Có chuyện TO rùi..my god

B

bmi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ới mình vừa mới đọc đc 1 bài này trên 1 blog
:-S các bạn nghĩ sao về chuyện lớn này

Hoa sen - 1 bài thơ hay khác của Phùng Quán
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen
Nhưng tôi không thể nào tin được
Câu ca này gốc gác tự nhân dân
Bơi câu ca sặc mùi phản trắc
Của những phường bội nghĩa vong ân !

Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ
Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
Nói xa gần chúng mượn chuyện sen
... Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Tất cả là trong cái chữ " gần"
Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
Những manh tâm bội nghĩa vong ân.


Bùn với sen đâu phải chuyện gần ?
Chính là sen mọc lên từ trong đó
Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
Nhị vàng , bông trắng , lá xanh...
Tất cả, tất cả, tất cả !...
Là do bùn hôi nuôi dưỡng
Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
Cũng là xương thịt của bùn tanh !
Như nhân dân
Gian truân, thầm lặng, vô danh
Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sĩ...

Nhân danh bùn
Nhân danh sen
Tôi đề nghị :
Đuổi câu phản trắc này khỏi kho báu của nhân gian !
 
S

sweetnightmare

Đúng, cười ở chỗ:
Sau khi giở một tràng phê phán, bôi bác sen, cuối bài hắn lại "nhân danh bùn, nhân danh sen"
Tội...!
 
C

conu

Người xưa có câu này qua đây mình càng thất chí lí: Ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại.

Lắm kẻ ngu dốt muốn phá cách nhưng lại thành phá hoại.
 
M

moonlighting

Bài thơ này được Phùng Quán viết đã lâu rồi và cũng là một tác phẩm "độc" thể hiện được cái nhìn "lạ" của ông. Bùn ở đây là quê hương, là gốc gác, là cha mẹ. Sen ở đây là những người con trưởng thành từ quê hương, từ gốc gác đấy. Rũ bỏ gốc gác của mình không phải là truyền thống của nhân dân ta.

Phùng Quán, với riêng Mun, là con người lớn. Mọi người không nên đánh giá vội vàng ông như vậy ^^
 
N

ngoisaotim

Theo mình thì đây là một minh chứng hùng hồn nhất cho việc "ý kiến của tác giả trái ngược với ý kiến của độc giả".
 
F

faustvn01

moonlighting said:
Bài thơ này được Phùng Quán viết đã lâu rồi và cũng là một tác phẩm "độc" thể hiện được cái nhìn "lạ" của ông. Bùn ở đây là quê hương, là gốc gác, là cha mẹ. Sen ở đây là những người con trưởng thành từ quê hương, từ gốc gác đấy. Rũ bỏ gốc gác của mình không phải là truyền thống của nhân dân ta.

Phùng Quán, với riêng Mun, là con người lớn. Mọi người không nên đánh giá vội vàng ông như vậy ^^
Mình chia sẻ quan điểm của Moonlight. Bài viết này của Phùng Quán mình cũng được đọc cách đây khá lâu và thấy có nhiều điều cần phải suy nghĩ. Quan điểm của mình là nên tôn trọng những cách suy nghĩ riêng, quan điểm riêng của mỗi người (nhất là những quan điểm, tư duy có tính phê phán). Tuy nhiên cũng nên có cái nhìn vấn đề một cách toàn diện. Khi tiếp cận với một tác phẩm văn học dân gian, không nên chỉ bám sát vào văn bản, câu chữ mà phải đặt nó vào trong đúng môi trường mà nó sinh thành, tồn tại và lưu truyền - tức là nền tảng văn hóa dân gian. Các tác phẩm văn học dân gian, như chúng ta đều biết, là sáng tác tập thể và tồn tại bằng con đường truyền miệng, trải qua thời gian lịch sử và di chuyển giữa các không gian vùng miền khác nhau (tương ứng với nó là những không gian văn hóa khác nhau). Trong quá trình đó nó đã hấp thụ và tích tụ trong mình những lớp ý nghĩa, những tầng triết lí sâu sắc đồng thời cũng tạo một độ mở nhất định cho độc giả khi tiếp cận, cảm nhận và lí giải. Chính vì vậy có rất nhiều bài ca dao đã gây ra những sự tranh cãi (cả đến nay cũng còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất) như bài Thằng Bờm, bài Em dối anh rằng em hãy còn son... và bài ca dao này cũng vậy.
Theo mình, lời kêu gọi :"trục xuất" bài ca dao khỏi kho tàng văn học dân gian của Phùng Quán quả là hơi "quá khích". Nhưng mặt khác, từ những ý kiến này mình cũng học được một điều là không nên nhìn nhận, suy nghĩ theo những lối mòn và cho thấy sức sống của các tác phẩm văn học dân gian.

To ngoisaotim: mình vẫn hơi băn khoăn với điều này: vậy ý của tác giả (dân gian) ở đây là gì và làm sao để khẳng định đó chính là ý của tác giả khi sáng tác bài ca dao này?
 
C

conu

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
moonlighting said:
Bài thơ này được Phùng Quán viết đã lâu rồi và cũng là một tác phẩm "độc" thể hiện được cái nhìn "lạ" của ông. Bùn ở đây là quê hương, là gốc gác, là cha mẹ. Sen ở đây là những người con trưởng thành từ quê hương, từ gốc gác đấy. Rũ bỏ gốc gác của mình không phải là truyền thống của nhân dân ta.

Phùng Quán, với riêng Mun, là con người lớn. Mọi người không nên đánh giá vội vàng ông như vậy ^^
Mình chia sẻ quan điểm của Moonlight. Bài viết này của Phùng Quán mình cũng được đọc cách đây khá lâu và thấy có nhiều điều cần phải suy nghĩ. Quan điểm của mình là nên tôn trọng những cách suy nghĩ riêng, quan điểm riêng của mỗi người (nhất là những quan điểm, tư duy có tính phê phán). Tuy nhiên cũng nên có cái nhìn vấn đề một cách toàn diện. Khi tiếp cận với một tác phẩm văn học dân gian, không nên chỉ bám sát vào văn bản, câu chữ mà phải đặt nó vào trong đúng môi trường mà nó sinh thành, tồn tại và lưu truyền - tức là nền tảng văn hóa dân gian. Các tác phẩm văn học dân gian, như chúng ta đều biết, là sáng tác tập thể và tồn tại bằng con đường truyền miệng, trải qua thời gian lịch sử và di chuyển giữa các không gian vùng miền khác nhau (tương ứng với nó là những không gian văn hóa khác nhau). Trong quá trình đó nó đã hấp thụ và tích tụ trong mình những lớp ý nghĩa, những tầng triết lí sâu sắc đồng thời cũng tạo một độ mở nhất định cho độc giả khi tiếp cận, cảm nhận và lí giải. Chính vì vậy có rất nhiều bài ca dao đã gây ra những sự tranh cãi (cả đến nay cũng còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất) như bài Thằng Bờm, bài Em dối anh rằng em hãy còn son... và bài ca dao này cũng vậy.
Theo mình, lời kêu gọi :"trục xuất" bài ca dao khỏi kho tàng văn học dân gian của Phùng Quán quả là hơi "quá khích". Nhưng mặt khác, từ những ý kiến này mình cũng học được một điều là không nên nhìn nhận, suy nghĩ theo những lối mòn và cho thấy sức sống của các tác phẩm văn học dân gian.

To ngoisaotim: mình vẫn hơi băn khoăn với điều này: vậy ý của tác giả (dân gian) ở đây là gì và làm sao để khẳng định đó chính là ý của tác giả khi sáng tác bài ca dao này?

Bạn có kiến thức rất rộng. Cảm ơn, mình sẽ xem xét lại.
 
H

huongtomboy

Đấy có thể là 1 cách hiểu của người viết (có lẽ hơi cực đoan chăng?), còn bản thân câu ca dao có thể được hiểu khác đi 1 chút : Bùn có thể hình ảnh khái quát của những cái bị loại ra khỏi chuẩn mực xử thế,những cái không đẹp, ko được chấp nhận ??
Có thể người sáng tác câu ca dao muốn nhấn mạnh tới sự kiên định, tấm lòng thơm thảo,luôn giữ được vẻ đẹp của mình của con ng VN , chứ không nên máy móc rằng sen mọc lên từ bùn thì suy ra bùn chính là biểu trưng cha mẹ, là cội nguồn!
Mình nghĩ nếu ta giữ vững cách hiểu linh hoạt thì sẽ chạm tới mục đích thật sự của tác giả, vì thế dù cách hiểu của ta khác với cách hiểu của họ thì cũng không nên dùng cái cảm tính ấy đả kích lại tác giả như thế.

Quả thực mình thấy PQ có 1 cách hiểu mới mẻ, khá hợp logig, tuy nhiên phải hiểu câu ca dao được bắt nguồn từ lâu đời,bắt nguồn từ những cái tai nghe mắt thấy đơn thuần và lưu truyền trong dân gian (mặc nhiên đc công nhận), nên không có cái tư duy sâu xa và chiêm nghiệm sâu sắc, không thể lấy cách lí giải của mình phản biện một cách thái quá như thế,Cũng như không thể dùng con mắt của người thời nay trách tác giả dân gian dựng nên đoạn kết bi kịch của Tấm-Cám (dễ thành ra suy diễn,cực đoan và phiến diện!)

Đó là ý kiến của mình.
 
Last edited by a moderator:
C

chini106

Bài này cũng lâu rồi!
Chjn thấy bài này hay, và có điều gì đó đúng :D ko cực đoạn gì cả
Chẳng phải đúng sao khi hoa sen dc sinh ra từ bùn đen, lớn lên ở bùn đen, hút chất dinh dưỡng trong đó
Nếu thay từ "gần" bằng từ "Từ" thì sẽ chẳng có bài thơ này đâu nhỉ
 
Top Bottom