cô cho thêm đề mới nè .ai làm giúp cái nha

L

linhxinh2t

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Giải thích câu :đi 1 ngày đàng ,học 1 sàng khôn
2.Giải thích câu:sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
3..Giải thích câu:có làm thì mới có ăn ,không dưng ai để đem phần đến cho
4.giải thích các câu tục ngữ đã học(sgk)

Cacs bạn cố gắng giúp mình nha ,làm 1 câu thôi mình cũng thanks liền:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
M

minhtu1997

[FONT=&quot]Trong cuộc sống, có nhiều người ỷ mình học rộng tài cao, tự thỏa mãn với bản thân nên suốt ngày chỉ ngồi lì ở nhà. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nhằm khích lệ, khuyên nhủ mọi người cần phải đi đây đi đó, học hỏi thêm nhiều điều mới lạ. Ngoài ra, nó còn thể hiện khát vọng được mở rộng tầm mắt của ông cha ta.[/FONT]
[FONT=&quot]Vậy câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là gì? “Một ngày đàng” ý chỉ “một ngày đường”. Trong thời gian một ngày như thế, theo cách đo đạc của người xưa, ta có thể đi được quãng đường rất xa, khoảng bốn, năm mươi cây số, tức là đã đi đến một xã khác, huyện khác. Còn “sàng” là vật đan bằng tre nứa, có lỗ nhỏ và thưa, để làm gạo sạch trấu, tấm. Thông thường, những gì còn giữ lại trên sàng thì to hơn so với cái lọt xuống . Vậy câu tục ngữ trên có thể hiểu đơn giản là đi xa, đi nhiều để học hỏi nhiều kinh nghiệm, để hiểu biết thêm ra.[/FONT]
[FONT=&quot]Tại sao “đi một ngày đàng” lại học được “một sàng khôn”? Hết thảy chúng ta cần phải mở rộng thêm những kiến thức mà sách vở không có. Qua các chuyến đi, ta có thể học được cách yêu thương cuộc sống, học được cách đối nhân xử thế, làm việc có hiệu quả hơn hay biết được phong tục tập quán của nơi ta đến. Các chuyến tham quan, học hỏi ấy đưa ta ra khỏi hố sâu của sự không hiểu biết. Nhắc đến điều này, hẳn ai cũng nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Chú ếch trong truyện, vì huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng kiến thức nên đã dẫn tới hậu quả bị đè bẹp dưới chân trâu. Sự kém hiểu biết bấy giờ trở nên vô cùng tai hại. Ngược lại, những điều ta học được sau các chuyến du hành lại vô cùng bổ ích. Thế nên, câu tục ngữ là một lời khuyên, một lời nhắc nhở dành cho những ai chỉ biết thu mình trong nhà, thu hẹp tầm hiểu biết của mình hay những ai nghĩ rằng chỉ cần đọc sách là đủ. Lời khuyên ấy cũng là một chân lý: Không chỉ học trong sách vở, mà còn cần đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết và vốn sống, tích lũy thêm kiến thức trong đời sống.[/FONT]
[FONT=&quot]Ca dao tục ngữ Việt cũng có nhiều câu tương tự:[/FONT]
[FONT=&quot]Đi cho biết đó biết đây[/FONT]
[FONT=&quot]Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.[/FONT]
[FONT=&quot]Ở nhà thì thoải mái thật đấy, nhưng cả cuộc đời chỉ giam mình trong nhà thì buồn chán biết bao, vốn kiến thức sẽ hạn hẹp biết bao. Chi bằng ra khỏi vòng tay của mẹ, khám phá cuộc sống muôn hình vạn trạng bên ngoài, chẳng phải là thú vị hơn nhiều sao.[/FONT]
[FONT=&quot]Câu tục ngữ trên còn thể hiện một khát vọng của cha ông ta – chính là những người nông dân Việt Nam xưa, vốn chỉ có thể gắn bó với những cánh đồng lúa, với lũy tre làng. Đó là mong ước đi ra khỏi chốn làng quê thân thuộc để tìm hiểu những chân trời mới, thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.Mong ước này được ông cha ta gửi gắm vào trong các câu ca dao, tục ngữ như:[/FONT]
[FONT=&quot]Làm trai cho đáng nên trai[/FONT]
[FONT=&quot]Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng[/FONT]
[FONT=&quot]Hay một dị bản khác của câu tục ngữ:[/FONT]
[FONT=&quot]Đi một bữa chợ, học một mớ khôn.[/FONT]
[FONT=&quot]Các câu trên được truyền lại cho đời sau bởi họ hy vọng rằng: con cháu của mình sẽ được mở mang tầm hiểu biết, vốn sống, cách đối nhân xử thế, không rơi vào tình trạng trước đây của mình.[/FONT]
[FONT=&quot]Tóm lại, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta. Câu tục ngữ vẫn còn ý nghĩa đối với ngày nay, khi giao thông đã thuận tiện hơn, nhất là đối với những ai chỉ quen khép kín mình, tự thỏa mãn với bản thân.[/FONT]


Bài mình tự làm nên không hay bạn đừng trách. :)
[FONT=&quot][/FONT]
 
K

kieuoanh2009

đề 2:
Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.
Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.
 
Top Bottom