có ai cho mình xin các ý nghĩa nhan đề được k????????

C

candyxbaby

Lặng lẽ Sapa
Sa Pa lặng lẽ như những con người thầm lặng, nơi mà vẻ đẹp của rừng núi, cũng như vẻ đẹp cua những con người âm thầm hi sinh cho đất nước, vẫn ẩn sau những làn mây làn sương. Sa Pa nửa như thân thuộc, nửa mơ hồ, nhan đê fgợi lên một cái gì tịch mịch, bầu không khí trong lành, mát rượi và chừng như sắp vỡ. Cả truyện tràn mọt màu sáng và tĩnh mịch, thưa tiếng người cười nói, thưa đến cả tiếng động. Từ đầu đến cuối truyện chỉ có hai nhân vật, một người hỏi và một người bộc bạch. nguyễn Thành Long đã mở ra sau trang viết một không gian thoáng đãng, cuốn người đọc vào đó, bên trong một bức tranh phong cảnh, rồi phả vào trong đó sự sống, là hình ảnh người thanh niên. Truyện mở đầu bằng một buổi sáng và kết thúc bằng một không khí mơ màng. Thời gian cứ trôi đi, một đặc trưng của bút pháp lãng mạn.
Làng
Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuụoc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến
Chiếc lược ngà
Hình ảnh chiếc lược ngà là kết tinh của tình phụ tử sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu. Nó là biết bao tâm huyết của ông Sáu : ông cưa từng chiếc răng thận trọng, tỉ mỉ như người thợ bạc.Chiếc lược ấy đã trở thành một báu vật thiêng liêng chứa đựng bao niềm thương, nỗi nhớ của ông dành cho bé Thu. Mỗi lần ngắm chiếc lược thì nỗi nhớ con lại càng dâng trào trong ông Sáu nhưng cũng chính chiếc lược đã phần nào xoa dịu nỗi ân hận khi đã đánh con.Nhưng báu vật đó chưa được trao đến người con yêu thương của mình thì ông Sáu đã hi sinh ! Trước lúc hi sinh ông không còn đủ sức để trăn trối, chỉ chút hết tàn lực cuối cùng trao chiếc lược cho người đồng đội của mình. Và chính vì chiếc lược kì lạ ấy đã biết người đồng đội của ông Sáu thành một người ba - người ba thứ hai của bé Thu. Qua đó ta thấy rõ hình ảnh chiếc lược là tượng trưng cho tình cảm của ông Sáu giành cho đứa con thân yêu của mình và là hình ảnh của một tình phụ tử thiêng liêng bất diệt!
Bếp lửa
Hình ảnh bếp lửa trong nhan đề Bếp lửa là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Từ hình ảnh của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỉ niệm ấm áp của hai bà cháu. Ngọn lửa còn là ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương, đất nước nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Bếp lửa mà người bà ấp iu chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, đến việc bảo cháu nghe. Bếp lửa đã thành nơi bà nhóm lên, khơi gợi trong tâm hồn cháu những khát vọng, tình cảm đẹp.
 
H

heroineladung

:) 1. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa”:

Tác giả đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa pa” vì Sa pa là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch, yên ắng, thơ mộng- nơi nghỉ mát nổi tiếng, lí tưởng. Thế nhưng, bên trong cái vỏ yên tĩnh, lặng lẽ ấy là cả một cuộc sống sôi động của những con người đầy trách nhiệm, tâm huyết đối với công việc, đối với đất nước.

Họ là những nhà khoa học không có tên. Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp, đáng khâm phục, đáng yêu. Đó là ông kỹ sư vườn rau Sa pa ngày này qua ngày khác ngồi cặm cụi miệt mài ngoài vườn, chăm chú rình xem cách con ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào, để rồi nghĩ ra cách thụ phấn cho hàng vạn cây su hào, lai tạo và cho ra giống su hào to hơn, ngọt hơn, tốt hơn phục vụ cho nhân dân toàn miền Bắc. Đó là anh cán bộ chuyên nghiên cứu sét ở trung tâm đã 11 năm không một ngày xa cơ quan, lúc nào cũng luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét, để lập bản đồ tìm ra nguồn tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy, họ đã làm việc thầm lặng, cống hiến sức lực của mình để xây dựng đất nước.

Nhan đề “Lặng lẽ Sa pa” đã thể hiện rõ chủ đề của truyện: ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa những công việc thầm lặng của các nhà khoa học ở Sa pa.


:) 2. CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG)
- Vì chiếc lược ngà là kỷ vật cuối cùng ông Sáu dành cho con.
- Là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu-> chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất....


:) 3. LÀNG (KIM LÂN)
- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
- Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương ,với đất nước.
- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ.
=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.


:) 4. BẾP LỬA.
Hình ảnh bếp lửa trong nhan đề Bếp lửa là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Từ hình ảnh của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỉ niệm ấm áp của hai bà cháu. Ngọn lửa còn là ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương, đất nước nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Bếp lửa mà người bà ấp iu chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, đến việc bảo cháu nghe. Bếp lửa đã thành nơi bà nhóm lên, khơi gợi trong tâm hồn cháu những khát vọng, tình cảm đẹp.



@};- Chúc em học tập tốt nhé! @};-
 
Top Bottom