành kim, mới nghĩ như vậy, nhiều người đã ngại ngùng vì thấy công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi.Làm sao một thanh sắt có thể mài thành một cây kim nhỏ bé được? Song có người lại không nghĩ như vậy. Họ bỏ ra nhiều công sức, nhỏ không ít giọt mồ hôi mài đi mài lại để cuối cùng thanh sắt thành cây kim. Cho nên cây kim dù nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó lại là thành quả của lòng kiên trì, nhẫn nại ấy.
Tiêu biểu cho câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim” là tấm gương của “Nguyễn Ngọc Ký”, Nguyễn Ngọc Ký là một người học trò bị cụt cả hai tay,không thể tập viết, nhưng với lòng kiên trì nhẫn nại, ông đã viết được bằng hai chân và viết rất đẹp.Ít ai trong chúng ta biết được nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn.Hay tiêu biểu hơn hết là Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, một người lãnh tụ bôn ba khắp thế giới, người thông thạo nhiều ngoại ngữ và kiên trì học hỏi mới có thể trở thành người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam mà cả thế giới ngưỡng mộ.
Qua những tấm gương tiêu biểu trên đây, ta có thể rút ra một quy luật tất yếu: chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp. Một thanh sắt mãi mãi là một thanh săt nếu như không được mài dũa thậm chí sẽ bị han gỉ theo thời gian. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta làm sao có thể vượt qua trăm ngàn chướng ngại vật luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại chính là con đường dẫn đến sự thất bại nhanh nhất. Không có một thành công nào là dễ dàng, thành công không dành cho những con người nóng vội và không có sự kiên nhẫn.
Với sự phát triển của xã hội muốn thành công, chỉ có đầu óc thôi chỉ mới thành công được 30%. Sự chăm chỉ mới là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, thành công dựa trên sự nỗ lực cua bản thân mới là thành công đáng để tự hào nhất.Những người dễ dàng dành được thành công thì không thể tận hưởng niềm vui thành công. Giữa hai con người, một người thông minh, nhạy bén nhưng lười nhác và một người tuy không quá thông minh nhưng chăm chỉ thì tỉ lệ phần trăm của người thứ hai sẽ cao hơn. Đó chính là bài học mà câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim” dạy chúng ta.
Làm bất cứ việc gì chúng ta cũng sẽ gặp những khó khăn và trở ngại, những khi ấy hãy nhớ đến câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim”, đó vừa là bài học vừa là lời nhắc cho mỗi chúng ta phải cố gắng kiên trì, chăm chỉ thì mới đạt được thành công. Thành công không bao giờ đến với những người nóng vội, thiếu kiên nhẫn cũng như thanh sắt sẽ trở thành cục sắt han gỉ nếu như không được mài dũa thành cây kim sắc sảo.
Đọc câu tục ngữ, trước tiên ta thấy ngay nghĩa đen. Một thanh sắt thô sơ, cứng cáp, ngày này qua ngày khác thanh sắt đó được mài dũa, mài dũa thì thanh sắt đó sẽ trở thành một cây kim bé mảnh, tinh xảo . Mài sắt thành kim, mới nghĩ như vậy, nhiều người đã ngại ngùng vì thấy công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi.Làm sao một thanh sắt có thể mài thành một cây kim nhỏ bé được? Song có người lại không nghĩ như vậy. Họ bỏ ra nhiều công sức, nhỏ không ít giọt mồ hôi mài đi mài lại để cuối cùng thanh sắt thành cây kim. Cho nên cây kim dù nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó lại là thành quả của lòng kiên trì, nhẫn nại ấy.
Tiêu biểu cho câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim” là tấm gương của “Nguyễn Ngọc Ký”, Nguyễn Ngọc Ký là một người học trò bị cụt cả hai tay,không thể tập viết, nhưng với lòng kiên trì nhẫn nại, ông đã viết được bằng hai chân và viết rất đẹp.Ít ai trong chúng ta biết được nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn.Hay tiêu biểu hơn hết là Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, một người lãnh tụ bôn ba khắp thế giới, người thông thạo nhiều ngoại ngữ và kiên trì học hỏi mới có thể trở thành người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam mà cả thế giới ngưỡng mộ.
Qua những tấm gương tiêu biểu trên đây, ta có thể rút ra một quy luật tất yếu: chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp. Một thanh sắt mãi mãi là một thanh săt nếu như không được mài dũa thậm chí sẽ bị han gỉ theo thời gian. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta làm sao có thể vượt qua trăm ngàn chướng ngại vật luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại chính là con đường dẫn đến sự thất bại nhanh nhất. Không có một thành công nào là dễ dàng, thành công không dành cho những con người nóng vội và không có sự kiên nhẫn.
Với sự phát triển của xã hội muốn thành công, chỉ có đầu óc thôi chỉ mới thành công được 30%. Sự chăm chỉ mới là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, thành công dựa trên sự nỗ lực cua bản thân mới là thành công đáng để tự hào nhất.Những người dễ dàng dành được thành công thì không thể tận hưởng niềm vui thành công. Giữa hai con người, một người thông minh, nhạy bén nhưng lười nhác và một người tuy không quá thông minh nhưng chăm chỉ thì tỉ lệ phần trăm của người thứ hai sẽ cao hơn. Đó chính là bài học mà câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim” dạy chúng ta.
Làm bất cứ việc gì chúng ta cũng sẽ gặp những khó khăn và trở ngại, những khi ấy hãy nhớ đến câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim”, đó vừa là bài học vừa là lời nhắc cho mỗi chúng ta phải cố gắng kiên trì, chăm chỉ thì mới đạt được thành công. Thành công không bao giờ đến với những người nóng vội, thiếu kiên nhẫn cũng như thanh sắt sẽ trở thành cục sắt han gỉ nếu như không được mài dũa thành cây kim sắc sảo.